Người Nhạc Sĩ rất xưa


Đào Viên

  1. Lời nói đầu – Nói đến Âm Nhạc Việt Nam, mọi người ̣đều nghĩ đến những cây đại thụ:

a-Trong Nam có 3 chàng thanh niên: Lưu Hữu Phước (1921-1989), Mai văn Bộ và Nguyễn thành Nguyên từ Sài Gòn ra Đại học Hà Nội, nổi tiếng với bản nhạc tiếng Pháp “Etudiant! écoute l’appel tenace…” và bản tiếng Việt “Này Sinh Viên ơi đứng lên đáp lời sông núi…”

b-Ngoài Bắc, Nguyễn văn Cao, tức nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) đem đến nhiều bản hùng ca như “Cùng ngước mắ về phương Thăng Long thành cao đứng” “Chi Lăng! Chi Lăng, tiếng ai hò reo vang trời..” “Bao Chiến sĩ anh hùng! lạnh lùng vung gươm ra sa trường..”, chưa kể đến những bản nhạc rất lãng mạn: “Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng..”, “Về đây khi gió mùa thơm ngát..”, “Một chiều xưa tăng nước chưa thành thơ,,”vân vân..

c-Chẳng bao lâu, trong khi tổ quốc chia rẽ vì huynh đệ tương tàn, từ Huế, một chàng thanh niên họ Trịnh đứng lên với trên 600 bản nhạc hát cho “Người con gái Việt Nam Da Vàng, yêu quê hương như yêu đồng lúa chín ” biết là: Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những gi. giấc mơ đời hư ảo”

d- Rất ít người biết là cả mười năm trước đó đã có một nhạc sĩ người Hà nội rất mê Âm Nhạc biết chơi những nhạc khí cổ điển của dân tộc Việt, rồi chuyển sang Âm nhạc Tây phương: Người đó là Nhạc sĩ Doãn Mẫn.

Nhạc sĩ Doãn Mẫn

2) Một chút Tiểu Sử -Doãn Mẫn sinh ngày 15 tháng 10 năm 1919[1] tại thôn Đoài làng Hoàng Mai (kẻ Mơ) (phường Hoàng Văn Thụquận Hoàng Mai Hà Nội[2]. Cha của ông là Doãn Tính, một viên chức ở ga Hàng Cỏ (xếp ga vào những năm 1930-1940)[3], nhưng mê âm nhạc dân tộc và chơi đàn bầu rất hay[4]. Được cha hướng dẫn, từ nhỏ Doãn Mẫn đã biết chơi đàn tứ và một vài nhạc cụ truyền thống khác. Sau khi tốt nghiệp Trường nam Sư phạm, ông vào làm thư ký tại bệnh viện Bạch Mai.

Doãn Mẫn tự học nhạc qua sách tiếng Pháp. Ông cũng học một người Pháp tên Banal, nguyên chỉ huy một dàn nhạc Quân đội Pháp, trong khoảng thời gian 4 tháng chủ yếu là về phối âmphối khí. Trước khi là nhạc sĩ, Doãn Mẫn từng là nhạc công biểu diễn nhiều nơi.

3) Nhạc phẩm. Doãn Mẫn sáng tác một số bản nhạc không nhiều, chỉ khoảng 15 bài. Bàn nhạc được coi là hay nhất là “Biệt Ly“, ông viết ra năm 1939.

Hai ca sĩ có tiếng là Khánh Ly và Thu Hà đã trình diễn “Biệt Ly” như dưới đây:

ttps://www.youtube.com/watch?v=IZmBdOql_E4

Ngoài bản “Biêt Ly” đa sầu đa cảm, Doãn Mẫn còn viết một số nhạc phẩm có tính chất “anh hùng ca” như bài “ Nhắn người Chiến Sĩ“, ông viết năm 1944.

Leave a commenthttps://www.youtube.com/watch?v=Me8sYN5YCak

Posted in Uncategorized

Edithttps://www.youtube.com/watch?v=Me8sYN5YCak

Leave a comment