Bát Nhã Tâm Kinh


                                      Tâm dẫn đầu các Pháp                                                       
                                     Tâm làn chủ các Pháp                                                       
                                             Tâm tạo tác các Pháp                                                             
(Kinh Pháp Cú, câu 1)  
 
Bát nhã là Phật tánh,
Phật tánh là Bát nhã.
——— Thiền sư  Chân Nguyên
 

                                                                                                                                                         Đào Viên

  1. Giới thiệu Bát Nhã Tâm Kinh

Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra, Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra; âm Hán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh  còn được gọi là Bát-nhã Tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn.

Bài kinh khai triển một quan niệm rất trừu tượng của giáo lý Phật giáo: đó là “Tánh Không của vạn Pháp”.

Chữ Pháp của nhà Phật phải được hiểu là tất cả những sự, những vật, vật chất, tinh thân, trong ta, ngoài ta cho đến những ý nghĩ trong đầu con người. Riêng về con người, nhà Phật định nghĩa là tổng hợp của năm yếu tố, gọi là năm Uẩn: Sắc (vật chất, sáu giác quan), Thọ (các cảm giác), Tưởng (nhận biết), Hành (hoạt động tâm lý) và Thức (sáu dạng ý thức liên quan tới sáu giác quan).

Sắc tức là KhôngQuan niệm “Tánh Không cũa vạn Pháp” dựa trên một nguyên lý chánh yếu là “Duyên Hợp”. Nguyên lý này cho rằng tất cả mọi Pháp là tướng “duyên hợp”, nghĩa là:
– do duyên hợp mà thành
– tự nó không có tự tánh, không có thật thể.
– là không “thật” chỉ có giả danh
– vì là giả danh nên nó không phải THẬT CÓ cũng không phải THẬT KHÔNG.

-Tất cả hiện tượng do đa hợp đều vô thường. Tất cả hìện tượng đều trống không và thiếu vắng sự hiện hữu độc lập

Từ nguyên lý trên, chữ “KHÔNG” trong cụm từ “Tánh Không” không có nghĩa là trống rỗng (vide, hay emptyness) hay không là cái gì cả (rien, hay nothing).
Chữ “KHÔNG” trong Tánh Không hàm ý là: không phải thật Không, không phải thật Có. Mọi Pháp do duyên hợp, không có thật thể, không có tự tánh, còn được gọi là “vô ngã”, “vô tướng”. Trong kinh Kim Cang có câu: “Phàm sở hữu tướng , giai thị hư vọng” là để chỉ điều này.

  1. Nguồn gốc

Kinh Bát Nhã ra đời có thể là từ năm 100 TCN đến thế kỷ thứ 2 và một số tác giả cho rằng bài kinh này do Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) viết.

Bản kinh phổ biến nhất ở Việt Nam là bản của ngài Trần Huyền Trang đời nhà Đường (ngài cũng có tên là Đường Tam Tạng) sau khi thỉnh kinh từ Thiên Trúc (Ấn Độ) về đã dịch lại vào năm 649. Trước đó đã có nhiều nhà sư dịch từ tiếng Phạn ra Hán ngữ trong đó có các ngài Cưu Ma La Thập (402-412 người Thiên Trúc), Nghĩa Huyền, Pháp Nguyệt, Bát Nhã và Lợi Ngôn, Trí Tuệ Luận, Pháp Thành, và Thi Hộ.

Kinh cũng đã được sự chú giải của rất nhiều nhà sư từ nhiều quốc gia. Riêng ở Việt Nam, người chú giải kinh này đầu tiên là thiền sư Đạo Tuân Minh Chánh ở chùa Bích Động (tỉnh Ninh Bình) thời vua Minh Mạng.

Sách của ông Samuel Beal

Sách của ông Samuel Beal

Trong thập niên cuối của thế kỷ 19 thì bản kinh mới được ông Samuel Beal(1) một học giả người Anh, dịch ra Anh ngữ.

Nguyên ủy của kinh Bát Nhã là từ một chuyện viết trong những bài giảng kinh như sau:

Đức Thế tôn đang ngự tại đỉnh Linh Thứu cùng với chư tăng và bồ tát đoàn và vào lúc ấy Đức Thế Tôn  bắr đầu thâm nhập thiền định. Cùng vào lúc ấy Đức Quan Thế Âm Bồ tát đã ngộ rằng ngay cả ngũ uẩn cũng không có bản chất hiện hữu độc lập. Ngay sau đó bắt nguồn từ niềm cảm ứng từ Đức Thế Tôn, tôn giả Xá Lợi Phất (Shariputra) thưa với Đức Quan Thế Âm: “Thiện nam Tử hay Thiện tín nữ phài hành trì như thế nào nếu muốn ưóc vọng tu luyện trí tuệ viên mãn uyên thâm”. Đức Quan Thế Âm trả lời: “Họ phải nhìn thấy rõ điều này. Họ cần quán triệt điều này: Ngay cả ngũ uẩn cũng không có bản chất hiện hữu độc lập. Hình tướng tức là Không. Không tức là hình tướng. Không chẳng qua cũng là hình tướng. Hình tướng cũng chẳng qua là Không. Cũng như vậy, cảm nhận, tâm tưởng suy nghị, ý thức tất cả đều là Không. Vì thế Xá Lợi Phất, vạn pháp đều là chân không, chúng không có đặc tính xác định, chúng không sanh không diệt, không bần không sạch, không thiếu mà cũng không dư…”

Dức Thế tôn nhập định

Dức Thế tôn nhập định

Ngay lúc đó đức Thế tôn vừa ra khỏi trạng thái thâm nhập thiền định, liền cất tiếng khen ngơi Đức Quan Thế Âm: “Lành thay! Lành thay! Đúng như vậy. Quả thực đúng như vậy. Hành giả phải tu luyện trí tuệ viên mãn đúng như lời con bộc lộ”

  1. Các bản dịch

Dưới đây là các bản dịch của bộ kinh quan trọng này

a) Bản dịch sang Hán văn của Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang.

摩訶般若波羅蜜多心経
観自在菩薩 行深般若波羅蜜多時 照見五蘊皆空 度一切苦厄  舍利子 色不異空 空不異色 色即是空 空即是色 受想行識亦復如是  舍利子 是諸法空相 不生不滅 不垢不浄 不増不減  是故空中 無色 無受想行識 無眼耳鼻舌身意 無色声香味触法 無眼界 乃至無意識界  無無明 亦無無明尽 乃至無老死 亦無老死尽 無苦集滅道 無智亦無得 以無所得故  菩提薩埵 依般若波羅蜜多故 心無罣礙 無罣礙故 無有恐怖 遠離一切顛倒夢想 究竟涅槃  三世諸仏 依般若波羅蜜多故 得阿耨多羅三藐三菩提  故知般若波羅蜜多 是大神呪 是大明呪 是無上呪 是無等等呪 能除一切苦 真実不虚  故説般若波羅蜜多呪 即説呪曰
羯諦羯諦 波羅羯諦 波羅僧羯諦 菩提薩婆訶
般若心

b) Bản phiên âm Hán-Việt

Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá-Lợi-Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

Xá-Lợi-Tử! thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.

Thị cố không trung vô sắc,vô thọ, tưởng, hành, thức.

Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới.

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.

Vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề.

Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú. Tức thuyết chú viết:

Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế. Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha.”

c) Bản dịch sang tiếng Việt của Hòa Thượng Thích Thanh Từ (Trúc Lâm Yên Tử)

TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU KÍNH RỘNG LỚN

Khi Bồ Tát Quán Tự Tại hành sâu Bát Nhã ba La Mật Đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.

Thầy Thích Thanh Từ

Thầy Thích Thanh Từ

Nầy Xá Lợi Phất ! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như thế.

Nấy Xá Lợi Phất ! Tướng “Không” của các pháp, không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. Cho nên trong tướng “không” không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý ; không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; khônh có nhãn giới; cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo không có trí tuệ cũng không có chứng đắc.

Vì không có chỗ được, nên Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẵn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết bàn.

Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát Nhã Ba La Mật Đa được đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Nên biết, Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chơn thật không dối.

Vì vậy nói chú Bát Nhã Ba La Mật Đa liền nói chú rằng: “Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”. (3 lần)

d) Bản dịch sang tiếng Việt của Thầy Thích Nhất Hạnh (Làng Mai, Pháp Quốc)

KINH TINH YẾU BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Bồ Tát Quán Tự Tại Khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật (tức diệu pháp Trí Độ)
Bỗng soi thấy năm uẩn
Đều không có tự tánh.

Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả Mọi khổ đau ách nạn.

“Nghe đây, Xá Lợi Tử:

Sắc chẳng khác gì không Không chẳng khác gì sắc
Sắc chính thực là không Không chính thực là sắc
Còn lại bốn uẩn kia Cũng đều như vậy cả.

“Xá Lợi Tử, nghe đây:
Thể mọi pháp đều không
Không sanh cũng không diệt Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt.

Thầy Th1ch Nhất HạnhCho nên trong tánh không
Không có sắc, thọ, tưởng Cũng không có hành, thức
Không có nhãn, nhĩ, tỷThiệt, thân, ý (sáu căn)
Không có sắc, thanh, hươngVị, súc, pháp (sáu trần)
Không có mười tám giới(Từ nhãn đến ý thức)
Không hề có vô minh, Không có hết vô minh
Cho đến không lão tử, Cũng không hết lão tử
Không khổ, tập, diệt, đạo, Không trí cũng không đắc

Vì không có sở đắc
Khi một vị Bồ TátNương diệu pháp Trí Độ (Bát Nhã Ba La Mật)
Thì tâm không chướng ngại

Vì tâm không chướng ngại Nên không có sợ hãi
Xa lìa mọi vọng tưởng Xa lìa mọi điên đảo
Đạt Niết Bàn tuyệt đối.

Chư Bụt trong ba đời
Y diệu pháp Trí Độ Bát Nhã Ba La Mật
Nên đắc vô thượng giác.

Vậy nên phải biết rằng
Bát Nhã Ba La Mật
Là linh chú đại thần
Là linh chú đại minh

Là linh chú tối thượng
Là linh chú tuyệt đỉnh
Là chân lý bất vọng
Có năng lực tiêu trừ
Tất cả mọi khổ nạn

Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật

Nói xong đức Bồ Tát
Liền đọc thần chú rằng:
GATE, GATE, GATE, PARAGATE, PARASAMGATE, BODHISVAHA.

e) Bản dịch sang tiếng Anh

When Bodhisattva Avalokitesvara practised the deep Prajnaparamita, he saw that the five skandhas were empty; thus he overcame all ills and suffering.

“O Sariputra! Form does not differ from the void, and the void does not differ from the form. Form is the void, and the void is form. The same is true for feelings, conceptions, impulses and consciousness.

O Sariputra, the characteristics of the void is not created, not annihilated, not impure, not pure, not increasing, not decreasing.

Therefore, in the void there are no forms and no feelings, conceptions, impulses and no consciousness: there is no eye, ear, nose, tongue, body or mind; there is no form, sound, smell, taste, touch or idea; no eye elements, until we come to no elements of consciousness; no ignorance and also no ending of ignorance, until we come to no old age and death; and no ending of old age and death.

Also, there is no truth of suffering, of the cause of suffering, of the cessation of suffering or of the path. There is no wisdom, and there is no attainment whatsoever. Because there is nothing to be attained, a Bodhisattva relying on Prajnaparamita has no obstruction in his heart. Because there is no obstruction he has no fear, and he passes far beyond all confused imagination and reaches Ultimate Nirvana.

All Buddhas in the past, present and future have attained Supreme Enlightenment by relying on the Prajnaparamita. Therefore we know that the Prajnaparamita is the great magic Mantra, the great Mantra of illumination, it is the supreme Mantra, the unequaled Mantra which can truly wipe out all suffering without fail.”

Therefore, he uttered the Prajnaparamita mantra, by saying:

“Gate, Gate, Paragate, Parasemgate Bodhi-svaha!”

f) Bản dịch sang tiếng Pháp

Quán Tự Tại Bồ TátLe Bodhisattva de la Compassion
Alors qu’il méditait profondément,
Vit la vacuité des cinq skandhas

Et coupa les liens qui le faisaient souffrir.

Ici donc,

La forme n’est rien d’autre que la vacuité,La vacuité n’est rien d’autre que la forme. La forme n’est que vacuité, La vacuité n’est que forme.

Sensation, pensée et choix. La conscience elle-même,Sont identiques à cela.

Toutes les choses sont le vide premier Qui n’est pas né ni détruit, Ni taché ni pur, Pas plus qu’il ne croît ou ne décroît. Ainsi, dans le vide, il n’y a ni forme, Ni sensation, pensée ou choix, Ni non plus de conscience. Ni œil, oreille, nez, langue, corps, esprit; Ni couleur, son, odeur, saveur, toucher, Ni rien que l’esprit puisse saisir, Ni même acte de sentir. Ni ignorance, ni fin de celle-ci, Ni rien de ce qui vient de l’ignorance, Ni déclin, ni mort,Ni fin de ceux-ci.

Il n’y a pas non plus de douleur, ni de cause de douleur, Ni cessation de la douleur, ni noble chemin

Menant hors de la douleur ; Ni même sagesse à atteindre !L’atteinte aussi est vacuité.

Sachez donc que le Bodhisattva Ne s’attachant à rien qui soit, Mais demeurant dans la sagesse Prajña Est libéré d’obstacles illusoires Débarrassé de la peur nourrie par ceux-ci, Et atteint l’éclatant Nirvana.

Tous les Bouddhas du passé et du présent, Bouddhas du temps futur, Utilisant cette sagesse Prajña, Arrivent à une vision complète et parfaite.

Écoutez donc le grand dharani, Le radieux mantra, sans égal,

La Prajñaparamita, Dont les mots apaisent toute souffrance ;

Écoutez et croyez en sa vérité !

Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha (aller, aller, aller au-delà, au-delà du par delà, vers la rive de l’Eveil)

Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha (idem)

Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha. (idem)

g) Bản tiếng Phạn (chữ Siddham(2))

Tâm Kinh tiếng Sanskrit (Phạn)

Tâm Kinh tiếng Sanskrit (Phạn)

  1. Bài Bát Nhã Tâm Kinh đã được phổ nhạc

Bát nhã Tâm kinh đã được nhiều nhạc si phổ nhạc

a) Ca khúc của nhạc sĩ Lê Khắc Thanh Hoài với của ca sĩ Trọng Tấn (ĐV Giáp  thực hiện)

b) Ca khúc của Mạnh Đình Vy – ca từ tiếng Trung Hoa – dịch sang tiếng Việt

c) Ca khúc tiếng Phạn – Dạ Lai Hương chú giải tiếng Việt (bản dịch của Thầy Nhất Hạnh)

Thứ hai – 05/05/2014 08:54 | Đã xem: 1488 lượt


Những tin mới hơn

_______________________________________________________

(1) Sammuel Beal (1825-1899) là người Anh. Ông tốt nghiệp Đại Học Trinity College, Cambidge năm 1847, một trường rất cổ có nhiều liên hệ đến Thiên Chúa giáo. Năm 1851 ông trở thành một linh mục. Ông theo Hải quân Anh Cát Lợi sang Trung Hoa năm 1857. Từ đó ông trở thành một học giả về Trung Hoa và Hoa Ngữ. Ông là người Anh đầu tiên đã dịch Bát Nhã Tâm Kinh từ nguyên tác Hoa ngữ sang tiếng Anh .
 
(2) Siddham là một loại chữ viết của người Ấn độ dùng để viết tiếng Phạn (Sanskrit) thời xưa. Gần đây nhất là những nhà sư Nhật Bản, họ dùng bút lông viết chữ Siddham để viết những câu thần chú trong đạo Phật

_____________________________________________________________________

6 responses to “Bát Nhã Tâm Kinh

  1. Si je comprends bien : tout est vacuité , Bouddha est vacuité , notre comprehension est vacuité , vacuité est notre comprehension , la religion bouddhique est vacuité , les prieres sont vacuités etc . C’est le vide partout . Tout est Không . Toute forme est vacuité , toute vacuité est forme . Comment croire cette vacuité universelle , ce vide partout ? Bouddha a dit celui qui me croit sans comprendre me trahit ..

  2. Chưa thấy có bài sưu tập nào cô động, ngắn gọn, và giải thích dể hiểu một bài kinh tương đối khó hiểu nhứt trong Thiền Tông Phật Giáo.
    Không những về nội dung, mà phần hình thức được thể hiện qua nhiều ngôn ngữ, đạo ca, nghệ thuật điêu khắc …..được tiêu thụ trong vài trang giấy thôi.
    Cám ơn Tác Giả nhiều và xin phép được copy làm tài liệu.

  3. XIN CÁM ƠN ANH ĐÀO VIÊN .

    PHẢI CÔNG PHU LẮM. XIN CA NGỢI ANH .

    BỬU HIỆP

  4. Đề nghị xem lại bản chữ Hán và bản dịch âm. Có nhiều chỗ sai và thiếu. Bản đúng là như sau, đề nghị sửa lại.

    摩訶般若波羅蜜多心経
    観自在菩薩 行深般若波羅蜜多時 照見五蘊皆空 度一切苦厄  舍利子 色不異空 空不異色 色即是空 空即是色 受想行識亦復如是  舍利子 是諸法空相 不生不滅 不垢不浄 不増不減  是故空中 無色 無受想行識 無眼耳鼻舌身意 無色声香味触法 無眼界 乃至無意識界  無無明 亦無無明尽 乃至無老死 亦無老死尽 無苦集滅道 無智亦無得 以無所得故  菩提薩埵 依般若波羅蜜多故 心無罣礙 無罣礙故 無有恐怖 遠離一切顛倒夢想 究竟涅槃  三世諸仏 依般若波羅蜜多故 得阿耨多羅三藐三菩提  故知般若波羅蜜多 是大神呪 是大明呪 是無上呪 是無等等呪 能除一切苦 真実不虚  故説般若波羅蜜多呪 即説呪曰
    羯諦羯諦 波羅羯諦 波羅僧羯諦 菩提薩婆訶
    般若心経

    • Cám ơn bạn Tomura Ryobo,

      Tôi dã xem lại bài Bát Nhã Tâm Kinh và thấy quả thật có mấy chổ sai lầm và thiếu sót, nhất là phần dưới của bài kinh. Tôi dã sửa lại như bạn dã dề nghị.

      Một lần nữa, cám ơn bạn rất nhiều.

      ありがとうございます
      Arigatou gozaimasu

      Đào Viên

  5. Tán thán công lao của anh Đào Viên thu thập tài liệu súc tích về bộ kinh quan trọng nầy giúp cho nhiều người (như tôi) có thêm được hiểu biết về triết lý đạo Phật.

    Chí Hưu Đỗ

Leave a comment