Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công


Hiện nay truyền công chân chính lên cao tầng giống như tôi đây
thì không hề có một người thứ hai làm đâu.
—- Lý Hồng Chí (Chuyển Pháp Luân)

ĐàoViên

1. Pháp Luân Công vào Việt Nam

Đài BBC, trong một bản tin ngày 8 tháng 4, 2009 có đăng một tin đáng chú ý: phong trào Pháp Luân Công đã xâm nhập vào Việt Nam. Pháp Luân Công là một phong trào tu tập phát sanh từ Trung Quốc, nhưng đã Phap Luan Congbị chính phủ gọi là ‘tà giáo’ và cấm hoạt động năm 1999, sau khi hàng chục nghìn thành viên tụ tập biểu tình trước trụ sở chính của đảng Cộng sản ở Bắc Kinh để phản đối đàn áp.

Số người tập Pháp Luân Công ở Việt Nam là bao nhiêu không ai biết vì không có thống kê, cũng không có tổ chức hội và đăng ký thành viên, nhưng có thể hàng trăm hoặc hàng nghìn người.

Phap Luan CongThời gian gần đây, dân các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh đã dần quen mắt trước cảnh tượng các nhóm Pháp Luân Công tụ họp tại một số nơi công cộng.

Thí dụ tại công viên Thống Nhất ở Hà Nội, hàng sáng một nhóm nhỏ các thành viên đều đặn tập khí công, nắng cũng như mưa. Nhìn gương mặt bình thản và tĩnh tại của những người tập Công, khó có thể tưởng tượng chỉ cách đây vài năm thôi, người Việt Nam còn chưa biết Pháp Luân Công là gì.

Pháp Luân Công do ông Lý Hồng Chí, người mà các thành viên gọi là “sư phụ”, sáng lập và giới thiệu ra công chúng năm 1992. Phong trào này tự nhận hiện đã có tới 100 triệu môn đồ tại trên 70 quốc gia.

Vậy Pháp Luân Công là gì? Và người sáng lập ra nó là ai? Điều gì đã làm cho phong trào này được nhiều người hưởng ứng tại Hoa Lục? Tại sao Pháp Luân Công lại bị chính phủ Trung Hoa ngăn cấm? Tương lai Pháp Luân Công tại Việt Nam sẽ ra sao?

2.  Ông Lý Hồng Chí là ai?.

Theo các tài liệu được công bố cho đến nay, như Bách Khoa Toàn Thư (Wikipedia) thì ông Lý

Ông Lý Hồng Cjí

Ông Lý Hồng Chí

Hồng Chí sinh ngày 7 tháng 7, 1952 tại Thiên Tân. Tuy nhiên, trên nhiều mạng lưới (website) của phong trào này, ngày sinh của Lý Hồng Chí lại được ghi là 13 tháng 5, 1952. Người ta nghi ngờ ngày sinh mới này được chọn lựa cho trùng hợp với ngày sinh của Đức Phật.

Ông Lý Hồng Chí học Khí Công và võ nghệ ngay khi mới 4 tuổi với một nhà sư. Bốn năm sau, coi như thành tài. Năm 12 tuổi ông gặp một Đạo sĩ và theo học Lão giáo. Đến năm 17 tuổi ông gia nhập Quân đội Nhân Dân Giải Phóng Trung Hoa. Bạn bè Lý Hồng Chí đều cho rằng ông Lý Hồng Chí không có gì là xuất xắc cả, ngoại trừ tài thổi kèn đồng  trumpet.

Năn 1988 Lý Hồng Chí nghiên cứu Khí Công và 4 năm sau, thành lập Pháp Luân Công, một phương pháp tu luyện Khí Công rất đặc biệt khá hẳn các trường phái Khí Công khác. Ông đã đi khắp Hoa Lục để giảng giải và cổ động mọi người đi theo tu tập Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp , hay Đại Pháp. Nhờ tài tổ chức cũng như một sức thuyết phục khá cao, Ông đã có cả triệu người đi theo. Tổ chức của ông phát triển mạnh và  sách của ông viết năm 1996, đã được bán khắp nước.

Tổ chức Pháp Luân Công bành trướng nhanh chóng hầu như khắp nước đến độ chính phủ Trung Hoa không coi nó chỉ là một hội Khí Công và Kung phu mà thôi và rút giấy phép hoạt động.

Ông Lý Hồng Chí phải dời Hoa Lục mà di cư sang Hoa Kỳ năm 1998.  Hiện nay ông sống tại vùng Long Island, tiểu bang Nữu Ước, cùng với vợ và một cô con gái.

Tìm hiểu cũng như trình bầy Pháp Luân Công không phải là một vấn đề đơn giản. Bởi lẽ Pháp Luân Công không phải chỉ là một trường phái tu luyện Khí Công thông thường, mà đây là một môn phái Khí Công trong đó ông Lý Hồng Chí,  trong khi ông dẫn dắt, giúp đỡ người tu, đã đem vào nhiều yếu tố thần bí, siêu hình không thể giải thích một cách bình thường được.

Chú ý 1 – Nhũng lời dẫn dưới đây (viết chữ nghiêng) là trích từ cuốn “Chuyển Pháp Luân” ông Lý Hồng Chí viết ra và dùng trong việc rao giảng và truyền Pháp trong nhiều năm.

Chú ý 2 – Vì những yếu tố thần bí, siêu hình trình bầy trung thực trong bài viết, nên có thể gây bất đồng ý kiến (tin hay không tin). Xin quý độc giả rộng đường hiểu biết, niệm tình bỏ quá cho.

3. Danh Xưng Pháp Luân Công

Ngay danh xưng Pháp Luân của ông cũng khác thường

Ký hiệu Pháp Luân

Ký hiệu Pháp Luân

Trên các tài liệu, ấn bản, hay video trên mạng lưới của phong trào này dều có hình một bánh xe Pháp Luân đang quay, như là một ký hiệu (logo) của phong trào. Trên mạng lưới có hình ảnh video, người ta còn thấy bánh xe quay cả hai chiều. Hình ảnh này – không như bánh xe Pháp Luân dùng trong Phật giáo – không phải chỉ là một biểu hiệu của phong trào, mà còn có một vai trò rất quan trọng trong việc truyền Pháp của ông Lý Hồng Chí cho đệ tử.

Theo lời ông, những ai tu tập Pháp Luân Công tới một trình độ nào đó có thể nhìn thấy Pháp Luân chuyển động.

Đi đôi với ký hiệu này ra, còn có kèm theo những khẩu hiệu:

Pháp Luân Thường Chuyển” (bánh xe Pháp Luân luôn luôn chuyển động);

Phật Pháp Vô Biên” (Phật Pháp thì vô cùng tận).

4. Vũ Trụ Quan và Nhân Sinh Quan của ông Lý Hồng Chí

Ông Lý Hồng Chí đặt căn bản phong trào của ông trên một quan niệm về Vũ Trụ và Nhân Sinh riêng biệt.

Ông viết rõ trong đoạn văn dưới đây:

Sinh mệnh tối nguyên sơ của con người đến từ vũ trụ. Bản lai của không gian vũ trụ là lương thiện, là mang đầy đủ chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn; Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn Con người sinh ra cùng với vũ trụ là đồng tính (lương thiện”).

Ông cho rằng Không gian Vũ Trụ của con người có nhiều tầng lớp từ thấp (xấu, dở) đến cao (tốt, đẹp), cao thấp khác nhau. Các tầng của vũ trụ được điều hành hòa hợp bởi những nguyên lý, mà ông gọi là Pháp, cao thấp khác nhau. Con người, lúc mới sinh ra, bản tâm lương thiện. Lớn lên vì có tư tâm, trở nên không tốt, cho nên tầng của họ rớt dần dần xuống dưới; cuối cùng rớt xuống đến tầng của nhân loại. Ông khẳng định: “Toàn thể xã hội nhân loại đều cùng trong một tầng này”.

Ông tự nhận lấy trách nhiệm dẫn dắt mọi người hãy tu theo ông để lên cao tầng, cho gần với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn”(Chân là đặc tính của Lão học. Thiện là đặc tính của Phật học.và Nhẫn là đặc tính của Thần học). Ông cả quyết: “Cả trong ngoài nước hiện nay, về việc truyền công lên cao tầng một cách chân chính, thì chỉ có mình cá nhân tôi đang làm mà thôi. Hiện nay truyền công chân chính lên cao tầng giống như tôi đây, thì không hề có một người thứ hai làm đâu”.

5. Tổng Quan về Tu luyện Pháp Luân Công

Ông Lý Hồng Chí trong khi truyền bá Pháp Luân Công đã nói cho mọi người biết là, Sư Phụ Lý Hồng Chí không phải chỉ là một ông thầy dậy Khí Công tầm thường, mà còn là một người đã tu luyện Đạo giáo và Phật giáo lâu năm và đã đạt tới một trình độ rất cao, để có những năng lực siêu phàm. Những ai tự nguyện theo Sư Phụ tu tập một cách chân chính, thì với sự giúp đỡ của Sư phụ, cuộc đời sẽ thăng hoa lên cao tầng và cũng có thể đạt được những năng lực, ông gọi là công năng, siêu việt, khác hẳn người thường.

Đối với ông điều quan trọng trong khi học Pháp Luân Công, là phải biết tu Tâm để làm người tốt. Ông khẳng định với đệ tử rằng: “Tu Tâm Tính có tốt thì mới có thể lên cao tầng được”. Những ai tâm tính còn nhiều toan tính xấu xa – sát sinh là một – thì không sao có thể tu luyện lên cao tầng được. Những ai đã lên được cao tầng rồi, mà tâm tính trở nên xấu xa, thì sẽ bị chính Sư phụ là ông thu hồi công năng để rớt xuống tầng thấp nhất như lúc đầu.

Dựa theo những tư tưởng của đạo Lão và đạo Phật mà ông đã học khi còn ít tuổi, ông nói cho mọi người biết là trong con người ta có hai yếu tố định đoạt đời sống và tương lai con người. Một là “Đức” (ông lấy theo Đạo giáo). Ông mô tả Đức như là một chất trắng bao quanh con người thành một “trường” (field như là từ trường)  tỏa ra và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Yếu tố thứ hai là “Nghiệp” (ông lấy theo Phật giáo) mà ông mô tả như một chất đen.

Ông viết:  “Tâm tính bao gồm có Đức (‘đức’ là một chủng vật chất), gồm có Nhẫn, gồm có ngộ, gồm có xả, xả bỏ các loại dục vọng và các loại tâm chấp trước trong người thường; còn cả khả năng chịu khổ v.v., . Đức là một loại chất màu trắng lập thành m ột trường (field) bao chung quanh thân thể con người. Đồng thời tồn tại còn có một loại vật chất màu đen, ở đây  gọi là ‘nghiệp lực’; trong Phật giáo gọi đó là ‘ác nghiệp’. Vật chất màu trắng cùng vật chất màu đen, hai loại vật chất ấy tồn tại đồng thời. Người tu là chính mình phải tu luyện làm sao để giảm bớt những chất mầu đen (Nghiệp lực) và tăng thêm những chất mầ trắng (Đức) với sự trợ giúp của Sư phụ)”.. Ông nhấn mạnh “tu tại tự kỷ, công tại sư phụ”.

Đối với môn học Khí Công, ông đã sáng chế ra năm(5) bài tập luyện: 4 bài luyện tập trong khi đứng và 1 bài luyện tập trong khi ngồi.. Tuy chỉ có 5 bài, nhưng mỗi bài đều có những vận

Những thế Pháp Luân Khí Công

Những thế Pháp Luân Khí Công

động tay chân rất phức tạp, phải mất công tập luyện nhiều mới nhớ được.

–          Bài 1 có tên là Phật triển thiên thủ pháp (khoảng 5 phút tập)

–          Bài 2 có tên là Pháp Luân trang pháp ( khoảng 12 phút tập)

–          Bài 3 có tên là Quán thông lưỡng cựu pháp ( khoảng 5 phút tập)

–          Bài 4  có tên là Pháp Luân châu thiên pháp (khoảng 10 phút tập)

–          Bài 5 có tên là Thần thông gia trì pháp (khoảng 25 phút tập, ngồi)

Trong khi tập luyện, ứng viên phải giữ cho Tâm thanh tịnh, tập trung tư tưởng vào sự tu luyện, mắt nhắm, hít thở đìều hòa và vận động thật thong thả.  Bởi vậy, tập luyện Khí Công của ông Lý Hồng Chí không phải là đơn giản và mất khá nhiều thì giờ. Như vậy, luyện tập Khí Công theo phương pháp này chắc chắn có lợi cho sức khoẻ.

Ông khuyến khích mọi người nên cùng nhau – tu tập với bạn đòng tu sẽ có ích lợi nhiều – đến những chỗ khoảng khoát như công viên để hít thở được không khí trong lành trong khi tập luyện.

6. Phương Thức truyền Pháp Luân Công

Tịnh Hóa đệ tửGiai đoạn thứ nhất trong phương thức truyèn công của Sư phụ cho đệ tử là ông sẽ phải “tịnh hóa” – tức là làm sạch sẽ tâm tính người tu. Ông cho rằng trong thế gian có rất nhiều tà ma qủy quái  động vật, cáo chồn quỷ rắn v.v. linh thiêng. Giống này, mà ông gọi là “phụ thể”, cũng có công năng. Những giống “phụ thể” này cũng muốn lên cao tầng cho nên tìm cách xâm nhập vào người tu để nương theo lên trên cao tầng. bởi vậy, ông phải “tịnh hóa” học trò của ông.

Ông viết: “Khi tôi giảng về vấn đề phụ thể, tôi đã [trục xuất] các phụ thể mang trên thân thể của những người có thể chân tu Đại Pháp; bất kể [phụ thể đó] là gì đi nữa; từ trong đến ngoài thân thể có thứ gì không tốt, toàn bộ đều được vứt bỏ. Người tự tu chân chính khi đọc Đại Pháp này, cũng được thanh lý thân thể; hơn nữa hoàn cảnh trong gia đình của chư vị cũng được thanh lý.

Cài bánh xe Pháp Luân – Tiếp đó, ông sẽ cấp phát cho đệ tử một Pháp Luân siêu hình cài vào bụng dưới mỗi người. Ông viết: “Bộ công pháp của chúng tôi tu luyện một Pháp Luân tại bụng dưới; trong lúc giảng bài trên lớp tôi đích thân cấp [Pháp Luân] cho học viên. Trong khi tôi đang giảng Pháp Luân Đại Pháp, tôi lần lượt cấp Pháp Luân cho mọi người; có người có cảm giác được, có người không cảm giác được”

Pháp Luân là gì? Ông giải thích như sau:

Pháp Luân là [hình] ảnh thu nhỏ của vũ trụ, có đầy đủ hết thảy các công năng của vũ trụ; Nó có thể vận chuyển, xoay chuyển một cách tự động. Nó nằm tại bụng dưới của chư vị chuyển động vĩnh viễn; từ khi đã cấp cho chư vị trở về sau, không bao giờ dừng lại; vĩnh viễn năm này qua năm khác chuyển động như thế. Trong quá trình nó chuyển động theo chiều kim đồng hồ, Nó tự động hấp thụ năng lượng từ vũ trụ; Nó tự biết diễn hoá năng lượng, cung cấp năng lượng cần thiết cho các nhu cầu diễn hoá của tất cả bộ phận thân thể của chư vị. Đồng thời, khi Nó quay ngược chiều kim đồng hồ, Nó phát phóng năng lượng, sau khi các chất phế bỏ được đẩy xuất ra ngoài, tiêu tán ra quanh thân thể. Khi phát phóng năng lượng, Nó đẩy ra rất xa; rồi lại quay lại lấy năng lượng mới. [Khi] Nó đẩy năng lượng ra, thì những người ở chung quanh chư vị thu được lợi ích.”

Từ đó trở đi, ông hứa hẹn, hầu hết mọi người, nếu tu hành một cách nghiêm chỉnh, đều sẽ có công, thật sự xuất hiện công. Tuỳ theo mỗi người luyện công không ngừng, mà tu luyện, thì năng lượng sẽ dần dần ngày càng lớn mạnh.

Tu tập Pháp Luân Công có rất nhiều trình độ, ông còn nói. Thấp nhất là tu luyện trong “Thế Gian Pháp”. Ngay trong Thế Gian Pháp này cũng có Hạ tầng, Trung tầng và Cao tầng. Trên Thế Gian Pháp là Xuất Thế Gian Pháp. Ông cho biết là ngay ở Thế Gian Pháp,khi tu đến Trung tầng trở lên, người tu đã thấy xuất hiện nhiều hiện tượng siêu việt, thần bí không thể nghĩ bàn rồi(1). Lên đến Xuất Thế Gian Pháp thì sẽ thây xuất hiện vô số hiện tượng thần bí, siêu nhiên vô cùng, uy lực vô  tỷ (2).

Giới luật khi tu luyên Pháp Luân Công – Để bảo vệ tính nhất quán của phong trào Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí đặt ra một số tiên chuẩn giới hạn lên các đệ tử.

–          Đã theo ông rồi thì không được tu theo người khác (ông gọi là loạn tu).

–          Không được sát sanh. Ông khuyến khích ăn chay nhưng không cấm đoán.

–          Không được chữa bệnh cho người khác.

–          Đệ tử ai cũng có thể truyền Pháp Luân Công cho người khác, nhưng không được thu lệ phí, không được trộn lẫn những gì của cá nhân vào trong Đại Pháp,  không được dùng lời nói nguyên gốc của Sư phụ mà nói thành lời của mình; mà chỉ có thể dùng lời nguyên gốc của Sư phụ mà giảng, [nói] thêm rằng Sư phụ đã giảng như vậy, rằng trong sách đã viết như vậy; chỉ có thể nói như thế.. Đồng thời, không được gọi các học viên (đệ tử) truyền bá Pháp Luân Đại Pháp là Thầy, là Đại sư, v.v.; Sư phụ trong Đại Pháp chỉ có một là Lý Hồng Chí. Bất kể vào học trước hay sau cũng đều là đệ tử.

Ông còn cảnh cáo trước là những ai cố ý vi phạm nội quy thì sẽ có thể bị ông – đúng hơn là Pháp thân của ông – thu hồi công năng, để rớt trở lại hạ tầng như ban đầu.

7. Sư phụ Lý Hồng Chí là một bậc Siêu nhân với nhiều Thần thông

Đây không phải là một nhận định khách quan của người ngoài mà chính là những lời nói ra của ông Lý Hồng Chí trong khi ông giảng dậy Pháp Luân Đại Pháp cho đệ tử.

Khi giảng phải “tịnh hóa” cho đệ tử sơ cơ, ông đã nói tới những “phụ thể” là những thần vật tà ma qủy quái  động vật, cáo chồn quỷ rắn v.v ông đã thấy trong mọi người. Điều này có nghĩa ông không phải là một người thường trong thế giới hữu hình, mà còn quen thuộc với thế giới vô hình nữa.

Ông còn nói ông đã tu luyện đã tới trình độ có thể hiện ra  nhiều vô số “Pháp thân” (một thuật ngữ Phật giáo) [sẽ] bảo hộ chư vị.  Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này.

Chúng tôi giảng cho chư vị rằng, tôi có thể thực hiện việc này, bởi vì tôi có vô số Pháp thân, [vốn] mang đầy đủ Pháp lực thần thông lớn phi thường của tôi, có thể triển hiện những thần thông lớn, Pháp lực rất lớn.

Chúng tôi thực hiện việc này cũng không được phép sai sót; [nếu chư vị] thật sự theo con đường chính đạo mà tu luyện, [thì] không ai dám động đến chư vị; hơn nữa chư vị có Pháp thân của tôi bảo hộ, sẽ không xuất hiện bất kể nguy hiểm gì. Các Pháp thân của tôi sẽ liên tục bảo hộ cho đến khi chư vị có thể tự bảo hộ được bản thân mình; khi ấy chư vị đã xuất khỏi tu luyện thế gian pháp rồi, đã đắc Đạo”.

Vì ông đã có công năng phi thường là có nhiều Pháp thân theo ý muốn, cho nên ông không cần có đệ tử truyền thừa để tiếp nối công trình lãnh đạo, phát triển Pháp Luân Công. Không thấy nói ông đã làm việc này. Ông cũng đã nói rõ là trong Pháp Luân Công, chỉ có một Sư phụ là Lý Hồng Chí mà thôi. Tất cả nhưng người khác, tu luyện trrước sau, chỉ là đệ tử. Người tu luyện chân chính đọc sách nguyên tác về Pháp Luân Đại Pháp, hoặc xem băng hình Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp, hoặc nghe băng tiếng Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp, hoặc theo tu luyện cùng học viên Đại Pháp cũng sẽ đắc Pháp Luân, và luôn luôn được Pháp thân Sư phụ Lý Hồng Chí bảo vệ.

Ông viết: “Các Pháp thân của tôi ngồi thành một vòng tròn, trên không úp trên trường luyện công có Pháp Luân lớn, [và] Pháp thân lớn ở trên nắp trông coi trường này. Trường này không phải là một trường bình thường, không phải là một trường luyện công bình thường, mà là một trường tu luyện. Chúng ta có rất nhiều người có công năng đã thấy được trường này của Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi, che phủ bằng ánh sáng đỏ, toàn là màu đỏ. Pháp thân lớn của tôi sẽ liên tục bảo hộ cho chư vị.”

Ngoài ra ông còn nói ông còn có thể khai “mở thiên mục” để người tu thấy được những điều mà người thường không thấy được để vững lòng tu.

Ông đôi khi còn nói tới những pháp thuật siêu phàm của người đã tu luyện Pháp Luân Công như khinh công(3), những pháp thuật ông dùng để đối phó với những tà ma qủy quái trong thế giới vô hình hay hữu hình(4).

Xem như trên thì ông Lý Hồng Chí tự nhận ông là một người tu hành đắc đạo theo một đường lối riêng, và đã đạt được những thần thông mầu nhiệm, pháp thuật cao cường.

8. Lý Hồng Chí và Phật giáo

Ông Lý Hồng Chí đã học Phật với một vị sư già khi còn nhỏ. Dường như lớn lên ông cũng rất lưu tâm đến Phật giáo, và qua những bài thuyết giảng, ông đã tỏ ra hiểu biết nhiều về Phật giáo, dùng nhiều thuật ngữ Phật giáo, nhưng chắc chắn ông không phải là một Phật tử theo nghĩa thông thường.

Phật Pháp Nhiệm Mầu – Ông viết: “Phật Pháp” tinh thâm nhất, là khoa học huyền bí và siêu thường hơn hết thảy các học thuyết trên thế giới. Vậy “Phật Pháp” đúng ra là gì? Là tôn giáo chăng? Là triết học chăng? Đó chỉ là nhận thức của những “học giả Phật giáo hiện đại hoá” mà thôi. Họ chỉ học lý luận, họ xem đó như phạm trù triết học để vừa phê phán vừa học [tập] và làm những cái gọi là nghiên cứu. Kỳ thực, “Phật Pháp” không chỉ là những gì ít ỏi trong kinh sách, vốn chỉ là Pháp của tầng sơ cấp của “Phật Pháp”. “Phật Pháp” là từ những lạp tử, phân tử đến vũ trụ, từ thứ nhỏ hơn cho đến lớn hơn, nhìn thấu hết thảy điều bí mật, không gì không bao [hàm], không gì bị bỏ sót. Nó là đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ, [với] những luận thuật khác nhau của các tầng khác nhau; cũng chính là điều Đạo gia gọi là “Đạo”, Phật gia gọi là “Pháp”.Để có thể hoàn toàn khai thoát bí mật Vũ Trụ, thời gian, không gian và cơ thể con người, là chỉ có Phật Pháp”.

Như vậy ông đã đồng hóa Phập Pháp với vũ trụ quan Chân Thiện Nhẫn của ông trong Pháp Luân Công.

Phật Thích Ca và Thiền Tông Trung Hoa – Ông giải thích 49 năm hành đạo của Đúc Phật Thích Ca Mâu Ni theo vũ trụ quan về Chân-Thiện-Nhẫn và các tầng cao thấp của vũ trụ và nhân sinh.. Ông nói: “Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, Ông liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, Ông quay lại xét thấy Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, Ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, Ông lại phát hiện rằng Pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, Ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [Ông] lại phát hiện Pháp Ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp. Ông cũng phát hiện rằng Pháp của mỗi một tầng là thể hiện của Pháp tại mỗi một tầng đó; mỗi một tầng đều có Pháp, nhưng đó không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ. Vả lại Pháp của tầng cao so với Pháp của tầng thấp thì [tiếp cận] gần đặc tính của vũ trụ hơn; vậy nên, Ông bèn giảng: ‘Pháp vô định Pháp’. ào những năm cuối, Thích Ca Mâu Ni đã đạt đến tầng Như Lai; hỏi tại sao Ông nói Ông chưa có giảng Pháp nào hết”

Sang đến Thiền Tông Trung Hoa với sơ tổ Đạt Ma thì ông cho rằng chẳng đi đến đâu. Ông nói: “Thiền tông không giảng Pháp gì hết. Đạt Ma [bên] Thiền tông truyền [dạy] căn cứ theo một câu của Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca Mâu Ni giảng: ‘Pháp vô định Pháp’. Ông ấy căn cứ trên câu thoại của Thích Ca Mâu Ni mà sáng lập pháp môn Thiền tông. Chúng tôi nói cái pháp môn ấy là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục tổ Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi đến đâu được nữa”.

Ông cho rằng giáo pháp trong Phật giáo chỉ là một phần rất nhỏ trong cái mà ông gọi là Phật Pháp có tính chất căn bản là Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp Luân Đại Pháp của ông là một Phật Pháp.

Ông viết: “Pháp trong Phật giáo chỉ là một bộ phận nhỏ trong Phật Pháp; còn có nhiều Đại Pháp cao thâm khác; trong mỗi tầng lại có các Pháp khác nhau. Thích Ca Mâu Ni giảng rằng tu luyện có 8 vạn 4 nghìn pháp môn. Trong Phật giáo chỉ có một vài pháp môn, nó chỉ có Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Thiền tông, Tịnh Độ [tông], Mật tông, v.v. chỉ mấy pháp môn ấy; đếm ra chỉ là một con số quá nhỏ! Do vậy nó không khái quát toàn thể Phật Pháp được; nó chỉ là một bộ phận nhỏ của Phật Pháp. Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi cũng là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn ấy; [nó] không có quan hệ gì với Phật giáo nguyên thuỷ cho đến Phật giáo thời kỳ mạt Pháp, cũng không có quan hệ với các tôn giáo hiện đại”.

9. Pháp Luân Công tại Trung Hoa Lục Địa

Trong nhiều năm ông Lý Hồng Chí đã rất thành công phổ biến phong trào tu tập Pháp Luân Công.

Có nhiều yếu tố giúp ông đạt được diều này.

Ông đã dùng Phật giáo và Lão giáo làm nền tảng cho việc rao giảng Pháp Luân Công, mà hai tôn giáo này đã là hai tôn giáo chính của dân tộc Trung Hoa cả ngàn năm. Mọi người ai ai cũng hiểu và cảm thông với hai khẩu hiệu “Pháp Luân Thường Chuyển” và “Phật Pháp Vô Biên”. Chữ “Vạn” trên ký hiệu Pháp Luân của ông cũng chính là ký hiệu của nhà Phật.

Ông không chỉ truyền những giáo pháp trừu tượng, mà còn lồng vào đó môn học Khí Công. Khí Công, cũng như Võ Học, là hai sản phẩm đặc thù của nền văn hóa Trung Hoa. Khí Công là môn học rất phổ biến, có thể nói là ai cũng muốn theo học.

Ai đến nghe ông giảng dậy cũng thấy rất hợp với luân thường đạo lý. Ông khuyên mọi người không được sát sanh, giữ tâm thanh tịnh, bỏ những tâm đố kỵ, tâm sở cầu, dục vọng thấp hèn vân vân…. Theo ông tập Khí công mỗi ngày sẽ giữ gìn hay còn gia tăng được sức khỏe.

Bởi thế, sự thành công của ông với cả triệu tín đồ trong nước là một điều dễ hiểu.

10 – Pháp Luân Công  tại Ngoại Quốc

Ông Lý Hồng Chí đã phải di cư sang Hoa Kỳ năm 1998 và tất nhiên mang theo phong trào Pháp Luân Công ra nước ngoài. Phong trào này nói là nay cũng đã có trên 100 triệu tín đồ trên 70 nước. Nhưng dường như Pháp Luân Công ở nước ngoài không còn là Pháp Luân Công chính cống như ở Hoa Lục nữa.

Người ngoại quốc đã đón nhận Pháp Luân Công nhu là một trường phái Khí Công hơn là một ngành tu luyện nửa Đạo gia nửa Phật gia như ông Lý Hồng Chí đã muốn. Sau kinh nghiệm đau thương tại chính quốc, ông Lý Hồng Chí chắc đã hiểu là truyền bá môn Khí công do ông sáng lập ra mà không nói tới những thần thông, pháp thuật khó tin của ông thì chắc phong trào Pháp Luân Công mới có cơ hội tồn tại và phát triển được. Bởi vậy trong những hội đoàn Pháp Luân Công tại những nơi như Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Na Uy… người ta chỉ thấy phương pháp tập Khí Công của ông Lý Hồng Chí là hoạt động chính của hội mà không mấy đả động đến những bài pháp thoại của Sư phụ. Sự thành công của Pháp Luân Công tại ngoại quốc phần lớn là nhờ ở cộng đồng người Trung Hoa tại các thành phố lớn. Người ngoại quốc bản địa chỉ là phần nhỏ.

Pháp Luân Công đã thực sự vào Việt Nam với một số tín đồ không ít. Phong trào này nếu chỉ hoạt động như một hiệp hôi luyện tập Khí công thông thường thì chắc sẽ không gặp khó khăn gì. Người dân Việt Nam, nhất là tại đô thị, ngày nay vẫn có thói quen buổi sáng rủ nhau ra công viện luyện tập thể dục, như một hoạt động cộng đồng. Do đó Pháp Luân Công có thể rất dễ dàng được đón nhận và phát triển. Ngược lại nếu những người lãnh đạo của phong trào này có những toan tính chính trị, tự ý hoặc xu thời, thì chắc chắn cũng sẽ bị dẹp như ở Trung Hoa Lục địa.

___________________________________________________________________________

1) Người ta khi tu [ở giai đoạn] thế gian pháp, khi tu đến trung tầng trở lên, tức là khi tu đến các tầng cao của thế gian pháp, thì người ta bắt đầu xuất nguyên anh. ‘Nguyên anh’ khác với cái mà chúng tôi gọi là ‘anh hài’. Anh hài rất bé, nhảy nhót lăng xăng vui nhộn, rất nghịch ngợm. Nguyên anh bất động; [lúc] nguyên thần không đến làm chủ nó, [thì] nó ngồi ở đó bất động, tay kết ấn, chân xếp bằng ngồi trên [toà] sen. Nguyên anh sinh xuất ra tại đan điền; ở [mức] cực vi quan khi [nó] bé như đầu kim cũng có thể nhìn thấy nó.

Nguyên anh sinh ra từ khối đan điền ở vị trí bụng dưới; dần dần to lớn lên rất chậm. Đến khi lớn bằng quả bóng bàn, thì toàn bộ hình dáng thân thể đã có thể nhìn được rõ, mắt mũi đều đã hình thành. Cũng vào lúc [nguyên anh] lớn bằng quả bóng bàn, sát cạnh thân của nó lại có một tiểu bào tròn tròn được xuất sinh. Sau khi sinh ra rồi thì tuỳ theo nguyên anh lớn đến đâu, nó cũng lớn đến đó. Đến khi nguyên anh lớn đến chiều cao 4 thốn, thì xuất hiện một cánh hoa sen. Khi lớn đến chiều cao 5 đến 6 thốn, các cánh hoa sen về cơ bản đã trưởng thành, xuất hiện một tầng hoa sen; nguyên anh rực rỡ ánh vàng kim ngồi trên đài hoa sen sắc vàng ấy, trông rất đẹp. Đó chính là [thân] thể kim cương bất hoại; Phật gia gọi là Phật thể; Đạo gia gọi là nguyên anh.

2) Như thế vẫn chưa gì đáng kể; hỏi [cần] luyện đến mức độ nào? Cần làm cho bách mạch của thân thể người ta dần dần rộng ra, năng lượng càng ngày càng mạnh, trở nên càng ngày càng sáng. Cuối cùng làm cho hơn vạn mạch liên [kết] thành một khối, đạt đến một cảnh giới không mạch không huyệt, toàn bộ thân thể liên [kết] lại thành một khối; ấy là khi đã đạt được mục đích cuối cùng của việc thông mạch. Mục đích của nó là làm cho toàn bộ thân thể được chuyển hoá [thành] vật chất cao năng lượng. Khi luyện đến bước này, thân thể người ta cơ bản đã được chuyển hoá [thành] vật chất cao năng lượng; tức là luyện lên đến tầng tối cao trong tu luyện thế gian pháp, nhục thân của [thân] thể người ta đã tu luyện đến đỉnh điểm nhất rồi.

Nhưng chúng chỉ có tác dụng tại không gian hiện hữu này của chúng ta, chứ không thể ước chế các không gian khác, bởi vì chúng chỉ là công năng được luyện ra từ nhục thể người thường chúng ta. Tuy nhiên [chúng] đã rất phong phú. Tại các hình thức tồn tại của thân thể ở trong từng không gian, [ở] những không gian khác nhau, đều đã có biến đổi khá to lớn. Những thứ được mang theo thân thể, những thứ tại mỗi tầng được mang theo thân thể đều đã rất phong phú, trông cũng rất ghê gớm. Có người khắp thân thể đều là những con mắt, các lỗ chân lông ở khắp thân [thể] đều là con mắt, trong phạm vi khắp cả trường không gian của vị ấy đều có con mắt. Vì đây là công [pháp] Phật gia, nên có người khắp thân thể đầy những hình tượng Bồ Tát, Phật.

Khi [đạt] đến bước này, thì nó còn xuất hiện một trạng thái, gọi là “tam hoa tụ đỉnh”. Đây là một trạng thái hết sức [rõ ràng] minh hiển, hết sức dễ thấy; người có thiên mục ở tầng không cao cũng có thể nhìn thấy được. Trên đầu có ba đoá hoa, [trong ấy] một đoá là hoa sen, nhưng không phải là hoa sen trong không gian vật chất này của chúng ta1; còn có hai đoá [hoa] nữa cũng là hoa ở không gian khác, mỹ diệu khôn cùng. Ba đoá hoa luân phiên [xoay] chuyển trên đỉnh đầu, [xoay] chuyển xuôi, [xoay] chuyển ngược; ba đoá hoa cũng tự [xoay] chuyển. Mỗi đoá hoa có một cột trụ, to bằng đường kính của hoa. Ba chiếc cột trụ lớn ấy thông thẳng lên đỉnh trời, nhưng đó không phải là công trụ; chúng có hình thức như thế; huyền diệu phi thường; [khi] bản thân chư vị nhìn thấy cũng sẽ giật mình kinh sợ. Lúc tu luyện đến bước này, thân thể rất trắng rất tịnh, da dẻ cũng rất mềm. Khi đã đến bước này, thì cũng là đã đến hình thức cao nhất trong tu luyện thế gian pháp. Nhưng đây chưa phải đỉnh điểm, còn cần tu tiếp nữa, cần tiến tiếp lên nữa.

Tiến tiếp lên nữa, là tiến nhập vào tầng quá độ giữa thế gian pháp và xuất thế gian pháp, gọi là trạng thái ‘tịnh bạch thể’ (cũng gọi là ‘tinh bạch thể’). Bởi vì thân thể tu luyện đến hình thức cao nhất trong thế gian pháp, cũng bất quá chỉ là nhục thân đã chuyển hoá đến hình thức cao nhất. Khi thật sự tiến nhập vào hình thức ấy, thì toàn bộ thân thể đã hoàn toàn được cấu thành từ vật chất cao năng lượng rồi. Vì sao gọi là tịnh bạch thể? Là vì nó đã đạt đến thuần tịnh cao độ ở mức tuyệt đối rồi. Dùng thiên mục mà nhìn, thì toàn bộ thân thể là trong suốt, giống như pha lê trong suốt, nhìn vào không thấy gì cả; sẽ thể hiện ra trạng thái như thế; nói thẳng ra, nó đã là Phật thể rồi.

Bởi vì trạng thái tịnh bạch thể là tầng quá độ, khi tu luyện tiếp nữa, thì thật sự đã tiến nhập sang tu luyện xuất thế gian pháp, cũng gọi là ‘tu luyện Phật thể’. Toàn bộ thân thể là do công cấu thành; khi ấy tâm tính người ta đã ổn định rồi. Bắt đầu tu luyện lại từ đầu, công năng bắt đầu xuất hiện lại từ đầu; cũng không gọi là công năng nữa, [mà] gọi là “Phật Pháp thần thông”, chúng ước chế tất cả các không gian, uy lực vô tỷ. Tương lai thuận theo việc bản thân chư vị không ngừng tu luyện, thì [về] những thứ ở tầng cao hơn nữa, tự [chư vị] sẽ biết được tu luyện như thế nào và hình thức tồn tại của tu luyện.

3) Có một học viên ở Thanh Đảo, giờ nghỉ trưa trong phòng không có ai, ông ngồi trên giường đả toạ, ông vừa đả toạ liền bay lên, bay lên xóc rất ghê, lên cao một mét. Lên cao rồi lại rớt xuống, nẩy lên nẩy xuống tưng tưng, làm cả chăn đắp cũng rớt xuống đất.

4) Cũng có [kẻ] không tốt; không tốt thì chúng ta cũng cần xử lý. Ví dụ, lần đầu tiên tôi đến Quý Châu truyền công, trong lúc ở trên lớp, thì có một người đến tìm tôi, nói rằng lão sư gia anh ta muốn gặp tôi, rằng sư gia của anh ta tên là như thế như thế, đã tu luyện rất nhiều năm. Tôi nhìn một cái thì thấy người này mang theo âm khí, rất không tốt, mặt vàng như sáp. Tôi bảo tôi không gặp ông lão ấy, không có thời gian, từ chối thẳng. Kết quả ông lão đó không vừa ý, [và] bắt đầu phá quấy tôi, hàng ngày phá rối. Tôi là người không thích đấu với người ta, tôi cũng không thèm đấu với ông lão ấy. Ông ta quăng đến cái gì không tốt thì tôi thanh lý, thanh lý hết xong, tôi lại truyền Pháp của mình.

Quá khứ vào triều Minh có một người tu Đạo, khi tu Đạo bị mắc phụ thể là rắn; sau đó người tu Đạo tu không thành kia chết đi, và con rắn này đã chiếm hữu thân thể của người tu Đạo ấy, rồi tu xuất được hình người. Ông sư gia của anh kia chính là hình người mà con rắn kia tu thành. Vì bản tính của ông ta không đổi, [ông ta] lại hoá thành con rắn lớn đến phá rối tôi. Tôi thấy vậy là thái quá, tôi bèn bắt nó trong tay, dùng một loại công mạnh mẽ phi thường, gọi là ‘hoá công’, hoá phần nửa dưới của nó, hoá thành nước; nửa thân trên của nó bỏ chạy về.

___________________________________________________________________________

154 responses to “Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công

  1. Thưa quý độc giả,
    Mục đích của Vườn Đào là để mọi độc giả vào xem ít bài cho thấy vui, thoải mái.

    Tuy nhiên, một số độc giả đã tỏ ý rất không bằng lòng với đoạn văn nói về phong trào PLC tại Trung Hoa Lục Địa, bị chính phủ đàn áp tìm cách ngăn cấm.

    Bởi vậy chúng tôi đã bỏ đi những đọan văn ấy đi và để các bạn đọc tùy nghi tìm hiểu và xét đoán.

    Phần lớn những thông tin trong bài này là được lấy trong nhựng bài giảng của ông Lý Hồng Chí và những tin thấy trên mạng lưới Internet, nhất là những hãng thông tấn/nguồn tin khách quan có thể tin được (Wikepidia, New York Times, Wall Street Journal, Time Magazine, Le Monde…)

    Một lần nữa, chúng tôi rất tiếc bài này đã vô tình làm một số bạn phật lòng, vậy xin các bạn đọc thứ lỗi cho.

    Nay kính,

  2. Đối với người có kiến thức đại cương Phật học, sẽ dễ nhận thấy sự phần tích của Lý Hồng Chí thực chất là một loạt các sự hiểu sai về câu cú vắn tắt trong Tôn giao và Tâm linh. Vì hiểu không đúng cho nên Lý Hồng Chí đã trộn đủ các luận lý với nhau làm thành một bài pháp, thành một thứ cám. … Trong bài pháp đó, nếu coi không bàn đến chính tà, thì có thể nói, sự thuyết pháp như vậy tháo được rất nhiều đinh chốt cho người có nghi vấn. Nhưng phải nói thật là, Lý Hồng Chí nấu cám siêu thật, làm nhiều người cứ tưởng đó là bánh gato hay là một thứ bánh ngọt gì đó có thương hiệu đường hoàng.

    Chính vì Lý Hồng Chí gộp nhiều thứ vào để thành một đoạn thuyết giảng, cho nên phản biện đoạn thuyết giảng này, sẽ không cần coi nó là một vấn đề mà chỉ cần xem nó là những vấn đề xếp và không tương đồng với nhau.

    • chào bác Đào viên cháu thât lòng mong được học thêm ,nhưng chau không có điên thoai nên email chau không có ,chau chi mươn điên thoai ,mà mấy a cháu nhâp tên vao rôi nên chau cung không biêt sưa thê nao, va đó chỉ la nhửng email không thât .cháu mong bác đưng trách ,mây a chau hoc plc nên khi ai đo đụng vao niêm tin cũng như cai tôi đươc xay dưng bơi các quan điêm thường ngay nên phản ứng châp vao pháp ây quá nhiều, gây ra khó hiểu.

  3. Chào bạn !

    Cám ơn bạn đã viết thư trả lời.

    Về cách nhìn nhận về PLC, mình nghĩ rằng có nhiều điều đứng từ góc độ người mới tiếp cận PLC thì không thể nói là bạn sai được vì dù sao bạn cũng đang đánh giá PLC qua sự hiểu biết của bạn và sự hiểu biết tất nhiên sẽ rõ ràng hơn và chính xác hơn khi bạn bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu về nó. Tuy nhiên cách nhìn nhận của bạn của có giới hạn bởi vì bạn không phải là người tu luyện. Đối với PLC có rất nhiều điều to lớn liên quan đến các không gian khác nhưng thực sự nếu nói nó ra chưa chắc bạn đã tin bởi vì để thật sự tin tưởng vảo PLC thì mình cũng phải mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu. Trong quá trình tu luyện thì nhiều vấn đề khúc mắc đã được tháo gỡ khi mình hiểu được nội hàm trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Vậy nên khi đọc tới đoạn bạn viết:

    “Thế nhưng, đối với chính phủ Trung Hoa, sau khi bị đe dọa bởi những cuộc biểu tình chống đối của cả chục ngàn đệ tử Pháp Luân Công, trước trụ sở chính của đảng Cộng Sản Trung Quốc ở BắcKinh, thì đấy lại là những bằng chứng để cho Pháp Luân Công là một tà giáo, Lý Hồng Chí chỉ là một ma đầu lừa dối, làm mê hoặc công dân trong nước. Phong trào Pháp Luân Công bị rút giấy phép hoạt động phần lớn là do sự lãnh đạo sai lầm quan trọng của ông Lý Hồng Chí.”

    mình cảm thấy rất buồn, buồn vì nhiều người không hiểu PLC. Mục đích của mình viết những dẫn chứng về cuộc đàn áp PLC để mong bạn và những người khác hiểu hơn về PLC ,nhưng khi mình xem lại bài mình viết thì đã bị xóa. Như vậy nếu như người khác lại đọc những đoạn trên thì họ rất dễ bị hiểu lầm về PLC nên mình mong muốn bạn có thể phục hồi lại những bài mình đã viết được không ?

    Còn nếu như bạn không thể thì mình mong rằng bạn sẽ xóa đi những lời nhận xét trên của bạn vì như thế sẽ tốt hơn cho bạn và cả những người khác nữa.

    Rất cám ơn bạn !

    • Thưa ông Quang Thái,

      1) Đoạn văn “Thế nhưng, đối với chính phủ Trung Hoa, sau khi bị đe dọa bởi những cuộc biểu tình chống đối của cả chục ngàn đệ tử Pháp Luân Công,…” mà ông nói đến có thể gây hiểu lầm, thì đã được xóa bỏ đi rồi. Xin ông khỏi đề cập đến nữa.

      2) Ông LHC và PLC là một đề tài được rất nhiều người để ý. Ngoài những đệ tử PLC như quý ông, cũng có nhiều người khác, nhất là những Phật tử, họ cũng rất thắc mắc và bất bình với bài viết, về đoạn văn viết chuyện ông LHC, dường như ông LHC không hiểu rõ Phật giáo, đã có những lời lẽ phê bình Phật giáo sai lệch và quá đáng có ý miệt thị. Thí dụ ông nói :”Thiền tông không giảng Pháp gì hết. Đạt Ma [bên] Thiền tông truyền [dạy] căn cứ theo một câu của Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca Mâu Ni giảng: ‘Pháp vô định Pháp’. Ông ấy căn cứ trên câu thoại của Thích Ca Mâu Ni mà sáng lập pháp môn Thiền tông. Chúng tôi nói cái pháp môn ấy là thứ dùi sừng bò” (Đoạn này lấy nguyên trong cuốn Chuyển Pháp Luân).

      3) Không những thế có một số người đã đem so sánh ông LHC với Thanh Hải Vô Thượng Sư vì thấy có rất nhiều điểm tương đồng:

      a) Khuyên mọi người phải ăn chay, tu luyện tâm tính.
      b) Tự gọi mình là Su Phụ và không cho đệ tử được gọi bất cứ ai khác là Sư Phụ
      c) Cho đệ tử biết là mình có nhiều pháp thuật cao cường để bảo vệ đệ tử
      d) Thanh Hải Vô THượng Sư không dạy đệ tử khí công thì lại dạy những thứ khác như Kỹ thuật Nấu Ăn Chay (rất ngon không mấy ai bằng), Kỹ Thuật Cắt May..

      Sự so sánh này tôi không nghĩ để khen ngợi nên tôi đã không muốn nói đến.

      4) Tóm lại Ông LHC là một nhân vật lỗi lạc, khác thường, sẽ có rất nhiều người khen cũng như người chê (nhân vô thập toàn), như đối với những nhân vật lỗi lạc khác thường khác. Nếu để tất cả mọi người đọc, ai nghỉ gì nói/viết thế ấy thì Vườn Đào sẽ không còn là chỗ để mọi người ra vào thảnh thơi, thân tâm an lạc nữa mà lại trở thành một đấu trường loạn đả. Đó không phải là mục đích của tôi

      5) Tôi đã có dịp giải thích như trên với một số bạn đọc khác khi họ đòi đăng lên các nhận xét về bài viết để tranh luận. Tôi đã phải nói với các bạn đó tôi chỉ biết giữ vườn và không thể “handle” nổi những bất đồng ý kiến về những vấn đề hay nhân vật “controvertial”.

      Viết thư này hơi dài có thể làm mất thời giờ của ông. Nếu quả như vậy xin ông vui lòng thứ lỗi cho.

  4. Cathnga viết:

    Chào Đào Viên, tôi cũng mới tập PLC, cũng rất hâm mộ Pháp Luân Phật Pháp, nhưng sao có quá nhiều Phật Tử phản đối quá vậy??? Đôi lúc tôi thấy thật buồn vì người thường thì đã đành, nhưng sao người tu luyện lại phản đối Pháp Luân Công???

    • Thưa quý hữu Cathnga,

      Tôi chân thành cảm tạ quý hữu đã đến với Vườn Đào, và nói lên những suy nghĩ của mình sau khi đọc bài LHC và PLC.

      Điều đầu tiên tôi muốn nói lên là nếu quý hữu thấy rằng tu tập PLC hợp với bạn thì đây là một điều rất nên làm, nên tiếp tục. Tôi đã có dịp nói với nhiều bạn tu tập PLC như vậy khi tôi thấy rằng phương pháp tu Thân (5 thế Khí Công của ông LHC) và những lời khuyên để tu Tâm (cố gắng ăn chay, làm điều Thiện, xa đường Ác…) là những điều rất tốt, rất phải, rất nên theo, mặc dầu tôi không phải là một đệ tử của ông LHC.

      Dưới đây, tôi muốn nói đến một sự hiểu lầm khiến cho quý hữu cũng như nhiều người khác buồn phiền, khi bạn nói là “tại sao có quá nhiều Phật Tử phản đối PLC và đã là Phật Tử có tu tập (chánh pháp của Như Lai) thì tại sao lại phản đối PLC”. Trước hết người Phật tử chân chính, nghĩa là những người đã quy y Tam Bảo và cố gắng gìn giữ năm giới của nhà Phật, thì tôi nghĩ không ai sẽ nói là họ phản đối PLC, bởi vì giới thứ Tư của nhà Phật đã răn cấm nói những điều ác, điều không thật, vu oan vu cáo vv… Nói như vậy, không có nghĩa là họ sẽ làm đệ tử của ông LHC và sẽ tu tập theo PLC, mà rất có thể chỉ là họ không có cảm tình với phong trào tu tập này mà thôi. Lý do sâu xa của sự mất cảm tình này không ở sự tu tập PLC mà có lẽ ở cá nhân ông LHC. Đọc sách PL Thường Chuyển của ông LHC, người ta thấy ông LHC nói không đứng đắn, có vẻ như có ý nói xấu Phật giáo. (thí dụ ông nói: Phật Thích Ca chỉ đạt được đến tầng Như Lai mà thôi, tu theo Thiền tông là tu theo lối cái sừng bò…), chưa kể đến những điều khó tin khác. Bên Phật giáo chính thống, chỉ những người tu sĩ xuất gia, đạt tới một trình độ cao, được Thầy chứng nhận cho phép làm Giáo Thọ, mới được quyền nói Pháp. Ông LHC không tu theo Phật giáo mà lại nói về Phật giáo, nói Phật pháp, thì chỉ là nói leo, hoặc muốn nói xấu tôn giáo này.

      Tóm lại tôi muốn nói với quý hữu rằng người Phật tử chân chính không ai phản đối PLC, và thái độ của họ với ông LHC chỉ vì những lý do nói trên. Nếu có người thực sự phản đối tu tập PLC thì họ không phải là những Phật tử chân chính, – ở đâu cũng vậy, thiếu gì người tự nhận mình là Phật tử, mà thực ra họ chỉ là người ngoài – bất tất quý hữu phải quan tâm đến làm chi.

      Phật giáo có câu: “Y Pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ”. Tiếng Pháp cũng có câu: “Les chiens aboient et la caravane passe”.

      Xin quý hữu vui lòng bỏ quá cho thắc mắc này mà vui vẻ tiếp tục tu tập theo đường lối của mình, khi còn thấy thích hợp.
      Cám ơn bạn rất nhiều.
      Đào Viên

  5. Mình dạo net, tình cờ đọc bài này. Xuân Đài muốn chia sẽ thêm với Daovien. Pháp Luân Công không phải là tôn giáo, hoàn toàn không có “giới luật”, hoàn toàn không cấm đệ tử bất kỳ việc gì, tất cả những việc làm của đệ tử Pháp Luân Công là hoàn toàn tự nguyện, bản thân “ngộ” được tới đâu thì tự đặt yêu cầu cho bản thân, vậy hà. :D. Thân. Chúc an lạc.

    • Cám ơn bạn đọc Xuân Đài đã vào Vườn Đào và đã chia sẻ ý kiến về Pháp Luân Công.

      Bạn nói rất đúng. Không ai nghĩ Pháp Luân Công là một tôn giáo. Ngay cả những người theo Pháp Luân Công cũng không thấy ai bênh vực cho PLC như là một tôn giáo. Trong nhiều nơi trên Mạng Internet, người ta cho rằng PLC là một Tà Đạo, tiếng Anh là “Cult” như nhiều “Cult” ở Hoa Kỳ từ trước đến nay.

      Tuy nhiên, trong những điều rao giảng của ông Lý Hồng Chí, ngoài những diều khó tin có lẽ có ý mê hoặc lòng người đi theo mình, ông không dạy điều ác mà có khuyến khích làm điều thiện (không được giết người, ăn chay…)

      Một lần nữa, cám ơn bạn đọc Xuân Đài rất nhiều. Chúc bạn thân tâm an lạc.
      Đào Viên

  6. “Sau kinh nghiệm đau thương tại chính quốc, ông Lý Hồng Chí chắc đã hiểu là truyền bá môn Khí công do ông sáng lập ra mà không nói tới những thần thông, pháp thuật khó tin của ông thì chắc phong trào Pháp Luân Công mới có cơ hội tồn tại và phát triển được. Bởi vậy trong những hội đoàn Pháp Luân Công tại những nơi như Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Na Uy… người ta chỉ thấy phương pháp tập Khí Công của ông Lý Hồng Chí là hoạt động chính của hội mà không mấy đả động đến những bài pháp thoại của Sư phụ.”

    Cathnga thấy rằng Đào Viên đã có sự nhầm lẫn ở đây chăng. Sách “Chuyển Pháp Luân” được in ra vào năm 1998, người tu luyện cứ theo Pháp đó mà tu, đồng thời Sư phụ Lý chấm dứt thời gian giảng Pháp. Và đệ tử Pháp Luân Đại Pháp cũng có thể tìm các bài giảng của Sư phụ Lý trên website Minhhue (minhhue.net) bằng tất cả các thứ tiếng. Tất nhiên ở đâu cũng vậy, người thực tu chị chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn.

    • Cám ơn Cô đã cho biết thêm là ông Lý Hồng Chí đã thôi không giảng pháp từ 1998, cũng là năm ông lánh nạn sang Hoa Kỳ.
      Như vậy hẳn là ông Lý Hồng Chí đã không còn muốn nói hay có cơ hội nói tới những thần thông, pháp thuật nhiệm mầu của ông cho những người đi theo PLC tại Hoa Kỳ, như ông đã từng nói cho người Trung Hoa tại nước ông như trước.
      Tôi không thấy có gì phải thắc mắc về điểm này.

  7. Mình nghĩ nếu không biết rõ về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí thì cũng không nên phán xét như vậy. Nếu bạn và mọi người muốn hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào http://phapluan.org hoặc trang tin về Pháp Luân Công: http://tindaiphap.net để tìm hiểu thêm thông tin.
    Không phải đơn giản mà Pháp Luân Công được phổ biến ở 114 quốc gia trên thế giới với hơn 100 triệu người theo học. Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí cũng đã nhận được hơn 2.000 giải thưởng, giấy khen tặng của các tổ chức, chính phủ các nước.
    Thực tế cho thấy, thực hành Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần cho nhiều học viên toàn thế giới. Bởi vì Pháp Luân Đại Pháp là môn pháp tính mệnh song tu, nên học viên không chỉ tập các động tác (5 bài công Pháp) để diễn hóa năng lượng của thân thể đề cao sức khỏe, mà còn phải đề cao cả đạo đức tâm tính của mình bằng cách sống theo các nguyên lý là Chân-Thiện-Nhẫn. Bằng cách tu tâm tính, các học viên sẽ trực tiếp có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của mình.
    Theo kết quả của cuộc điều tra sức khỏe lớn đầu tiên được thực hiện vào năm 1998 đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Kinh, trong số 12.731 người tham gia, 93,4% có bệnh khi bước vào tập, và 49,8% có ít nhất 3 loại bệnh tật trước khi họ bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp. Tỷ lệ các trường hợp có tác dụng tốt đạt 99,1%, và trong số này, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn là 58,5%.

    “Pháp Luân Đại Pháp tốt”, điều đó là sự thật. Tuy nhiên, khi có người tin tưởng đường lối tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp thì cũng sẽ có người không tin – Tất cả chúng ta, ai cũng có quyền tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng, đó là quyền căn bản của con người – Ở đây tôi chỉ mong muốn rằng sẽ cung cấp thêm thông tin để mọi người có một cái nhìn đầy đủ hơn về Pháp Luân Công.

    • Cám ơn bạn đọc Thiên Cầm đã vào đọc Vườn Đào, đặc biệt đọc bài viết về ông “Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công”.
      Theo tôi nghĩ thì rất là khó để mà biết rõ (tôi nhấn mạnh biết rõ) một người nào, nhất là khi người ấy nói tới những điều ít ai nghe thấy bao giờ, khó tưởng tượng ra. Bởi vậy, thông thường mọi người chỉ hiểu người khác qua những hiểu biết, kinh nghiệm cá nhân, chủ quan hay thiếu sót mà thôi. Điều này thiết tưởng chúng ta phải rộng lượng mà chấp nhận.

      Riêng về cá nhân tôi, tôi vẫn nghĩ, và đã nhiều lần góp ý với bạn đọc, là tu tập theo Pháp Luân Công là một điều rất hay, tốt cho sức khỏe, tốt cho đời sống tâm linh.

      Tuy nhiên, trên diễn đàn này, khi nhận được những ý kiến khác biết về riêng cá nhân ông Lý Hồng Chí – không phải là tu tập theo Pháp Luân Công – liên quan đến Tín Ngưỡng và Tư Tưởng mà bạn đọc gọi là quyền căn bản của con người, thì tôi nghĩ, để được vô tư đối với tất cả các độc giả, tôi có bổn phận phải nêu ra (tỷ như những điều ông Lý Hồng Chí, một vị Giáo Chủ, nói không tốt đẹp gì về Đạo Phật Thiền Tông, về Đức Thích Ca Mâu Ni, có ý nói sai) để, như ông bạn đã nói, mọi người có một cái nhìn đầy đủ hơn về ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công.

      Một lần nữa cám ơn bạn đọc Thiên Cầm đã góp ý với Vuờn Đào.

  8. Đừng để lý trí lu mờ bởi những cám dỗ vật chất tinh thần do con người làm ra,khi lấy pháp để đo lường sự việc mà ta cho là sai với chân lý.Đó là khảo nghiệm đễ bạn tu tâm tính,nếu vượt qua đươc bạn đã phát triển thật sự…Tu phật(còn gọi là tập theo lối sống của những sinh mệnh thông thái,hiểu biết pháp lý của vũ trụ)có hơn tới 8vạn pháp môn để tu viên mãn ,dù bất cứ pháp môn nào bạn chọn hãy tìm hiểu kỉ nó và theo đến cuối cùng rồi củng xẽ thành công như nhau.

    • Thưa ông Vương King,

      Cám ơn ông đã vào Vườn Đào và đọc bài viết: “Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công” và chia sẻ ý nghĩ nhân đọc bài này.
      Đọc lời phê bình của ông, quả thật tôi không hiểu rõ ông muốn nói chi.

      Xin ông có thể vui lòng nói rõ hơn để mọi người hiểu rõ hơn cao kiến của ông chăng?
      Đào Viên.

  9. Bác Đào Viên ạ. Cháu nghĩ topic này của bác không được ổn. Bác không có quyền khái quát về Pháp Luân Công theo ý hiểu của bác. Bác cũng lấy Kinh sách Chuyển Pháp Luân ra rồi đoạn chương thủ nghĩa, tự ý diễn giải theo ý của mình, như vậy không được khách quan. Nếu như Phật Pháp là có thật, thì Phật Pháp tinh thâm vô cùng, làm sao 1 người bình thường có thể tự ý diễn giải được.
    Cháu xin thẳng thắn chia sẻ, không sợ mất lòng ai hết, vì chúng ta đều là người tu, cần phải trao đổi cởi mở.
    Sau này bác sẽ hiểu ra tất cả, và cháu chắc chắn rằng bác sẽ hối tiếc vô cùng đấy. Để bất biến Pháp của vũ trụ, không một ai có quyền tự ý diễn giải theo ý của mình. Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau, bác ở tầng đấy thì khi bác đọc Chuyển Pháp Luân thì bác sẽ hiểu theo một nghĩa. Khi bác đề cao tâm tính, thì bác sẽ hiểu thêm nhiều điều khác. Người căn cơ tốt hơn bác, khi đọc Chuyển Pháp Luân sẽ hiểu khác bác. Vì thế bác đánh giá về Pháp Luân Công phải chăng là làm loạn Pháp?
    Bác dành cả đời để nghiên cứu về Phật giáo, có thể đó là niềm tin của cả cuộc đời bác, vì thế có thể cháu nói những điều này sẽ đụng chạm đến lòng tự trọng của bác, nhưng nếu bác chịu thay đổi cách nghĩ một chút, đừng giữ những quan điểm cố hữu nữa, bác đọc Chuyển Pháp Luân và tu học Pháp Luân Đại Pháp một cách cởi mở, chắc chắn bác sẽ thấy được một chân trời mới, rộng lớn và bao la.
    Thân chào bác!

    • Cám ơn bạn đọc Dao (tvh_2000@yahoo.com) đã cho tôi nhiều lời khuyên cho tương lai. Chỉ riêng về lời khuyên bây giờ là :”tôi không có quyền khái quát về Pháp Luân Công..” thì tôi không biết nghĩ sao, chỉ đành chép lại lời nhắn nhủ của một bạn đọc khác, cũng là một đệ tử Pháp Luân Công, ông Thiên Cầm. Ông viết: ” Tất cả chúng ta, ai cũng có quyền tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng, đó là quyền căn bản của con người ”
      Đào Viên

  10. Đọc xong chỉ còn cảm giác Đào Viên là người thuộc “Không tu Đạo nhưng ở trong Đạo”, tâm thanh tính tự nhiên tốt.
    Một số chia sẻ của Đào Viên về Sư Phụ Lý và Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) ở mức tương đối sâu. Đến lúc hữu duyên, với ngộ tính và nền tảng tâm tính tự nhiên tốt như vậy, hy vọng Đào Viên sẽ được Pháp Thân của Sư Phụ Lý điểm hóa để thấu ngộ thâm sâu hơn nữa các Pháp của các tầng thứ vũ trụ.
    Phật Pháp ư? Phật Pháp là quá lớn quá lớn so với dung lượng và thể tích bộ não con người.
    Thân chào!

    • Cám ơn bạn đọc Vương Chu đã có những nhận định tốt đẹp về tôi.

      Có một khái niệm, cho đến nay, nhiều người hiểu theo những cách khác nhau. Đó là khái niệm về Phật Pháp. Người tu theo Pháp Luân Công dường như hiểu “Phật Pháp” là nguyên lý có đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ (như ông Lý Hồng Chí đã viết trong sách “Chuyển Pháp Luân” của ông). Trong khi ấy người Phật tử, theo Đạo Phật hiểu cụm từ này một cách rõ ràng và đơn giản: Phật Pháp là những Pháp từ kim khẩu Đức Phật nói ra.
      Đào Viên

  11. Phật Pháp theo cách hiểu kia thì là Pháp của một vị Phật Như Lai, mỗi Phật Như Lai là một Pháp Vương- Vua của Pháp đó, ai tu theo hoặc tham ngộ giáo lý rồi lập nhánh mới cơ bản đều thuộc bộ Pháp của Phật Như Lai đó.

    Pháp của Phật Như Lai Thích Ca Mầu Ni, Pháp của Phật Như Lai A Di Đà… là độc lập nhau, không bao hàm nhau. Đều là Pháp của một vị Phật Như Lai.

    Như vậy có phải là Phật Pháp chăng? Là Pháp của một vị Phật Như Lai…

    Anh Đào Viên hẳn không lạ gì về chữ “tam thiên đại thiên thế giới”. Theo cách tính trong kinh Phật, Phật Thích Ca quản. Vậy số ấy là bao nhiêu? Tam thiên đại thiên thế giới theo cách tính trong kinh= 1 tỉ tiểu thiên thế giới, mà 1 tiểu thiên thế giới = hệ thái dương (hệ mặt trời), nếu hệ thái dương có 9 hành tinh, nhân lên như sau: 1 tỉ tiểu thiên x 9= 9 tỉ; nếu hệ thái dương theo khoa học mới nhất công nhận có 8 hành tinh, vậy ta có: 1 tỉ tiểu thiên x 8= 8 tỉ.
    Như vậy Phật Như Lai Cồ Đàm quản số này theo kinh nói.

    Anh Đào Viên hẳn biết Hệ Ngân Hà chúng ta có bao nhiêu hành tinh? Từ 200 tỉ đến 400 tỉ? 8-9 tỉ so với 200-400 tỉ, anh có hiểu điều ấy là gì không? Bộ Pháp ấy bao hàm trong số ấy.
    Thân chào.

    • Cám ơn ông bạn đọc Vương Chu đã cho biết có nhiều vị Phật Như Lai, mỗi vị cai quản một bộ Pháp như Phật Như Lai Thích Ca Mâu Ni, Phật Như Lai A Di Đà… riêng biệt nhau.

      Cụ Đoàn Trung Còn là một vị học Phật rất thâm sâu đã ra một quyển Phật Học Từ Điển quý giá từ rất nhiều năm, được mọi người kính nể. Trong cuốn Từ Điển này chữ Như Lai có định nghĩa sau:

      Như Lai là Taghâtha (sanscrit), hay Niorai (Nhật ngữ), hay Đa Già A Già Độ (Phạn). Nương theo Thật tánh của Chân Như mà đến, mà thành Chánh Giác, thành Đạo. Vậy Như Lai là một trong thập hiệu của đức Phật.

      Phật Như Lai tức là PhậtThế Tôn, đức Thích Ca Mâu Ni vậy.

      Tóm lại theo cụ Đoàn Trung Còn thì Phật Như Lai chỉ có một vị Phật là đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, chứ không có nhiều vị Phật Như Lai, mỗi vị cai quản một phương, riêng biệt, không bao hàm nhau.

      Tôi không biết nhiều về Phật giáo lại càng biết ít hơn về Đại Pháp, nên chỉ có thể trích dẫn một nhà Phật học uyên thuâm để các bạn đọc có thêm thông tin mà suy luận cho rộng đường hiểu biết.
      Đào Viên

  12. tất cả mọi người không nói nữa. Mọi người làm loạn cả tâm tôi rồi

    • Thưa bạn đọc Vungxoanoc,
      Có một phương pháp rất hữu hiệu để giữ cho Tâm khỏi loạn động mà rất nhiều người đã áp dụng: đó là Thiền định.

      Giòng Thiền đã được Đạt Ma Sư Tổ đem vào Trung Hoa từ thời Lương Võ Đế, truyền thừa y bát qua 5 đời đến đời Lục Tổ Huệ Năng thì không còn truyền thống truyền thừa y bát nữa. Nhưng sau đó lại phát triển ra thành nhiều giòng Thiền Tông khác nhau, lan tràn sang nhiều nước, từ Triều Tiên, Nhật Bản đến Việt Nam, sản xuất ra nhiều vị Thiền Sư vĩ đại như các Ngài Đạo Nguyên Hy Huyền (giòng Thiền Tào Động), Ngài Bạch Ẩn Huệ Hạc, Ngài Hồng Xuyên Tôn Ông, Ngài Hồng Nhạc Tông Diễn bên Nhật; các Ngài Trúc Lâm Đại Đầu Đà, tức Vua Trần Nhân Tông, Ngài Pháp Loa, Ngài Huyền Quang bên Việt Nam. Họ là những Thiền Sư đã khai triển thêm rất nhiều ngành Thiền Tông và phương pháp Thiền Định, kể từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giơ cành hoa sen lên cho Ngài Dại Ca Diếp chứng ngộ (Niêm Hoa Vi Tiếu).

      Ai nghĩ rằng Thiền Tông đến đời Lục Tổ Huệ Năng đã bế tắc, đã lầm lẫn rất lớn.

      Bạn đọc Vungxoanoc hãy thử phương pháp Thiền Định để an tâm xem sao. Chúc bạn thành công
      Đào Viên

      • Thưa ông Đào Viên kính mến,

        Nhân ông nhắc đến chuyện “niệm hoa vi tiếu” và Ngài Ca Diếp, cháu xin có đôi lời.

        Trong quyển sách của Thầy Minh Châu so sánh giữa Trung A Hàm chữ Hán và Kinh Trung Bộ chữ Pàli, Thầy có viết đại ý là trong khi truyền thống Nam Tông đề cao Ngài Sariputta – Xá Lợi Phất thì truyền thống Bắc Tông lại đề cao Ngài Ca Diếp. Bản thân cháu khi biết câu chuyện này thì cháu cũng thắc mắc: “Sao chỉ có mỗi Ngài Ca Diếp lĩnh hội được ý Đức Phật?” Và sau khi đọc quyển sách trên của Thầy Minh Châu thì cháu nghĩ không loại trừ khả năng các vị theo truyền thống Bắc Tông sau này đã sáng tác ra câu chuyện “niệm hoa vi tiếu” trên để đề cao Ngài Ca Diếp. Ông nghĩ như thế nào về chuyện này ạ?

        Cháu gửi ông link tác phẩm của Thầy Minh Châu: (cháu nghĩ có lẽ ông đã đọc quyển này rồi)
        http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-sosanh-trung/sosanh00.htm

        Cháu kính chúc ông và gia đình được an lạc.

      • Anh Kienngot đã nêu lêm một điểm rất đặc sắc. Tôi chưa được đọc bản Luận Ắn Tiến sĩ của Hoa Thượng Minh Châu, nhưng theo tôi hiểu thì HT Minh Châu chỉ định nói Nam Tông đề cao ngài Xá Lợi Phất còn Bắc Tông, đúng hơn là Đại Thừa Thiền Tông, thì ai cũng coi ngài Ma Ha Ca Diếp là tổ Sư Thứ Nhất của Thìền Tông.

        Tại sao trong tất cả các đệ tử của Phật ngôi đấy, mà chỉ có một mình ngài Ma Ha Ca Diếp hiểu được ý Phật định nói gì thôi? Đây là hình ảnhrõ ràng nhất về chủ trương : “Giáo ngoạ biệt truyền. Bất lập văn tự.Trực Chỉ Minh Tâm, Kiến Tánh thành Phật” của Thền Tông.

        Nếu anh Kienngot vào một chùa nào, vào đại điện, thấy có tượng Phật ngồi trên tòa sen, tay cầm một bông hoa sen giơ lên, thì chắc chắn đó là một Thiền viện của Thiền tông.

        Đào Viên

  13. Phật Như Lai chỉ có một vị Phật là đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, chứ không có nhiều vị Phật Như Lai…
    ……………………..
    TIỂU BỘ KINH:
    Trong số 24 vị cổ phật (có người hiểu mới là Bồ Tát), một vị được thừa nhận là Phật Nhiên Đăng (Dipanikara-buddha). 1 kiếp Phật Thích Ca là người tu khổ hạnh tên là Thiện Huệ, sau được Phật Nhiên Đăng thọ ký sẽ là Phật tên hiệu là Thích-ca Mâu-ni (Sàkyamuni, hay Phật Cồ Đàm-siddhārtha gautama).
    – Thích-ca Mâu-ni (Sàkyamuni): “Trí giả trầm lặng (muni) của dòng Thích-ca”
    – Phật Cồ Đàm-siddhārtha gautama-Tất Đạt Đa Cồ Đàm: Cồ Đàm/Gautama người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa cuộc sống (artha)/giải thoát.

    Như vậy, ngoài Phật Thích Ca (Gautama/Cồ Đàm), còn có Phật Nhiên Đăng được thừa nhận là vị Phật có trước và thọ ký cho người tu khổ hạnh Thiện Huệ thành Phật.

    Trong kinh điển Đại Thừa thì có nói đến vô số các vị Phật, trong các vị Phật được kể, có một vị phật được biết đến rộng rãi nhất là Phật A Di Đà (A Di Đà Phật) trị vì Thế giới-cõi nước Cực Lạc…

  14. xin chào bác Đào Viên!
    Tôi cũng là một người đang tìm hiểu pháp luân công(đã và đang tu luyện trong đó)Và cũng cảm nhận được những thay đổi tốt về thể chất,còn tinh thần thì chưa chứng thực được vì bản thân còn rối rắn lắm không biết pháp luân công có thật sự huyền diệu như thế không.

    Khi đọc những nhận định của bác thật tình tôi thấy rất hợp ý mình,tôi cũng không phải là một phật tử nhưng mà những điều ông LHC nói về phật giáo cũng như về thiền tông,…quả là hơi khó nghe.Vô tình đọc bài luận của bác mà tôi không biết có nên tiếp tục tu luyện hay đợi cho mình một cơ duyên khác.Mong được bác góp ý thêm!

    • Thưa ông bạn Trung Thông,
      Theo tôi nghĩ, con người ngoài chuyện kiếm ăn để sinh sống, còn phải tu tập ít ra về 4 phương diện: Thân thể, Lý trí (học hành chữ nghĩa), Đạo đức (cách đốu xử với tha nhân) và Tâm linh. Thực ra 4 phương diện trên không hoàn toàn riêng biệt mà tương đồng tương tức với nhau.

      Tu tập theo PLC, ít ra là một cách tu tập rất tốt cho Thân thể. Còn về phương diện Tâm linh thì tôi không biết chắc. Bởi vì tu tập về Đạo đức và Tâm linh, theo tôi nghĩ cần có một vị thầy, đạo cao chức trọng, có thể dặt lòng tin được, để dẫn dắt, giảng giải, điểm hóa cho người tu. Muốn gặp người này, quả như bạn nói, phải có một cơ duyên nào đó mới đạt được. Về PLC, thì ông LHC bây giờ ở Hoa Kỳ, không còn nói Pháp nữa. Do đó người tu chỉ phải tự mình tìm ra lối đi thôi.

      Chúc bạn nhiều may mắn và thân tâm thường an lạc.
      ĐV

    • cần vững tâm.chỉ theo 1 pháp môn

      • Cám ơn bạn đọc Việt Anh đã viết bài phản hồi.

        1. Vấn đề tỵ nạn – Ông Lý Hồng Chí có thể không phải đi tỵ nạn năm 1998. Nhưng kể từ ngày ấy ông không bao giờ trở về cố quốc được. Sự thật này tùy theo mỗi người suy diễn ra (tỵ nạn hay không tỵ nạn) mà thôi.

        2. Đức Phật tu đến tầng Như Lai – Bạn nói chính tự thân Đức Phật nói đã tu đến tầng Như Lai. Quả thật tôi không thấy chỗ nào, trong kinh điển nào, trong pháp hội nào, Đức Phật đã tự thân nói như vậy. Tôi biết rằng Đức Phật đã Tu Thiền (mà ông LHC gọi là tu Sừng bò) qua 4 tầng Thiền để đạt đến chứng quả Giải thoát. Mời bạn đọc đoạn văn dưới đây (trong sách Đức Phật và Phật Pháp của ngài Narada, Phạm Kim Khánh dịch):
        “Sau khi độ một vài vật thực thô sơ, Đạo Sĩ Gotama (Cồ Đàm) phục hồi sức khỏe và dễ dàng nhập Sơ Thiền (Jhana), tầng thiền mà Ngài đã thành tựu trong buổi thiếu thời. Rồi từ đó dần dần Ngài nhập Nhị Thiền rồi Tam và Tứ Thiền. Khi nhập thiền, tâm Ngài an trụ hoàn toàn vững chắc vào một điểm, lắng dịu trong sáng như mặt gương lau chùi bóng láng, và mọi sự vật đều có thể phản chiếu một cách vô cùng trung thực. Rồi tư tưởng trở nên lắng dịu, tinh khiết, trong sạch, không còn ô nhiễm, dễ uốn nắn, giác tỉnh, vững chắc và không thể lay chuyển, Ngài hướng tâm về tuệ giác có liên quan đến trạng thái “Hồi Nhớ Những Kiếp Quá Khứ” (Pubbe-nivasanussati Nana, Túc Mạng Minh tuệ hồi nhớ tiền kiếp).
        Ngài nhớ lại nhiều kiếp sống qúa khứ như thế này: Đầu tiên một kiếp, hai kiếp, rồi ba kiếp, rồi bốn, năm, mười, hai mươi, đến năm mươi, rồi một trăm, một ngàn, một trăm ngàn, rồi sự phân tán của nhiều chu kỳ thế gian, rồi sự phát triển của nhiều chu kỳ thế gian, rồi cả hai, sự phân tán và sự phát triển của nhiều chu kỳ thế gian. Ở đây Ngài tên gì, sanh trưởng trong gia đình nào, giai cấp nào, kiêng cữ điều gì, vui thích và đau khổ thế nào, và chết cách nào. Từ cảnh ấy ra đi, Ngài tái sanh vào cảnh nào, có tên gì, sanh trưởng trong gia đình nào, giai cấp nào, kiêng cữ điều gì, vui thích và đau khổ thế nào và chết cách nào. Rồi từ đó ra đi, tái sanh vào cảnh này. Như thế ấy Ngài hồi nhớ cách thức tái sanh và nhiều chi tiết về những kiếp sống quá khứ. Đây, hẳn vậy, là Tuệ Giác Đầu Tiên mà Ngài chứng ngộ vào lúc canh một, đêm Thành Đạo.
        Đã phá tan lớp vô minh có liên quan đến quá khứ, Ngài hướng tâm thanh tịnh về tuệ “Tri Giác hiện tượng Diệt và Sanh của Chúng Sanh” (Cutupapata Nana, Thiên Nhãn Minh). Với tuệ nhãn tinh khiết và siêu phàm, Ngài nhận thấy chúng sanh chết từ kiếp này tái sanh vào một kiếp sống khác.Ngài chứng kiến cảnh tượng kẻ sang người hèn, kẻ đẹp người xấu, kẻ hạnh phúc người đau khổ, tất cả đều trải qua hiện tượng diệt và sanh, tùy hành vi tạo tác của mỗi người.
        Ngài biết rằng người này, do hành động, lời nói và tư tưởng bất thiện, nguyền rủa bậc Thiện Trí Cao Thượng, tin tưởng không chân chánh và có nếp sống của người tà kiến, sau khi thể xác phân tán và lìa đời, đã tái sanh vào những trạng thái bất hạnh.
        Ngài biết rằng những người kia, do hành động, lời nói và tư tưởng tốt đẹp, biết tôn trọng bậc Thiện Trí Cao Thượng, có đức tin chân chánh và có nếp sống của người có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, đã tái sanh vào những cảnh Trời an vui hạnh phúc.
        Như vậy, với Thiên Nhãn Minh, Ngài mục kích tình trạng phân tán và cấu hợp trở lại của chúng sanh.Đây, hẳn vậy, là Tuệ Giác Thứ Nhì mà Ngài chứng ngộ trong canh giữa, đêm Thành Đạo.
        Đã phá tan lớp vô minh có liên quan đến tương lai, Ngài hướng tâm thanh tịnh về “Tuệ Hiểu Biết sự Chấm Dứt các pháp Trầm Luân” (Asavakkhaya Nana, Lậu Tận Minh). Đúng với thực tại, Ngài nhận thức: “Đây là Phiền Não”, “Đây là sự Chấm Dứt Phiền Não”. “Đây là Con Đường dẫn chấm dứt Phiền Não”.Cùng một thế ấy, đúng với thực tại Ngài nhận định: “Đây là Ô Nhiễm”. ” Đây là sự Chấm Dứt Ô Nhiễm”. “Đây là con đường dẫn đến Chấm Dứt Ô Nhiễm”. Nhận thức như thế, tâm Ngài giải thoát ra khỏi dục lậu (ô nhiễm của dục vọng), hữu lậu (ô nhiễm của sự luyến ái đời sống) và vô minh lậu (ô nhiễm của vô minh).
        Được giải thoát, Ngài biết rằng: “Ta đã được giải thoát” và Ngài nhận thức: “Tái sanh đã chấm dứt, đời sống Phạm Hạnh đã được viên mãn, đã làm xong những việc cần phải làm, không còn trở lại trạng thái này nữa.” Đây là Tuệ Giác Thứ Ba mà Ngài chứng ngộ trong canh ba, đêm Thành Đạo.
        Màn vô minh đã được giải tỏa và trí tuệ phát sanh. Đêm tối đã tan và ánh sáng đến.”

        3. Khinh miệt Đức Phật – Dưới đây là một vài lời văn trong sách Chuyển Pháp Luân của ông LHC:

        “Trong những năm tại thế, Thích Ca Mâu Ni đã luôn luôn phát sinh hình thái đấu tranh về ý thức…Nhưng sau khi Thích Ca Mâu Ni [nhập] niết bàn, các tôn giáo khác lại bắt đầu hưng thịnh…nói như thể đó là lời của Thích Ca Mâu Ni, chứ họ không giảng [bằng] những lời nguyên gốc của Thích Ca Mâu Ni”.

        Trong tất cả các sách tôi đã được đọc, khi nói tới Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mọi người đều xưng tụng là Ngài, là Đức Phật, không ai chỉ gọi ngài bằng tên không cả. Tôi không rỏ trong tiếng Trung Hoa của ông LHC, người Trung Hoa có truyền thống đó không?

        4. Một lời văn khác trong sách Chuyển Pháp Luân của ông LHC:

        “Không được gọi các học viên (đệ tử) truyền bá Pháp Luân Đại Pháp là Thầy, là Đại sư, v.v.; Sư phụ trong Đại Pháp chỉ có một. Bất kể vào học trước hay sau cũng đều là đệ tử.”

        Vậy Sư Phụ trong Đại Pháp chỉ có Một. Vị này là ai? Nếu tôi vào PLC, tôi có phải gọi ông LHC bằng Sư phụ không? Hỏi tức là trả lời vậy.
        ĐV

  15. Pháp Vô Pháp

    Bác Đào Viên kính mến,

    Quả thật là rất vui khi tìm thấy posting này ở đây như tìm được một tri kỷ. Nói về tuổi đời con kém bác hơn nữa thể kỷ nên xin được xưng là con. Con cũng đã từng nghiên cứu và tập luyện PLC cũng vì khoái múa múa máy máy cho vui, thậm chí còn chỉ điểm cho một vài người tập theo nữa… hì hì… Tuy nhiên, khi bắt đầu đọc quyển PLTC thì giật mình hởi ơi!! Làm sao mà Sư phụ Lý Hồng Chí (SP LHC) lại có thể hiểu và trình bày Phật pháp một cách nông cạn đến như vậy? Càng đọc mới càng thấy rằng SP không hiểu sâu về Phật Pháp cũng như về Thiền học, những lý luận này chỉ có thể hấp dẫn với những ai chưa hiểu gì về Phật pháp cũng như Thiền. Tuy nhiên, trong từng ấy năm con vẫn luôn thắc mắc là các vị Cao Thủ Phật Học ở đâu sao không ai lên tiếng để cho bao nhiêu người Phật Tử (còn lơ tơ mơ) có thể bị cuốn vào một giáo thuyết mang danh Phật pháp đó. Hôm nay, con được đọc bài của bác cũng lầy làm thỏa lòng vì chí ít cũng có người đã lên tiếng, hơn nữa bác đã thể hiện được một tinh thần trung dung, trầm mặc mang đầy phong thái của một người thiền.

    Con mong rằng mình có đủ “nhiệt huyết” để có thể ép mình viết tiếp được một bài với tinh thần giống bác nêu ra những vấn đề hết sức cơ bản mà nhiều điểm trong học thuyết PLC không đi đúng với tinh thần Phật pháp.

    Cảm ơn bác,
    PVP

    • Cám ơn bạn đọc PhápVôPháp đã bỏ công ra đọc bài này. Tôi thiết nghĩ bạn PVP không nên thác mắc nhiều về sự thiếu phản ứng của nhũng người mà bạn gọi lhà “cao thủ Phật học”, bởi lẽ ông LHC đã từ quá lâu không còn nói Pháp nữa. Vả lại căn bản của người Phật tử chân chính là lòng bao dung tha thứ.

      Thực ra, trên thực tế tôi đã thấy nhiều diễn đàn trên mạng Internet, nhất là diễn đàn bằng tiếng Anh, người ta đã nói về ông LHC và PLC không chút hảo cảm mà coi đó là một “cult’ (tà đạo). Riêng về phần tôi, khi viết vài khảo cứu về ông LHC và PLC, tôi đã cố sức trình bầy vấn đề một cácgh trung thực, không thiên vị, phần lớn là trích dẫn những điều ông nói ra. Trên diễn đàn này, tôi bất đắc dĩ bị lôi cuốn vào những cuộc tranh luận vô bổ chỉ bởi vì có nhiều bạn đọc khác đã nêu lên những câu hỏi liên quan.

      Chúc bạn đọc PVP có thêm “nhiệt huyết” và thân tâm thường an lạc.
      ĐV

      • trân công phán

        Vào trang này tôi thây mọi người có hiểu biết rất sâu ,luận giảng cũng hòa nhã. Nhưng đoc nhiều lần tôi chỉ thây mọi nguời đàm luận chỉ vì mot bài pháp của LHC ,và Thiền định .Tôi đã tìm và đọc qua PLC, theo tôi thi ông LHC sử dụng từ ngữ hơi không đượcrành mạch vì thế mà dẫn đến tranh luận găy găt. Nhưng theo tôi ông LHC chỉ lây đó làm dẫn chứng và tổng thể bai giảng chỉ nói vê pháp vô định pháp mà thôi.

  16. Ai đó mới comment lấy tên là tungtu@yahoo.com. Có những lời lẽ thật thô thiển. Người này chắc chắn là một con người vô thần. Nói những lời lăng mạ người khác mà không sợ mất đức chút nào. Thật là tội nghiệp…

  17. Một vài Nhận định về phong trào Pháp Luân Công
    1. Pháp luân công ra đời và phát triển trong bối cảnh như sau :

    1.1 Chủ nghĩa cộng sản phá hủy các giá trị tâm linh của người Trung quốc, nâng cao tầm quan trọng của vật chất( duy vật ), khiến cho đời sống tinh thần của con người bị khiếm khuyết, tàn tật, không có định hướng đạo đức cụ thể.

    1.2 Lý Hồng Chí đã bằng tư duy hệ thống của mình đã hệ thống các kiến thức pha trộn giữa đạo phật, đạo lão và triết học siêu hình của phương tây ( trong Chuyển pháp luân có rất nhiều luận điểm được lấy từ các quan điểm triết học siêu hình của phương tây) cùng với duy lý cá nhân của mình thành một học thuyết tương đối đầy đủ và thỏa mãn các khát vọng tâm linh những người đang thiếu định hướng sống nói riêng và con người nói chung.

    1.3 Bằng vào kiến thức khí công của mình, Lý Hồng Chí đã chỉnh sửa một môn khí công cổ ( 5 bài tập này đã có trước khi Pháp Luân Công ra đời, tuy nhiên khác ở một số động tác và không có nhiều động tác vặn xoay ) thành môn khí công của mình với khối lượng tập luyện lớn, người bình thường nếu vận động với khối lượng như vậy thường xuyên cũng sẽ đạt được nhiều thành tựu về sức khỏe, và ở đây ông Lý đã lồng ghép niềm tin tâm linh vào để người tập có động lực tập luyện hết cả bài
    .
    2. Tại sao nhiều người tin và theo tập Pháp Luân Công?

    2.1 Thứ nhất: Pháp Luân Công đánh vào tâm lý mong muốn sự trường sinh bất tử, và mong muôn muốn được hưởng cuộc sống thần tiên của con người từ ngàn đời nay.Đồng thời phát động những những mong muốn đạt được những kỹ năng siêu thường ở con người, đồng thời sử dụng lý luận của sự tận thế và sự cứu rỗi khi học pháp.

    2.2 Thứ hai: PLC đưa được ra 5 bài tập, và sự kết hợp với tín ngưỡng để người tập có thể chuyên cần tập luyện hàng ngày, mang lại sự cải biến về sức khỏe cho người tập.

    2.3 Thứ ba: Kết hợp phật giáo và đạo giáo là hai tư tưởng tôn giáo lớn đã ăn sau vào đời sống tâm linh của người phương đông.

    2.4 Thứ tư: Đấy là yếu tố quan trọng và cơ bản nhất, bằng phương pháp Marketting khéo léo, ông Lý đã lồng ghép một phương pháp tự kỷ ám thị lớn vào quá trình tu luyện Pháp. Ông Lý nói, chỉ có đọc sách của ông và phát chính niệm hàng ngày thì mới được Pháp Thân của ông bảo vệ, mới mong tu lên được các tầng thứ cao hơn, điều này khiến cho học viên hình thành 1 phương pháp tu luyện như sau: Tập trung và tụng sách hàng ngày, mỗi ngày phát chính niệm ( ngồi nghĩ về pháp ) 3 lần, chính phương pháp tự kỷ ám thì này khiến cho các học viên ngày càng coi những gì ông Lý nói là chân lý và không thoát ra được tư tưởng này. Khi con người đã vướng vào vòng tự kỷ thì đúng sai không còn giá trị nữa, mà mặc nhiên coi những gì bị ám thị là đúng.

    3. Những ưu điểm của Pháp Luân Công:

    – mang lại lợi ích sức khỏe.
    – mang lại chỗ dựa tâm linh cho những tâm hồn yếu đuối sống tốt hơn.
    – Vươn đến tính hướng thiện của con người.

    4. Những tác hại của Pháp Luân Công.

    4.1 Chính sự đề cao cá nhân và đề cao Pháp của ông Lý, tự thần thánh hóa bản thân, đã tạo ra một nét văn hóa trong phép tu của Pháp, đa số các học viên theo tu Pháp đều coi mình không phải là người thường mà là người siêu phàm đang trên đường tìm lại chính mình ( trở lại các tầng thứ cao), dẫn đến tâm thái coi thường những suy nghĩ của người bình thường, phủ nhận khoa học và tự đề cao bản thân, dẫn đền tình trạng tự tôn không tiếp thu những khái niệm của cuộc sống bình thường.

    4.2 Giới hạn tư duy trong sách Pháp Luân Công và coi đấy là chân lý.

    4.3 Tu tập thành các nhóm đồng tu, và tương đối cách biệt, hoặc không thể hòa nhập với thế giới bên ngoài.

    4.4 Với suy nghĩ những khó khăn đến với mình là trả nghiệp, cho nên không tuân thủ những luân thường đạo lý của xã hội thông thường ( thường bất hòa với cha mẹ , anh em, vợ chồng, nếu họ không theo pháp).

    4.5 Chính phương pháp tự kỷ, phát chính niệm, học pháp tập trung nên luôn ở trong trạng thái hư hư thật thật, u mê, dễ bị sách động, không tuân thủ các quy định của xã hội đương thời.

    5 Tại sao Pháp Luân Công lại bị đàn áp ở Trung Quốc?

    Thông thường muốn ổn định xã hội, các thể chế cầm quyền phải ban hành hàng loạt các quy tắc xã hội , trải qua rất nhiều thế hệ để tạo nên một nền tảng xã hội định vị được trật tự, và đặc biệt ở chế độ cộng sản tại Trung Quốc.

    Để đảm bảo các quy tắc xã hội có tác dụng thì phải được người dân tin tưởng áp dụng. Đối với những người theo Pháp, với phương pháp tự kỷ đã tạo nên sự tin tưởng tuyệt đối vào những điều huyền bí nói trong Pháp cho nên coi thường những quy tắc xã hội này, đồng thời chính tâm thế đề cao cá nhân, cho nên không tiếp thu những định chế của xã hội ( tự suy lý ), điều này gây quan ngại trực tiếp đến giới cầm quyền.

    Nếu số lượng nguời tập nhỏ, không ảnh hưởng đến số đông thì không sao, tuy nhiên nếu số lượng lớn đột biến thì ảnh hưởng nghiêm trong đến sự duy trì trật tự của giới cầm quyền ( tự đề cao và dễ bị sách động ), nhất là đối với 1 thể chế chuyên quyền như cộng sản Trung Quốc, cho nên việc bị coi là tà giáo và bị đàn áp là điều hiển nhiên, và đối với chính trị là điều nên làm, tuy nhiên 1 số phương pháp làm của chính quyền Trung Quốc quá tàn bạo ( một phần cũng vì không còn cách nào khác để giải tán PLC vì người tu theo pháp quá cuồng tín) đã gây sự phẫn nộ trong dư luận.
    Theo dòng phát triển của xã hội, lúc thịnh lúc suy, đã có hằng hà vô số các tư tưởng, giáo phái ra đời, phát triển và lụi tàn tùy theo từng thời khắc của lịch sử, nhưng có điều kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, cứ khi nào nền tảng đạo đức xã hội xuống cấp, cuộc sống con người cùng cực và khi sắp có sự thay đổi lớn về mặt thể chế thì có hàng loạt các giáo phái và tư tưởng ra đời, phát triển rầm rộ, sau đó sẽ lụi tàn hoặc sẽ trở thành chính giáo để nâng đỡ niềm tin sống cho con người. Bởi vậy mặc dù có nhiều nét đề cao cá nhân và phủ nhận tôn giáo khác, và những lợi ích, tác hại của riêng mình, nhưng Pháp Luân Công cũng đã , đang và sẽ đóng vai trò nhất định trong lịch sử phát triển của loài người.
    PVQ

    • Theo ý kiến của tôi, nếu là 1 người thực sự hiểu chuyển pháp luân, bạn sẽ không bao giờ bị bó hẹp tư duy ở bất kỳ một học thuyết, một quan điểm hay một tôn giáo nào chứ không phải chỉ 1 quyển CPL bơi vì Pháp vô định pháp, Phật Pháp vô biên. Mỗi lần thức ngộ lại một lần đổi khác, tư duy không bao giờ bị giới hạn cả.

      Ngoài ra việc có những đệ tử cuồng tín là không thể tránh khỏi. Đó là những người mê trong mê, không thật sự hiểu. Thầy Lý Hồng Chí cũng chưa bao giờ nói mọi người thiền phải tưởng tượng ra hình ảnh của Thầy cả nên bạn nói cái tự kỷ mà Thầy Lý gây ra là sai. Nên nhớ các pháp môn khác, kể cả Mật tông thường sáng ngủ dậy cũng phải thiền định, bắt quyết, thế thì bạn nói như nào. Còn những thiền tông khác chẳng phải khi thiền định phải tưởng tượng ra hình ông Phật ở trán sao … bạn nói vậy là áp đặt rồi.

      Ngoài ra về vấn đề cuồng tín, bạn thử nhìn xem, giờ 1 ca sĩ hàn quốc sang Việt Nam, bạn thấy sao, có những đứa trẻ còn ôm hôn cả cái ghế của anh ca sĩ vừa ngồi vào. Nhưng cũng có người nghe nhạc nhưng chẳng để tâm anh ca sĩ đến hay không. Nghĩa là dù là pháp nào thì cũng có những người mê muội. Tất cả do duyên phận của mỗi người. Các pháp môn đều tốt. Ai có duyên với pháp môn nào thì sẽ vào pháp môn đó.

  18. Cho phép tôi nói vài lời; đối với 1 vấn đề thì mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau, nhưng đúng hay sai thực sự thì không phải do chủ quan của mình. Ngay cả 1 người với 1 vấn đề lúc này thấy thế này là đúng , nhưng lúc khác lại thấy sai… ( như giải toán, nghiên cứu khoa học chẳng hạn). Khi tôi đọc phần 4. của bạn PVQ viết thì lần đầu có vẻ là đúng( tôi đọc lướt nên ko kỹ) nhưng khi đọc thêm vài lần thì thấy sai rồi, theo tôi thì có vấn đề ngay cả những người tìm hiểu Pháp Luân Công cũng thấy sai. Đây cũng là ý kiến cá nhân của tôi thôi. Còn vấn đề Pháp Luân Công tốt hay không thì tôi xin nói rằng đối với tôi thì vô cùng tốt.
    Đối với những ai thật tâm muốn học Pháp thì đây là vài tìm hiểu của tôi. Tất nhiên là về Pháp Luân Công,vì tôi ko học công pháp khác:
    Sự kiện về hoa Ưu Đàm nở http://tindachieu.com/news/2010/07/loai-hoa-u-am-huyen-thoai.html
    Dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni đối với Phật Giáo thời kỳ Mạt Pháp http://chanhkien.org/2009/08/du-ngon-cua-phat-thich-ca-mau-ni-doi-voi-phat-giao-thoi-ky-mat-phap.html
    Dự ngôn trên bia đá của Lưu Bá Ôn tại núi Thái Bạch tỉnh Thiểm Tây http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?p=18341&langid=1
    Trong sách Chuyển Pháp Luân có đề cập đến vấn đề là tư duy của con người thực sự phát ra là từ nguyên thần chú ko phải là bộ não. Tôi cũng tìm được bài viết này http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Nhung-nguoi-song-khong-can-nao/11050070/111/
    V.V……
    Tôi muốn nói với mọi người rằng những ý kiến trên (của tôi , của người khác cũng thế) là để mọi người tham khảo. Vì vậy hãy tìm những thông tin khách quan có độ tin cậy cao( link tôi gửi đó nhưng còn nhiều nữa) rồi hãy nhìn nhận cho chính xác hơn về Pháp Luân Công.

  19. Tôi vào đọc bài phản hồi của PVQ, tôi thấy có nhiều nhận xét rất xác đáng. Tuy nhiên có một nhận xét của PVQ tôi không đồng ý: PVQ cho rằng học thuyết của ông Lý Hồng Chí (LHC) là một sự pha trộn giữa đạo Phật, đạo Lão và triết học siêu hình của phương Tây. Đọc sách về Pháp Luân Công (PLC) của ông LHC, tôi quả có thấy ông ta nói đến đạo Phật. Thế nhưng tôi không thấy có gì là giáo lý đạo Phật trong học thuyết của ông LHC hết.

    a. – Ông LHC chỉ dùng những danh từ, những thuật ngữ Phật học như: Phật Pháp, Pháp Luân.. với một ý nghĩa khác hẳn với Phật giáo. Thí du: chữ Pháp Luân trong Phật giáo là một từ ngữ trừu tượng chỉ bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật nói với anh em Kiều Trần Như về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Trong PLC, chữ Pháp Luân lại là một cái bánh xe vô hình quay theo chiều kim đồng hồ hay ngược lại, được ông LHC cài vào bụng dưới mỗi người.
    b. – nói tới sự quyết tâm Thiền định và giác ngộ đạt tới Chánh đẳng chánh giác của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dưới cây bồ đề cùng 49 năm hoằng pháp, thì ông LHC lại diễn tả như một sự tu tập để vươn lên “cao tầng”, một quan niệm tu tập riêng của ông LHC. Mỗi lần tu lên được một “tầng” lại thấy là sai, lại phải tu thêm nữa, sau cùng hết đời mới tời “tầng Như Lai”. Đây là một sự phỉ báng Đức Phật chứ không phải là đạo Phật.
    c. – Ông LHC nói tới “Thiền tông”, thì cho rằng sau Lục Tổ Huệ Năng, Thiền tông đã bế tắc, cho nên ông LHC gọi Thiền tông là cái “sừng bò”. Điều này hoàn toàn không đúng như bác Đào Viên đã khẳng định trong một bài góp ý trước đây (với bạn vungxoanoc).

    Tóm lại, bảo rằng học thuyết PLC của ông LHC có một phần giáo lý của Đức Phật trong đó là không đúng.

    Ông LHC, đã chỉ muốn lợi dụng Phật giáo, dùng những thuật ngữ Phật giáo để lôi kéo những người dân Trung Hoa ít học, mà đại đa số từ lâu đã theo hay quen với giáo lý và học thuật Phật giáo. Không những thế ông LHC còn có ý làm giảm giá trị của đạo Phật, nói sai, nói xấu Đức Phật và Phật Pháp để có thêm tín đồ.

    • Tu luyện PLC không bắt buộc ăn chay, mà là có gì ăn nấy. Do đó, những người trước đó vì lí do nào đó họ ăn chay, họ lại trở lại ăn cá thịt bình thường.

  20. PLC dạy ăn chay, tập khí công để cải thiện sức khỏe và dạy con người hướng đến giá trị chân thiện nhẫn là điều đáng hoan nghênh. Cái chính là tiếp thu những giá trị tích cực, phù hợp cho bản thân mỗi người. Tuy nhiên, như những gì trao đổi, nếu nói PLC có những giá trị của Đạo Lão, Đạo Phật và triểt học siêu hình phương Tây nên xem PLC là tôn giáo, là một giáo phái; ngược lại, cho đó không phải là tôn giáo. Vậy bản chất của PLC có là tôn giáo hay không. Khi nói tôn giáo người ta hiểu đó là hình thức của những tôn giáo nhất định: có giáo chủ, giáo lý-giáo luật, có lễ nghi, có chức sắc, có tín đồ, có hệ thống tổ chức. Xét ở góc độ đó, PLC liệu có đủ điều kiện của một tôn giáo?

    • Thưa bạn đọc Huuminh,
      Nhiều người đang tu tập Pháp Luân Công không nghĩ là PLC là một Tôn Giáo như một người đã viết dưới đây:

      ________________________________________________
      xuandai | Tháng Mười 10, 2010 lúc 10:17 sáng |

      Mình dạo net, tình cờ đọc bài này. Xuân Đài muốn chia sẽ thêm với Daovien. Pháp Luân Công không phải là tôn giáo, hoàn toàn không có “giới luật”, hoàn toàn không cấm đệ tử bất kỳ việc gì, tất cả những việc làm của đệ tử Pháp Luân Công là hoàn toàn tự nguyện, bản thân “ngộ” được tới đâu thì tự đặt yêu cầu cho bản thân, vậy hà. 😀 . Thân. Chúc an lạc.

  21. Việc cài Pháp luân vào bụng dưới của mỗi người, tập luyện để đạt đến cao tầng, giảm bớt nghiệp lực gia tăng đức,…là những yếu tố có vẻ như kỳ bí. Yếu tố kỳ bí đó có phải là giải pháp tâm linh mà LHC hướng mọi người tập luyện đến nơi đến chốn? Vậy nên gọi PLC là gì thì chính xác nhất, môn phái, giáo phái, học thuyết, phong trào, Bộ công pháp ….?
    Ngoài bài viết của BBC từ năm 2009, lại khó khăn khi muốn tìm hiểu thông tin chính thức về việc tu tập PLC tại Việt Nam cũng như phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam về việc này. Xin trao đổi và mong được chia sẻ.

  22. Tình cờ tôi vào trong mạng internet, được đọc một bài trong một trang mạng của Pháp Luân Đại Pháp của các đệ tử Pháp Luân Công. Bài này, cũng như hầu hết các bài khác, được dịch từ trang mạngPháp Luân Đại Pháp Trung Quốc. Người viết là một phụ nữ Trung Hoa. Cô ta viết ra những điều mà tôi không bao giờ có thể nghĩ ra được. Thí dụ:

    “Dưới đây tôi xin kể câu chuyện chân thực cuộc đời mình trước khi tu Đại Pháp. Khi tôi 14 tuổi, có một vị sư phụ tìm và dạy tôi pháp môn tu luyện của Ngài. Khi ấy tôi mới là cô bé học sinh trung học, còn vị sư phụ đã sống trên 500 năm. Ông thường giảng Pháp cho tôi. Tôi được khai mở thiên mục ngay từ đầu trong pháp môn tu này, vì thế tôi có thể thấy trong các miếu, các chùa có những phụ thể là cáo, chồn, quỷ, rắn,… Sau này, tôi, khi ấy quãng 26, 27 tuổi, một mình thân gái tìm đến núi Nga Mi [thuộc tỉnh Tứ Xuyên,.. Phần nửa trên núi số người tu luyện ít dần, đồng thời tuổi của họ cũng cao dần lên. Họ đều tu trên 2.000 năm và công trụ của họ đều vượt khỏi hệ Ngân Hà…. Trong đó có một sư phụ trong quá khứ của tôi. Sau này tôi được biết rằng khi sư phụ vĩ đại của chúng ta – Lý Hồng Chí – lên núi Nga Mi, tất cả người tu luyện đều ra đón chào Ngài, và công trụ của họ nhảy múa trên không trung như pháo hoa vậy…. Đoá sen đưa tôi tiến đến trước mặt vị Đại Phật, và thân thể tôi cũng lớn dần nhờ sự gia trì từ Phật lực của vị Đại Phật. Vị Đại Phật thực hiện đại thủ ấn về phía tôi. Lập tức xuất hiện muôn đạo kim quang, và từ muôn đạo kim quang bay ra những kinh thư lấp loáng sắc vàng. Tôi mừng quá đưa hai tay đón lấy, hai cuốn kinh thư đầu tiên là “Chuyển Pháp Luân” và “Trung Quốc pháp Luân (bản hiệu chỉnh)” Tư tưởng tôi chợt máy động: “Tại xã hội người thường con biết tìm Ngài ở đâu?” Vị Đại Phật liền biến thành hình Sư phụ Lý Hồng Chí trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” với bộ âu phục. Còn tôi được đưa về thân người ở nhân gian” Hết trích.

    Xem lại bài viết phản hồi của bạn PVQ – Một nhận định vế PLC, đoạn 4: Những tác hại của Pháp Luân công – tôi mới thấy nhận xét của bạn PVQ quả thật rất xác đáng, ít ra là cho người viết phụ nữ Trung Hoa này. Tôi không chắc đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Việt Nam đủ tưởng tượng có thể viết như trên.

    • Nếu là một người thật sự nghiên cứu sâu về tâm linh thì những truyện tu luyện 2000 năm hay phụ thể cáo chồn quá đỗi bình thường. Tôi đề xuất bạn đọc Chúng ta thoát thai từ đâu, Đi tìm thành thiên đế, Trong vòng tay sambala, Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân. Các quyển trên là của 1 giáo sư nhãn khoa người Nga với tư duy duy vật thực dụng viết ra. Có lẽ bạn đọc những quyển này sẽ thấy còn hoang đường hơn cả những gì Thầy Lý nói :))

  23. “Dưới đây tôi xin kể câu chuyện chân thực cuộc đời mình trước khi tu Đại Pháp. Khi tôi 14 tuổi, có một vị sư phụ tìm và dạy tôi pháp môn tu luyện của Ngài. Khi ấy tôi mới là cô bé học sinh trung học, còn vị sư phụ đã sống trên 500 năm. Ông thường giảng Pháp cho tôi. Tôi được khai mở thiên mục ngay từ đầu trong pháp môn tu này, vì thế tôi có thể thấy trong các miếu, các chùa có những phụ thể là cáo, chồn, quỷ, rắn,… Sau này, tôi, khi ấy quãng 26, 27 tuổi, một mình thân gái tìm đến núi Nga Mi [thuộc tỉnh Tứ Xuyên,.. Phần nửa trên núi số người tu luyện ít dần, đồng thời tuổi của họ cũng cao dần lên. Họ đều tu trên 2.000 năm và công trụ của họ đều vượt khỏi hệ Ngân Hà…. Trong đó có một sư phụ trong quá khứ của tôi. Sau này tôi được biết rằng khi sư phụ vĩ đại của chúng ta – Lý Hồng Chí – lên núi Nga Mi, tất cả người tu luyện đều ra đón chào Ngài, và công trụ của họ nhảy múa trên không trung như pháo hoa vậy…. Đoá sen đưa tôi tiến đến trước mặt vị Đại Phật, và thân thể tôi cũng lớn dần nhờ sự gia trì từ Phật lực của vị Đại Phật. Vị Đại Phật thực hiện đại thủ ấn về phía tôi. Lập tức xuất hiện muôn đạo kim quang, và từ muôn đạo kim quang bay ra những kinh thư lấp loáng sắc vàng. Tôi mừng quá đưa hai tay đón lấy, hai cuốn kinh thư đầu tiên là “Chuyển Pháp Luân” và “Trung Quốc pháp Luân (bản hiệu chỉnh)” Tư tưởng tôi chợt máy động: “Tại xã hội người thường con biết tìm Ngài ở đâu?” Vị Đại Phật liền biến thành hình Sư phụ Lý Hồng Chí trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” với bộ âu phục. Còn tôi được đưa về thân người ở nhân gian”

    Chuyện này thì có gì là huyễn hoặc cơ chứ. Người tu luyện ở khắp mọi nơi, tại các danh sơn đại xuyên đều có, VTV2 cũng phát sóng 1 chương trình trong đó kể rằng khi họ đào núi làm đường thì phát hiện trong quả núi có một hang động trong đó có 5 người đang ngồi thiền định luyện công trong đó, không ai dám lại gần vì họ có mang năng lượng. Các đệ tử Phật Giáo nói những gì cao quá thì họ cho rằng huyễn hoặc. Đa phần bây giờ Phật giáo không giảng về công năng nữa. Người học Pháp Luân Công tu luyện cao tầng thật sự khi đồng hóa với đặc tính Chân Thiện Nhẫn thì sẽ xuất hiện nhiều điều kỳ diệu, gồm có cả công năng. Điều đó là bình thường khi ai chân chính tu học. Người học Pháp Luân Công luôn sống theo Chân-Thiện-Nhẫn, trước hết là phải chân, nói lời chân làm điều chân. Những lời nói ra đều chân thật và cân nhắc kỹ. Nếu họ tự bịa đặt ra những câu chuyện đó để thể hiện bản thân thì chẳng phải họ đang làm trái với đạo lý của họ sao, thể hiện cũng là một tâm thái không tốt, cho nên họ cũng tự hiểu là không cần thể hiện. Những điều viết ra trên đây chỉ là điểm hóa cho những ai đang mê mờ không nhìn thấy bản lai sự việc. Với lại những chia sẻ này dành cho những học viên, những ai đã thật sự lên cao tầng và hiểu rõ được nó.
    Tại sao lại có nhiều người theo học như thế. Bởi vì những điều giảng ra trong sách Chuyển Pháp Luân đều rõ ràng minh bạch. Những ai tin và theo học đều có thể cảm nhận được. Những công năng đặc dị cũng được khoa học đương thời kiểm chứng. Đại Đạo là giản dị nhất, những điều SP giảng ra đều đơn giản và minh bạch. Chẳng phải cũng có rất nhiều các đệ tử chuyên tu cũng theo học Pháp Luân Công? Đó là vì họ nhận ra Phật giáo chỉ là căn duyên để họ đắc được Pháp này.

    Đọc topic này thấy những thảo luận chẳng đi đến đâu. Những người theo Phật giáo vẫn luôn bảo trì những thiên kiến của mình về Phật Pháp. Coi những năm dày công tìm hiểu của mình là nền tảng để đánh giá mọi việc.
    Mọi trả lời của các học viên Pháp Luân Công dường như là muối bỏ bể. Có khi càng giải thích thì lại càng làm cho mọi việc tệ đi.

    Chính vì vậy nên cũng không bàn cãi nhiều ở đây nữa. Chỉ mong rằng mọi người hãy chú trọng tu tâm tính, trong xã hội phức tạp này sống theo Chân Thiện Nhẫn, dần dần bỏ những tâm xấu, chấp trước của bản thân, luôn coi mình là người tu luyện. Thân chào mọi người!

  24. Xem lại mấy phản hồi gần đây. tôi đã thấy rõ là ai đã theo một tôn giáo hay một đạo nào – bất cứ đạo nào – đều phải có lòng tin. Mọi người, nhất là những nggười đang tích cực“tu luyện” đạo đó, phài hoàn toàn tin tưởng vào kinh sách, vào những lời giáo chủ đã nói ra, những gì giáo chủ đã viết ra, tin vào các bạn đạo kể lại hay viết ra những kinh nghiệm trong khi tu tập. Lòng tin sắt đá này đã khiến người tu luyện đều thấy tất cả những điều ấy là chân thật, là sự thật, rõ ràng minh bạch.

    Theo chỗ tôi biết, có một vị giáo chủ lại khuyên mọi người, khuyên các tín đồ không hẳn như vậy: lòng tin là điều cần thiết, nhưng đồng thời, hay trước đó, phải có trí tuệ để biết rõ, hiểu rõ trước khi tin. Ngài không tự thần thánh hóa bản thân, cho nên đã khuyên bảo mọi người:

    “Nầy những người Kamala, Ðừng vội tin tưởng những cái gì mà người ta thường lập đi lập lại luôn. Ðừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó là một tập tục cổ truyền đã trải qua nhiều thời đại. Ðừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó là điều người ta hay đồn và hay nói đến luôn. Ðừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó là do bút tích thánh nhân xưa để lại. Ðừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó là một luật lệ đặt ra từ lâu và được xem như là chánh đáng. Ðừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó là do quyền năng của một bậc thầy hoặc do quyền lực của một vị giáo chủ, một nhà truyền giáo.
    Tất cả những gì hợp với lý trí xét định, hãy tin”.

    Ngài đã bảo mọi người đừng có một lòng tin sôi nổi, cuồng nhiệt, không suy xét mà vội tin theo Ngài ngay.

    • Chính phủ Trung hoa áp bức người trung hoa ,một dân tộc cùng dòng máu lai giết hại nhau, nếu so sánh nước Việt nam thì hơn hẳn họ. Viet nam là giòng máu Lạc hồng và luôn sống đúng với câu người trong môt nước phải thương nhau cùng ,chăc hẳn nếu hoc viên PLC không phạm pháp, chinh phủ sẽ không đi theo bước chân của người Trung hoa .

  25. Tranh cãi không có lợi lạc gì cả.

    Hãy để nhân quả làm việc 🙂

    Namo Shakyamuni buddha !

  26. chào daovien ! mình mới tập plc và có lướt web tìm kiếm tài liệu về sư phụ Lý hồng Chí . Mình cảm thấy bạn viết bài này có một số vấn đề thắc mắt . Như bạn đã nói bạn từng tập plc hay đã từng đọc qua chuyển pháp luân . Bạn viết bài này mục đích là để làm gì ? mình thấy trong bài viết của bạn có những từ ngữ , quan điểm và những dẫn chứng không tốt cho lắm về sư phụ Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công . Tôi là một sinh viên không tôn giáo và Pháp Luân Công cũng không phải là tôn giáo . Học viên theo học Pháp Luân Công là tự nguyện và trên tinh thần rèn luyện sức khỏe và tư tưởng về cuộc sống . “chân thiện nhẫn ” là bản tính vốn có của con người hay nói cách khác “nhân chi sơ tính bổn thiện” ,nhưng khi lớn lên và tiếp thu kiến thức của nền văn minh xã hội đương thời , con người trở nên xa vời với bản tính vốn có , tranh chấp ,cướp đoạt , giẫm đạp lên nhau vì lợi ích bản thân và mang theo một quan điểm là “sống vì bản thân” . Người theo đạo cũng thế , người đi tu cũng thế đa phần vì mục đích bản thân .. nhân loại cứ tiếp tục phát triển “vì mục đích bản thân” như thế này thì thử hỏi trái đất này có thể tồn tại thêm được bao lâu nữa ? sư phụ truyền Pháp Luân Công trên cơ sở thức tỉnh tâm tính của học viên , những ai chuyên tâm tu luyện thì có những trãi nghiệm rõ ràng về sự thay đổi của cơ thể hay nói theo cách của người tu là ” đắc đạo” , những ai không giác ngộ được hay không thể tu luyện được thì ít ra cũng làm một người tốt theo chuẩn mực đạo đức của con người . Mọi người chắc ai cũng biết tôn giáo hình thành dựa trên mục đích hướng thiện cho con người , Phật giáo cũng thế hay Thiên Chúa giáo cũng thế . nhưng lâu dần con người đã đem những thứ không tốt vào trong đó và làm cho tôn giáo không còn đúng với ý nghĩa vốn có của nó . Khi viết sách Chuyển Pháp Luân , sư phụ Lý Hồng Chí giảng những điều rất gần gủi với cuộc sống và đưa dần lên đến những đặc tính ,bí ẩn của vũ trụ mà khoa học hiện nay chưa giải đáp được và gán cho nó là “mê tính” . Mọi người chắc cũng có thể so sánh được sự khác nhau của người thường và vận động viên thể dục , và tu luyện pháp luân công cũng thế , người mới tu và tháng thì thấy cơ thể khỏe hơn lúc chưa tu , đầu óc cũng thanh thản hơn .. Và tu lâu dần thì sẽ có những thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tốt về cơ thể lẫn tâm tính , từ tầng thấp đến cao tầng … Khi giảng pháp sư phụ cũng theo chiều hướng đó , từ những điều gần gũi với cuộc sống mà chúng ta có thể tự nhận biết được cho đến những thứ tại cao tầng mà ta chưa biết được , ai tu đến mức độ nào thì hiểu ở mức độ đó . Cũng như 1 đứa trẻ chưa đi học , khi đi học thì học từ bậc thấp đến bậc cao , từ lớp 1 đến những lớp trên nó , phải học và hiểu hết những gì đang học thì mới có thể lên được lớp cao hơn , còn không thì sẽ dậm chân tại tầng lớp đó . Và Pháp Luân công cũng vậy ! lúc chưa học thì không có gì , khi học lâu dần qua năm tháng thì có những thay đổi rõ rệt . Bạn daovien giải thích Pháp Luân công và những lời giảng của sư phụ ở “cao tầng” như thế thì có mục đích gì ? làm cho người đọc cảm thấy khó tin và cho rằng đó là “mê tín” tại sao bạn không đem những gì gần gủi nhất mà sư phụ viết trong Chuyển Pháp Luân cho người đọc biết . Bạn cho rằng Pháp Luân Công là “giáo phái” và những học viên Pháp Luân công là tín đồ ? có lẽ bạn nên đọc kỹ Pháp Luân công và Chuyển Pháp Luân rồi hãy đưa ra những nhận xát như thế !!!

    • Cám ơn bạn đọc Trúc Phương đã bỏ thì giờ và công sức vào thăm Vườn Đào, đọc bài viết về ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công.

      Viết để làm gì ư? Tôi chỉ làm nhiệm vụ thông tin cho tất cả độc giả vào thăm Vườn Đào muốn biết thêm về ông Lý Hồng Chí và phong trào Pháp Luân Công mà thôi. Bạn đọc Trúc Phương thấy có nhiều vấn đề thắc mắc, không ổn ư? Những điều dẫn chứng trong bài được chép nguyên văn trong cuốn Chuyển Pjháp Luân của ông Lý Hồng Chí.

      Tôi đồng ý với nhiều bạn đọc đang tu luyên PLC nghĩ rằng những phản hồi của bài viết đã quá đủ rồi. Chúng ta chẳng cần trao đổi ý kiến thêm nữa cho mất công. Bạn có thể đọc lại tất cả những phản hồi trong bài viết – từ rất nhiều bạn đang tu tập, đã tu tập và sắp tu tập (như các bạn PVQ, bạn Vương Chu, Pháp Vô Pháp, Đạo…) nói lên những trải nghiệm tốt cũng như không tốt về PLC về ông LHC – để tìm thấy câu trả lời cho những thắc mắc của bạn.
      Xin cám ơn.

      • Có một số câu tham luận của tôi đã bị chặn lại ,nhưng tôi vẫn muốn mọi người cùng nhau tìm ra lý do vì sao PLC bị áp đặt , Đào viên làm việc cho ai có thể do chính trị nhằm đả kích và ngăn chặn sớm PLC sẽ phát triển .

  27. Trường thủy

    Chào daovien ! mình mới tập plc .Mình cảm thấy bạn viết bài này có một số vấn đề.
    Thực tế mình có theo pháp môn Mật Tông và tìm hiểu các môn tu luện khác ; do cần rè luyện sức khỏe mình có theo tập Tĩnh Khí Công Ý thức của Thầy Hoàng Vũ Nhật Thăng qua quá trình tập luyện mình có nhìn thấy khí. Khi đến các điểm đắc khí như ở Côn Sơn, hay Yên tử mới thấy khí. Nhưng tập PLC thì hiện hữu khi tập thì khí màu đỏ và vàng thấy rất rõ- hơn nữa đúng như Sư Phu LHC nói khi ngồi thiền thì giải trừ nghiệp chướng nên đầu gối và hai chân đau nên cố gắng. Qua những việc đó thì tôi thấy PLC là khoa học và cứu người. Vậy nên chăng chúng ta cần xem xét cho kỹ càng khi đưa ra ý kiến không làm mọi người không hiểu, và không cố gắng tập thì rất uổng.

    • Thưa ông bạn,
      Cám ơn ông bạn Trường Thủy đã vào xem bài viết này.
      Tôi rất vui khi thấy bạn nói đã tập PLC và thấy PLC rất tốt cho bạn. Tôi đã có dịp khuyến khích nhiều bạn đọc tập PLC để rèn luyện sức khỏe.

      Bạn thấy bài viết này có một số vấn đề mà bạn không nói rõ ra thì làm sao tôi hiểu được? Vả lại, tất cả những căn bản về PLC trong bài viết đều được trích từ sách “Chuyển Pháp Luân” của ông Lý Hồng Chí mà ra. Bạn thấy đoạn nào có vấn đề, làm mọi người không hiểu, xin cho tôi biết.
      Xin cám ơn

  28. Chào ông bạn Trường Thủy.

    1. Xem lại, tôi thấy những ví dụ bạn nêu ra, đúng là những điều ông Lý Hồng Chí nói lên và viết vào cuốn Chuyển Pháp Luân. Làm nhiệm vụ thông tin, tôi chỉ đăng lại những điều ông Lý Hồng Chí viết trong sách đó mà thôi, không xuyên tạc, không tâng bốc cũng như không mạo phạm.

    2. Còn về việc Sư phụ ông đã dặn không được trích giảng PLC thì thiết nghĩ, vì tôi không phải là đệ tử của ông Lý Hồng Chí, chắc là tôi không bị bắt buộc phải làm chuyện này. Vả lại tôi không nghĩ là một Giáo pháp cứu nhân độ thế trong sáng lại cấm người ta trích giảng những sách khai thị cho chúng sinh. Hơn nữa, trong sách Chuyển Pháp Luân, chính ông Lý Hồng Chí đã bình luậnvới những lời phê bình chẳng tốt lành gì với Phật giáo, điều này đã làm nhiều bạn đọc phải lên tiếng.
    Chào bạn

  29. Quyển 8 kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loại hoa của Trời, thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại đức và đại ân của Ngài.”

    ở đây, tôi không nói là ai sai ai đúng cả. Tôi chỉ đưa ra điều mà mình tin tưởng.
    Chủ đề này đã bàn luận khá nhiều, hi vọng mọi người đừng bàn luận nữa. Đúng hay sai thì thời gian là câu trả lời tốt nhất

  30. theo tôi nghĩ đã là người tu luyện thì phải hành theo chân thiện nhẫn, và phải có lòng từ bi muốn cứu độ chúng sinh, chứ không lấy điều tranh giành hơn thua làm thích thú. Qua những lời nhận xét của 1 số chư vị ở trên về PLC và Sư Phụ Lý Hồng Chí thì tôi thiết nghĩ các vị tu thế vẫn chưa đi đến đâu .

  31. Bàn về tu tập tâm linh.
    1. Người Tầu, tại Trung Hoa Lục địa (Cộng sản) cũng như tại Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc) đều dùng danh từ Sư Phụ/Sư Mẫu để gọi người giậy võ công/khí công. Người Việt Nam, từ Bắc chí Nam đều dùng danh từ Thầy/Cô để chỉ người giảng Pháp tu tập tâm linh.

    Không có gì là hơn hay kém, trên hay dưới, mà chỉ là khác biệt giữa người Tầu và người Việt, giữa tu tập võ công và tu tập tâm linh.

    2. Thế nào là người Thầy để giảng Pháp giậy ta tu tập tâm linh?

    Theo một vị Thầy khả trọng, sau đây là những tiêu chuẩn tối thiểu và căn bản để nhận xét một người tu đúng hay không ?
    – còn ham thích tài sản, danh lợi và sắc dục hay không ?
    – còn dễ nổi sân hay không ? Khi gặp chuyện trái ý thì giận dữ, bực tức.
    – còn kiêu căng ngã mạn hay không ? Thích khoe khoang, điều khiển kẻ khác. Thích được khen ngợi, tâng bốc.
    – còn chấp vào thầy tôi hay pháp môn của tôi là hay hơn hết ? Tâm tư hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè phái.

    Nếu còn 4 điều trên thì dù đã tu 30, 40 năm, tu đủ loại pháp môn, tụng làu làu đủ loại kinh chú, có hàng ngàn đệ tử, viết hàng trăm cuốn sách, người này vẫn chưa tu đúng theo đạo Phật.

    Ngoài ra một người tu cần phải có ít nhất những đức tính sau đây :
    – biết làm phước, bố thí. Có những người học (đọc) nhiều kinh sách, hiểu biết giáo lý, nói đạo rất hay, nhưng không biết làm phước, bố thí, mà lại keo kiệt, bỏn sẻn, bo bo bám chặt vào tài sản, tiền bạc của mình.
    – nói lời ái ngữ. Có người học đạo lâu năm mà không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác.
    – từ, bi, hỷ, xả. Thiếu 4 đức tính này thì không phải là kẻ tu hành;
    – khiêm cung và lễ độ. Càng tu thì cái ngã phải nhỏ dần và biết cung kính tôn trọng kẻ khác, nhất là các bậc trưởng thượng.

    Nếu chưa có những đức tính này thì cũng chưa biết tu hoặc tu chưa đủ để sửa đổi tâm tánh.

  32. Chào các bác,

    Là một học viên của PLC được hơn nữa năm sau khi chuyển từ Mật Tông em xin có nhận đinh sau:

    1. Về PLC:

    – Là một môn khí công tốt, giúp trị bệnh khỏe người.
    – Giúp con người tu tâm tính, xả bỏ chấp trước, dẫn đến xã hội tốt hơn.
    – Cũng là thiền nếu người tu có thể

    2. Về Thầy LHC:

    – Là một người có đức, truyền bộ công pháp ra để nhân loại khỏe mạnh, xã hội an bình.
    – Là một người tu? Sao thầy lại “đã kích thiền?” Ai bảo bây giờ mà tu thiền mấy thầy hay cho “bỗng hát”? Sao không “lịch sự” đến nỗi gọi là “Thích Ca Mâu Ni”, “Đạt Ma”? Rồi thêm nữa: “ai động đến chư vị là động đến tôi, cũng có nghĩa là động đến vũ trụ…” nói ra chỉ thấy toàn ngã mạn.

    Mà không hiểu tại sao mấy tháng liền mà mình không dứt khoát, mặc dù ban đầu vẫn thấy vậy. Mình cảm thấy tiếc mấy tháng rồi bỏ Mật tông để theo PLC. Nhưng mình cũng mang ơn Thầy LHC vì đến với thầy, bệnh viêm xoang mình đã đỡ nhiều, hiểu thêm về chấp trước…

    Còn PLC thì sao? PLC thì tốt. Nếu bạn là một người tu, PLC có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, cũng có thiền nếu bạn có thể… Cũng như câu: “Y Pháp (PLC) bất y Nhân” (LHC) vậy !

    Ngay từ đầu mình đã không vững tin vì con thuyền giải thoát PLC này mới quá, chỉ mới hơn 20 năm. Giờ mình phải quay lại Mật Tông, Pháp môn ban đầu mà mình đã đến.

    Chân thành chào các bác !

    Vạn sự tùy duyên !

  33. Mình có đọc bài viết của bác Đào Viên. Nói chung, mình tán thành quan điểm này.

    Bạn orion86 có nhiều nhận xét xác đáng.

    Mình thấy PLC có nhiều người theo, nên thử tìm hiểu xem sao. Thú thực, sau 2 lần đọc mấy cuốn “Kinh” Chuyển Pháp Luân, mình không thể “thu nhận” được.

    Cũng như bạn orion86, nên chăng nhìn PLC ở 2 điểm:

    1. Phương pháp Khí công: Mình nghĩ có lẽ là có tác dụng đem lại sức khỏe cho mọi người.
    Nhưng với mức độ nào, và so sách với các môn khí công, hay thể dục/võ thuật khác như Thái Cực Quyền,… thì như thế nào.
    Cái này mình không biết, nên muốn lắng nghe các ý kiến khác.

    2. Về mặt “lý thuyết sách vở”:
    Mình đồng quan điểm với bác Đào Viên và orion86, nên không có gì bàn thêm.

  34. Đạo cao khó ngộ, nhất là người không có căn khí. Người nào vẫn ôm giữ “tham, sân, si” trong người thì càng không thể ngộ. Thế giới lúc nào cũng có người tu luyện. Số còn lại là sống ở đời thường. Có nhiều pháp môn tu và duyên với mỗi người chỉ thuộc 1 pháp môn mà thôi. PLC không phải cho tất cả nhân loại. Cùng tu luyện từ 1 thời điểm thì sau 1 thời gian, kết quả của mỗi người mỗi khác.

  35. Pháp Luân Đại Pháp tốt-Chân Thiện Nhẫn tốt

  36. Trịnh Duy Bình

    Sư phụ Lý Hồng Chí cùng với Pháp Luân Đại Pháp đã cứu độ không biết bao nhiêu người. Đại Pháp mà sư phụ giảng ra đã vực dậy một nền đạo đức suy đồi của nhân loại, hướng cho con người chúng ta tìm ra đúng – sai, tìm ra lẽ sống, tìm ra chính mình, phân biệt chính – tà. Chỉ đó thôi là đủ hiểu rằng sư phụ Lý Hồng Chí tốt, Pháp Luân Đại Pháp tốt, Chân Thiện Nhẫn tốt.
    Xin mọi người tìm hiểu nhiều hơn về Pháp Luân Công, tìm hiểu nhiều hơn về sư phụ Lý Hồng Chí của chúng tôi và xin mọi người hãy xem sư phụ đã cứu độ chúng tôi thế nào qua http://minhhue.net/news/

  37. khach qua duong

    Qua lời giới thiệu của một người bạn, tôi đã có dịp vào xem Vườn Đào, và đặc biệt bài viết về thầy L.H Chí và Pháp Luân Công. Đây quả thật là một đề tài lý thú vì bài viết nghiêm túc, nhiều dẫn chứng chính gốc, lại có quá nhiều người vào xem và để lại rất nhiều phản hồi.

    Tôi thấy phần lớn mọi người đều cho rằng PLC là một môn tập khí công/võ học rất tốt cho sức khỏe. Về Thầy Lý Hồng Chí, co nhiều độc giả khen là một ông Thầy tâm linh rất tốt, có nhiều pháp thuật cao, đã cứu độ cho mình và cho nhiều người khác. Nhưng cũng có nhiều độc giả cho rằng ông LHC không hẳn là một người tốt: ông tỏ ý chê bai Phật giáo, không coi trọng đức Thích Ca Mâu Ni, nói xầu Thiền tông (là cái sừng bò), cống cao ngã mạn (coi không ai hơn mình), lợi dụng danh nghĩa Phật giáo (Phật pháp nhiệm mầu, Chuyển Pháp Luân, chữ Vạn trong Phật giáo…) để lôi kéo tín đồ vân vân.

    Tôi chẳng biết nghĩ sao thì thấy có lời giới thiệu của một bạn đọc vào xem minh-huệ, để hiểu rõ hơn về Thầy LHC và PLC. Thông tin trong web này quá nhiều, không sao xem hết được. Lưót qua ít trang, tôi chỉ có ít nhận định cho các bạn khác vào xem:
    – Web Minh-Huệ là của người Tầu, ấn bản Việt Nam. Các bài viết đều là những bản dịch từ tiếng Trung Hoa. Bản dịch hơi khó hiểu
    – Các thông tin trong này toàn là về hoạt động PLC và các học viên PLC người Tầu, Chính yếu là tin học viên PLC tại Trung hoa bị chính quyền cộng sản bức hại, Học viên PLC hải ngoại tổ chức biểu tình chống chính quyền cộng sản.
    – Trong câu hỏi thường thức thấy có câu trả lời: Pháp Luân Đại Pháp là phi tôn giáo, phi chính trị, phi kinh tế. Đại Pháp của Thầy LHC là phi chính trị. Nhưng học viên PLC lại được khuyến khích tổ chức biểu tình chống chính phủ TQ.
    – Vì bản dịch khó đọc, tôi muốn đọc bài viết của người Việt đăng trong Minh Huệ mà tìm không ra.
    – Vào trang English của Minh Huệ cũng vậy. Không thấy có bài nào của người ngoại quốc không phải người Tầu. Chỉ toàn những bài dịch từ tiếng Tầu ra tiếng Anh.

    Thành ra tôi thấy Minh Huệ cũng chẳng giúp gì hơn bao nhiêu.

  38. Lấy cái tâm của người thường mà suy xét 1 vấn đề về tâm linh, về đạo thì quả là không ổn. Hồi ông Thich Ca Mâu Ni đắc quả và ra truyền Pháp cũng có khối kẻ chửi rủa và mắng nhiếc ông ta thậm tệ. Sau hàng ngàn năm người ta mới thấy vị Phật đó như thế nào.
    Cõi nhân gian mê mờ lắm lắm. Vài chục năm trước, ngay việc cúng lễ, lên đồng gọi hồn đều bị chính quyền gán cho cái mác “mê tín” và bị cấm đoán. Bị bắt làm cam kết không tái diễn những việc đó nữa. Nhưng sự thật không thể bị bất cứ cái gì che giấu. Thời gian gần đây, chuyện lên đồng, gọi hồn xảy ra ở khắp nơi. Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, kết hợp với Viện KHHS Bộ CA nhiều năm nay đã cho phép gọi hồn áp vong tại số 1-Đông Tác và nhiều điều huyền bí đã được khai mở cho rất nhiều người. Nhưng ngay cả bây giờ vẫn còn quá nhiều kẻ mê mờ không biết điều đó và vẫn cho đó là mê tín.
    “[Khi] quan niệm cũ cố hữu đã hình thành hệ thống và phương pháp tư duy, [thì] rất khó tiếp thu nhận thức mới. Khi chân lý xuất hiện [người ta] không dám tiếp thụ, mà lại bài xích nó theo bản năng…”
    Liệu cái mớ kiến thức gọi là “khoa học” có thể giải thích được những vấn đề như thế này không? (Chỉ là ví dụ nhỏ nhoi thôi nhá) http://vn.360plus.yahoo.com/tamlinh-nhandien/article?mid=1081&fid=-1
    Có triệu người thì có triệu tư duy, nhận thức khác nhau. Ngộ được đạo, ngộ được Pháp hay không là do căn cơ của mỗi người. Không phải nói ra Chân lý thì cả triệu người đều chấp nhận ngay đâu. “Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Tùy duyên cả thôi mà.

  39. Tôi có đọc nhiều bài tiên tri của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Có những bài viết về sự xuất hiện của Pháp Luân Công, các bài ấy khá dài nên tôi sẽ đưa ra lời dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni, tôi thấy rất ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loại hoa của Trời, thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại đức và đại ân của Ngài.”
    Sau khi biết được lời dự ngôn này, tôi nghĩ những ai có ý kiến không tốt về Pháp Luân Công sẽ suy nghĩ lại. Nhiều người tranh luận, nhiều ý kiến quá, tôi đưa ra lời dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni, tôi tin sẽ nhiều người coi trọng lời của Ông.

    Bạn “người qua đường” vào Minh Huệ xem kỹ lại đi, ngay trang nhất phía bên trái là có mục ” học viên người Việt ” mà, có nhiều bài lắm đấy.

    Còn về chính trị, Pháp Luân Công không hề làm chính trị, cũng không chống lại chính quyền nào cả, bạn xem kỹ lại đi, là chính quyền TQ đàn áp các học viên Pháp Luân Công, các học viên mới phản đối cuộc bức hại này, đòi lại công bằng cho những người bị hại. Người ta vô cớ bức hại mình, người nhà mình đi kiện, lại cho đó là chính trị có thỏa đáng không ?

  40. các cõi luân hồi ai ai cũng qua, nghiệp, đức mỗi người khác nhau nên giác đội trí huệ thể ngộ khác nhau, nên không thể lấy đánh giá của mỗi vị làm căn cứ được, với lại ngày xưa tu thì chỉ có 1 điểm là tin tưởng tuyệt đối vào Sư Phụ chứ đừng nói là bàn với luận làm gì cho mệt, giờ đây Đại Pháp( Pháp lớn) chỉ cái tên đó thôi mà tồn tại 20 năm rồi truyền đến tận 141 nước rồi hơn 1/20 dân số thế giới tu luyện rồi ngày càng phát triển lớn mạnh chứ không hệ hụi bại theo thời gian, những bệnh mà y học bó tay chỉ thông qua tu luyện mà thật sự khỏi hẳn chẳng đáng để ta hỏi ngược lại chính bản thân mình, tôi nghĩ rằng nếu ai ấy mà là 1con người thật sự lý trí và cầu toàn, rồi ngay cả đến các nhà khoa học cũng vậy thôi tư tưởng nhất đinh cũng phải cởi mở, phải thế mới tìm tòi được khám phá được chứ, con người chúng ta tội nghiệp đầy vậy, nhỏ bé đáng thương trong vũ trụ vậy, có là gì đâu mà đòi hỏi lắm thế, khiêm tốn bao nhiêu cũng thiếu tự kiêu 1 tý đã thừa, lôi Phật Pháp ra mà tranh luận thật không nên, người xưa nói không có thuốc cho sự hối hận đâu làm gì cũng nên lý trí . mình chia sẻ thể ngộ của mình thế thôi, mong mọi người chỉ giáo tôi còn nhiều điều thiếu sót !!! Cảm ơn !!!!!

  41. Tôi đã có dịp vào rất nhiềt trang website. Tôi chưa thấy đâu có nhiều bạn đưa nhiều ý kiến như trang Lý Hồng Chí (LHC) và Pháp Luân Công (PLC) này. Đây là một bài viết nghiêm túc, đầy đủ, có trên 60 phản hồi lận.

    1. Đọc các phản hồi tôi thấy có hai luồng dư luận, không hẳn là trái ngược nhau, đưa đến tranh luận dữ dội, mà chỉ trình bầy khác biệt quan điểm. Tất cả mọi người đều tử tế, hòa nhã (không như trên một số website khác).

    Một luồng dư luận ( của các bạn học viên PLC) cho rằng tu theo PLC (hay Đại Pháp) là tốt (PL Đại Pháp hảo!) hơn nữa cái gì của PLC đều là hay, từ luyện tập đến giáo pháp.

    Luồng dư luận kia cũng đồng ý cho rằng tập PLC là điều tốt (cho sức khỏe), nhưng giáo lý giảng dạy của ông LHC trong cuốn Chuyển Pháp Luân có nhiều điều không ổn, cho nên mới có ý kiến bất đồng.

    2.Tại sao vậy? Tôi thấy có hai phạm trù căn bản khiến gây bất đồng:

    Một là trong Pháp Luân Đại Pháp của ông LHC có nhiều yếu tố rất khác thường, thần bí (mở thiên mục, pháp thuật cao cường..), người bình thường chưa tin vào PLC, thì không hiểu được. Đối với họ đó là những điều vô lý. Thế nhưng những ai đã tin tưởng vào ông LHC và PLC thì lại cho đó là chuyện bình thường, chỉ vì mình tu chưa đến một cao tầng nào đó, chưa ngộ đạo, nên chưa thấy đó thôi. Sự khác biệt này nằm trong phạm trù Tâm linh (spiritual).

    Vấn đề thứ hai khiến gây bầt đồng lại thuộc phạm trù Lý trí (rational). Đó là quan điểm của ông LHC về Phật Thích Ca Mâu Ni mà ông cho là chưa tu đủ cao bằng ông ta và về Thiền Tông mà ông cho là bị bế tắc (đục cái sừng bò), và các tông phái Phật giáo khác mà ông cho là đã hết thời.

    3. Theo tôi, những khác biệt trong phạm trù Tâm Linh không thể nghĩ bàn. Trong mọi tôn giáo, từ Thiên chúa giáo, Hồi giáo hay Phật giáo (tôi phải kể luôn PL Đại Pháp, mặc dầu không nhận là một tôn giáo) đều có những quan điểm về thế giới vô hình, siêu thực không thể kiểm chứng được. Đúng hay Sai không thể và không phải là một vấn đề tranh luận.Tin hay không tin mà thôi.

    Những khác biệt trong phạm trù Lý trí lại khác. Đúng Sai có thể kiểm chứng được. Đức Phật là người thế nào? Thiền tông phát triển ra sao? Các tông phái khác, Nguyên thủy, Mật Tông, Lạt Ma giáo, sau cả ngàn năm lịch sử, còn hay mất? Đức Đà Lai Lạt Ma nói mọi người trên thế giới có ai nghe không? Hỏi tức là trả lời.

    4. Một vấn đề khác trong phạm trù Lý trí mà PLC đang phải đối mặt là vai trò chính trị của PLC, một đoàn thể rất đông người, một tổ chức rất có kỷ luật, một phong trào lớn mạnh rất có ảnh hưởng – tại Trung Quốc.

    Bảo rằng PLC không làm chính trị cũng đúng mà cũng không đúng. Một đoàn thể cả chục ngàn người ra ngồi trước một quảng trường để quảng bá cho phong trào, để biểu dương lực lượng, để gây ảnh hưởng, có thể không phải là một hành động chính trị cố ý của mỗi người tham gia. Nhưng không thể nói vậy cho cả một tổ chức có thể gây ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, nhất là một xã hội đang bị đảng Cộng Sản Trung Hoa kiểm soát chặt chẽ.

    Người đứng tổ chức cuộc biểu dương lực lượng ấy có thể nói là tôi không làm chính trị nhưng đã không phải là người nhìn xa trông rộng của một nhà lãnh đạo, không thấy trước được ảnh hưởng tai hại cho tổ chức sau này, cũng như là những tội ác ngập trời của những phần tử xấu xa lợi dụng sự phát triển hay sự đàn áp PLC tại Trung Quốc (TQ). Tệ hại nhất là tội ác lấy nội tạng của học viên PLC tại TQ.

    5. Nhưng chính trị là chuyện rất vô thường, thay đổi tùy thời gian và không gian. Tôi nghe nói chính phủ TC, qua lời ông Thủ tướng Ôn Gia Bảo, đang xét lại vấn đề trù rập PLC, sau khi đã thấy nhiều sai quấy, nhiều quá đáng trong việc bức hại học viên PLC tại TQ.

    Ông LHC là người TQ đã được liệt vào một trong số 100 người lãnh tụ tâm linh có ảnh hưởng nhất thế giới (cùng với các ngài Đà Lai Lạt Ma, Thích Nhất Hạnh). Phong trào PLC là một phong trào lan rộng trên thế giới củaTQ (đại đa số học viên PLC trên các nước là Hoa kiều hải ngoại, không phải là người bản xứ).

    Chính quyền TQ rất có thể hãnh diện đã có một người TQ và một phong trào của người TQ được nhiều người biết đến. Họ rất có thể tôn vinh ông LHC và giúp cho PLC Hoa kiều phát triển, dể giúp chính quyền trung ương TQ có thêm ảnh hưởng trên diễn đàn thế giới. Nhất là trong lúc này TQ đang tìm cách bành trướng thế lực chính trị, kinh tế và quân sự, khắp mọi nơi (Biển Đông, Nam Phi…). Họ lại đang dùng chủ nghĩa dân tộc Đại Hán (nationalism) đề cao lòng yêu nước của người Trung Hoa, tìm cách giải quyết những mâu thuẫn nội bộ. PLC và ông LHC rất có thể sẽ được hồi phục.Thời gian mới trả lời được.

    6. Tôi cho rằng vấn đề chúng ta đang thảo luận chỉ là một khía cạnh rất nhỏ trong cả một bối cảnh rộng lớn, xã hội chính trị ngoài tầm tay của người Việt Nam chúng ta.

    Bởi vậy tôi rất mong chúng ta sẽ dẹp bỏ mọi ý kiến bất đồng, không cần phải tranh luận thêm trong Vườn Đào Kết Bạn này.

    Các bạn học viên PLC cứ tu tập PLC như các bạn thấy vui, thấy tốt. Không cần đem lý thuyết siêu hình Tâm linh của PLC để thuyết phục người khác. Không cần nói tốt cho ông LHC và PLC trên diễn đàn này vì có thể gây ảnh hưởng ngược lại. Hãy bỏ mặc cảm tự ti hay tự tôn mà phải tôn vinh ông LHC và PLC vì nhiều nơi khác đã và đang làm như:.

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng

    Các bạn vẫn có cơ hội làm việc này trong những website như Minh-Huệ, Pháp Luân Đại Pháp.

    Các bạn không đồng ý với quan điểm của ông LHC trong mọi vấn đề (Phật Thích Ca, Phật giáo, Đạo giáo) thiết tưởng đã nói nhiều rồi trên diễn đàn này. Nói mình đúng người sai, nhiều khi là biểu tượng của hoặc cống cao ngã mạn, hoặc ác ý khẩu nghiệp.
    Cũng như trên, bạn vẫn có thể bầy tỏ ý kiến của bạn trên nhiều website khác như trang Thảo Luận về PLC trên Wikipedia:

    vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng

    Tôi rất vui đước xem bài viết của bác Đào Viên – người đã đưọc một học viên PLC coi là người thuộc “Không tu Đạo nhưng ở trong Đạo” – và đọc những phản hồi của các độc giả xa gần, đã cho tôi một sự hiểu biết khá đầy đủ về ông LHC và PLC vậy.

    Cuối cùng tôi xin chép lại một phản hồi trong bài viết như dưới đây:

    Minh Quang | April 13, 2011 at 10:01 am | Reply | Edit

    Tranh cãi không có lợi lạc gì cả.
    Hãy để nhân quả làm việc
    Namo Shakyamuni buddha !

  42. Người thường

    Những người đã tìm hiểu qua tôn giáo là những người khó tiếp thu nhất, họ cứ một mực cho rằng những kiến thức của mình biết được là đúng. Giống như một chiếc ly nước khi đã đầy ly thì không thể rót thêm nước vào được. Muốn thêm nước khác vào thì phải đổ hết cái nước cũ ở chiếc ly ra. Mong sớm tỉnh ngộ.

  43. Kính thưa bác Đào Viên,
    Từ lúc may mắn nghiệp duyên theo pháp Phật, tôi nhận thức được ra những điều như sau:
    – Tập luyện theo pháp Thiền Tông (tôi luyện trí tuệ) và Khí Công (giúp cải thiện sức khoẻ).
    – Học Thiền để cắt đứt tư tựởng (biện luận, tranh luận), sống trong chánh niệm, hài hoà, giúp trí nhớ tăng trưởng, những hoá tố trong cơ thể cân bằng, tăng miễn nhiễm, điều chỉnh hệ thần kinh rối loạn. Điều này khoa học Tây Phương đả chứng minh.
    – Học Khí Công để tăng năng lực (hấp thụ dưởng khí, điều hoà thân nhiệt tâm thể), giúp cơ thể hoàn chỉnh những căn bệnh mà y học Tây Phương không chửa được, hay chưa hoàn bị như: Ung Thư, Bại Liệt Thần Kinh.

    Dù không chấp nhận chủ thuyết Cộng Sản Vô Đạo, mất nhân tính con người, bản thân tôi, qua những diển biến y học Tây Phương và Đông Phương, được may mắn theo chân những Y Sĩ bệnh viện Kaiser, qua Trung Hoa lục điạ, tìm hiểu thấu đáo nguồn gốc và cách thức chữa bệnh của y học Đông Phương như châm cứu, dùng năng lực tập luyện cá nhân để điều chỉnh, chửa trị những bệnh nhân bại liệt, dùng những dược thảo thiên nhiên không phản ứng mạnh như dược phẫm của Tây Phương gây những biến chứng bệnh khác.

    Sau hai tuần theo dỏi và tham gia học hỏi, chúng tôi đã thẩm định bằng những dụng cụ khoa học Tây Phương: Ultra Sound, CT Scan, Echo graph, và MRI. Chúng tôi đã chứng kiến tận mắt một bệnh nhân Thụy Điễn, bị toàn thân bại liệt do nguyên nhân tại nạn xe hơi, đã đứng lên và tự mình di chuyễn được qua trợ giúp tạm thời của dụng cụ walker. (Xin tìm hiểu thêm DVD của PBS, tác giả Bill Moyers)
    – Văn hoá Việt Nam ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa rất nặng, và đặc thù của văn hoá Trung Hoa là mê tín dị đoan: cầu thần thánh, tục đốt vàng hương, cầu phước, cầu tài, cầu siêu, chứng cớ là có dịp đi du lịch Hồng Kông qua các đền thờ Thần Tài trong các chuà chiền Phật Giáo, Lão Giáo.

    Từ đó chúng ta không ngạc nhiên PLC củng không tránh khỏi ngoại lệ này. Và củng không mấy ngạc nhiên, khi PLC gia nhập cộng đồng văn hoá Hoa Kỳ, nhửng tập thuyết thần bí, khi PLC ở lục điạ Trung Hoa và Mỹ Châu đã hoàn toàn chuyển biến, Lý Hồng Chí đã khôn khéo tránh phổ biến ra đại chúng, những tư tưởng tôn thờ lảnh tụ, những tư tưởng thần bí của Đông Phương, để lôi kéo dư luận (không thể chứng minh bằng khoa học và tuyên truyền không xác định nhân số thật sự PLC trên thế giới này).

    Tư tưởng Tây Phương là dùng khoa-học thực nghiệm phù hợp với lời dạy của Thích Ca Mâu Ni, lấy thực hành chuyễn hoá thân tâm, thay vì lấy thần quyền để kiểm soát tâm thể nhân loại.

    Về điều này, chúng ta không ngạc nhiên, hiện nay, những Tư Tưởng gia, Khoa Học gia, những nhà Tri thức sâu sắc của Tây Phương bắt đầu tìm đến Phật Giáo, học hỏi và thực nghiệm.

    Để kết thúc bài viết này, sống trong một nền văn hoá cởi trói, tự do, tôn trọng tư tưởng cá nhân, tôi chỉ xin phép đại chúng tùy duyên, thẩm đĩnh cá nhân trong môi trường hài hoà của lời dạy Thế Tôn, tự tìm một câu trả lời thích đáng, trong tâm tư chúng ta, mà không làm sứt mẻ tình giao tế thế nhân.

    Một lời khiêm tốn đến nhóm Đào Viên Kết bBạn,
    Tuệ Khôi

  44. 1. Tôi vào xem trang mạng “Thảo luận về PLC”

    http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn%3APh%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng&curid=317667&diff=7444282&oldid=7237636

    thấy có phản hồi viết như sau:

    Trích: Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Hết trích

    2. Tôi và xem danh sách “The 100 Most Spiritually Influential Living People” của ông Watkins thiết lập năm 2011 thì có thấy tên ông Lý Hồng Chí, đứng thứ 83.

    Danh sách này, cập nhật năm 2012, thì không còn tên ông Lý Hồng Chí nữa.
    http://www.watkinsbooks.com/review/watkins-spiritual-100-list-2012

    Trong danh sách này có tên một người Việt Nam duy nhất là Thầy Thích Nhất Hạnh, đứng hạng 3, sau Đức Dalai Lama và ông Ekhart Tolle, tác giả cuốn sách “the Power of Now”.

    3. Xin minh xác lại cho đúng

  45. PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP HẢO – CHÂN THIỆN NHẪN HẢO

  46. Chào bác Đào Viên, cháu thấy bác phân tích diễn giải bằng cách cắt đoạn trong kinh sách Pháp Luân Công như vậy thật không ổn tý nào. Cắt đoạn như thế thì phần sư phụ Lý Hồng Chí giảng giải về một vấn đề là không toàn vẹn, người đọc không đọc được hết cộng theo lối dẫn văn của bác sẽ gây hiểu nhầm. Sự việc của Thiền Tông thì chính tổ sư Thiền Tông là Đạt Ma cũng đã giảng rõ là nó chỉ có thể truyền đến lục tổ, sau đó không dùng được nữa. Đoạn giải thích về Pháp Vô Định Pháp bác cũng không trích dẫn đầy đủ…

    Bác nói “Chân là đặc tính của Lão học. Thiện là đặc tính của Phật học.và Nhẫn là đặc tính của Thần học” dẫn dắt lời ngụ ý PLC tu Chân Thiện Nhẫn là sao chép cắt ghép. Kiến giải như vậy thật sự sai lầm. Thật sự cả tu Đạo và tu Phật đều là tu “Chân Thiện Nhẫn”. Nếu thiếu bất kỳ cái nào cũng không thể tu lên được. Vậy Phật và Đạo là ai lấy Pháp của ai? Pháp này là của Vũ Trụ nên nó không thuộc về một nhà nào cả.

    Cháu xin trích một phần kinh văn của sư phụ, trong cuốn Chuyển Pháp Luân phần “Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu”

    “Đạo gia tu luyện Chân Thiện Nhẫn, trọng điểm tu Chân; vậy nên Đạo gia giảng tu chân dưỡng tính, nói lời chân, làm điều chân, làm chân nhân, phản bổn quy chân, cuối cùng tu thành Chân Nhân. Nhưng cũng có Nhẫn, cũng có Thiện; [còn] trọng điểm rơi vào tu Chân. Trọng điểm của Phật gia rơi vào tu Thiện của Chân Thiện Nhẫn. Vì tu Thiện có thể tu xuất tâm đại từ bi; một khi xuất hiện tâm từ bi, thì [thấy] chúng sinh rất khổ, do vậy phát sinh nguyện vọng muốn phổ độ chúng sinh. Nhưng cũng có Chân, cũng có Nhẫn; trọng điểm rơi vào tu Thiện. Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ—Chân Thiện Nhẫn đồng tu—[vậy nên] công chúng ta luyện rất to lớn.”

    Tuy rằng mỗi người đều có quyền tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng, đó là quyền căn bản của con người. Nhưng nếu bác muốn kiến giải một vấn đề gì mong bác có thể nghiên cứu và hiểu sâu về việc ấy trước. Các nhà khoa học từ khi có ý tưởng, họ cũng phải nghiên cứu thử nghiệm rất nhiều lần đến khi hoàn toàn ổn họ mới công bố với dư luận.

    Ngày xưa Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp, ngài không lưu lại kinh sách gì cả. Kinh sách là do các đệ tử nhớ lại và ghi chép. Trong quá trình ghi lại họ lại thêm các kiến giải cá nhân. Người đời sau lại tiếp tục kiến giải, người kiến giải thế này, người kiến giải thế kia dần dần Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni dần dần biết tướng thành Pháp của người Thường. Vài cảm ngộ chia sẻ cùng bác.

    • Tôi rất cám ơn bạn đọc Sukijun đã vào thăm Vườn Đào và đã góp ý trong bài “Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công”.

      1. Bạn cho rằng khi giới thiệu phong trào Pháp Luân Công, tôi đã cắt đoạn trang sách của ông Lý Hồng Chí khiến cho người đọc hiểu nhầm. Tôi muốn biết chỗ nào đã gây ra sự hiểu nhầm, đoạn nào? hiểu sai thế nào? phải hiểu đúng ra sao? Nếu ông bạn chỉ ra được thì tôi sẽ sửa lại,hoặc chép lại không cắt đoạn trang sách của ông LHC để giải tỏa thắc mắc của bạn đọc.

      Cách đây không lâu, một bạn đọc đã cho biết là sư phụ đã dặn là không được trích giảng sách của ông ta. Nếu bạn đọc Sukijun cũng vì lý do này mà viết như trên thì tôi thấy bạn nên suy nghĩ lại. Bởi vì thứ nhất một một giáo pháp cứu nhân độ thế, trong sáng lại bị cấm người ta trích giảng những kinh sách khai thị cho chúng sinh thì làm sao tồn tại lâu dài cà ngàn năm sau được? Vả lại, người ta dọc Pháp để hiểu nghĩa lý chứ không phải để đọc chữ (Y Nghĩa bất Y ngữ), để hiểu Pháp nói gì chứ không phải để nghe ông Thày nói gì (Y Pháp bất y Nhân).

      2. Bạn cho rằng “Thiền Tông thì chính tổ sư Thiền Tông là Đạt Ma cũng đã giảng rõ là nó chỉ có thể truyền đến Lục tổ, sau đó không dùng được nữa”. Qủa thật tôi không thấy chỗ nào Đạt Ma Sư tổ đã giảng rõ như vậy, giảng ở Pháp hội nào? cho những ai nghe? Riêng tôi được biết thì Thiền Tông, sau đời Lục Tổ Huệ Năng, đã phát triển rất mạnh. Nhiều vị Thiền sư đã lập ra nhiều tông phái: từ Tông Thiên Thai với ngài Trí Khải Đại Sư đến các Tông phái Lâm Tế, Tào Động, Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Thảo Đường, lan sang đền Triều Tiên, Nhật Bản với các ngài Bạch Ẩn Huệ Hạc, Đạo Nguyên Hy Huyền, Hồng Xuyên Tôn Ông, Hồng Nhạc Tông Diễn. Truyền đến Việt Nam vào đời nhà Trần có Thiền phái Trúc Lâm với các Thiền Sư nổi danh: Tuệ Trung Thượng Sĩ, Đại Đăng Quốc Sư, Trúc Lâm Đại Đầu Đà vân vân. Tôi không nghĩ là Thiền đã không còn dùng được nữa. Ngay bây giờ, tại Âu Mỹ, rất nhiều người đã và đang tham Thiền học đạo với những Thiền sư người Tây Phương (Phillip Kapleau, Joseph Goldstein, Sharon Salzburg…)hay người Đông Phương (Thích Nhất Hạnh, Đà Lai Lạt Ma..)

      3. Trong bài góp ý bạn cho rằng những bài “Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni, sau nhiều đời, vì có nhiều người kiến giải thế này thế kia, cho nên đã bị biến tướng thành Pháp của người Thường”. Tôi nghĩ không phải như thế đâu. Chắc bạn đã xem ở đâu có người không ưa hoặc không hiểu Phật giáo nên đã viết như vậy. Tất cả những vị như Trí Khải Đại Sư, Bạch Ẩn Huệ Hạc, Đạo Nguyên Hy Huyền cho đến Trúc Lâm Đại Đầu Dà, Philipp Kapleau, Thích Nhất Hạnh, Đà Lai Lạt Ma đều là những người Thường cả. Họ không ai tự coi mình không phải là người Thường hết. Những lời Pháp họ nói ra, tuy khác nhau, căn bản vẫn là giáo Pháp của Như Lai như Đúc Phật đã nói trong bài Pháp đầu tiên “Chuyển Pháp Luân” (ông Lý Hồng Chí cũng dùng lại danh từ này) giảng Pháp cho 5 anh em Kiều Trần Như. Phật giáo với rất nhiều pháp môn từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa, Mật Tông, căn bản đều không khác, không bị “biến tướng” như bạn nghĩ đâu.

  47. Bạn Sukijun nói là Thiền tông đến Lục tổ là không dùng được nửa. Bạn đã nhầm rồi. Từ thời Sơ tổ Đạt Ma cho đến đời Lục Tổ Huệ Năng vẫn có truyền thống truyền thừa Y Bát. Tổ đời trước (như Ngũ tổ Hoằng Nhẫn) phải truyền lại áo và bát đi khất thực (gọi là Y Bát) cho tổ đời sau (như Lục tổ Huệ Năng).

    Đến đời Lục tổ Huệ Năng, vì có tranh chấp trong hàng ngũ các vị xuất gia, cho nên truyền thống truyền thừa Y Bát đó mới không dùng nữa. Bạn vào xem tiểu sử của Lục Tổ Huệ Năng thì sẽ thấy.

    Bác Đào Viên nói đúng rồi. Sau Lục tổ Huệ Năng, vì không còn tranh chấp về Y Bát nữa, Thiền tông đã phát triển hơn trước rất nhiều.
    Ai nói rằng Thiền tông sau đời Lục tổ là hết thời (không đi đến đâu) là nói bậy.

  48. các bạn dang khởi tâm chấp trước
    Ở tầng của chúng ta chưa thể dua ra những nhận xet đứng đắn hãy để cho bản thân mỗi người tự ngộ . va hãy nhjn nhan mot cach tong quan
    cac ban hay tinh tấn tu luyen hay giu vững lập trường tư tưởng

  49. Thế gian có chính tà, có người tin và không tin tuy nhiên đã có rất nhiều người khỏi bệnh, sức khỏe cải thiện và tâm tính đề cao. Là 1 học viên pháp luân công tôi tin những gì tôi đang theo học. Các bạn hãy đọc cuốn Chuyển Pháp Luân nếu có duyên thì theo vô duyên thì chịu thôi. Mỗi khi có cái gì mới đưa ra dù đúng hay sai đều có ủng hộ và phản đối đó là bình thường nhưng nếu tốt thì nhiều người theo. không thì ít, mà mình biết môn này có rất nhiều (ít nhất 100 triệu) người đang học.

  50. Nếu ai muốn hiểu về Pháp Luân Công thì hãy thử 1 lần đọc hết cuốn Chuyển Pháp Luân rồi tự mình nhận định. Con người ai cũng có tư duy, hiểu biết và chính kiến của cá nhân mình. Hãy nhìn mọi thứ bằng đôi mắt của mình, suy nghĩ bằng cái đầu của mình. Những quan điểm của người khác chỉ nên để tham khảo vì mọi người thường thích tô vẽ mọi thứ theo ý mình bằng nhiều cách. Blog cá nhân chỉ là nơi để người chủ thể hiện ý chí, quan điểm của riêng mình và thu hút một số khán giả. Còn show diễn đông khách chắc hẳn phải có gì đó hấp dẫn.

  51. thế gian này hiện nay đã quá nhiều điều gây đau khổ cho con người : bệnh tật, tai ương, thiên tai …giá trị đạo đức suy thoái . Đã đến lúc con người phải tỉnh ngộ tự tìm cho mình pháp tu chính đạo để giải thoát bản thân.

  52. Chào bạn Đào Viên. Mình tự nhận mình là một học viên theo học Pháp Luân Công và mình cũng thấy có một số vấn đề mà bạn hiểu chưa rõ về Pháp Luân Công. Mình xin được đưa ra là:

    – Sư phụ Lý Hồng Chí ra nước ngoài từ trước năm 1998 mà ngay cả từ năm 1998 thì cũng không thể nói là đi tị nạn được vì 12/2/1999 Trung Cộng mới đàn áp Pháp Luân Công.

    – Còn về bạn nói sư phụ nói Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ tu đến tầng Như Lai thực ra đây chính là tự thân Đức Phật nói như vậy. sư phụ Lý cũng nói là Phật Thích Ca Mâu Ni tu đến tầng Như Lai và cũng không có ý khinh miệt như thể bạn nói (bạn chỉ thêm chữ “chỉ” đã làm biến đổi một cách to lớn nội hàm của nó rồi)

    – Sư phụ Lý Hồng Chí cũng không bắt buộc mọi người gọi mình là sư phụ. Sư phụ nói mọi người nên coi sư phụ như là một người bình thường. Câu này thì không có trong “Chuyển Pháp Luân” mà trong một bài giảng khác của sư phụ Lý

  53. Cám ơn bạn đọc Việt Anh đã viết bài phản hồi.

    1. Vấn đề tỵ nạn – Ông Lý Hồng Chí có thể không phải đi tỵ nạn năm 1998. Nhưng kể từ ngày ấy ông không bao giờ trở về cố quốc được. Sự thật này tùy theo mỗi người suy diễn ra (tỵ nạn hay không tỵ nạn) mà thôi.

    2. Đức Phật tu đến tầng Như Lai – Bạn nói chính tự thân Đức Phật nói đã tu đến tầng Như Lai. Quả thật tôi không thấy chỗ nào, trong kinh điển nào, trong pháp hội nào, Đức Phật đã tự thân nói như vậy. Tôi biết rằng Đức Phật đã Tu Thiền Định (mà sau này ông LHC gọi là tu Sừng bò) qua 4 tầng Thiền để đạt đến chứng quả Giải thoát. Mời bạn đọc đoạn văn dưới đây (trong sách Đức Phật và Phật Pháp của ngài Narada, Phạm Kim Khánh dịch):

    “Sau khi độ một vài vật thực thô sơ, Đạo Sĩ Gotama (Cồ Đàm) phục hồi sức khỏe và dễ dàng nhập Sơ Thiền (Jhana), tầng thiền mà Ngài đã thành tựu trong buổi thiếu thời. Rồi từ đó dần dần Ngài nhập Nhị Thiền rồi Tam và Tứ Thiền. Khi nhập thiền, tâm Ngài an trụ hoàn toàn vững chắc vào một điểm, lắng dịu trong sáng như mặt gương lau chùi bóng láng, và mọi sự vật đều có thể phản chiếu một cách vô cùng trung thực. Rồi tư tưởng trở nên lắng dịu, tinh khiết, trong sạch, không còn ô nhiễm, dễ uốn nắn, giác tỉnh, vững chắc và không thể lay chuyển, Ngài hướng tâm về tuệ giác có liên quan đến trạng thái “Hồi Nhớ Những Kiếp Quá Khứ” (Pubbe-nivasanussati Nana, Túc Mạng Minh tuệ hồi nhớ tiền kiếp).
    Ngài nhớ lại nhiều kiếp sống qúa khứ như thế này: Đầu tiên một kiếp, hai kiếp, rồi ba kiếp, rồi bốn, năm, mười, hai mươi, đến năm mươi, rồi một trăm, một ngàn, một trăm ngàn, rồi sự phân tán của nhiều chu kỳ thế gian, rồi sự phát triển của nhiều chu kỳ thế gian, rồi cả hai, sự phân tán và sự phát triển của nhiều chu kỳ thế gian. Ở đây Ngài tên gì, sanh trưởng trong gia đình nào, giai cấp nào, kiêng cữ điều gì, vui thích và đau khổ thế nào, và chết cách nào. Từ cảnh ấy ra đi, Ngài tái sanh vào cảnh nào, có tên gì, sanh trưởng trong gia đình nào, giai cấp nào, kiêng cữ điều gì, vui thích và đau khổ thế nào và chết cách nào. Rồi từ đó ra đi, tái sanh vào cảnh này. Như thế ấy Ngài hồi nhớ cách thức tái sanh và nhiều chi tiết về những kiếp sống quá khứ. Đây, hẳn vậy, là Tuệ Giác Đầu Tiên mà Ngài chứng ngộ vào lúc canh một, đêm Thành Đạo.
    Đã phá tan lớp vô minh có liên quan đến quá khứ, Ngài hướng tâm thanh tịnh về tuệ “Tri Giác hiện tượng Diệt và Sanh của Chúng Sanh” (Cutupapata Nana, Thiên Nhãn Minh). Với tuệ nhãn tinh khiết và siêu phàm, Ngài nhận thấy chúng sanh chết từ kiếp này tái sanh vào một kiếp sống khác.Ngài chứng kiến cảnh tượng kẻ sang người hèn, kẻ đẹp người xấu, kẻ hạnh phúc người đau khổ, tất cả đều trải qua hiện tượng diệt và sanh, tùy hành vi tạo tác của mỗi người.
    Ngài biết rằng người này, do hành động, lời nói và tư tưởng bất thiện, nguyền rủa bậc Thiện Trí Cao Thượng, tin tưởng không chân chánh và có nếp sống của người tà kiến, sau khi thể xác phân tán và lìa đời, đã tái sanh vào những trạng thái bất hạnh.
    Ngài biết rằng những người kia, do hành động, lời nói và tư tưởng tốt đẹp, biết tôn trọng bậc Thiện Trí Cao Thượng, có đức tin chân chánh và có nếp sống của người có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, đã tái sanh vào những cảnh Trời an vui hạnh phúc.
    Như vậy, với Thiên Nhãn Minh, Ngài mục kích tình trạng phân tán và cấu hợp trở lại của chúng sanh.Đây, hẳn vậy, là Tuệ Giác Thứ Nhì mà Ngài chứng ngộ trong canh giữa, đêm Thành Đạo.
    Đã phá tan lớp vô minh có liên quan đến tương lai, Ngài hướng tâm thanh tịnh về “Tuệ Hiểu Biết sự Chấm Dứt các pháp Trầm Luân” (Asavakkhaya Nana, Lậu Tận Minh). Đúng với thực tại, Ngài nhận thức: “Đây là Phiền Não”, “Đây là sự Chấm Dứt Phiền Não”. “Đây là Con Đường dẫn chấm dứt Phiền Não”.Cùng một thế ấy, đúng với thực tại Ngài nhận định: “Đây là Ô Nhiễm”. ” Đây là sự Chấm Dứt Ô Nhiễm”. “Đây là con đường dẫn đến Chấm Dứt Ô Nhiễm”. Nhận thức như thế, tâm Ngài giải thoát ra khỏi dục lậu (ô nhiễm của dục vọng), hữu lậu (ô nhiễm của sự luyến ái đời sống) và vô minh lậu (ô nhiễm của vô minh).
    Được giải thoát, Ngài biết rằng: “Ta đã được giải thoát” và Ngài nhận thức: “Tái sanh đã chấm dứt, đời sống Phạm Hạnh đã được viên mãn, đã làm xong những việc cần phải làm, không còn trở lại trạng thái này nữa.” Đây là Tuệ Giác Thứ Ba mà Ngài chứng ngộ trong canh ba, đêm Thành Đạo.
    Màn vô minh đã được giải tỏa và trí tuệ phát sanh. Đêm tối đã tan và ánh sáng đến.”

    3. Khinh miệt Đức Phật – Dưới đây là một vài lời văn trong sách Chuyển Pháp Luân của ông LHC:

    “Trong những năm tại thế, Thích Ca Mâu Ni đã luôn luôn phát sinh hình thái đấu tranh về ý thức…Nhưng sau khi Thích Ca Mâu Ni [nhập] niết bàn, các tôn giáo khác lại bắt đầu hưng thịnh…nói như thể đó là lời của Thích Ca Mâu Ni, chứ họ không giảng [bằng] những lời nguyên gốc của Thích Ca Mâu Ni”.

    Trong tất cả các sách tôi đã được đọc, khi nói tới Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mọi người đều xưng tụng là Ngài, là Đức Phật, không ai chỉ gọi ngài bằng tên không cả. Tôi không rỏ trong tiếng Trung Hoa của ông LHC, người Trung Hoa có truyền thống đó không?

    4. Một lời văn khác trong sách Chuyển Pháp Luân của ông LHC:

    “Không được gọi các học viên (đệ tử) truyền bá Pháp Luân Đại Pháp là Thầy, là Đại sư, v.v.; Sư phụ trong Đại Pháp chỉ có một. Bất kể vào học trước hay sau cũng đều là đệ tử.”

    Vậy Sư Phụ trong Đại Pháp chỉ có Một. Vị này là ai? Nếu tôi vào PLC, tôi có phải gọi ông LHC bằng Sư phụ không? Hỏi tức là trả lời vậy.
    ĐV

  54. Con người ngày nay khó độ thật. Hoặc là họ sẽ có cơ hội để hối tiếc, hoặc là sẽ không bao giờ có cơ hội để hối tiếc.
    Một con người, ngày hôm nay có thể vẫn ăn nhậu, vẫn lao vào những niềm vui nhỏ nhoi nơi đời thường, biết đâu được cái gì đang chờ đợi họ ngày mai.
    Phàm nhân chỉ là vậy thôi. Cơm áo gạo tiền làm cho tầm mắt của họ bị hạn chế, không thể nhìn thấy cái đằng sau tầm mắt của họ.
    Đọc mà không hiểu đó là chuyện thường.

  55. Nhiều người thích chụp mũ chính trị nhỉ?
    Nếu người ta bắt cóc người nhà bạn, giam giữ họ, sau đó còn mổ sống lấy nội tạng, thì các bạn sẽ làm gì?
    Nếu những kẻ bắt cóc là cướp, là giặc thì các bạn sẽ nhờ đến chính quyền và báo chí phải không? Vậy nếu kẻ đó là chính quyền thì các bạn sẽ nhờ đến ai?
    Có ai có thể đưa ra thống kê hoặc chút dẫn chứng về việc các “chính trị gia” Pháp Luân Công đã tạo ra bao nhiêu cuộc biểu tình, bạo động, đã sử dụng bao nhiêu viên đạn được không?
    Nếu các bạn chỉ đơn giản nhìn ánh trăng và đi nói với rằng mặt trăng to bằng cái đĩa, thì người khác sẽ đơn giản nói là bạn khờ khạo, thiếu hiểu biết. Nhưng nếu bạn tùy tiện quy kết người khác bằng những điều bạn suy diễn thì bạn đã phạm phải khẩu nghiệp, nhưng nếu bạn làm vậy với những người tu luyện đang chịu bất công lớn đến vậy thì mình thấy rằng bạn rất thiếu nhân đạo.

  56. Anh Đào Viên nói thế này: “Tôi biết rằng Đức Phật đã Tu Thiền (mà ông LHC gọi là tu Sừng bò) qua 4 tầng Thiền để đạt đến chứng quả Giải thoát.”

    Nếu chiểu theo như anh Đào Viên nói thì: Ngài Thích Ca Mâu Ni tu theo Thiền Tông đó sao? Vì trong Chuyển Pháp Luân sư phụ Lý chỉ nhắc về Thiền Tông là như thế thôi. Thiền Tông là do Bồ Đề Đạt Ma sáng lập… Bồ Đề Đạt Ma là đệ tử của ngài Thích Ca Mâu Ni… Vậy đến cuối cùng tôi không hiểu anh Đào Viên nói ngài Thích Ca Mâu Ni tu theo Thiền Tông là có nghĩa gì… Xin anh chỉ giáo thêm. Hợp thập.

    3. Cuốn Chuyển Pháp Luân bản tiếng Việt là do các học viên Việt Nam phiên dịch ra. Đây không phải là nguyên lời giảng của sư phụ Lý. Mong anh tìm hiểu vấn đề kỹ hơn rồi hẵng comment, hoặc phân tích về người khác. Khẩu nghiệp, ý nghiệp cũng là nghiệp. Tạo nghiệp dễ lắm nhưng trả thì lại rất khó anh à. Hợp thập.

    • Dường như trong mấy phản hồi gần đây, đã có sự hiểu nhầm. Nếu quả là như thế thì lỗi là tại tôi, không viết rõ, Xin quý độc giả vui lòng lượng thứ.

      1. Tôi có viết: “Tôi biết rằng Đức Phật đã tu Thiền Định … để đạt đến chứng quả Giải Thoát”. Tôi không nghĩ và không viết Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu theo “Thiền Tông”. Thiền Định và Thiền Tông là chuyện khác nhau. Thiền Định là một phương pháp tu tập, còn Thiền Tông là một giáo phái trong đó nhiều người tu tập dùng Thiền Định làm pháp môn chính.

      Đức Phật đã nhập Thiền định để chứng quả Giải Thoát. Ngài đã dạy như thế cho những đệ tử đi theo Ngài. Phương pháp tu tập Thiền Định đựợc các đệ tử của Phật, đời này sang đời khác, noi theo. Bắt đầu từ ngài Ma Ha Ca Diếp là đời thứ nhất. Đời thứ 28 có ngài Bồ Đề Đạt Ma, là người đã sang Trung Hoa (đời nhà Lương) để truyền bá đạo Phật. Sau 9 năm – theo truyền thuyết ngồi “bích diện” thiền định trong hang – Bồ Đề Đạt Ma nhận người đệ tử thứ nhất là ngài Huệ Khả, lập ra tông phái Thiền Tông. Trong Thiền tông BĐĐM được gọi là Sơ Tổ. Huệ Khả là Tổ thứ Nhất. Truyền đến đời thứ năm là Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Sau đó là Lục tổ Huệ Năng.

      Trong Thiền Tông ngày ấy, chỉ một vị đệ tử của Tổ được truyền thừa làm Tổ đời kế tiếp mà thôi, và có truyền thống truyền thừa Y-Bát, để minh chứng vị đó là Tổ Thiền tông đời sau. Đến đời Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, có tranh chấp trong chuyện truyền thừa Y-Bát nên Lục Tổ Huệ Năng, có kinh nghiệm đó, đã không duy trì truyền thống Y-Bát nữa.

      Kể từ ngày ấy, vì Thiền tông không bị câu thúc bởi truyền thừa Y-Bát nữa nên tông phái này phát tiển rất nhanh. Nhiều vị Thiền sư đã lập ra nhiều tông phái: từ Tông Thiên Thai với ngài Trí Khải Đại Sư đến các Tông phái Lâm Tế, Tào Động, Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Thảo Đường, lan sang đền Triều Tiên, Nhật Bản với các ngài Bạch Ẩn Huệ Hạc, Đạo Nguyên Hy Huyền, Hồng Xuyên Tôn Ông, Hồng Nhạc Tông Diễn. Truyền đến Việt Nam vào đời nhà Trần có Thiền phái Trúc Lâm với các Thiền Sư nổi danh: Tuệ Trung Thượng Sĩ, Đại Đăng Quốc Sư, Trúc Lâm Đại Đầu Đà. Ngay bây giờ, tại Âu Mỹ, rất nhiều người đã và đang tham Thiền học đạo với những Thiền sư người Tây Phương (Phillip Kapleau, Joseph Goldstein, Sharon Salzburg…)hay người Đông Phương (Thích Nhất Hạnh, Đà Lai Lạt Ma..).

      2. Nhiều người không rõ chuyện, khi thấy Lục tổ Huệ Năng phải chạy chốn, ẩn mình nhiều năm, không dám ra mặt (kể cả đã phải chạy sang nước ta, bấy giờ gọi là An Nam Đô Hộ Phủ) nên cho rằng Thiền Tông đã hết thời không còn dùng được nữa.

      Thầy Lý Hồng Chí khi viết trong sách Chuyển Pháp Luân “ Chúng tôi nói cái pháp môn ấy là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục tổ Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi đến đâu được nữa”. Điều đó là một sự hiểu nhầm.

      Tôi không nghĩ thầy Lý Hồng Chí có ý nói xấu Thiền Tông để tạo khẩu nghiệp. Đúng như ông bạn đã nói: tạo nghiệp thì rất dễ. Nhưng trong đạo Phật, theo tôi hiểu, Nghiệp xấu vẩn có thể được tiêu trừ bằng cách tạo thêm nghệp lành và chân thành sám hối.

      3. Tôi không dám nói là tôi đã viết đầy đủ về Thiền Định, Thiền Tông và tạo Nghiệp. Quý vị độc giả muốn tìm hiểu thêm xin vào các trang mạng như:
      BuddhaSasana: http://www.budsas.org/uni/index.htm
      Thư viện Hoa sen: http://www.thuvienhoasen.org/
      Đây là những trang mạng mở, trong sáng (open, transparent) không như một số trang mang khép kín, thiếu trong sáng, phải có ghi danh mới vào được.
      ĐV

  57. Chào bác DV!
    Tôi thấy là bác có nhận thức rất là sâu, tuy nhiên cũng mang nhiều định kiến có lẽ do bề dày thời gian tìm hiểu về Phật giáo.
    Cuốn Chuyển Pháp Luân mang nội dung rất mạch lạc và nội hàm rất thâm sâu, nhưng qua bác lại áp đặt vào đó những tư tưởng về tôn giáo của bác, cộng thêm lý giải riêng bác, tôi nhìn không thể nhận ra đó là nội dung trong cuốn sách này nữa.
    Tổ sư thiền tông giảng rằng Pháp của ông chỉ có thể truyền đến 6 đời, điều đó rất là rõ ràng, Chuyển Pháp Luân cũng dùng vấn đề này để khai thị cho người tu luyện hiểu thêm về vấn đề này, nhưng có một số người vì cảm tình vào tôn giáo, vào thiền tông mà không chịu thừa nhận. Tôi nghĩ là thừa nhận hay không thì Đạt Ma tổ sư cũng giảng cụ thể vậy rồi, nếu ai có ý kiến nào khác với lời ổng giảng thì cứ để trong bụng thôi, mang ra công kích nhau làm gì. Điều đó càng làm cho người ngoài thêm khó hiểu và nghi hoặc, một số người không rõ chuyện lại mang ra bàn tán này nọ, như vậy cũng đã đẩy họ phạm vào khẩu nghiệp rồi.

    Bác có viết thế này:
    [2. Đức Phật tu đến tầng Như Lai – Bạn nói chính tự thân Đức Phật nói đã tu đến tầng Như Lai. Quả thật tôi không thấy chỗ nào, trong kinh điển nào, trong pháp hội nào, Đức Phật đã tự thân nói như vậy. Tôi biết rằng Đức Phật đã Tu Thiền Định (mà sau này ông LHC gọi là tu Sừng bò) qua 4 tầng Thiền để đạt đến chứng quả Giải thoát. Mời bạn đọc đoạn văn dưới đây (trong sách Đức Phật và Phật Pháp của ngài Narada, Phạm Kim Khánh dịch)]
    Bác thậm chí còn không phân biệt được Thiền định và Thiền Tông, cái thứ “dùi sừng bò” mà Chuyển Pháp Luân nhắc đến chính là thiền tông. Đạt ma cũng là đệ tử của Thích Giáo, tu luyện theo sự truyền thừa của ngài Thích Ca Mâu Ni mà tu lên, tức là cũng có thiền định mà tu lên, qua sự chứng ngộ của ông mà lập ra là Thiền Tông. Pháp Luân Công trong tu luyện cũng có thiền định, vậy mà Chuyển Pháp Luân lại gọi thiền định (như bác đã nói) là dùi sứng bò là sao?

    • Tôi rất cám ơn ông Anh Tuấn đã viết phản hồi này với những lời lẽ rất tử tế đứng đắn – điều mà thỉnh thoảng tôi mới thấy từ những học viên PLC sau khi vào đọc bài viết này.

      Cách đây không lâu, đã có một bạn đọc đã viết phản hồi cho tôi bằng tiếng Đan Mạch, khiến cho một bạn đọc khác đã phải thốt lên: “Ai đó mới comment lấy tên là [xin miễn viết ra] Có những lời lẽ thật thô thiển. Người này chắc chắn là một con người vô thần. Nói những lời lăng mạ người khác mà không sợ mất đức chút nào. Thật là tội nghiệp…” Mới đây một độc giả khác sau khi đọc bài “Phỏng vấn ông Lý Hồng Chí” (tôi đã chỉ dịch bản tin này từ tiếng Anh sang Việt ngữ thôi) đã cho rằng tôi là “thật tệ, bịa chuyện như thật…thể hiện của con người tiểu nhân”. Lại có một độc giả khác lại đã nhất quyết cho tôi là kẻ được người khác thuê viết bài này. Thật là tội nghiệp cho tôi quá. Tôi không hiểu tại sao họ có thái độ này? Nhưng thôi, để khi khác vậy.

      Trở lại bài phản hồi của ông Anh Tuấn, ông cho rằng tôi đã có định kiến khi viết phản hồi. Tôi nghĩ có nhiều phần đúng. Người bình thường, không có một cái nhìn tổng quan, chỉ thấy được một phần nào đó của một vấn đề to lớn, nên chỉ có thể đưa ý kiến của mình ra – mà người khác không đồng ý, có thể người ấy cũng vì không có cái nhìn tổng quan, có định kiến riêng – khiến cho là có định kiến nhỏ hẹp.

      Chắc là vì vậy mà nhiều học viên PLC, sau khi đọc bài viết đã viết phản hồi phản đối. Đây là một điều tôi không muốn. Tôi xin xác nhận là tôi đã thấy tu tập theo PLC là điều tốt. Tôi đã từng viết trêng trang mạng này điều ấy và đã khuyến khích những ai thấy PLC hợp với căn cơ của mình thì nên tiếp tục tu tập. Tóm lại tôi không có định kiến xấu với các học viên PLC.

      Thế mà trong mấy bài phản hồi gần đây có bạn đọc nêu lên vấn đề Đức Phật tu tập đến tầng Như Lai (như viết trong sách Chuyển Pháp Luân) thành ra lại có nhiều ý kiến bất đồng, vì mỗi người hiểu vấn đề này một cách khác nhau.

      Về phần tôi, tôi đã cố gắng – dựa theo sự hiểu biết rất giới hạn của tôi – giải thích thế nào là Thiền Định, Thiền Tông và Đức Phật nhập Thiền Định ra sao, Thiền Tông phát triển thế nào. Dường như điều này tôi đã không làm được, vì ngay chính ông Anh Tuấn đả cho rằng tôi “thậm chí còn không phân biệt được Thiền định và Thiền Tông, cái thứ “dùi sừng bò” mà Chuyển Pháp Luân nhắc đến chính là thiền tông.”.

      Tôi chẳng biết làm sao hơn nữa. Để giải quyết dứt khoát cụ thể sự bất đồng này tôi xin đề nghị với ông Anh Tuấn như sau:

      Xin ông vui lòng viết mỗt bài phản hồi mới, trong đó ông giải thích rỏ ràng hơn, dù có dài đến đâu, ý kiến của ông – tôi không dám nói là định kiến – về các diểm sau:

      – Thiền Định là gì? Thiền tông là gì? Thiền tông có từ bao giờ? Ai là thủy tổ của Thiền tông?
      – Ông hiểu thế nào về câu viết của thầy LHC trong sách Chuyển Pháp Luân: “Thiền tông không giảng Pháp gì hết. Đạt Ma [bên] Thiền tông truyền [dạy] căn cứ theo một câu của Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca Mâu Ni giảng: ‘Pháp vô định Pháp’. Ông ấy căn cứ trên câu thoại của Thích Ca Mâu Ni mà sáng lập pháp môn Thiền tông. Chúng tôi nói cái pháp môn ấy là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục tổ Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi đến đâu được nữa”. Có phải là thầy LHC muốn nói đến Thiền Tông bắt đầu từ Bồ Đề Đạt Ma đến Lục tổ Huệ Năng là hết không? Thầy LHC có nghĩ là Bồ Đề Đạt Ma là người sáng lập raThiền tông không?

      Nếu được ông đáp ứng thì tôi cảm ơn ông rất nhiều và tôi được yên tâm khi thấy tất cả độc giả Vườn Đào được rộng đường dư luận.
      ĐV

  58. Chào bác DV!
    Cảm ơn sự phản hồi nhiệt tình của bác, bác đã nói vậy thì tôi cũng nói thêm đô lời thế này.

    Tôi không có ý hơn thua hay tranh luận với bác làm gì, bởi vì tôi cũng là học viên PLC, do đó tôi có để lại ý kiến nhằm mục đích giúp bác và một số người khác minh bạch thêm về Pháp Luân Công. Tôi nghĩ là tôi đã hiểu phần nào ý của bác, tuy nhiên nếu tôi có diễn giải và trả lời theo cách hiểu đó thì người ngoài sẽ không thể nào hiểu được, mà nếu chỉ mục đích tranh luận tay đôi với bác thì đó không phải là ý tôi.

    Tôi chỉ xin chia sẽ vài ý thế này.
    – Thứ nhất, trong những học viên PLC mà tôi biết, thì dùng những ngôn từ văng tục, là điều tôi chưa thấy. Thâm chí một người như tôi ngày xưa có hay như vậy thì hiện nay dùng từ lóng (không phải văng tục) cũng là không còn phù hợp, và tôi cũng rất không thoải mái khi dùng ngôn từ như vậy. Những người nhắn cho bác tôi nghĩ đó không phải là học viên PLC thực sự, hoặc thậm chí là mạo nhận.
    – Thứ hai, cách nghĩ của bác về Thiền định và Thiền tông, theo tôi đó là đứng tại tầng thứ và ngộ của bác. Thọ mệnh của một người được an bài cho tu luyện, thì khi tu luyện chưa kết thúc, nếu người đó vẫn còn tiếp tục tu luyện, thì nhận thức sẽ con thay đổi, và có khi sẽ thấy nhận thức trước đó không còn đúng nữa, bác ôm giữ quan điểm về thiền tông như vậy thì hơi có phần tuyệt đối hóa. Khi một người quá thần tượng một ai đó, thì người đó thậm chí sẽ xem người ta như một vị Phật, nếu được một vị chân Phật giảng Pháp cho thì người đó thậm chí không nghe và không tin nữa.

    Quay lại vấn đề, khi mọi người nói về lời Đạt Ma giảng rằng Pháp của ông chỉ có thể truyền đến 6 đời, rõ ràng rành rành như vậy, nhưng những người sùng bái Thiền Tông thì lại lờ đi như không muốn nghe đến.

    Về việc bác hỏi “Thầy LHC có nghĩ là Bồ Đề Đạt Ma là người sáng lập ra Thiền tông không?” Tôi chỉ xin trả lời bác rằng, Sư Phụ tôi nghĩ gì, thì tôi không thể nào biết được, nhưng muốn biết cũng không có khả năng, và cũng không dám bàn tới. Nhưng trong thiền định có vấn đề định lực, Phật Thích Ca cũng có giảng Giới, Định, Huệ. Những vấn đề trong tu luyện, thì cần nâng cao định lực, sau đó sẽ khai Huệ, khai ngộ, vậy thì tôi nghĩ với góc độ người tu luyện, cần phải định tâm mà tu luyện, chứ tranh luận mổ xẻ những chuyện xa xưa như vậy thì có ích gì.

    Thân,
    Anh Tuan.

    • Tôi rất mừng khi thấy ông Anh Tuấn đã nhanh chóng phản hồi.

      1. Về ông học viên PLC có khẩu khí Đan Mạch, tôi không để tâm vì đã có một học viên PLC khác đỡ lời cho tôi rồi. Tôi nói lên điều này chỉ vì thấy dường như quý vị học viên PLC hơi nhạy cảm mỗi khi thấy ai nói đến đạo pháp của mình mà không hợp ý mình. Như tôi đã kể lại một ông học viên khác đã cho tôi là kẻ tiểu nhân bịa đặt, khi đăng bài “Phỏng vấn ông Lý Hồng Chí”. Thực ra tôi chỉ chuyển ngữ bài phỏng vấn đó từ Anh ngữ sang tiếng Việt thôi, không thêm không bớt. Không những thế, tôi đã đăng lại nguyên văn bản gốc Anh ngữ để mọi người tham khảo.

      Về tư duy của vị này, tôi nhớ lại trước đây đã có một độc giả Vườn Đào (ông PVQ) đã nghĩ rằng “Khi con người (học viên PLC) đã vướng vào vòng tự kỷ thì đúng sai không còn giá trị nữa, mà mặc nhiên coi những gì bị ám thị là đúng”.

      2. Trở về vấn đề Thiền Định và Thiền Tông, tôi đồng ý với ông là “tranh luận mổ xẻ những chuyện xa xưa như vậy thì có ích gì”, mặc dầu tôi không được thỏa mãn lắm với bài phản hồi của ông về việc tôi đã xin ông giải thích rõ ràng hơn về Tiền định, Thiền tông và câu viết của Thầy LHC trong sách Chuyển Pháp Luân.

      3. Về câu viết của Thầy LHC, để tôn trọng tình nghĩa sư phụ/đệ tử giữa ông và Thầy LHC (ông không muốn và không dám bàn tới), chúng ta cũng chẳng cần mổ xẻ thêm làm chi.

      4. Ngoài bài phản hồi này, ông có chuyển cho tôi xem một bài viết khá dài gồm nhiều bài viết, về quan điểm của PLC đối với Phật giáo. Đọc xong, tôi nghĩ chúng ta nên hết sức thận trọng, bởi vì, chắc ông cũng thấy, trong bài viết, Phật giáo đã không được đề cập đến một cách khách quan, với nhiều khẳng định (thí dụ vẫn là chuyện Thiền tông chỉ đến Lục tổ là hết).

      Tôi nghĩ rằng đưa bài viết đó lên, chắc chắn lại sẽ lại có “hơn thua hay tranh luận” như ông bạn đã nói. Trước đây có một độc giả Vườn Đào (ông Tâm Anh) góp ý là có hai phạm trù trong cuộc tranh luận: phạm trù tâm linh (spiritual) và phạm trù lý trí (rational); phạm trù tâm linh thì không nên và không thể nghĩ bàn. Bài viết ông muốn đưa lên nhiều phần thuộc phạm trù tâm linh. Vả lại đã có nhiều độc giả Vườn Đào cho rằng thảo luận về topic này (LHC và PLC) đã là quá đủ.

      Bởi vậy tôi nghĩ chúng ta không nên đưa bài viết đó lên diễn đàn. Tuy nhiên, nếu ông vẫn muốn đưa lên diễn đàn này, tôi xin lãnh ý.

      ĐV

  59. Hôm nay vào xem lại bài LHC và PLC, thấy có một vị học viên PLC, bạn Anh Tuấn, viết như sau

    “Khi mọi người nói về lời Đạt Ma giảng rằng Pháp của ông chỉ có thể truyền đến 6 đời, rõ ràng rành rành như vậy, nhưng những người sùng bái Thiền Tông thì lại lờ đi như không muốn nghe đến.”

    Tôi vào xem sách Chuyển Pháp Luân của sư phụ LHC về chuyện này thì thấy ông LHC viết là:

    “Đó là cái sừng bò kia đã dùi đến đỉnh rồi, không còn gì có thể giảng nữa. Đạt Ma giảng rõ là nó chỉ có thể truyền đến Lục tổ, sau đó không dùng được nữa.”

    Bạn Anh Tuấn cho là “rành rành như vậy” vì Sư phụ đã viết như vậy.

    Tôi lại vào internet tìm xem Tổ bồ Đề Đạt Ma nói thế nào có đúng như sư phụ LHC nói không? Theo Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt thì Bồ Đề Đạt Ma đã bảo Huệ Khả như sau:

    – “Ngài gọi Huệ Khả đến dặn dò:
    – Xưa Như Lai đem đại pháp nhãn tạng trao cho Tổ Ca-diếp, lần lượt truyền đến ta. Nay ta đem trao lại cho ngươi, ngươi phải truyền trao không để dứt mất. Cùng trao cho ngươi y Tăng-già-lê và bát báu, để làm pháp tín. Mỗi thứ tiêu biểu cho mỗi việc, ngươi nên biết.

    Huệ Khả thưa:
    – Xin Thầy từ bi chỉ dạy mọi việc.

    Ngài dạy:
    – Trong truyền tâm ấn để khế hợp chỗ tâm chứng, ngoài trao ca-sa để định tông chỉ. Ðời sau có nhiều người cạnh tranh nghi ngờ, họ nói “Ta là người Ấn, ngươi là người Hoa, căn cứ vào đâu mà được pháp, lấy cái gì để minh chứng?” Ngươi gìn giữ pháp y này, nếu gặp tai nạn, ngươi đem ra làm biểu tín, thì sự giáo hóa không bị trở ngại. Hai trăm năm sau khi ta diệt độ, y bát này dừng lại không truyền, vì lúc đó, Phật pháp rất thạnh hành. Chính khi ấy, người biết đạo thật nhiều, người hành đạo quá ít, người nói lý thì nhiều, người ngộ lý thì ít. Tuy nhiên, người thầm thông lặng chứng có hơn ngàn vạn. Ngươi gắng xiển dương, chớ khinh người chưa ngộ”

    Tóm lại Tổ Bồ Đề Đạt Ma chỉ nói: đến đời Lục tổ không truyền Y Bát mà thôi vì lúc đó Phật pháp rất thạnh hành .

    “Rõ ràng rành rành như vậy”, nhưng Sư phụ LHC thì lại lờ đi, không muốn nhắc đến trong sách Chuyển Pháp Luân.

    Kết luận: Thiền tông vẫn dùng được, càng ngày càng phát triển từ Á đông (Trung hoa, Triều tiên, Nhật bản, Việt Nam, Nam Dương..) sang Tây phương (Âu châu, Hoa Kỳ, Gia nã đại) đến Nam Mỹ và châu Phi

  60. Thưa ông Lê Trung Hiếu,
    Ngày 2/2/2013, tôi có gửi cho ông một e-mail (sao lại dưới đây) về địa chỉ ông cho là lehieu06@ovi.com. Đến nay đã trên 2 tuần, không thấy ông trả lời, tôi nghĩ là ông đã không cho địa chỉ e-mail đúng của ông, hoặc không không đọc thư tôi viết. Bởi vậy tôi buọc lòng phải viết thư này lên diễn đàn Vườn Đào để may ra ông đọc tới mà trã lời cho tôi biết.
    ĐV

    ——— thư trước tôi gửi cho ông Lê Trung Hiếu ngày 2/2/2013
    Thưa Ông Lê Trung Hiếu,

    Tôi đã nhận được hai phản hồi của ông. Nhưng vì bài phản hồi – sao lại dưới đây – ông viết có quá nhiều lỗi chính tả, lại không bỏ dấu nữa.
    Đọc song tôi thấy rất khó hiểu.

    Xin ông vui lòng viết lại hai phản hồi này cho rõ ràng hơn thì mới có thể đưa lên mạng Vườn Đào được và để mọi độc giả khác hiểu được ý ông muốn nói gì.

    Ngoài ra, xin ông cho biết tên ông là Trung Hiếu hay là Trung Kiên?
    Cám ơn.

  61. lê trung hieu

    Tôi thấy plc củng có nội hàm rất sâu ,bài tỉnh thiền thứ 5 có nhắc một câu trú tự “không phi không” ,nêu so sánh “phi tưởng phi phi tưởng” củng là đương dẩn đến giác ngộ .Và Thiên tông cũng thât không thể truyền đúng Đại thừa vì khi sang Trung quốc đã kết hợp Đạo Lão rồi lập ra Thiền tông không còn đúng như Đức Đạt Ma đả truyền.

  62. Ba’c Đa`o Viên, ba’c không nên nhiều lời với mấy người theo PLC, Họ kha’ nhạy cảm, va` xảo ngữ. Cha’u co’ người thân theo PLC nên cháu hiểu.
    Kim

    • lê trung hieu

      Đúng! không cần thiết tranh luận vì ai có nhà nấy,và củng không lợi ích cho việc học Phật . Dù bất kì pháp nào củng không nói rỏ được Phật ra sao? Hãy tự tìm ơ chính sự phân biệt thường ngày chắc chắn nơi đó không có Thiền tông ,PLC, hay Như lai, Tiểu hay Đại thừa .

  63. Cám ơn vị độc giả Kim.
    Tôi vẫn biết – nhiều độc giả khác cũng biết – rằng nhiều học viên PLC rất nhạy cảm và nói năng không biết kiềm chế và rất chủ quan. Tôi đã có dịp nhắc khéo họ rồi. Xin xem lại những phản hồi trước đây.

    Biết thế nhưng với tư cách là người điều hành Vườn Đào tôi phải tôn trong ý kiến của mọi độc giả, trừ phi đó là những phản hồi thô lỗ, vô giáo dục. (Trước đây đã từng có những vị theo PLC nói tiếng Đan Mạch khiến cho một độc giả khác theo PLC phải lên tiếng). Cách đây không lâu, một độc giả có người thân theo PLC (ông PVQ) cũng đã có những nhận xét như ông Kim vậy.
    Xin cám ơn.
    ĐV

  64. Mình là người tu luyện Pháp Luân Công,mình thấy có bạn bảo cuốn Chuyển Pháp Luân là cám. Ồ cảm giác bạn ấy như hiểu rõ Phật Pháp trong lòng bàn tay vậy. Vậy chẳng phải bạn đó là Phật rồi. Sư phụ Lý Hồng Chí có nói mỗi chữ trong cuốn Chuyển Pháp Luân đều có các vị Phật phía sau đấy! nghe thật huyền hoặc nhỉ mình chỉ chia sẻ link này để minh chứng đều đó
    http://chinhphap.org/showthread.php?t=5629

    Nhiều người đã thấy Pháp Luân, Pháp Thân trong đó có cả những người chân tu ở các pháp môn khác, điều cuối cùng mình muốn nói là vũ trụ sắp đến giai đoạn diệt rồi, chẳng phải những người cầu Đạo đều muốn đi trên chính pháp ? Bây giờ chính pháp đã bày ra trước mắt rồi mà nhiều người chưa ngộ ra,thời gian tu luyện không còn nhiều nữa đâu…đôi lời tâm tình thực tâm của mình

    • lê trung hieu

      có nhiêu ngươi bình luân quá khich không do trí tuê mà do châp ngã . Niêm tin chân chính là sư quán triệt ,thây như thât các tâng pháp…

    • Bạn Hùng này là điển hình của những học viên PLC quá khích. Đây là kết quả của sự hạn chế trong những lời dạy của Lý Hồng Chí cộng với tâm trí mê mờ của những học viên thiếu trí tuệ. Những phát ngôn như thế này chỉ góp phần đẩy Pháp Luân Công đi vào trạng thái “mạt”

  65. Phật,Đạo,Thần là có tồn tại và từ xưa con người luôn kính ngưỡng họ,vậy mà bây giờ con người không tin vào Thần,Phật nữa,đạo đức nhân loại đang trượt dốc từng ngày,họ dám làm mọi việc xấu bởi vì họ chẳng tin vào Thần,Phật nữa,chẳng phải đây là thời “mạt pháp” mà Phật Thích Ca đã nói,khi con người không đủ tiêu chuẩn để “làm người” thì chẳng phải con người sẽ bị hủy diệt sao,chính giáo ngày nay đã không còn ức chế được con người nữa,không độ nhân được nữa,thử hỏi bây giờ có ai cầu Phật để tôi tu thành chính quả hay không hay là để cầu giải hạn,tiền tài,con người đã bại hoại rồi,họ dám cầu những thứ danh lợi với Phật.Sư Phụ Lý Hồng Chí luôn nhắc các học viên phải trở thành người tốt và tốt hơn nữa,tâm tính cao bao nhiêu thì công cao bấy nhiêu,đây chẳng phải là chính Pháp độ nhân ư?.trong 7 năm có tới 100 triệu người ở Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công hẳn chẳng phải là kỳ tích,vì ghen tức bởi số học viên Pháp Luân Công đông hơn số đảng viên nên ĐCS Trung Quốc đã đàn áp dã man,tra tấn,mổ cướp nội tạng sống…thật tàn ác!.Mong muốn đàn áp tiêu diệt Pháp Luân Công của ĐCS Trung Quốc đã thất bại khi Pháp Luân Công đã phổ truyền hơn 100 quốc gia,hàng trăm triệu người đều nhận được lợi ích cả tâm lẫn thân.

  66. Vẫn có nhiều người tin vào Thần, Phật đấy, bởi vậy họ mới tu hành theo các tôn giáo, bao gồm cả Pháp Luân Công của Lý Hồng Chí. Tôn giáo nào mà chả dạy con người hướng đến những điều thiện, điều tốt đẹp.

    Còn cuộc đàn áp của ĐCS TQ đối với PLC là có nhiều lý do chứ không phải chỉ vì “ghen tức” như tuyên truyền của những học viên PLC cực đoan đâu. Một trong những lý do chính của cuộc đàn áp là vì NGHIỆP QUẢ, các học viên PLC đã có liên hệ nghiệp với những người khác, đời trước họ có thể chính là những người đi đàn áp, bức hại người khác nên đời này các nạn nhân muốn “đòi lại món nợ xưa”, bởi vậy mới có chuyện có người thì bị đàn áp, nhưng người khác thì lại không bị.

    Ở một khía cạnh nào đó thì những người bị đàn áp cần phải cảm ơn chính những người đàn áp họ, bởi vì nhờ vậy mà họ mới “tiêu nghiệp” được và mới có cơ hội để thực hành được “chân, thiện, nhẫn” như sư phụ họ rao rảng.

    • Ở một khía cạnh nào đó thì những người bị đàn áp cần phải cảm ơn chính những người đàn áp họ, bởi vì nhờ vậy mà họ mới “tiêu nghiệp” được và mới có cơ hội để thực hành được “chân, thiện, nhẫn” như sư phụ họ rao rảng.
      Ha, ha, ha, ban Phong, I like your comment.

  67. “Tôi biết rằng Đức Phật đã Tu Thiền (mà ông LHC gọi là tu Sừng bò) qua 4 tầng Thiền để đạt đến chứng quả Giải thoát.”

    Có nhiều điều thấy mọi người không phân biệt cho rõ:
    http://vi.falundafa.org/book/zfl2_html/zfl2_10_v.html

    Sư Phụ Lý đề cập “dùi sừng bò” (đi vào đường cùng), là nói về pháp môn Thiền Tông chứ không nói về thiền định là dùi sừng bò. Mà lộn kiểu đó thì xoay lại mà nói thì cũng như nói Đức Thích Ca có Thiền Định => vậy là Ngài tu theo Thiền Tông!!!!! Mà Thiền Tông đó là do vị Đạt Ma ngộ dựa vào (hình như) hai câu (và có lẽ chỉ hai câu) của Đức Thích Ca mà sáng lập pháp môn Thiền Tông đó – cũng chỉ là lập pháp môn khi mới tới quả vị La Hán, cũng là dựa vào lời của Đức Thích Ca mà ngộ được. Cũng không phải ngồi thiền cái là theo Thiền Tông kia.

    Còn hiện nay cực đoan đến thế nào? Họ dựa vào chữ “Vô” mà Phật Thích Ca giảng mà lý luận thành chủ nghĩa hư vô, cái gì cũng không có, không vật chất không hình tượng chẳng có gì. Sư Phụ đả phá cái nhận thức lệch lạc đó, chẳng phải nói kiểu đó là phá hoại Phật Pháp của Đức Thích Ca sao? Theo tôi hiểu, quá khứ cũng có tranh cãi trong Phật giáo về cái sừng bò đó, đến bây giờ thì hình như cũng để cái sừng bò đó lẫn vào rồi, cũng không biết đến cuộc tranh cãi này nữa. Nhất là những người đọc sách lý giải giải trí thì càng coi tất cả là của Phật Thích Ca.

    Về ý nghĩa của chữ “Vô” chữ “Không” thì theo tôi hiểu là nói về chấp trước không tồn tại, chẳng có, chẳng còn chấp trước nào trong tâm hết mới là “Không” chân chính. Chẳng phải tăng đoàn, đệ tử Đức Phật phải trừ dứt đủ loại chấp trước thậm chí Đức Thích Ca có giảng một bài riêng về cái bình bát khi thấy những đệ tử chấp trước dính mắc vào nó sao?

    Sư Phụ Lý giảng rõ về vấn đề Phật giáo bị phá hoại, cải biến, sửa đổi từ bên trong như thế nào rồi. Phật nói thế này, nói thế kia, ý của Ngài là .v.v. Bây giờ thì đi nghe thử xem, mỗi người lý giải một kiểu, đủ thứ lý luận, chẳng câu nệ, thuyết giảng như thể bản thân hiểu thấu lời Đức Thích Ca ý nói gì cho tới cảnh giới Phật. Vậy có phải phá hoại Pháp của Đức Thích Ca không? Đâu mới là kẻ công kích Phật giáo thật sự và phá hoại Phật Pháp của Đức Thích Ca?

    Đả kích những lý luận, tư tưởng, hành động lệch lạc phá hoại Pháp của Phật Thích Ca thì nói thành đả kích Phật Thích Ca.

    Sư Phụ cũng đề cập về Bà la môn giáo, theo tôi hiểu thì ban đầu đó cũng là chân chính, nhưng sau một thời gian dài (tôi không nhớ mấy ngàn năm) cũng dần bị cải biến ra càng ngày càng sai lạc biến dị so với ban đầu, đến thời Đức Thích Ca thì đã hoàn toàn là tà – hoàn toàn khác hẳn lúc ban đầu, không còn nhận ra nữa. Trước đó Bà la môn cũng kính ngưỡng Thần, nhưng sau thì thờ cúng thứ khác. Đức Thích Ca luôn luôn phát sinh hình thái đấu tranh cái hệ tư tưởng lệch lạc, biến dị của Bà la môn giáo lúc đó chứ không phát sinh hình thái đấu tranh với vị Thần sáng lập Bà la môn kia.

    Có dùng danh từ, ngôn từ này nọ có trong Phật giáo, Đạo giáo .v.v. là dùng để truyển tải thôi, văn hóa ngôn ngữ có săn, có gì mà thành ra ăn trộm, chế, nấu cháo vậy. Cùng một từ nhưng cái lý nói đến khác nhau, có cái giác độ nhìn nhận là khác hẳn đi, có cái giống, có cái không giống.

    Nếu nói cho cực đoan thêm tí cho dễ hiểu, ngôn ngữ nói, chữ viết, văn hóa có sẵn, đụng vào cái là nói thành trộm, chế, nấu cháo.Luân hồi nhân quả là ăn cắp đem về nấu sao, trước thời Đức Thích Ca có sẵn rồi. Nhà toán học ăn trộm các con số, các dấu cộng trừ nhân chia mà nấu cháo ra đủ các thứ công thức phép tính. Tương lai có Đức Phật khác đản sinh thì truyền Pháp thế nào? Đằng nào cũng nói thành ăn trộm nấu cháo được. Chữ vạn đó các vị Phật tương lai sau này nếu dám động vào thì là ăn trộm của Phật giáo hôm nay. Tương lai có các vị Phật khác nếu động vào cái lý luân hồi nhân quả là bị nói thành ăn trộm, nấu cháo.

    Tôi muốn hỏi phải chăng từng chữ cái, từ ngữ, ngôn từ, văn hóa, khái niệm mà trong Phật giáo dùng đều đã được Phật giáo đăng ký bản quyền – độc quyền tuyệt đối, là sở hữu tư bản của Phật giáo trong vũ trụ.

    Có người nói xa rời Phật giáo. Ngay giữa Pháp môn Tịnh Độ niệm A di đà với Giới Định Huệ của Đức Thích Ca lấy cái lý luận kia ra đo thì cũng thấy là xa rời nhau rồi.

    Cái nào là suy nghĩ lý trí ở đây vậy? Cũng chẳng phải chỉ có bấy nhiêu. Các vị thật uyên thâm.

    Tôi cũng là người thường dùng lý trí mà tìm hiểu, lựa chọn, đánh giá, cái gì tin được cái gì không. Trong cõi mê biển khổ này chỉ có lý trí để tìm đường thôi. Tiếc cho ai bỏ lý trí, dùng quan niệm cố hữu lệch lạc mà tìm hiểu đánh giá Pháp Luân Công.

  68. Nhân lên mạng thấy có đoạn sau đây của Ani Tenzin Palmo, một phụ nữ người Anh, viết về tại sao nên có sự Nghi Ngờ Cần Thiết, xin chép lại cho các bạn đọc về Pháp Luân Công và ông Lý Hồng Chí

    ANI TENZIN PALMO: Sự nghi ngờ cần thiết
    Có lẽ nền giáo dục Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo của người phương Tây đã khiến nhiều người có khuynh hướng xem sự nghi ngờ là một gì điều đáng xấu hổ, đến mức coi nó như kẻ thù.
    Người ta cảm thấy rằng nếu họ nghi ngờ, điều đó có nghĩa là họ đang phủ nhận giáo lý, trong khi lẽ ra họ nên có một niềm tin không thắc mắc. Hiện nay, trong một số tôn giáo, niềm tin không truy vấn- tin một cách mù quáng- vẫn được coi là phẩm chất cần có của người tín đồ.

    Thế nhưng giáo pháp Phật đà không đòi hỏi điều đó. Khi nhắc tới giáo pháp, Đức Phật chỉ nói, “hãy đến để mà thấy” hoặc”hãy đến để khám phá sự thật” ; Ngài không hề nói “hãy đến để mà tin”. Một tâm thức rộng mở và biết đặt nghi vấn hoàn toàn không bị coi là trở ngại đối với những người tin tưởng vào Phật pháp.
    Tuy nhiên, một tâm thức cho rằng: “Điều này không nằm trong cái khung nhận thức của tôi, vì thế tôi không tin” thì lại là một tâm thức khép kín, và chính một thái độ như thế mới là điều bất lợi lớn cho những ai có khát vọng theo đuổi bất kỳ một con đường tâm linh nào. Ngược lại, một tâm hồn rộng mở, luôn đặt câu hỏi và không chấp nhận sự việc chỉ vì điều đó đã được nói ra, thì lại không gặp chút khó khăn nào.

    Một bản kinh nổi tiếng có nói về một nhóm dân làng đến thăm Đức Phật. Họ thưa với Ngài, “Nhiều bậc thầy đã đi qua đây. Mỗi vị đều có một học thuyết riêng. Mỗi vị đều tuyên bố rằng triết lý và sự tu tập của vị ấy là chân lý, nhưng tất cả những vị ấy đều chống đối nhau. Nay chúng con thật sự hoang mang. Chúng con nên làm thế nào”. Phải chăng câu chuyện đó nghe rất hiện đại? Nhưng đó đã là chuyện của hai mươi lăm thế kỷ trước. Cũng cùng những vấn đề. Đức Phật đã trả lời, “Qúy vị có quyền hoang mang. Đó là một tình thế gây hoang mang. Đừng nên tin vào bất kỳ điều gì chỉ vì điều đó đã được chuyển giao theo truyền thống, hoặc vì các bậc thầy của quý vị nói như thế, hoặc vì các bậc tôn trưởng của quý vị đã dạy như vậy cho quý vị, hoặc vì đã được viết ra trong những kinh văn nổi tiếng. Khi nào quý vị tự thấy biết và tự trải nghiệm điều đó là đúng, là chân thật, bấy giờ quý vị có thể chấp nhận nó”.

    Lúc ấy, lời khuyên đó quả là một phát biểu mang tính chất cách mạng, vì hiển nhiên Đức Phật cũng nói như thế đối với chính giáo pháp của Ngài. Xuyên xuốt bao thời đại, người ta biết rằng giáo pháp của Đức Phật có ở đó để được khám phá và được trải nghiệm bởi từng cá nhân. Cho nên người ta không cần phải ngại ngần khi có sự nghi ngờ. Chúng ta cần đặt nghi vấn với một trái tim rộng mở và một tâm thức rộng mở, chứ đừng có quan điểm cho rằng điều gì phù hợp với những ý niệm mà ta đã nhận biết trước mới là đúng, còn bất kỳ điều gì trái ngược với những ý niệm ấy thì đương nhiên là sai.

    Về tác giả: Ani Tenzin Palmo là người phụ nữ phương Tây đầu tiên đã xuất gia để trở thành một vị Ni theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng và trở nên nổi tiếng vì đã trải qua suốt 12 năm ẩn tu trong một hang động trên núi Himalaya, một nơi có cao độ khoảng 4.000m so với mực nước biển.Bà là người Anh, sinh tại Luân Đôn, là nhân vật được nhắc tới trong cuốn sách Cave in the Snow của Vicki MaKenzie

  69. I like what you guys are up too. Such clever work and reporting!
    Keep up the good works guys I’ve incorporated you guys to blogroll.

  70. Yêu cầu ông chủ cuả trang “vuondao.wordpress.com” xoá tất cả các bài viết phỉ báng sư phụ lý hồng chí và pháp luân công ngay lập tức . Tránh phạm tội nghiệp đối với phật pháp. Các đệ tử pháp luân công là những người hiểu rõ nhất về đại pháp và sư phụ, họ đã dõi theo đại pháp và sư phụ suốt 20 năm qua từ khi đại pháp khai truyền và 14 năm kiên định phản bức hại vì sự vu khống và đàn áp từ đảng cộng sản trung quốc. Họ tu luyện lâu năm và đã đọc tất cả các kinh sách kinh văn của sư phụ lý. Thiết nghĩ vì ngài chủ vườn đào đây là người ngoài. Chưa hiểu những sự tình xảy ra đối với sư phụ lý hồng chí và pháp luân công nên không vội trách ngài mong ngài hiểu cho. Nếu ngài muốn tìm hiểu về pháp luân công và sư phụ lý hồng chí mời vào trang web của chúng tôi: http://www.phapluan.org va http://www.vn.minghui.org . Thân ái

  71. Rất cám ơn quý vị ĐạiPhápĐô đã bỏ công sức và thì giờ quý báu vào xem Vườn Đào.
    Trước hết chúng tôi xin minh xác là chúng tôi rất có cảm tình với việc tu tập Pháp luân Công khi thấy đó là một môn tu luyện rất lợi cho sức khỏa và làm cho người tu trở nên tốt hơn.

    Còn về lời yêu cầu của quý vị muốn chúng tôi phải “xoá tất cả các bài viết phỉ báng sư phụ lý hồng chí và pháp luân công ngay lập tức” thì chúng tôi rất tiếc không thể làm được. Chúng tôi thiết nghĩ NHÂN VÔ THẬP TOÀN: Mọi con người đều có nhiều điều hay cũng như nhiều điều dở. Trong Vườn Đào, cũng như trên nhiều website khác, có nhiều bài viết khen hết lời thầy Lý Hồng Chí thì cũng có những bài viết chê thầy Lý Hồng Chí. Đó là lẽ thường trên đời thôi.

    Chúng tôi cũng thấy rằng nói xấu nười khác là một điều rất không nên.

    Tuy nhiên chúng tôi đã thấy nhiều người cho rằng sư phụ Lý Hồng Chí của quý vị dường như cũng đã nói xấu những Thầy Tổ tu hành theo Pháp môn Thiền Tông khi đọc thấy thầy LHC viết trong sách Chuyển Pháp Luân: “Thiền tông không giảng Pháp gì hết. Đạt Ma [bên] Thiền tông truyền [dạy] căn cứ theo một câu của Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca Mâu Ni giảng: ‘Pháp vô định Pháp’. Ông ấy căn cứ trên câu thoại của Thích Ca Mâu Ni mà sáng lập pháp môn Thiền tông. Chúng tôi nói cái pháp môn ấy là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi đến đâu được nữa” !!!.

    Mong rằng quý ông hiểu cho quan điểm của người khác trong vấn đề rất phức tạp như Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí.
    Đào Viên vườn chủ.

  72. Xin giải thích thêm rằng không phải sư phụ lý nói xấu các thầy tổ thiền tông. Theo cách nghĩ của tôi thì rằng vì tôi đã đọc sách chuyển pháp luân rất nhiều lần từ đầu chí cuối nên tôi hiểu ” dùi sừng bò” là từ dịch ra tiếng việt từ”toàn ngưu giác tiêm” đây là một lối nói của ngừơi hoa, ngụ ý là đi vào ngõ cụt. Vì sư phụ lý là người hoa nên chỉ những ai đọc phần phụ lục của cuốn sách mới hiểu. Thực ra cũng ko mang nghiã đả kích quá mạnh. Còn về vì sao sư phụ lý nói là thiền tông đi vào ngõ cụt thì mọi người cần tìm trong cuốn pháp luân phật pháp tinh tấn yếu chỉ. Trong đó có bài đính chính về cái không mà thiền tông nói đến. Không không phải là ko có pháp mà là ý nói tâm vô chấp, nhưng pháp là có thật. Cuốn chuyển pháp luân quyển 2 của sư phụ có nói vấn đề này. Thực ra thiền tông sau bao đời các pháp đã bị giải thích loạn. Sư phụ của chúng tôi được các vị sư phụ phật gia để ý tới từ khi ngài bốn tuổi. Các vị sư phụ này ở các pháp môn đơn truyền. Mỗi đời chỉ tuyển một đồ đệ xuất chúng để truyền lại qua hình thức khẩu truyền(truyền miệng) và tâm truyền (tư tưởng) mỗi khi sư phụ khai ngộ một pháp môn thì sư phụ của pháp môn đó rời đi và có các vị sư phụ khác tiếp tục truyền lại những tinh hoa cốt tuỷ trong môn của mình. Các vị này đến không để nhìn thấy, đi không để dấu vết. Sư phụ lý tu luyện giữa người thường mà ko ai biết. Tổng cộng có hơn hai mươi vị sư phụ cuả các môn cả phật gia, đạo gia và kì môn công pháp đã truyền dạy cho sư phụ lý. Vào lúc ngài hơn 40 tuổi sư phụ lý đã tu lên đến tầng cực cao và công lực hết sức thâm hậu. Với một cái chạm tay lên đỉnh đầu ngài có thể đưa một người đạt tới tam hoa tụ đỉnh( một cấp độ của la hán) nhưng khi buông tay ra thì người đó lại hoàn nhân. Ngài sắp xếp lại những điều ngài đã học trong quá khứ và khải truyền pháp của ngài bằng sách chuyển pháp luân. Lời giảng trong sách tuy giản dị nhưng nội hàm thâm sâu khó lường. Vì ngài viết sách ở cảnh giới vô chấp nên không phải là tranh luận cuả phàm phu. Nhưng những người vẫn còn chấp thì thấy khó chịu. Những gì ngài giảng đều là sự thật. Nhưng đối với một số người tâm chấp quá nặng thì” thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng” mọi người trong phật giáo đều biết rằng thiền tông đang đi đến cực đoan và trở thành lý luận triết học thường nhân hoá. Không tin các vị thử thanh tịnh mà đọc chuyển pháp luân từ đầu chí cuối xem. Nhưng ngài đào viên chỉ đọc sơ sơ lướt qua mà đã cáu rồi. Những ngừơi phê phán pháp luân công và sư phụ lý hỏi ai đã đạt đến cảnh giới vô chấp. Đa phần lời lẽ xuất ra khác thường nhân là mấy?Chanh chua ngoa ngoắt. Đâu xứng là phật tử. Ngôn từ đọc lên thấy võ đoán của đàn bà cãi lộn, lời lẽ điêu ngoa. Hãy tự xét bản thân tu cao chưa mà tự tiện xuất ngôn bừa bãi làm tổn hại danh đại pháp khiến ngừơi đời hiểu lầm. Lẽ nào còn chưa phải tội nghiệp. Nhắc nhở là vì từ bi. Hãy buông tâm xuống và thanh tỉnh.

  73. Thưa ông ĐaiPhápĐô,
    Đọc song bài viết của ông tôi rất thất vọng.
    Trong bài phản hồi cho bài viết trước của ông, ông đã cảm ơn ông đã vào Vườn Đào. Tôi cũng đã bày tỏ có cảm tình với những học viên PLC. Trong diễn đàn này tôi đã từng khuyến khích các độc giả tu tập PLC, nên tiếp tục nếu thấy hợp với mình. Tôi cũng đã cho đăng lời biện minh của ông cho Thầy LHC là không nói xấu Thầy Tổ Thiền Tông.

    Tôi nghĩ là trong bài phản hồi tôi viết với những lời lẽ ôn hòa tử tế với ông. Tuy nhiên dường như ông không muốn đáp ứng khi ông viết:
    – ngài đào viên chỉ đọc sơ sơ lướt qua mà đã cáu rồi.
    – Những ngừơi phê phán pháp luân công và sư phụ . Đa phần lời lẽ xuất ra Chanh chua ngoa ngoắt Ngôn từ đọc lên thấy võ đoán của đàn bà cãi lộn, lời lẽ điêu ngoa.
    – . Hãy tự xét bản thân tu cao chưa mà tự tiện xuất ngôn bừa bãi làm tổn hại danh đại pháp..

    Thưa ông ĐạiPhápĐô,
    Nếu quả thực ông thực lòng trả lời tôi như vậy, ông xin nói trước với ông là ông nên đem những lời phát ngôn trên đến những diễn đàn khác. Tự hậu tôi sẽ không để ý đến những phản hồi của ông nữa.

    Nhân đây thấy ông nói về Ông LHC và Pháp Luân Đại Pháp, tôi xin trích lại mấy lời nhận xét cũa một học viên PLC để ông tường lãm:

    (Trích)”Đây là yếu tố quan trọng và cơ bản nhất: ông Lý đã lồng ghép một phương pháp tự kỷ ám thị lớn vào quá trình tu luyện Pháp. Ông Lý nói, chỉ có đọc sách của ông và phát chính niệm hàng ngày thì mới được Pháp Thân của ông bảo vệ, mới mong tu lên được các tầng thứ cao hơn. điều này khiến cho học viên hình thành 1 phương pháp tu luyện như sau: Tập trung và tụng sách hàng ngày, mỗi ngày phát chính niệm ( ngồi nghĩ về pháp ) 3 lần, chính phương pháp tự kỷ ám thì này khiến cho các học viên ngày càng coi những gì ông Lý nói là chân lý và không thoát ra được tư tưởng này. Khi con người đã vướng vào vòng tự kỷ thì đúng sai không còn giá trị nữa, mà mặc nhiên coi những gì bị ám thị là đúng. Chính sự đề cao cá nhân và đề cao Pháp của ông Lý, tự thần thánh hóa bản thân, đã tạo ra một nét văn hóa trong phép tu của Pháp, đa số các học viên theo tu Pháp đều coi mình không phải là người thường mà là người siêu phàm. Giới hạn tư duy trong sách Pháp Luân Công và coi đấy là chân lý”. (Hết trích)

    Đây không phải là những lời tôi viết ra mà là của một người đã biết rất rõ về PLC. Ông xem lại những phản hồi thì sẽ thấy.
    Trân trọng.
    ĐV

    • …”Khi con người đã vướng vào vòng tự kỷ thì đúng sai không còn giá trị nữa, mà mặc nhiên coi những gì bị ám thị là đúng…” + ne^’u ho xem the^m va`i show ” Shen yun “, ho. se` bi. ” ta^?u ho?a nha^p ma “, tu*o*?ng mi`nh là người siêu phàm.
      Ong Phongtoan viet …” xã hội luôn quý trọng con người Tốt bụng , thật thà, lương thiện, sống có lương tâm, trách nhiệm….”, chi’nh xa’c, Lão Tử, Khổng Tử , Phật Thích Ca Mâu Ni, Duc Dalai Latma,Jesus deu teach dieu na`y, nhung hoc vien PLC vướng vào vòng tự kỷ ám thị nen ho phan biet, khi phan biet ta ho*n nguoi thi la`m sao co’ mot long tu*` bi cha^n chi’nh.
      Ba’c Dao Vien than men, hom nay la` Friday in Australia, chuc ba’c week end vui ve, than tang bac mot cau cua Lao Tu*?:
      Lão Tử nói: “Cái gọi là nhân nghĩa, đó là một thứ mê hoặc lòng người, giống như như muỗi rận ban đêm cắn người, chỉ có thể làm người ta thêm hỗn loạn và phiền não mà thôi. Ông xem, con chim Thiên nga kia không cần tắm rửa mà lông vũ tự nhiên vẫn trắng như tuyết, Quạ đen hàng ngày không nhuộm lông mà tự nhiên vẫn đen. Trời vốn là cao, đất vốn là dày, mặt trời mặt trăng từ trước tới nay đã phát ra ánh sáng rực rỡ, tinh thần từ trước tới nay chính là đã được an bài có trật tự, cây cỏ từ lúc sinh ra thì đã khác nhau. Nếu như ông tu Đạo, vậy cũng thuận theo quy luật tồn tại của tự nhiên, tự nhiên là có thể đắc Đạo. Tuyên dương những thứ nhân nghĩa để làm gì đây? Chẳng phải điều đó cũng đáng tức cười như việc vừa đánh trống vừa đi tìm một con dê thất lạc hay sao?”

  74. Thưa ông DaoVien và những người KO PHẢI LÀ HỌC VIÊN và những HỌC VIÊN pháp luân công:
    -Tôi muốn hỏi ông 1 điều: ông có biết được tất cả những điều gì là thật hay là giả hay ko. ông có chắc chắn được tất cả những gì ông biết được về ông Lý Hồng Chí và Pháp luân qua các bài viết trên mạng là thật hay giả ko.
    -Câu hỏi thứ 2: tôi muốn hỏi là: ông tin vào điều gì? và có thể tôi biết ông đang bảo vệ điều gì đấy.
    Tôi muốn chia sẻ điều này với tất cả mọi người:
    THẬT SỰ ĐỂ TIN VÀO 1 ĐIỀU GÌ ĐÓ RẤT KHÓ. nhưng bạn hãy tin vào những gì mà chúng ta HƯỚNG TỚI. đó chẳng phải là 1 cuộc sống tốt đẹp hay sao. xã hội luôn quý trọng con người Tốt bụng , thật thà, lương thiện, sống có lương tâm, trách nhiệm…. đúng ko. Là người Tu Luyện Pháp Luân. tôi ko muốn tranh cãi với những người khác. tôi ko được sự phụ chỉ dạy, tôi tự học Pháp Luân, tự đọc sách của sư phụ, tự luyện tập với mọi người. tôi chỉ biết tới sư phụ mà thôi. cái điều căn bản và quan trọng nhất chính là “sự tu luyện” của mình. chỉ cần TU LUYỆN TÂM TÍNH và “NGỘ” mà thôi.
    Cho dù là Pháp Luân hay một môn Pháp nào khác. thì điều quan trọng nhất mà nó mang đến cho chúng ta là gì? là hiểu biết về Phật Pháp và đi tranh cãi nhau sao?
    Tôi hy vọng là bạn sẽ trả lời được điều đó.
    CÁM ƠN!

    • Thưa ông Phongtoan,

      Cám ơn ông đã bỏ thì giờ vào xem Vườn Đào và đọc những bài viết về ông Lỳ Hồng Chí (LHC) và Pháp Luân Công (PLC).

      1. Trong Vườn Đào chỉ có hai bài viết về ông LHC và PLC.
      – Bài thứ nhất là bài “LHC và PLC”. Tất cả những thông tin về ông LHC và về PLC trong bài viết đã được chép nguyên văn từ sách “Chuyển Pháp Luân” của ông LHC soạn ra.
      – Bài thứ hai là bài “Phỏng Vấn ông LHC”. Bài này là bài chuyển ngữ từ Anh Văn sang Việt ngữ. Bản chính bằng tiếng Anh có được ghi lại trong Vườn Đào.

      Ông hỏi tôi “có biết được tất cả những điều gì là thật hay là giả hay không?. có chắc chắn được tất cả những gì tôi biết được về ông Lý Hồng Chí và Pháp luân qua các bài viết trên mạng là thật hay giả kh ông?”. Tôi xin chịu, không trả lời ông được. Thật hay giả là tùy người viết ra những thông tin, mà tôi chỉ chép lại nguyên văn (trong bài thứ nhất) hay chuyển ngữ lại từ Anh văn sang Việt văn (bài thứ hai)

      2. Ông lại hỏi tôi: “tôi tin vào điều gì? và đang bảo vệ điều gì ?” Tôi nghĩ đây là một câu hỏi riêng tư. Tin và bảo vệ niềm tin, mỗi người có ý nghĩ khác nhau, nhất là về tôn giáo. Những người biết suy nghĩ, biết kính trọng riêng tư của người khác, chẳng ai muốn ép người khác phải nói ra những ý nghĩ riêng tư của mình ra làm gì. Tất nhiên mỗi người đều có quyền giữ riêng tư của mình. Không nói ra chỉ là chuyện bình thường thôi. Tuy nhiên họ cũng có thể nói ra, tùy theo người đối tác có là người đáng tin hay không mà thôi.

      ĐV

  75. Chào bác Đào Viên,
    Lâu rôi cháu mới ghé thăm đọc vài bài thấy hay quá và môt số bài tham luận cung hay.
    Nhất la bài của vị khách (Kim) nói rằng nhân nghĩa chỉ như gió thoảng mây bay mà đoạn cuối lại nói rằng thuân theo tự nhiên, nhân nghĩa chỉ mê hoặc lòng người ..phải chăng ý bác Kim là mặc đạo lý nhân nghĩa mà chú trọng vào tánh lý tư nhjên ..
    Nhưng xin hỏi đạo ly nhân nghĩa là đồng nhất với tánh ly hay dị biệt ?cái gọi là tánh ly phãi chăng bao hàm vạn vật thì nhân nghĩa có khác chi tánh lý ..chi có chăng là ơ sự nhjn nhận ..nhiều đoạn đường mơi thành quảng đường ,nhiều quảng đường mới thành đại lộ , lúc cần vào hẻm thì vào hẻm thôi ..tự nhiên là khi ứng vật dù quạ đen hay thiên nga duy chỉ là 1,đạo nghỉa là tự nhiên ,tự nhiên khác gj đao nghĩa ..cớ chi phân biệt trước sau thật giã,

  76. Làm sao biết được những người tự nhận là “đệ tử PLC” kia là những người “hiểu rõ nhất về đại pháp và sư phụ”?
    Làm sao biết được một “người ngoài” như ngài chủ Vườn Đào đây lại chưa hiểu những sự tình xảy ra với Lý Hồng Chí?

    Có lẽ bạn ĐaiPhapĐo đang ở trong trạng thái “tự kỷ ám thị” một cách quá nặng, như thông tin của bạn Vườn Đào đã đưa ra.

    Bạn này lại còn đòi “xóa bỏ tất cả các bài viết phỉ báng sư phụ lý hồng chí và pháp luân công ngay lập tức..”, cái cách hành xử theo kiểu: Bài viết nào không phù hợp với niềm tin của mình là xóa bỏ về bản chất cũng không khác với cách thức bịt miệng và thủ tiêu những tiếng nói đối lập của những chế độ độc tài. Bạn này là đệ tử PLC nhưng bản tính thì cũng chưa thay đổi được bao nhiêu so với bản tính của những “kẻ tà ác” mà bạn ấy đang lên án. các cụ nhà ta có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nếu không có “giả, ác, đấu” thì làm gì có “chân, thiện, nhẫn” để Lý Hồng Chí mang ra rao giảng cho những đệ tử của mình.

  77. Mình đã xem qua pháp luân công (PLC) ,đó là lý thuyết khoa học hiện đại mà khi đọc qua mình cảm giác đó là tiên đề căn bản.mà khoa học hiện nay chỉ la phần nhỏ trong trương vật chất đó.PLC có thể là bước tiến sơ khai.tạo tiền đề cho chúng ta,những người yêu nhà khoa học tìm ra những bí ẩn mà đên bây giờ với chúng ta vẫn thần bí.
    Đó là cảm nhận của mình về PLC có gì sai mong các bạn góp ý

  78. Chúng ta là những người thường của cõi người.
    Theo Phật “con người được sinh ra từ cây” và thuộc loại “vô tri vô giác” nên có tranh luận đúng sai mà không hiểu biết về vấn đề tranh luận thì thật khó – chẳng khác gì người mù đi xem voi; ông sờ thấy tai thì tưởng là cái quạt, ông sờ thấy đuôi thì tưởng cái chổi, ông sờ thấy chân thì tưởng là cột đình….

    Theo Phật pháp thì vua chuyển luân thánh vương thì chỉ đạt là vua của tứ đại bội châu … so với cõi người thì cũng là quá vĩ đại.

    Trong KINH SANGHATA chỉ cần nhớ đến 4 câu kệ thì cũng đã được giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

    Tuy nhiên ở cõi người con người đang phải sống hiện hữu thì PHÁP LUÂN CÔNG là phương pháp tu luyện cũng hợp lý. Vì PLC mang lại hiệu quả hiện hữu; cung cấp PHÁP LUÂN bảo vệ con người không bị các tai nạn, cũng như giải trừ gần hết các nghiệp chướng nên con người sẽ không bị bệnh khổ. Nâng cao sức khỏe do thu được năng lượng tối đa do PHÁP LUÂN hoạt động.

    Bác Đào Viên rất nhiệt tâm muốn phổ biến PLC. Thực ra khi có trang mạng sẽ có nhiều ý kiến rất khác nhau; điều đó sẽ rất tốt cho mọi người.

    Cảm ơn BÁC ĐÀO VIÊN VÀ TRANG TIN VƯỜN ĐÀO đã giúp đỡ và cung cấp nhiều thông tin quí giúp nâng cao sự hiểu biết của mọi người.

  79. Mình cũng mới tình cờ đọc về PLC, đang muốn tìm hiểu thêm thì may quá tìm được trang “Vườn Đào”. Đọc từ đầu tới cuối thì thấy các “Bác” tranh luận “ghê quá”. Theo như sự hiểu nông cạn của mình thì mình thấy PLC cũng tốt, phật giáo cũng tốt, thiên chúa giáo cũng tốt… đều hướng con người đến cái thiện. Theo mình thì nên nhìn vào bản chất của các tôn giáo hay “đạo giáo” gì gì đó thôi chứ không nên tranh luận về một vài “ngôn từ” hay “ý kiến” mâu thuẫn nhỏ nhặt nào đó. Quan trọng là nhìn vào bản chất tốt đẹp của nó. Đây là 1 ý kiến nhỏ của mình, nếu có gì sai xót mong các “Bác” bỏ quá cho.

  80. Thưa bác ĐAoVien bác có biết là bác đang mất rất nhiều thời gian về tranh luận về đề tài này không. Tất cả các tôn giáo và pháp môn phuong phap tu luyện đều khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng đều bảo người ta hướng thiện và trở về với Thượng Đế. Bác thử nghĩ xem những học viên Pháp Luân Công chỉ vì niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn mà đang bị bức hại, bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc mổ cướp nội tạng để bán thu lợi luận mà không hề được gây tê gì cả, tội ác này là trái với Đạo Trời và trái với Thượng Đế tính. Bác không hiểu điều đó mà lại có những nhận xét trái lòng mình, và trong lời nói không có thiện chí đối với Pháp Luân Công. Tôi hỏi bác Phật tính của bác để ở đâu rồi ??

  81. Cám ơn ông bạn Xuan Tri đã vào thăm Vườn Đào và đã để lại phản hồi, mặc dầu lời phản hồi không được tích cực lắm.Ông có nêu lên hai vấn đề:

    Một là :”đảng CS Trung Quốc mổ cướp nội tạng để bán thu lợi luận. tôi đã không hiểu điều đó mà lại có những nhận xét trái lòng mình” Tôi e rằng ông đã có nhầm lẫn chi đây. Rất nhiều độc giả Vườn Đào đã góp ý về chuyện này. Tôi không hề bình luận hay có những nhận xét nào. mà lại trái với lòng tôi cả.

    Hai là: tôi không có thiện chí đối với PLC. Xin ông xem lại dùm. Trong bài viết, tuyệt đại đa số là những lời trích dẫn từ sách Chuyển Pháp Luân của ông Lý Hồng Chí, không chê bai, không tâng bốc. Tôi chỉ làm nhiệm vu truyền thông. Còn trong phần phản hồi tôi đã nhiều lần tán đồng và khuyến khích các học viên PLC nên tiếp tục, nếu thấy thích hợp với căn cơ của mình. Một độc giả, ông Trth đã viết: Trích :”Bác Đào Viên rất nhiệt tâm muốn phổ biến PLC. Thực ra khi có trang mạng sẽ có nhiều ý kiến rất khác nhau; điều đó sẽ rất tốt cho mọi người. Cảm ơn BÁC ĐÀO VIÊN VÀ TRANG TIN VƯỜN ĐÀO đã giúp đỡ và cung cấp nhiều thông tin quí giúp nâng cao sự hiểu biết của mọi người.” Hết trích.

    Sau cùng, vì cho rằng tôi không hiểu điều ĐCS Trung Quốc cướp nội tạng, ông hỏi tôi: “ Phật tính của tôi để ở đâu rồi”?. Có nhiều chuyện nhiều người không hiểu. Thí dụ như ông Lý Hồng Chí không hiểu hay không muốn hiểu mà cho rằng “Thiền Tông là cái sừng bò”. Chẳng lẽ ông hay là tôi lại phải hỏi ông LHC: “ Phật tính hay Chân-Thiện_Nhẫn tính của ông để đâu rồi”?
    DV

  82. Hình như bạn Xuan tri đang lợi dụng “Thượng Đế” để phục vụ cho mong muốn của cá nhân bạn. Hay có thể nói là đang gán cho “Thượng Đế” những suy nghĩ đơn giản của bạn.

    Bạn nói rằng “..tội ác này trái với đạo Trời, trái với Thượng Đế tính” như vậy là bạn đã mặc nhiên cho rằng “Thượng Đế” phải ủng hộ Pháp Luân Công và tiêu diệt đảng CS Trung Quốc. Một “Thượng Đế” yêu thương lẽ nào lại diệt người này và ủng hộ người kia? Nếu như vậy thì có lẽ “Thượng Đế” nên chống lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công ngay từ đầu và không để nó xảy ra, nhưng sự thật thì rõ ràng là không phải như vậy. Bởi vậy chắc chắn trong việc “đàn áp Pháp Luân Công” phải có lý do của nó, và không thể đơn giản như suy nghĩ của bạn được.

  83. Thái Cực Quyền

    Đảng Cộng Sản Trung Quốc mổ cướp nội tạng à? Cái này thì ai mà chả biết, Sự việc này xảy ra cách đây nhiều năm rồi. Tòa án quốc tế, những nhà nhân quyền, luật sư Carlos Iglesias Tòa án Tây Ban Nha và Tòa án Argentina đưa 50 quan chức cấp cao của ĐCSTQ khởi tố tại 30 nước trên thế giới vì tội ác bức hại, tiệt chủng Pháp Luân Công và 1 trong những tội ác đó là mổ nội tạng sống các học viên Pháp luân Công ở Trung Quốc bán thu lợi nhuận, Cái này ai chả biết. Tại vì số người học Pháp Luân Công ước tính khoảng 70-100 triệu người cho nên ĐCSTQ sợ ảnh hưởng đến quyền lực của mình, Nên ngày 20-7-1999 Giang Trạch Dân đã lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ tiến hành bức hại học viên Pháp Luân Công. Nhưng Việt Nam mình thì có cấm đâu !!. Ở nước ngoài nhiều người tập lắm…

  84. Cái môn này chủ yếu thấy mấy thằng Tàu tập thôi, người Tàu thì ở đâu mà chả có mặt, bọn nó đi khắp các nước trên thế giới mà. Bọn Tây cũng có tập những ít lắm, chủ yếu là mấy người già với một số người muốn tìm hiểu về văn hóa Tàu. Lý Hồng Chí sang Mỹ từ năm 96, được hoạt động thoải mái, chính quyền không cấm, không đàn áp nhưng bọn Tây đâu có không theo, chủ yếu là mấy thằng Hoa kiều thôi. Bọn Tây nó chỉ xem Pháp Luân Công là một loại tôn giáo, ngang với những tôn giáo khác.

  85. Khi’ công thi`co’ nghĩa , con` Phap’ luân công thi`không co’ nghĩa. Banh’ xe Phap’ Luân hay banh’ xe luân hôi`của đạo Phât đều không co’ luc’ đức’ phât. mới thanh`Phât. . Banh’ xe chưa co’ vao`thời điêm phôi thai đó .

  86. Mao Trạch Đông la`thân`thanh’ của Công Sản TQ . Phải phổ biên’ PLC như Tai Chi thi`mới đúng la`Mao chu tich sang’ suôt’ anh minh của TQ . Tại sao lại cấm PLC ?

  87. Tại sao chủ tịch nước Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công. Ban kích chuột vào link dưới thì sẽ biết ạ !
    http://tindaiphap.net/news/135-Tai-saoGiang-TrachDan-dan-ap-Phap-Luan-Cong.html

  88. Mỗi người mỗi lựa chọn, ai thích gì thì theo có điều quan trọng nhất là hãy vì chính mình, hãy làm, suy nghĩ,hành động vì thôi thúc tự bên trong, thôi thúc khám phá rồi hiểu nó đó mới điều quan trọng.
    Tuy nhiên mình góp ý 1 tý cái gọi là đặc tính của vũ trụ
    – Vũ trụ hay là Thượng Đế hày tên gì cũng được nó luôn biến đổi chuyển hóa vận động không ngừng , chính là cái không đổi
    – Tất cả vạn vật đều chung 1 nguồn chất liệu và đều là năng lượng
    – Vũ trụ là 1 tổng thể từ nhỏ nhất cho đến lớn nhất và gồm cả cái ” chẳng là gì cả”
    – Không có sự phân chia phân tách, tốt – xấu, thiện – ác xét trên góc độ quan sát cao nhất và phục vụ mục đích tối thượng
    Còn nhiều nữa nếu bạn nào muốn tìm hiểu về Bản thân vể cuộc sống về tất cả nên đọc bộ sách Đôi thoại với Thượng Đế gôm tập 1,2,3,10 là hiểu

  89. Tự mình tìm hiểu là hay nhất và chính xác nhất: phapluan.org; minhhue.net

  90. Trước tiên xin chân thành cám ơn trang Web Đào viên đã mang đến những điều bổ ích cho mọi người…
    Được xem qua những thông điệp trao đổi từ các bạn, tôi muốn có vài lời muốn gửi gấm đến cộng đồng mạng như sau:
    Là người thiện tâm chúng ta ai cũng mong muốn đến một ngày nào đó thế giới sẽ luôn an bình, người người sống chan hòa yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không chém giết, cướp bóc, tranh giành…..Thực tế cho thấy rất nhiều đạo giáo đã ra đời hàng thế kỹ đã truyền pháp giúp đỡ nhân loại không ít nhưng vẫn chưa soi sáng đánh thức được cái thiện trong rất nhiều người. Hàng tỉ tín đồ đến chùa hay thánh đường…họ cầu nguyện những gì? Phải chăng chỉ là cầu tai qua nạn khỏi cho ai đó, cầu siêu thoát, cầu tài, cầu con, cầu duyên….Các bạn thử nghĩ nếu một ngày trên trời bằng một năm ở hạ giới thì các đấng Đại giác như Đức Phật hay Đức Chúa trời mỗi giây phút sẽ nghe bao nhiêu lời cầu nguyện? Nếu tâm các Đấng đại Giác không tỉnh làm sau chịu nỗi khi lắng nghe nỗi khổ của nhân loại. Nếu phải xóa tội , cứu độ những người chưa qua tu luyện, liệu khi lên trên đó họ có quỳ lạy xin được trở lại trần gian hay không? Như vậy có phải các Đấng đại giác luôn mong mỏi con người phải tự tu luyện lấy để tự đạt thành chính quả mà trở về với nguồn cội hay không?
    Tất cả những thiện tâm dù đã rất cố gắng nhưng thực tế con người trong xã hội việt nam nói riêng và thế giới nói chung cũng còn tồn tại rất nhiều cái ác, chiến tranh loạn lạc …Vậy nên chúng ta cần phải làm cái gì đó cho nhân loại này theo cách riêng của mình miễn sau mang lại hạnh phúc cho nhân loại tức là ta đã phổ độ chúng sanh thực sự hoàn thành việc tu tại thế gian hay đã đạt tầng Thế Gian Pháp (theo như thầy Lý Hồng Chí). Khi chúng ta thoát khỏi thế gian này phải chăng ta đã đủ tài năng và đức độ để tiếp tục cứu độ cho những không gian xa xăm khác của vũ trụ.
    Pháp Luân đại pháp ra đời có thể xem là một pháp mới cứu độ chúng sinh thoát khỏi bể khổ, có thể lấp vào chỗ trống, tiếp cận được trực tiếp đến mọi tầng lớp trong xã hội một cách dễ dàng, đó là điều mà tất cả những thiện tâm đã từ lâu mong mỏi mà chưa thực hiện được. Phải chăng chúng ta nên quên bỏ ta là ai ta theo đạo nào, pháp nào (phản bổn quy chân) hoặc không cản trở hoặc góp thêm gió, tạo thêm đòn bẩy, để việc thiện được tự do đến với mọi người bản thân chúng ta vẫn giữ đạo của mình nhưng qua việc đó mình mới thật sự giác ngộ, mới thực sự đạt được mục đích của sự tu luyện.
    Bạn Đào viên có một chủ đề nóng để mọi người tìm đến trang web của bạn, tuy là hơi phiền một tí nhưng chắc là bạn cũng vui khi có nhiều người quan tâm và chia sẻ với bạn. Tôi rất mong tất cả chúng ta ai cũng luôn có cái tâm xây dựng một xã hội đầy ấp những tiếng cười và bạn Đào Viên là người vui nhất khi đã góp phần lớn mang lại những tiếng cười ấy.

    THEO TÔI BẠN CÓ THỂ THEO BẤT KỲ ĐẠO NÀO PHÁP NÀO MIỄN SAO CÁI TÂM CỦA BẠN LÀ VÌ CHÚNG SANH TRONG VŨ TRỤ MÀ TU LUYỆN THÌ BẠN SẼ ĐẠT THÀNH CHÁNH QUẢ, KHI ĐÓ BẤT KỲ ĐẤNG ĐẠI GIÁC NÀO CŨNG MUỐN ĐỘ CHO BẠN.

    • Cám ơn bạn đọc Tâm Đạo.
      Sách Phật có nói: “TÂM dẫn đầu các PHÁP”
      Cụ Nguyễn Du đã nói: “Chữ TÂM mới thực bằng ba chữ TÀI”
      Đào Viên

  91. PVQ Kính chào bác Đào Viên.
    Gần 2 năm rồi . Hôm nay có cơ duyên quay lại vẫn thấy chủ đề này còn nóng hổi.
    Điều đó chứng tỏ sứ mệnh của bác cũng lớn đấy chứ :).

    Lúc trước tôi có viết lên chia sẻ 1 bài viết trên diễn đàn, sau đó không vào theo dõi nữa, Nay trở lại thấy bài viết của mình lúc trước được nhiều người trích dẫn lại . Thật sự khi viết ra với tâm chia sẻ. Không nghĩ lại được mọi người để ý nhiều. Để không bị hiểu sai ý, gây hại, tôi xin phép bác được bổ sung một vài ý cho bài viết đó. Mong bác cho phép.

    Thứ nhất : Bài viết tôi đã viết chỉ đúng cho người mới bắt đầu tìm hiểu con đường tu tập trong bất kỳ pháp môn nào và muốn hiểu thêm về Pháp Luân Công. Để có thể hiểu được cái lợi, cái hại trong thể ngộ của người bắt đầu tu Pháp và tránh việc bị tự kỷ ám thị và đánh mất bản thân mình khi mới tìm hiểu. Việc này đang xảy ra rất nhiều ( đường đi nào cũng có người đi đúng và người đi lạc. Vạn người đi những chắc gì đã có người tới nếu không chân chính ). Và cũng là chia sẻ thêm một góc nhìn về bản chất của cuộc bức hại lịch sử tại Trung Quốc dưới quan điểm của người làm chính trị theo thói quen chính trị của đất nước Trung Hoa ( Như vụ Đặng Tiểu Bình cho xe tăng nghiền nát mấy ngàn sinh viên vì không thể kiểm soát ) để tránh những tai họa sau này cho những người mới bắt đầu và để chúng ta không vơ đũa cả nắm những người Cộng Sản. Chứ những điều đã trình bày, không phải là chân lý. Nếu ai đã tu có căn cơ và ở tầng hiểu biết cao hơn, dù ở pháp môn nào, thì điều tôi đã trình bày sẽ không còn đúng nữa. Ngay cả những bạn theo Pháp khi tham gia vào tranh luận với bác và mọi người cũng chưa chắc đã phải là người đã giác ngộ trong Pháp. Và những người đã đề cao được cảnh giới của mình hơn một chút trong Pháp, cũng có thể đã không tham gia và không có tâm chấp vào những vấn đề trong chủ đề này. Và chúng ta đã không được gặp họ.

    Thứ 2. Thời kỳ này là thời kỳ rất kỳ lạ. Sự bùng nổ về công nghệ kết nối tri thức không có điểm kết, khiến trị tuệ nhân loại thăng tiến chưa từng thấy, bằng chứng có thể thấy các phát minh ra đời giờ tính bằng giây chứ không bằng đơn vị năm như trước kia.Những thứ tưởng như không tưởng đang thành hiện thực. Sự chia sẻ bùng nổ khiến cả mảng sáng, lẫn mảng tối của con người đều bị lan truyền và cổ súy. Việc lan truyền, kích động và điều khiển thông tin và tư tưởng con người giờ quá dễ dàng nhờ công nghệ. Tại sao tôi lại nói về điều này. Vì chính nó đang khiến cho toàn bộ hệ tư tưởng và mô thức xã hội cũ trên toàn thế giới không còn đúng nữa. Tư bản chủ nghĩa không còn đúng, kinh tế thị trường không còn đúng, xã hội chủ nghĩa không còn đúng, các luân thường đạo lý cũ cũng ngày càng bị mờ nhạt. Vì nhờ vào Internet và thông tin mở, người lao động không còn tin và phục vụ ông chủ như xưa, người dân không còn tin và phục vụ nhà cầm quyền một cách vô điều kiện như xưa, giới trẻ không con tin và tuân theo những triết lý của ông cha như xưa. Càng ngày tư tưởng con người càng không còn dễ bị kiểm soát và định vị như trước. Lịch sử đã chứng minh. Khi có cách mạng về trí tuệ thì có sự thay đổi về tư tưởng hệ. Mà thời kỳ này là thời kỳ không thể kiểm soát được sự thăng tiến về trí tuệ. Nên có thể tất cả những gì chúng ta đã biết rồi sẽ không còn đúng nữa. Bằng chứng đang được chứng thực thông qua sự khủng hoảng kinh tế, chính trị và tư tưởng trên toàn thế giới đang xảy ra mà không ai kiến giải được. Những cái cũ không còn đúng, nền tảng mới lại chưa ra đời , cho nên Thế hệ trẻ không có một tư tưởng chủ đạo nào đáng tin tưởng để định vị sự phát triển giá trị bản thân. Nếu quý vị nghe đài, báo sẽ thấy những điều suy thoái về đạo đức, tư tưởng đang diễn ra hàng ngày thế nào.

    Sợ nhất của con người là không có niềm tin để sống . Và thời kỳ này chính là thời kỳ như vậy. Nhưng lần nữa, tại sao tôi lại nói về điều này . Vì nó liên quan đến một khái niệm mà các bạn Pháp Luân Công và nhiều tôn giáo đã nói đến .” Thời kỳ mạt Pháp “. Có nghĩa là không còn Pháp nữa. Niềm tin con người trở nên loạn lạc. Trong thời kỳ này ngoài Pháp Luân Công, có thể chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều Pháp môn khác lần lượt xuất hiện và kể cả loài người cũng sẽ xuất hiện lại các tầng lớp triết gia như thời kỳ Volte của Pháp thế kỷ 14-16 để tái tạo lại hệ tư tưởng mới . Hoặc nhân loại sẽ tự diệt nhau trong mớ hỗn loạn của bản năng.

    Chính vì vậy, Trong thời kỳ này, theo tôi, Tu Pháp Nào Cũng Được, con đường nào cũng được, cứ có niềm tin và đạo để đi theo là tốt. Miễn phải là chính pháp . Phải Là Pháp hướng chúng ta đến sự chân chính, hướng thiện và xây dựng chứ không phải sự hủy hoại. Và giúp đỡ con người đề cao được tâm tính, tìm về được đúng giá trị của mình và phát triển nó lên. Chứ không phài là sự huyền hoặc. Nếu được như vậy đều mang lại cho con người niềm tin đúng đắn và khiến cho cuộc sống tốt đẹp ở hiện tại và đắc đạo ở tương lai. Góp phần vào quá trình tái thiết lại xã hội và tránh những điều không tốt cho bản thân mình và những người xung quanh. Và có một điều chính yếu, quá trình tu luyện, rèn luyện là quá trình lâu dài, sẽ đả phá nhiều giai tầng cảnh giới khác nhau theo thời gian. Có thể Ngay cả sư phụ Lý khi mới bắt đầu có thể cũng mới bắt đầu thể ngộ ở tầng của mình (đây chỉ là có thể? ). Và có thể bây giờ đã ở tầng rất khác rồi, nên ông mới không còn nói về Pháp nữa. Và chúng ta cũng vậy. Cho nên mọi tranh luận ( tôi thích dùng từ chia sẻ hơn) đều đáng trân quý để chúng ta nhìn vào mình rõ hơn. Tránh trường hợp tranh luận để tranh thắng và khư khư bảo vệ quan điểm của mình và hạ thấp người khác. Đấy Đạo Phật gọi là sân si và Pháp Luân Công gọi là chấp chước, như vậy không có lợi cho bất cứ con đường ngộ đạo nào.

    Với tầm suy nghĩ của tôi đến đấy, tôi muốn chia sẻ thêm với diễn đàn. Để thêm một ý kiến góp giá trị. Có gì sai mọi người bỏ qua. Theo tôi, Chúng ta nên cổ súy tất cả những ai, tạo ra được tư tưởng hệ, tạo ra niềm tin cho giới trẻ và con người trong giai đoạn này để có thể sống tốt. Đắc đạo lên thế giới khác chưa bàn. Những sẽ thành một người tốt , ít nhất như chính nhân quân tử ( theo đạo nho ngày xưa), đóng góp được nhiều cho cuộc sống, xa hơn nữa là góp phần sớm tái tạo lại tư tưởng chân chính cho con người. Điều đấy cũng là tích Đức lắm.

    Tôi rất cảm ơn bác Đào Viên đã duy trì diễn đàn này 3 năm qua. Tôi mong bác cứ duy trì diễn đàn cho đến khi không ai còn tranh luận nữa thì lúc đấy chính là đã hoàn thành chủ đề và đã có nhiều người hiểu cặn kẽ để không tham gia tranh thắng ( biết đâu đấy là lại việc bác phải làm :)) ) .
    PVQ

    • Cám ơn ông PVQ đã trở lại Vườn Đào và đã đóng góp những suy nghĩ, ý kiến rất xác đáng cho toàn thể độc giả Vường Đào, đặc biệt cho những ai lưu tâm đến Pháp Luân Công. Về chuyện tranh luận – hay là chia sẻ – trên diễn đàn này, tôi thấy rất rất bổ ích (người Hoa kỳ gọi là “healthy”) và dường như bây giờ đã khá đầy đủ rồi, không mấy ai góp ý nữa.

      Với tư cách là người trách nhiệm Vườn Đào tôi có một thắc mắc muốn hỏi ông PVQ và tất cả độc giả quý mến của tôi.
      Trong Vườn Đào có nhiều bài viết đề cập đến những đức tin, những tôn giáo khác, ngoài Pháp luân Công, như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, một chút về Hồi giáo. Số bài về Phật giáo hay Thiên chúa giáo nhiều hơn số bài về PLC (chỉ có hai bài).

      Câu hỏi là: Tại sao lại có nhiều tranh luận về Pháp Luân Công hơn là về Phật Giáo hay Thiên Chúa giáo? Tôi chưa tìm ra một đáp án có tính cách phổ quát, căn bản (giống như đóng góp trên đây của ông PVQ) thay vì những đáp án cục bộ, rời rạc.
      ĐV

  92. Cái gì mới thì cần làm rõ. Điều gì có ý nghĩa lớn thì được quan tâm nhiều. Pháp Luân Công hội tụ cả hai điều này.
    Kính bút.

    • Cám ơn ông PVQ. Lời bàn rất xác đáng.
      Tôi đã duy trì Vườn Đào từ 16 năm (không phải 3 năm) qua,với một trăm bài viết các loại.
      Không biết sẽ còn tiếp tục được bao lâu, tuổi đã lớn (84 rối), sức khỏe có hạn, nhưng với sự ủng hộ của các bạn độc giả hữu duyên bốn phương, tôi sẽ ráng tiếp tục:

      Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
      Vô duyên đối diện bất tương phùng.
      ĐV

  93. Bát thập cổ lai hy mà bác vẫn tích cực học tập và tu luyện thế này thật đáng quý. Chúc bác sức khỏe và viên mãn.

  94. Nông Đình Huấn

    Cháu xin được chào ông.
    -Thưa ông! Tình cờ cháu dạo chơi đã lạc bước vào vườn đào của ông, thấy mọi người tranh luận sôi nổi về đề tài PHÁP LUÂN CÔNG của ông LÝ HỒNG CHÍ, suốt mấy năm đến tận bây giờ, lại thấy ông đã nay 84 tuổi rồi mà vẫn hăng hái viết lách và chả lời những comment của bạn đọc nhiệt tình như thế, ông làm cháu thấy phấn chấn trong người nên không thể không có vài lời đóng góp với ông và các bạn đọc trong trang (vườn đào).
    Có lẽ cháu là người đến sau cùng nhất, bởi vậy nếu cháu không viết nhanh không khéo ông sẽ đóng cửa vươn đào này mất thôi, vì vậy cháu xin mạn phép ông được vào thẳng đề tài ngay.
    1- Thưa ông, ông có hỏi rằng tại sao PLC lại được mọi người bàn luận nhiều hơn các giáo phái khác nhiều như thế, cháu xin chả lời ông ngay rằng.., PLC bây giờ mới ra đời được có hơn hai mươi năm một chút, còn những giáo phái khác ví dụ như phật giáo đã có mặt hơn hai nghìn năm rồi, vậy nếu so về thời gian phật giáo lâu gấp hơn hàng trăm lần PLC, và bởi vậy già trẻ lớn bé ai cùng đều ít nhiều biết đến phật giáo rồi, ngoài ra phật giáo cũng đã từng được các vị vua, người đứng đầu một đất nước tin và tu học theo, còn PLC thì ngược lại, lại bị chà đạp và trù giập bởi một vị lãnh đạo đứng đầu đất nước mà quyền lực thì được ví không khác gì những vị vua của ngày xưa, vì vậy chẳng trách sao mà không tránh khỏi những thị phi bàn cãi triền miên cơ chứ?
    2- Ở phần trên có rất nhiều đệ tử PLC có hơi bất bình và bức xúc khi thấy mọi người nói không tốt về thầy mình, ông Lý Hồng Chí cũng như PLC, nay tôi xin được nhắn nhủ với các bạn đang tu pháp PLC, và các bạn đang Tu Học Đạo của những pháp môn khác rằng, đã là một người tu trân chính thì phải biết tin vào pháp môn của mình, cứ bình tâm mà tu tập, mặc ai cười chê hay có những lời bàn không tốt về pháp mà mình đang tu. Và hãy tin và hiểu rằng, tất cả các đạo trên đời này đều là một, tất cả các pháp môn đều tốt cả và đều nằm dưới bộ máy quản lý của thiên đình hết. Các bạn đang tu các pháp môn khác, cũng như đang tu pháp PLC đều chưa hiểu rõ hết về các pháp môn của nhau, cũng như cơ cấu sắp xếp và hoạt động của bộ máy thiên đình, nên mới có những hiểu lầm và những nhận định không tích cực về pháp môn của nhau. Tất cả các tôn giáo và các tông phái đang theo học pháp môn nào thì cũng đều giống nhau về nội dung, chỉ có khác nhau về phần công phu. Công phu chỉ là một hình thức, một cái vỏ ngoài để phân biệt các đạo, và hình thức thì không quan trọng, nội dung của đạo mới quan trọng.
    Đa số người tu không hiểu nội dung của đạo, không thấy được cái chung của đạo vì chỉ nhìn thấy cái khác biệt về hình thức của các đạo nên mới nói có 8 vạn 4 ngàn pháp môn là vậy đó.
    Và rồi những ai vào đạo cũng ôm chấp vào kiểu công phu của pháp môn mình, người thì chấp vào ngồi thiền nên quan trọng kiểu ngồi thiền phải thế này thế kia mới đúng, người khác chấp vào việc trì thần chú, nói phải trì thần chú này mới đúng, hay phải tu theo cuốn kinh này mới đúng… cứ thế mà chê bai những lối tu của người khác. Hơn 8 vạn pháp môn kia thật ra là 8 vạn hình thức công phu khác nhau với 8 vạn cái tên khác nhau, còn nội dung của 8 vạn pháp môn chỉ là một, từ khai thiên lập địa đến nay chỉ có một đạo duy nhất, đó là đạo của Thượng Đế và Thần Linh.
    Còn vấn đề là pháp môn mình tu có linh ứng hay không, có Thượng đế và Thần linh chứng minh cho hay không, lại là vấn đề của người tu có thật lòng với đạo, một lòng trong tâm có muốn cầu học đạo thánh hiền thật hay không.
    Như thế tất cả các tôn giáo đều cùng một nguồn gốc, vì giáo luật căn bản của các tôn giáo cũng phù hợp với luật pháp thế gian và luân lý xã hội, tôn giáo nào cũng ngăn cấm hành vi trộm cướp, giết người và dạy lẽ công bằng giữa người và người, đi xa hơn là dạy con người làm điều bác ái, và tìm cầu chân, thiện, mỹ.
    Như vậy tất cả đạo, các pháp môn đều đồng nhất về đức tin, giáo lý, và giáo luật, tất cả đạo giáo của thế gian đều nằm trong hệ thống giáo dục hay hệ thống công quyền của Thiên đình, và đều quy về Thượng Đế và Thần Linh..
    Nhưng ngày nào các tu sĩ còn ôm nặng tâm phân biệt, tu hành với tâm ngạo mạn thì ngày ấy, họ sẽ còn kích bác, đả kích lẫn nhau, ngay cả làm những việc trái đạo như là chém giết nhau để tranh giành địa vị bá chủ trong thiên hạ.
    Và bởi có nhiều lẽ hiểu lầm để nói, bàn nhiều như vậy, nên nhân tiện đây tôi sẽ xin được phân tích thêm những phần khác nữa, nhằm chia sẻ đôi chút những chứng nghiệm mà tôi đã chải qua và được học qua thực tế, ví như cách học pháp và hành pháp chẳng hạn. Tôi sẽ cố gắng viết tóm tắt ý chính thôi để khỏi mất thì giờ đọc của các quý vị, còn quý vị nào sau này có thắc mắc gì thêm xin cứ Email cho tôi theo hòm thư: (dinhhuan78bk@ymail.com) tôi sẽ rất hoan hỉ mà trình bầy tiếp.
    Thưa Các Bạn!
    -Bộ Máy Thiên Đình được hiểu nôm na cũng giống như bộ máy lãnh đạo của một đất nước ở trái đất chúng ta đang sống này vậy. Ở trên cao nhất Thiên Đình, tức (trung ương, dưới mặt đất) sẽ có ĐỨC ĐẠI NHẬT NHƯ LAI (danh xưng giáo phái mà tôi đang theo học) và vị trí cao nhất này chỉ có duy nhất một NGÀI, cho tất cả mọi tôn giáo, mọi sắc tộc trên trái đất này cùng nhau thờ phượng và hướng tới mà thôi, chứ không phải như một số người của một số giáo phái đã lầm tưởng và luôn tranh luận và cho rằng, ông của mình thờ mới là ông tối cao, hay tối thượng nhất là sai hoàn toàn. Điều khác nhau ở đây có chăng là khác về tên gọi về danh xưng nhưng tựu chung đều thờ phượng một đấng Tối cao, là đấng Tạo hóa hay Nguyên Lý Sáng Tạo.. Đức Đại nhật Như Lai của giáo phái chúng tôi cũng chính là đức Thượng Đế của Thiên chúa giáo, hay Brahma của Ấn độ giáo, ông Trời của người Việt, Ngọc Hoàng Thượng Đế của Trung hoa, Jehovah của Do thái giáo, Allah của Hồi giáo v.v… Và rồi ngoài Đấng Tối Cao ra ở bên dưới sẽ có thêm các vị phật trong Mười Phương Chư Phật, rồi các vị Thánh Thần, Chư Tiên, Thổ Công Thổ Địa.v.v.. Cũng giống như chủ tịch nước, rồi bên dưới sẽ là phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng các chủ tịch quận huyện, phường xã.v.v.. Mỗi một danh xưng chức vị sẽ ở một tầng của các cung cõi khác nhau, cùng nhau chăm lo dạy dỗ cho các đệ tử con dân của mình, và tất cả sẽ cùng có một cái chung, là đều làm việc phục vụ cho Thiên Đình (trung ương) hết. Còn về việc các Tôn Giáo, cũng như các Giáo Phái xuất hiện trước, sau trong cõi phàm trần này tất cả đều là Thiên Ý (ý trời) đều là những bổ sung quý báu của thiên đình ban cho loài người, nhằm cân bằng lại đời sống tâm linh vất chất với khoa học, mà con người ngay nay đã vô tình và ngu muội nên lãng quên dần đi. Thửơ xa xưa con người chúng ta rất tin vào thần thánh và những chư tiên chư phật, nhưng ngày này khi mà ngành khoa học phát triển như vũ bão đã dần lấn át mất lòng tin vào phật pháp, và đời sống tâm linh vốn có của con người trong thời kì mạt pháp này. Và vì vậy việc mở cửa thêm cho những pháp môn mới được đưa xuống để bổ sung hỗ trợ cho các pháp môn đang hiện hữu là rất cấp thiết, nhằm giúp loài người chống lại được những tai ương bệnh tật mới lạ, cũng như những tai nạn mất mạng của cái ngành được gọi là ngành khoa học này đã gây ra. Ngoài việc đưa thêm những pháp môn tu tập mới xuống như PLC, thì thiên đình cũng cho nới lỏng những luật lệ khắt khe của nhiều pháp môn, để con người được dễ dàng tiếp nhận và tu học dễ dàng hơn. Ví dụ, như pháp môn tôi đang theo tu học đây là một ví dụ chẳng hạn! Xưa kia ở cái thời kì bí truyền để mà được đi trao truyền tâm ấn cho một ai đó, thì đệ tử của pháp môn chúng tôi ít nhất cũng phải có hơn mười năm tu học và ăn chay niệm phật, rồi mới được quyền điểm đạo trao truyền tâm ấn, và người được truyền tâm ấn cũng phải là người được lựa trọn kĩ lưỡng, và chỉ được học mỗi pháp của người truyền cho mình đang học, chứ không được lựa trọn những pháp khác để tu học trong 8 vạn 4 ngàn pháp môn đó, và sau này khi người được truyền tâm ấn đó tu học không ra gì, thì người trao truyền đó cũng bị trách phạt vạ lây. Thế nhưng giờ ở thời kì phổ truyền này mọi luật lệ đó đã được dỡ bỏ, người muốn học đạo chỉ cần được truyền tâm ấn, và sau một thời gian rất ngắn tu học là đã được phép đi truyền tiếp cho bất kì ai muốn học đạo, tu học đạo pháp. Và những người được mình truyền tâm pháp kia, khi đã có tâm ấn rồi thì muốn tu theo pháp môn nào cũng được, và cũng sẽ đều hiển linh hết, và ai chịu khó tu học cũng sẽ đều được nhận ấn chứng, và mật khải từ thần linh và mỗi người sẽ có riêng một vị độ dạy dỗ cho mình hàng ngày cho đến khi mình đắc quả vị, tức “tốt nghiệp ra trường” và tất nhiên những người được truyền tâm ấn đó có học tốt hay bỏ ngang giữa chừng thì mình cũng không phải chịu hệ lụy gì hết, ai muốn tốt thì tu, và ai tu người đấy đắc. Tiếc rằng trong thời nay đã không ít người không chịu hiểu tu là gì, và thánh thần là như nào, vẫn biết thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, vẫn sợ ma và tin có ma, nhưng lại ngu muội không chịu hiểu và tin rằng, đã có Ma là có Quỷ và có ma quỷ là phải có thần thánh, có tiên phật, nên giờ mới có chuyện đáng tiếc với PLC, mà tưởng chừng như chỉ xảy ra ở thời kì sơ khai về phật pháp, là đàn áp giết hại, và tù đày giống như các vị phật, chúa đi trước cũng đã từng phải gánh chịu ví dụ như, Phật Thích Ca: Một trong những bậc đại trí tuệ, giác ngộ hùng biện nhất, những lời giảng dạy của ngài là nền tảng cho Phật giáo nhưng lại bị các người Ấn Độ giáo chính thống ném đá, và dòng họ Thích mấy trăm người bị vua Lưu Ly tàn sát.
    Và Jesus Christ (Giê Su): Một tên giết người tầm thường là Barnabas được người dân công chính thành Jerusalem tha tội chết trong khi Giê su, người rao giảng “Thiên Chúa là tình thương” lại phải chịu đóng đinh trên thập giá. 11 Tông đồ của Jesus đều bị giết chết, người còn lại bị đi đày. Danh sách các thánh tử vì đạo của Giesu không thể kể hết.
    Rồi Mohammed: Người sáng lập ra Hồi giáo, đời ông bị chính bộ lạc của mình khinh rẻ, sỉ nhục, tìm cách ám sát khiến ông phải bỏ trốn, bị ám sát hụt bằng thuốc độc nhiều lần, bao tử của ông bị hư hại trầm trọng khiến cho bảy năm cuối cùng, ngài sống trong đau đớn vô cùng. Tôi không tu theo pháp PLC là vì tôi đã có duyên với đạo pháp khác, nhưng không phải không tu PLC mà tôi không biết gì hay không hiểu về pháp môn PLC. Tôi rất cảm thông những oan ức mà các bạn đạo PLC đã và đang phải gánh chịu. Những gì các bạn đang phải trải qua đây, âu đó cũng là cái nghiệp của các bạn và thầy mình phải trả trong kiếp này đó. (Mạnh Tử nói: -Khi Trời muốn giao phó một trọng trách cho người nào thì trước hết làm cho khó cái tâm chí, nhọc cái gân cốt, đói cái thể xác, cùng túng cái thân người ấy, động làm gì cũng nghịch ý muốn; có vậy mới khích động cái tâm, kiên nhẫn cái tánh, thêm ích cho những điều chưa hay làm được.) tôi mong các bạn sẽ vững tâm cùng thầy mình vượt qua được những thử thách, và hoàn thành trọng trách của thiên đình giao phó, là đem PLC đến trao cho những ai hữu duyên với nó.
    Và như vậy thì giờ chúng ta đã hiểu rằng Đã là đạo pháp của trời ban xuống giúp dân thì sao lại là không tốt được, như PLC chẳng hạn, và tất cả chúng ta mỗi người chỉ hợp duyên với một đạo nào đó thôi. Và tôi mong mọi người hiểu rằng, không phải ngẫu nhiên mà mình lại tu theo đạo mà mình đang tu đâu. Tất cả là do chữ “duyên” và là thiên ý cả đó. Những bạn nào đã được người trong pháp môn của mình điểm đạo, và có tâm ấn rồi thì cứ yên tâm mà tu tập rồi sẽ nhận được nhiều ấn chứng và sẽ được mở con mắt thứ 3 để thấy được những cảnh giới khác nhau, và được chư vị độ của mình cho biết trước nhiều sự việc quan trọng trong tương lai. Còn những ai đang tu học theo các trường phật giáo, hay tự tu học trên kinh sách mà mãi không thấy linh nghiệm hay nhận được sự may mắn nào cả, thì hãy nhanh chóng tìm hiểu lựa trọn một pháp môn nào đó mà mình thấy có duyên, và rồi tìm những bạn đạo đi trước mình nhờ họ điểm đạo cho, và quay về cứ thế mà yên tâm tu tập dần dần rồi thuyền sẽ tới bến. Còn không biết cứ đi chấp mãi vào những quyển kinh, lý thuyết lỗi thời đó là ta đã bỏ phí mất khoảng thời gian quý giá dành cho tu tập trong cuộc đời ngắn ngủi nơi cõi trần này đó. Kinh sách thời này đâu còn có mấy quyển là sự thật, và là nguyên bản gốc của các phật giáng bút viết thông qua các vị Đại Sư đắc đạo để cho ta học nữa đâu” mà đa số là của các hòa thượng, hay các cao tăng chưa đắc đạo, nhưng cũng tự cho mình là đã đắc đạo viết ra, và tự giao phó cho mình một nhiệm vụ cao cả, là trước khi lìa trần phải để lại cho hậu thế một vài cuốn kinh “để đời” và cứ thế là kinh ngày một nhiều thêm theo thời gian. Nội dung của những cuốn kinh như thế, đa phần là những câu chuyện về phật ví dụ như, ở dưới gốc cây này, dưới trân núi kia, ngày này phật đã nói rằng.. Và thế là ngẫu nhiên những lời đó trở thành lời của phật tự lúc nào ngay thôi. Đức phật Thích Ca đã nói, tôi thuyết 49 năm không để lại một chữ? Vì đức phật đã biết trước rằng, nếu viết kinh để lại cho người đời sau, trải qua 3 lần chép kinh sẽ trở thành TAM SAO THẤT BỔN, chép 3 lần sẽ thất lạc mất bản gốc không còn đúng nguyên những gì phật dạy nữa, và như vậy tránh sao được người đời sau không khỏi hiểu lầm là tưởng những lời đó là lời phật dạy cơ chứ. Vì vậy những bạn nào giờ chưa hiểu gì về tu thì phải nhớ kĩ cho tôi một điều rằng, đã tu là phải được ai đó như các tu sĩ, hay các hòa thượng của một chùa, hoặc những phật tử tu tại gia nào đó cũng được, được họ truyền tâm ấn, tức (điểm đạo) rồi thì về tu tập mới có được những ấn chứng siêu hình mới có thể giao tiếp được với thần linh và các chư phật. Còn cứ tu theo kiểu suốt ngày vái mấy ông tượng, và chấp vào kinh sách và đọc hết cuốn kinh này đến cuốn kinh khác thì có tu đến hết đời cũng chẳng đi đến đâu đâu? Vì muốn tu học đạo trời để mong cải nghiệp, thì phải có làm lễ xin nhập học và phải được các thánh thần ấn chứng cho, tức (công nhận) nhận mình vào học, ấn chứng bằng cách chuyển thần lực đến chân, tay của hành giả, hoặc cho nghe thấy bằng âm thanh, hoặc nhìn thấy linh ảnh rực rỡ bằng con mắt thứ 3 thực tế luôn, chứ không phải chỉ nói suông không và như mấy thầy tu khác công nhận với nhau không là không phải đâu đấy. Khi nghe tôi nói vậy sẽ có nhiều bạn giật mình, nhiều bạn hoài nghi, và nhiều bạn không tin lời tôi nói là thật. Trong cuốn sách sắp được in do tôi viết và biên soạn, và sẽ được phổ biến rộng rãi đến mọi người, (sách nói về tu học đạo) tôi có viết rằng, (có nhiều người thắc mắc là, tu để làm gì, tu học đạo là sao? Rồi nghe nói có luân hồi, có nhiều kiếp, vậy thì làm sao mà biết được có kiếp trước kiếp sau cơ chứ? Nếu có kiếp trước thật thì sao giờ tôi lại không được biết kiếp trước tôi là ai.v.v.. Tôi xin giải thích rằng, tu để làm gì ư? Tu là để tăng phước và giảm nghiệp cho bản thân mình của kiếp này và cho cả những kiếp sau nữa. Tu là có nghĩa quy y cửa phật, được làm con của chư phật, tu là để khi chết đi sẽ được chư phật đón cho đi theo lên trên thiên đàng tu học đạo, sống sung sướng với phật, chứ không bị đày xuống dưới địa ngục trong 18 tầng địa ngục như những người không tu. Bị đày xuống địa ngục sẽ giống như người bị đi tù ở trại giam trên mặt đất vậy, suốt ngày bị quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa đánh đập đau đớn, và sẽ bị giam cầm cải tạo suốt mấy trăm năm sau mới lại được đầu thai kiếp khác, hay mới được theo chư vị theo học đạo để giải thoát. Cõi trần gian chỉ là cõi tạm, sống được mấy chục năm mà xuống dưới bị đày đọa đến mấy trăm năm thậm chí hàng nghìn năm thật có đáng buồn khổ không? Những người hiện không tu một pháp môn nào hết, một số chính là những người đang nghĩ khi chết đi có nghĩa là hết, là không còn biết gì, không còn được sống lại thêm kiếp nào thêm nữa, và một số có biết đến luân hồi, biết đến nhiều kiếp nhưng chỉ vì không bỏ được Tham Sân Si mà đã vô tình làm nhiều điều ác, vô tình làm tăng thêm nghiệp của mình, và để rồi khi chết đi bị đày xuống đến địa ngục bị đánh đập tra khảo đau đớn lúc đó mới hối hận thì cũng đã muộn rồi. Còn câu hỏi rằng, “nếu có kiếp trước sao tôi lại không biết kiếp trước mình là ai, là sao vậy? Vậy tôi hỏi bạn rằng, bạn đã chịu tu ngày nào đâu mà bạn đòi biết được kiếp trước mình là ai, và sau này chết sẽ đi về đâu như thế nào cơ chứ. Có thờ thì mới có thiêng.. Bạn phải quy y làm con phật, và có siêng năng tu học thì rồi chư vị độ của bạn sẽ hiện ra cho bạn biết tất cả những bí mật về bạn, biết tương lai của bạn sau này, đó là điều không phải bàn cãi. Trong môn khoa học siêu hình tu tập pháp, (phép) hay còn gọi là Tu Học Đạo Thánh Hiền, tức quy y làm con đức phật, nhận lễ quán đảnh để tu tập này, về phần pháp- thuật hay công-năng của Chú, Ấn, Phù ghi chép trong các bản kinh chính thống, xin mời các đọc-giả tìm hiểu và chứng nghiệm.
    Nó hoàn toàn hiệu nghiệm và dĩ nhiên tùy theo công đức của hành-giả mà sự hiển linh có các cấp bậc khác nhau. Phật pháp đã có những huyền thoại của nó tại nhiều quốc gia Á châu mà chúng ta không cần phải đề cao nó thêm nữa. Những quan điểm thần-thông và bí-truyền đã đến lúc được lưu hành trong quảng đại quần chúng như bất cứ một bộ môn khoa-học nào khác và mời những người hoài nghi hãy thí nghiệm nó trước khi nhận định, phê bình.
    Thực hiện Lục Độ Ba-La-Mật: như Bố thí – Trì giới – Tinh tấn – Nhẫn nhục – Thiền định và Trí tuệ, lần hồi hành-giả sẽ đạt được hai mục tiêu của Phật Pháp là giác ngộ viên mãn các chân lý hữu-hình và vô-hình của bản thể vũ-trụ và thành đạt, cũng như thu phục được các lợi ích thực tế về sức khỏe, của cải, quyền năng… ngay trong đời sống hiện-hữu này.
    Công hiệu của tu tập phật pháp, chắc chắn là một thách thức cho những ai đa nghi về sự hiện hữu của các đấng thần-linh và Thượng-Đế. Xin mời tất cả những ai muốn chứng nghiệm về huyền-bí học và Đạo-học của phật pháp môn khoa học siêu hình này, thì xin hãy tự tìm tòi các kinh sách, sách pháp để nghiên cứu khảo lược, hoặc liên hệ trực tiếp với tôi qua Email trên. Còn về phép “Quán Đảnh” hay còn gọi là Lễ Điểm Đạo truyền Pháp, nếu muốn các học giả có thể được trực tiếp trao truyền trong vòng nửa tiếng đồng hồ và hoàn toàn miễn phí, để thực nghiệm tức khắc về thần-lực gia-trì.
    Và để chứng minh tất cả các đạo đều là một, chúng tôi xin nhận điểm đạo (làm lễ nhập học) cho tất cả mọi hành giả không phân biệt tôn giáo, sắc tộc nào trên khắp mọi miền. Điểm đạo xong người bên đạo phật cứ trì trú của pháp mình, người theo đạo thiên chúa cứ đọc kinh lạy cha, tất cả sẽ đều được ấn chứng từ các đấng thần linh ban cho, để hành giả được tăng thêm niềm tin mà tu học đạo..!
    (Các bạn nào đang tu học PLC mà gặp phải những khó khăn, bế tắc trong trì luyện, xin cứ Email cho tôi sẽ được trợ giúp, hoặc hướng dẫn.)

    Kính chúc ông (vườn đào) luôn mạnh khỏe, sống lâu muôn tuổi. Kẻ hậu sinh có gì thất kính, xin được ông lượng thứ..

    “Tạm biệt”

    • Cám ơn bạn đọc Nông Đình Huấn đã góp ý về đề tài này.
      Vì thấy bài góp ý đã quá dài, nên tôi đã mạn phép không đăng Bài Đọc Thêm, hẹn để khi khác.
      ĐV

    • Hay quá, cám ơn nhiều, hen gặp khi duyên lành đến

    • Thưa bác, cháu đang trong quá trình ban đầu tìm hiểu về PLC. Cháu xin hỏi là “sư phụ LHC có nói ai là đệ tử chân tu sẽ đc Pháp thân của Thầy độ để tránh khỏi nguy hiểm”,nhưng vì sao biết bao đệ tử PLC đã bị bức hại đến chết mà không được Pháp thân của Sư phụ bảo hộ? Có phải vì nghiệp lực của họ quá lớn hoặc do họ không phải là đệ tử chân tu của Sư phụ? Cháu xin cám ơn!

  95. phap luan cong hao,toi chi muon noi voi tat ca moi nguoi rang dai phap da cho toi suc khoe ,niem tin cuoc song ,toi thay yeu doi va sog vi tha hon ,nghi cho nguoi nhieu hon .Tu ngay toi tu luyen den nay la 11 thang va ko phai uong mot vien thuoc nao ,trc day thi du loai thuoc dong tay y ,cu nghe dau co thuoc hay thay gioi la tim den ,than tam met moi ma ton tien kho than roi cung ko khoi ,khi biet den dai phap toi vua doc xong cuon sach cua SU PHU toi da hieu ra do la nhung dieu bao lau nay toi tim kiem ,tat ca benh tat bien mat va co rat nhieu dieu ki dieu da xay ra ko the dien ta bang loi .Hay song CHAN THIEN NHAN neu ban tin tren doi nay co than phat co thien ac huu bao,hay kien dinh voi niem tin cua minh chac chan tuong lai tot dep dang cho don chung ta.

  96. Kính gửi diễn đàn
    Theo bài của bạn Nông Đình Huấn, tôi xin có chút ý kiến nhỏ thế này để mọi người lưu ý.
    Tôi đã kiểm chứng và xác thực việc điểm đạo của Mật Tông Thiên Đình là linh nghiệm.
    Chúng ta đều thờ Trời Phật nhưng Giáo Lý của hầu hết các chính giáo bao gồm Phát Luân Đại Pháp đều có điểm tương đồng là tâm không được mưu cầu, không chấp trước phải hướng nội mà tu, phải đạt chữ không trong Phật Giáo, chữ vô vi trong đạo giáo…Phật trời thường không can thiệp vào cuộc sống người thường ngoại trừ người tu bởi vì chính giáo chú trọng độ nhân về cỏi của chư Phật.
    Những ấn chứng khiến người được điểm đạo nhận biết một cách rõ ràng có thể là thần Phật hoặc do một vị nào đó mà theo Mật Tông Thiên Đình là không hề có ma quỷ tà ác mà tất cả đều nằm trong bộ máy quản lý của Thiên Đình.
    Đúng sai phải trái nằm trong niềm tin của mỗi đạo hữu, chúng ta không thể bàn cải chuyện mà ta không thể biết được. Chỉ cần trong tâm ta chính thì tà ma không thể lấy gì từ ta được. Ta không hại người không mưu cầu cuộc sống vật chất quá nhiều không can thiệp quấy nhiễu cuộc sống người thường thì công đức ta sẽ không mất đi . Qua tu luyện, ta vẫn đạt quả vị mà ta đáng có.
    Trên đây chỉ là ý kiến góp ý của người thường rất có thể là không đúng. Mong các vị đạo hữu không chê trách

  97. Cảm ơn Bác Daovien đã tạo ra 1 topic nhận đc nhiều ý kiến đóng góp chia sẻ giúp cho cháu có thêm nhiều kiến thức mới. Cháu đã giành gần 4h để đọc các ý kiến của mọi người. Cầu chúc Bác thân tâm an lạc!
    GIÁC NGỘ

  98. Môt bạn đọc, tên là Linhka, trong một phản hồi đề ngày 24 tháng 10, 2015, có nêu vấn đề: “tai sao nhiều đệ tử PLC đã bị bức hại đến chết mà không được Pháp thân của Sư phụ (Lý Hồng Chí) bảo hộ (như Sư phụ đã nói ). Có phải vì nghiệp lực của họ quá lớn hoặc do họ không phải là đệ tử chân tu của Sư phụ? ”

    Câu hỏi này được đặt ra cho tất cả mọi người, đặc biệt cho bạn đọc Nông Đình Huấn, theo bạn đọc Linhka. Xin tất cả những ai có cao kiến chi đóng góp vào diễn đàn.
    ĐV

  99. Người tu luyện

    Chào bác Đào Viên và tất cả mọi người.

    Tôi là người tu luyện Pháp Luân Công, xin trả lời về câu hỏi của mà bạn Linhka đưa ra: “tai sao nhiều đệ tử PLC đã bị bức hại đến chết mà không được Pháp thân của Sư phụ (Lý Hồng Chí) bảo hộ (như Sư phụ đã nói). Có phải vì nghiệp lực của họ quá lớn hoặc do họ không phải là đệ tử chân tu của Sư phụ?”

    Mọi điều tôi đề cập dưới đây chỉ là hiểu biết cá nhân, không phải là câu trả lời cuối cùng. Do đó, không phản ánh tư tưởng của tất cả những học viên Pháp Luân Công (PLC).

    Dựa trên câu chữ mà bạn Linhka xử dụng trong câu hỏi. Tôi đoán rằng bạn Linhka là một học viên PLC hoặc ít nhất đã đọc qua sách Chuyển Pháp Luân. Thực sự, đối với những học viên PLC chân tu, câu hỏi trên không khó để trả lời nhưng lại rất khó để diễn đạt thành ý văn với câu cú hoàn chỉnh mà ngắn gọn. Tôi chỉ xin chia sẻ thế này, trong giai đoạn đầu của quá trình tu luyện, tôi cũng có cùng câu hỏi với bạn và tôi biết rằng rất nhiều học viên mới có cùng thắc mắc này. Không chỉ vậy, điều này còn đúng với những người chỉ đọc sách Chuyển Pháp Luân mà không tu luyện, họ thường đưa câu hỏi này để đề cập về tính Chân trong những lời giảng Pháp của Lý Sư phụ.

    Người Trung hoa có câu tục ngữ là: “Người trong cuộc mới hiểu rõ sự tình, còn người ngoài chỉ thấy sự náo nhiệt”. Có rất nhiều thứ mà những người tu luyện PLC chúng tôi không thể chia sẻ hết được vì nhiều lý do khác nhau, ngay cả đối với những đồng tu. Và cũng có những điều nếu chúng tôi nói ra, những người không hiểu, họ bài xích và có suy nghĩ không đúng về PLC; như vậy chúng tôi thấy mình có lỗi với họ và với Pháp môn của mình. Nếu bạn Linhka là người chân tu PLC, tôi nghĩ đồng tu qua thời gian học Pháp và tu luyện sẽ hiểu ra. Bạn cũng có thể liên hệ với các đồng tu khác để thảo luận, nhưng theo ý kiến cá nhân, đây chỉ là giải pháp cuối cùng nếu không thể giải đáp được.

    Với những người không tu luyện PLC, câu hỏi này là không cần thiết. Những con người bình thường, đúng/sai, tốt/xấu là do yêu/ghét. Vì thế nên thường xảy ra nhất nhiều những tranh luận chỉ để thỏa mãn cái tôi cá nhân chứ không làm rõ, và đi đến bản chất của chân lý. Cá nhân tôi cho rằng việc tranh luận để tìm ra chân lý là không đúng. Chân lý tự nó đã mang tính đúng và không cần tranh luận, như “mặt trời mọc ở đằng đông”. Việc tranh luận, như đã nói ở trên chỉ để thỏa mãn cá nhân. Tuy vậy, tôi không phủ nhận tầm quan trọng của tranh luận chân chính, vì đó là động lực của sự phát triển. Về câu hỏi chính mà bạn Linhka đưa ra, tôi xin khẳng định rằng học viên PLC trả lời được câu hỏi này và câu hỏi này không mâu thuẫn với những điều Lý Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân. Còn về phần trả lời, tôi xin từ chối với những lý do đã nêu trên. Nếu ví von một cách hình tượng rằng câu hỏi trên là một bài toán thì câu trả lời không phải là đáp số, mà nằm trong cách thức để giải bài toán ấy.

    Thân ái.
    Người Tu Luyện

  100. Xin chào bác Đào viên !
    Cháu xin copy một bài viết trên facebook, một góc nhìn về Pháp Luân Công

    Pháp Luân Công dạo này truyền giáo ác liệt, đi ngoài đường cũng nhận được bí kíp tu luyện miễn phí.
    Không thể phủ nhận tu tập PLC có lợi cho sức khỏe, giáo pháp hướng thiện.
    Nhưng một vị thầy tốt là vị thầy có thể tạo ra nhiều vị thầy, điều này ông Lý Hồng Chí cấm đoán.
    Có thể nói ông Lý Hồng Chí là độc tài tâm linh, độc tài tâm linh va chạm với độc tài chính trị tranh quyền chăn 1.2 tỉ con chiên và cái kết là 2 hổ không thể chung một cánh rừng. Giống như hoàng đế La Mã Nero đã từng tàn sát Thiên Chúa Giáo.

    Một vị thầy đã từng dạy đừng tin vào bất cứ thứ gì khi bản thân chưa chứng nghiệm ngay cả với giáo pháp của ngài, và điều này đã làm nên sự vĩ đại của Người. Còn ông Lý Hồng Chí lại dìm hàng vị thầy này để tôn cao mình lên và dạy học trò phải tin tưởng tuyệt đối vào ông.
    Ha ha mình buồn cười quá, so sánh tâm linh dân chủ và tâm linh độc tài.
    Kính chúc bác mạnh khỏe an lạc ạ
    .

    • Nguyen Huu Loi

      Đúng vậy. Đừng tin những gì mình chưa trải nghiệm, vậy mà sao nhiều người lại nói xấu ông Lý như vậy khi mọi người chưa trải nghiệm lời ông ấy nói.

  101. Tôi không muốn bài bác, chỉ trích ai hết, nhưng tự cho mình là Phật và có thần thông thì hãy chứng minh điều dó bằng hành động. Còn nói ông David Coperfiedd bay được? Có lẽ ông David hiểu biết rõ mình có bay được không. Vậy hãy chứng minh thần thông thì mọi việc sẽ được tin tưởng ! Ai tự cho minh là Phật thì cũng nên xét lại.

    • Đặng Tấn Phát

      Bạn ơi, mình xin có ý kiến. Mình mới tu luyện Pháp Luân Đại Pháp 2 tháng. Ban đầu mình chỉ tập động tác qua loa cho có, tìm hiểu sơ cho có, thời gian đầu đọc các kinh sách của SƯ PHỤ mình mới hiểu rõ dần, rồi mới thực tu. Chỉ một hai ngày đầu tu luyện thực sự thì bệnh dị ứng dạ dày của mình 3 năm không đỡ (mình từng bị loét dạ dày uống nhiêu thuốc không khỏi, không ăn được trái cây, sữa, trứng… nói chung hơi nhiều chất một chút là đau lại ngay) đã hoàn toàn khỏi hẳn hiện mỗi ngày mình đều ăn được trứng cam chuối… Mình còn biết 1 bà kia thông qua 1 người chú quen rằng bà bị liệt 20 năm, tập Pháp Luân Công 1 tuần mà đứng dậy đi lại được. Mình thật không dối bạn làm gì, nếu ai đó có bệnh gì dù nặng như ung thư, bị vướng vào nghiện ngập như nghiện ma túy… mà chân chính tu luyện thì đều có thể hết bệnh, trừ mỗi bệnh thần kinh hay đứt lìa tay chân mọc lại ra là không được thôi. Ai ban đầu luyện Pháp Luân Công đều vậy hết. Ban đầu là Sư Phụ làm như vậy để chúng ta tin vào Phật mà tu tâm tính, nếu thấy ta thực tu Ngài sẽ an bài thử thách để ta thực tu (khó lắm đấy bạn) nhưng Ngài rất từ bi vẫn đợi người người thức tỉnh nên bạn thấy có nhiều người luyện mà không tu vẫn hết bệnh là như vậy đó chứ không phải mấy động tác đó có tác dụng đâu. Những động tác đó chỉ để duy trì cơ chế xoay Pháp Luân mà Ngài đặt trong bụng ta (cái Pháp Luân này có thực, ban đầu mới tập nó xoay rất mạnh như quạt máy vậy trong bụng bạn. Sau dần nó hòa vào mình như dạ dày co bóp vậy, bớt cảm nhận dần. Sau này tùy tâm tính mà có còn là đệ tử hay không. Ngài là đang chịu hết tất cả tai họa cho ta. Mình hôm nay còn lành lặn mà nói với bạn điều này là nhờ SƯ PHỤ, bởi mới vừa rồi không có 1 lực vô hình kéo xe mình chếch ra sau, xiên về 1 bên tránh 1 xe tải lùi đột xuất, mà mình không hay biết. Đấy không phải thần thông ư? Mình không cực đoan bởi trước 2 tháng tu luyện, mình chả tin Thần Phật mấy. Có cũng được không có cũng chẳng sao, miễn làm sao mình cầu mà được lợi mới cầu, và mình dĩ nhiên ít khi cầu, mà nếu có thì qua loa, thậm chí không quan tâm. Bạn nói Phật là phải hiển lộ thần thông, phải đại hiển ra thì mới là Phật, thì e rằng lúc đó là tận diệt rồi, là khi con người quá xấu xa không cứu nổi. Khi đó Phật sẽ thẳng tay trừng trị ta. Mình là chỉ muốn nói với bạn như vậy thôi. Bài viết này là theo chủ ý của 1 người sùng Phật, nhưng là Phật của Phật giáo, như Chúa Giêsu của Thiên Chúa giáo cũng là 1 vị Phật, bác ấy đúng là có ý tốt muốn mọi người biết đến Pháp Luân Công để tu tâm tính, luyện thân thể nhưng vì có chủ ý riêng nên nhiều chỗ viết sai sự thực (mong Bác đọc được dòng này không nổi nóng mà thấu hiểu tâm tư của 1 đệ tử Đại Pháp). Pháp Luân Đại Pháp mình theo không liên quan gì đến Phật giáo hết mà là 1 Pháp môn tu luyện của Phật gia (Phật giáo, Thiên chúa giáo, Do Thái giáo đều như vậy, nằm trong Phật gia hết) Phật giáo Thiên Chúa giáo hay Do Thái… trừ Pháp Luân Đại Pháp xưa nay đều coi tất cả mọi giáo khác pháp môn của mình là tà giáo nhằm tránh đệ tử luyện loạn bậy thành ra hư Pháp. Riêng Sư Phụ mình chỉ nói đây là thời mạt Pháp mà Thích Ca giảng nghĩa là pháp môn nào cũng bị phá hoại từ chính đệ tử, nên Ngài rất no khắc nhắc nhở đệ tử dù Pháp Luân Công chẳng ép ai theo. Nếu bạn muốn tìm hiểu phải tìm tận gốc. Bài viết này của Bác này ảnh hưởng xấu tới không chỉ Đại Pháp mà cả Phật giáo mà Bác tin (Bác tin nhưng Bác lại không hiểu). Mình tự dưng dừng lại ngay bình luận của bạn ắt hẳn là có duyên, mình chỉ có ý nói vậy thôi, bạn hiểu sao tùy thuộc vào bạn, mình hoàn toàn không biết và cũng chẳng lôi kéo bạn đến với Đại Pháp. Mình chỉ là đang bảo vệ Đại Pháp thôi. Thân chào bạn.

      • Ông Nguyễn Hồng Chí qua đến Mỹ dạy Pháp Luân Công đã bỏ cái yếu tố thần thông và mê tín thần thông….Nhờ Thầy Nguyễn Hồng Chí, cứu các tín đố của ông ta ở China đi… Ở Mỹ ông .chỉ dùng hình thức như thể thao.

        Chánh đạo không như Hitler ép tín đồ phải tin vào một mình mình và thờ phượng mình như vị thánh. Bảo ông Nguyễn Hồng Chí đi lãnh giải Nobel cho trị được các bệnh mà y hoc bó tay. Y học đang cần những thông tin này. Tôi rất bất lực nhìn bệnh nhân chết và đau lòng. Ông ta có lòng từ bi thì thật sự nhân loại đang cần….Hữu Xạ Tự Nhiên Hương…kết quả của sự việc sau này sẽ minh chứng cho thành tựu và giá trị, giá trị thật sự như khoa học sẽ tồn tại, Không cần nói bằng lời và cũng không cần tranh cãi.

        Không có thời gian cho những chuyện tầm phào.

      • Đặng Tấn Phát

        vậy thì bạn cứ cho là như vậy đi. Bây giờ mình tạm gác chuyện Thần Thánh qua 1 bên, xét vấn đề theo kiểu khoa học biện chứng bạn muốn. Trước hết mình không biết Nguyễn Hồng Chí là ai và những thông tin bạn viết lấy đâu ra. Mình xin nhắc lại là Sư Phụ không bao giờ ép đệ tử tin vào hay thờ phượng Người 1 chút nào hết, trái lại Sư Phụ còn không khuyến khích đệ tử cực đoan như vậy, pháp môn mình theo không có sự quản lí như người thường mà tự tâm mỗi đệ tử tự biết phải làm sao, rất là nơi lỏng và không có hệ thống mà bạn nói ngược lại hết. Bạn đọc 1 thông tin trên web lần đầu rồi áp nó vào tư tưởng của mình như vậy phải chăng là thái quá phải không bạn (mình không có ý chê bạn gì hết bạn cứ tưởng tưởng mình là 1 người dịu dàng hết sức nói chuyện với bạn, thử nghĩ thế là bạn cảm thấy khác ngay) Qua lời nói bạn nói bất lực nhìn bệnh nhân chết và đau lòng thì bạn nghĩ trước kia mình có như vậy không? ai cũng như bạn hết đều muốn cứu người dù không phải bác sĩ, có lẽ bạn làm nghề này chăng, quá quen vs cách tư duy biện chứng và cố gắng bám víu vào nó thì mình không có cách nào thức tỉnh bạn được. Có thể cách bạn nghĩ về Thần Phật là cứ phải thờ khấn dập đầu vái lạy búa lua xưa, nhưng đó là tín ngưỡng của người cuồng tín, đệ tử Pháp Luân Công thực sự tỉnh táo làm việc bằng ý chí sáng suốt như hoặc hơn người thường không bao giờ làm chuyện như vậy (trừ những người không phải chân tu thì họ như vậy, đa phần người Việt tiếp cận môn này đều hiểu sai hết). Cái Thần Phật mà bạn hiểu nó là sai hoàn toàn, nó thực chất là khoa học nhân thể tương tự chúng ta có khoa học biện chứng vậy, nhưng khoa học biện chứng bài trừ tất cả hết còn nhân thể thì không (như vậy theo bạn cái nào mới là cực đoan? 1 bên dễ dàng uyển chuyển linh hoạt, 1 bên khô khốc 1 đường chỉ biết áp đặt ý nghĩ bản thân lên vạn vật dù luôn khẳng định là vật chất tác động lên tư duy?) Rất đồng ý là bạn chọn khoa học biện chứng đi, nhưng các nhà khoa học biện chứng bây giờ lại theo môn Pháp Luân Công vì cớ gì, bác Nguyễn Lẫn Dũng còn nhất trí vs Pháp Luân Công để làm chi, các nhà khoa tất nhiên là sáng suốt hơn chúng ta rồi mà họ còn như thế, như vậy phải họ cực đoan không? Họ đều cho rằng Pháp Luân Công tầm phào thì họ chẳng mất công theo làm gì, phải chứ bạn? Rồi bạn bảo Sư Phụ mình sao không cứu hết người thế gian, cứu hết thế gian thì chẳng bằng đưa thẳng chúng ta làm tiên cho rồi mất công hạ thế làm gì cho khổ, có cái tốt tất có cái xấu, muốn được tất phải mất chứ gì mà lại toàn diện, thành tiên không bị bệnh dễ dàng như thế chứ. Khoa học còn có thuyết tương đối như thế kia mà. Bạn nói sao ông ấy không đưa thông tin cho y học, vậy thì thành tựu ông ấy đóng góp cho khoa học nhân thể, y học Trung Quốc, rồi còn bao nhiêu bằng khen thế giới công nhận chưa đủ sao bạn xem thông tin trên mạng mà lại không biết điều này ư, tất cả đã minh chứng hết rồi. Đây là 1 dường hướng khoa học khác hẳn tất tần tật những bạn nghĩ, muốn tìm hiểu cái mới thì bỏ cái cũ đi, giống bạn tạo 1 công nghệ mới mà cứ ôm giữ cái cũ trong tư duy thì cái bạn chế ra phàm là công nghệ mới,cái khác chăng hay chỉ là cái cũ được cải tiến, xem Steve Job là bạn biết. Cái gì chứ thông tin thì có trong sách Chuyển Pháp Luân ấy, bạn chưa đọc, chưa thấy chưa biết thì đừng khẳng định, nếu các nhà khoa học cứ phải thấy rồi mới phát minh thì chắc chúng ta chẳng tiến được là bao, có chăng giờ chỉ vẫn là thời nguyên thủy. Từ từ mọi thứ bạn sẽ minh bạch, không cớ gì mà PLC lại được truyền rộng khắp thế giới và bây giờ đang phát triển ở VN (mặc dù tình hình đang rất tệ bị kẻ xấu lợi dụng rất nhiều, lợi dụng từ chính cái tính thái quá, cực đoan, dễ dãi của dân ta), bạn nghĩ học viên bên Mỹ chỉ tập động tác như thể dục thì mình nói là họ không như vậy họ người Tây phương nghiêm túc hơn chúng ta trong chuyện này nhiều lần, tập động tác không thì cũng vô dụng. PLC không phải thứ bệnh cho người thường chữa bệnh, nó không có mục đích đó, nó chỉ dành cho những người tu thôi. Rồi bạn sẽ thâý rõ. Chào bạn.

      • Đặng Tấn Phát

        Mình xin lỗi vì lời lẽ của mình vẫn còn khó coi bởi mình mới tu và vẫn còn trẻ nên khó kiềm cảm xúc. Bạn bỏ qua cho. Bạn có thể tìm hiểu câu chuyện bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thái, nguyên trưởng khoa tim bệnh viện Chợ Rẫy để biết thêm thông tin. Bạn có thể liên hệ bác nếu cần, bác chắc sẽ luôn sẵn sàng giải đáp cho bạn. Bác vừa là 1 trí thức vừa là 1 người tu luyện, bạn nên gặp những người như họ, họ mới thực sự là chân tu. Người như mình không thể giúp gì bạn mà trái lại còn không tốt cho bạn. Đây có thể là lần cuối mình nói với bạn, mình không muốn chấp trước vào vấn đề này nữa, ảnh hưởng không tốt cho cả 2 bên. Tạm biệt bạn, chúc bạn gặp nhiều tốt đẹp trên hành trình phía trước.

  102. Nguyễn Tấn Sang

    Xin lỗi Đào Viên, tôi mượn trang web của anh để chuyển lời đến các học viên Pháp Luân Công.

    Các bạn học viên Pháp Luân Công thân mến.
    Đức tin mỗi người ở trong tâm. Tranh cải chỉ là giữa những người thường với nhau, các bạn là người tu luyện thì nên có những hành động này không? Các bạn đã đặt nặng vấn đề quá rồi, hãy dừng lại thôi, đừng để mọi thứ xung quanh can nhiễu gây bất lợi cho tu luyện của các bạn.
    Xin chân thành cảm ơn!
    Nguyễn Tấn Sang

    • Thưa bạn Nguyễn Tấn Sang và tất cả học viên Pháp Luân Công. Tôi rất vui lòng để các bạn học viên PLC dùng trang Webside Vườn Đào để trao đổi ý kiến và nhắn nhủ cùng nhau học tập.

      Theo chỗ tôi biết thì hiện nay xã hội Việt Nam xuống cấp thê thảm. Thanh thiếu niên chơi bời hút sách, nghiện ngập, không còn lý tưởng, không thấy ngày mai. Tôn giáo chẳng còn để hướng dẫn tâm linh con người. Giáo hội Phật Giáo VN trở thành Mặt Trận Tổ Quốc, với tông chỉ là Đạo Pháp, Dân Tộc và Chủ Nghĩa xã hội, còn đâu là “Chư ác mạc tác (chớ làm điều ác); Chư Thiện phụng hành (hãy làm điều lành); Tự tịnh kỳ ý (giữ lòng trong sạch); Thị chư Phật giáo (chính là Phật giáo) . Đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo bị trấn áp.
      Các bạn theo PLC, với nhiều giới cấm của Thầy Lý Hồng Chí đặt ra (không được sát sanh, giữ tâm thanh tịnh, bỏ những tâm đố kỵ, tâm sở cầu, dục vọng thấp hèn) , là môn khí công ít ra giúp học viên thành người tốt hơn.
      Bởi vậy tôi rất vui lòng để quý bạn dùng diễn đàn này cùng nhau tu tập theo PLC, làm gương cho đám thanh thiếu niên Việt Nam hư hỏng ngày nay.

  103. Xin hãy dừng tranh luận tại đây hỡi mọi người dù là học viên PLC hay không phải cũng vậy . Qua tất cả các ý kiến của mọi người đa số đều cho rằng PLC là tốt , cái gì cũng có 2 mặt của nó tựa như âm dương vậy , thiếu đi mặt nào cũng đều không thể tồn tại độc lập được . vậy nên có người tin , có người không tin ấy là do tập quán và nhận thức đã tích lũy trong đời người ta . Ai đúng ai sai có quan trọng đến như vậy ư , mỗi người nên nhường nhau một chút . Về việc PLC ra sao hãy để thời gian trả lời tất cả .

Leave a reply to suk zen Cancel reply