Vườn Đào Rộng Mở

                                               Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
                                                Vô duyên đối diện bất tương phùng
 

(Cập nhật ngày 23 tháng 8, 2013)

Vườn Đào chỉ là một mảnh đất nhỏ, rất nhỏ, trong cái thế giới mênh mông của “cyberspace”. Mảnh vườn đã được một người chăm nom, gieo hạt, tưới tẩm trong nhiều năm. Nay thấy cỏ cây, hoa trái đã tạm coi là sạch sẽ đầy đủ, người làm vườn đánh bạo mở cửa vườn cho người hữu duyên vào xem, vào chơi với hy vọng đem lại đôi chút thư dãn, mát mẻ, cho người bạn hữu duyên, trong cuộc sống sô bồ, vất vả, nhiều khi khó chịu, gây cấn vì những chuyện không đâu.

Cây cối, hoa trái trong thiên nhiên thì thiên hình vạn trạng, vô cùng tận. Nếu có những cây cành, hoa thơm cỏ lạ được nhiều người ưa thích, thì cũng có những đóa hoa hẩm hiu trông chẳng ra gì. Ấy là chưa kể đến những cành lá, cây trái có những hương vị khác thường, đem đến cho những người thưởng thức những nhận định khác nhau, nhiều khi thật khác nhau, chỉ vì thói quen, tập khí mổi người khác nhau. Thói quen, tập khí, hay xa hơn nữa còn gọi là cái nghiệp của mỗi người, cùng với một số kinh nghiệm ngoại cảnh, đã  làm nên một kim chỉ nam cho hướng đi trong cuộc đời, làm đôi mắt kính để thấy phân biệt hay dở, tốt xấu; cây trái này xem được, hoa lá kia rất khó ưa, tùy đôi mắt mỗi ngưới, đôi khi tùy chỗ đứng nhìn nữa.

Bởi vậy, bạn vào Vườn Đào, nếu chẳng may có gặp phải cây trái, cỏ hoa nào không hạp nhãn, mùi vị chẳng ra gì, hay rất khó chịu, thì thật đáng tiếc, ngoài ý muốn của người trồng cây. Người giữ vườn đành ghi nhận sự thiếu sót bất cập của mình, và chỉ còn biết xin hai chữ đại xá cho. Ngược lại, nếu bạn vào chơi thấy chỗ nào hợp ý, có thể an trú được trong chốc lát, muốn để lại vài giòng kỷ niệm, một câu chào hỏi thân tình, vài lời chỉ dạy nghiêm túc – bạn chỉ việc bấm vào chữ Comments trên góc trái mỗi trang – thì đó là một đại hạnh cho kẻ giữ vườn.

Người giữ vườn sẽ cố gắng trông nom, trồng thêm cây cảnh, để khỏi phụ lòng những người bạn hữu duyên, thỉnh thoảng quay trở lại vào thăm Vườn Đào.

Bạn nào có lòng yêu muốn chép hay nối kết ít bài của Vườn Đào, xin cứ tự nhiên, chỉ xin đừng quên ghi xuất xứ.

***

Tất cả những bài viết đã được xếp vào những trang tương ứng. Đó là:

a)      Trang Kỷ Niệm  http://wp.me/PqUAF-mr
b)      Trang Tôn Giáo  http://wp.me/PqUAF-m9
c)      Trang Thời Sự http://wp.me/PqUAF-mc
d)     Trang Tham Luận http://wp.me/PqUAF-mn
e)      Trang Chiến Sự  http://wp.me/PqUAF-mw
 
 

Ngoài ra, để đáp ứng lời yêu cầu của một số độc giả trẻ tuổi, Vườn Đào đã có thêm một Trang Ngoại Ngữ    http://wp.me/PqUAF-wt

tâp trung trong đó những chuyển ngữ  một số bài trong Vườn Đào sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

Sau cùng, để thuận tiện cho độc giả biết xu hướng ưa thích của các bạn hữu duyên khi vào thăm Vườn Đào, chúng tôi mở thêm một trang mới; Trang Thống Kê   http://wp.me/PqUAF-F4

trong đó có số lần truy cập các bài trong tháng vừa qua. Thống kê này được cập nhật hàng tháng.

Trân trọng

Đào Viên, Người giữ vườn

9 responses to “Vườn Đào Rộng Mở

  1. Yêu cầu ông chủ cuả trang “vuondao.wordpress.com” xoá tất cả các bài viết phỉ báng sư phụ lý hồng chí và pháp luân công ngay lập tức . Tránh phạm tội nghiệp đối với phật pháp. Các đệ tử pháp luân công là những người hiểu rõ nhất về đại pháp và sư phụ, họ đã dõi theo đại pháp và sư phụ suốt 20 năm qua từ khi đại pháp khai truyền và 14 năm kiên định phản bức hại vì sự vu khống và đàn áp từ đảng cộng sản trung quốc. Họ tu luyện lâu năm và đã đọc tất cả các kinh sách kinh văn của sư phụ lý. Thiết nghĩ vì ngài chủ vườn đào đây là người ngoài. Chưa hiểu những sự tình xảy ra đối với sư phụ lý hồng chí và pháp luân công nên không vội trách ngài mong ngài hiểu cho. Nếu ngài muốn tìm hiểu về pháp luân công và sư phụ lý hồng chí mời vào trang web của chúng tôi: http://www.phapluan.org va http://www.vn.minghui.org . Thân ái

    • Rất cám ơn quý vị ĐạiPhápĐô đã bỏ công sức và thì giờ quý báu vào xem Vườn Đào.
      Trước hết chúng tôi xin minh xác là chúng tôi rất có cảm tình với việc tu tập Pháp luân Công khi thấy đó là một môn tu luyện rất lợi cho sức khỏa và làm cho người tu trở nên tốt hơn.

      Còn về lời yêu cầu của quý vị muốn chúng tôi phải “xoá tất cả các bài viết phỉ báng sư phụ lý hồng chí và pháp luân công ngay lập tức” thì chúng tôi rất tiếc không thể làm được. Chúng tôi thiết nghĩ NHÂN VÔ THẬP TOÀN: Mọi con người đều có nhiều điều hay cũng như nhiều điều dở. Trong Vườn Đào, cũng như trên nhiều website khác, có nhiều bài viết khen hết lời thầy Lý Hồng Chí thì cũng có những bài viết chê thầy Lý Hồng Chí. Đó là lẽ thường trên đời thôi.

      Chúng tôi cũng thấy rằng nói xấu nười khác là một điều rất không nên.

      Tuy nhiên chúng tôi đã thấy nhiều người cho rằng sư phụ Lý Hồng Chí của quý vị dường như cũng đã nói xấu những Thầy Tổ tu hành theo Pháp môn Thiền Tông khi đọc thấy thầy LHC viết trong sách Chuyển Pháp Luân: “Thiền tông không giảng Pháp gì hết. Đạt Ma [bên] Thiền tông truyền [dạy] căn cứ theo một câu của Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca Mâu Ni giảng: ‘Pháp vô định Pháp’. Ông ấy căn cứ trên câu thoại của Thích Ca Mâu Ni mà sáng lập pháp môn Thiền tông. Chúng tôi nói cái pháp môn ấy là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục tổ Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi đến đâu được nữa” !!!.

      Mong rằng quý ông hiểu cho quan điểm của người khác trong vấn đề rất phức tạp như Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí.
      Đào Viên vườn chủ.

  2. Xin giải thích thêm rằng không phải sư phụ lý nói xấu các thầy tổ thiền tông. Theo cách nghĩ của tôi thì rằng vì tôi đã đọc sách chuyển pháp luân rất nhiều lần từ đầu chí cuối nên tôi hiểu ” dùi sừng bò” là từ dịch ra tiếng việt từ”toàn ngưu giác tiêm” đây là một lối nói của ngừơi hoa, ngụ ý là đi vào ngõ cụt. Vì sư phụ lý là người hoa nên chỉ những ai đọc phần phụ lục của cuốn sách mới hiểu. Thực ra cũng ko mang nghiã đả kích quá mạnh. Còn về vì sao sư phụ lý nói là thiền tông đi vào ngõ cụt thì mọi người cần tìm trong cuốn pháp luân phật pháp tinh tấn yếu chỉ. Trong đó có bài đính chính về cái không mà thiền tông nói đến. Không không phải là ko có pháp mà là ý nói tâm vô chấp, nhưng pháp là có thật. Cuốn chuyển pháp luân quyển 2 của sư phụ có nói vấn đề này. Thực ra thiền tông sau bao đời các pháp đã bị giải thích loạn. Sư phụ của chúng tôi được các vị sư phụ phật gia để ý tới từ khi ngài bốn tuổi. Các vị sư phụ này ở các pháp môn đơn truyền. Mỗi đời chỉ tuyển một đồ đệ xuất chúng để truyền lại qua hình thức khẩu truyền(truyền miệng) và tâm truyền (tư tưởng) mỗi khi sư phụ khai ngộ một pháp môn thì sư phụ của pháp môn đó rời đi và có các vị sư phụ khác tiếp tục truyền lại những tinh hoa cốt tuỷ trong môn của mình. Các vị này đến không để nhìn thấy, đi không để dấu vết. Sư phụ lý tu luyện giữa người thường mà ko ai biết. Tổng cộng có hơn hai mươi vị sư phụ cuả các môn cả phật gia, đạo gia và kì môn công pháp đã truyền dạy cho sư phụ lý. Vào lúc ngài hơn 40 tuổi sư phụ lý đã tu lên đến tầng cực cao và công lực hết sức thâm hậu. Với một cái chạm tay lên đỉnh đầu ngài có thể đưa một người đạt tới tam hoa tụ đỉnh( một cấp độ của la hán) nhưng khi buông tay ra thì người đó lại hoàn nhân. Ngài sắp xếp lại những điều ngài đã học trong quá khứ và khải truyền pháp của ngài bằng sách chuyển pháp luân. Lời giảng trong sách tuy giản dị nhưng nội hàm thâm sâu khó lường. Vì ngài viết sách ở cảnh giới vô chấp nên không phải là tranh luận cuả phàm phu. Nhưng những người vẫn còn chấp thì thấy khó chịu. Những gì ngài giảng đều là sự thật. Nhưng đối với một số người tâm chấp quá nặng thì” thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng” mọi người trong phật giáo đều biết rằng thiền tông đang đi đến cực đoan và trở thành lý luận triết học thường nhân hoá. Không tin các vị thử thanh tịnh mà đọc chuyển pháp luân từ đầu chí cuối xem. Nhưng ngài đào viên chỉ đọc sơ sơ lướt qua mà đã cáu rồi. Những ngừơi phê phán pháp luân công và sư phụ lý hỏi ai đã đạt đến cảnh giới vô chấp. Đa phần lời lẽ xuất ra khác thường nhân là mấy?Chanh chua ngoa ngoắt. Đâu xứng là phật tử. Ngôn từ đọc lên thấy võ đoán của đàn bà cãi lộn, lời lẽ điêu ngoa. Hãy tự xét bản thân tu cao chưa mà tự tiện xuất ngôn bừa bãi làm tổn hại danh đại pháp khiến ngừơi đời hiểu lầm. Lẽ nào còn chưa phải tội nghiệp. Nhắc nhở là vì từ bi. Hãy buông tâm xuống và thanh tỉnh.

    • Thưa ông ĐaiPhápĐô,
      Đọc song bài viết của ông tôi rất thất vọng.
      Trong bài phản hồi cho bài viết trước của ông, ông đã cảm ơn ông đã vào Vườn Đào. Tôi cũng đã bày tỏ có cảm tình với những học viên PLC. Trong diễn đàn này tôi đã từng khuyến khích các độc giả tu tập PLC, nên tiếp tục nếu thấy hợp với mình. Tôi cũng đã cho đăng lời biện minh của ông cho Thầy LHC là không nói xấu Thầy Tổ Thiền Tông.

      Tôi nghĩ là trong bài phản hồi tôi viết với những lời lẽ ôn hòa tử tế với ông. Tuy nhiên dường như ông không muốn đáp ứng khi ông viết:
      – ngài đào viên chỉ đọc sơ sơ lướt qua mà đã cáu rồi.
      – Những ngừơi phê phán pháp luân công và sư phụ . Đa phần lời lẽ xuất ra Chanh chua ngoa ngoắt Ngôn từ đọc lên thấy võ đoán của đàn bà cãi lộn, lời lẽ điêu ngoa.
      – . Hãy tự xét bản thân tu cao chưa mà tự tiện xuất ngôn bừa bãi làm tổn hại danh đại pháp..

      Thưa ông ĐạiPhápĐô,
      Nếu quả thực ông thực lòng trả lời tôi như vậy, ông xin nói trước với ông là ông nên đem những lời phát ngôn trên đến những diễn đàn khác. Tự hậu tôi sẽ không để ý đến những phản hồi của ông nữa.

      Nhân đây thấy ông nói về Ông LHC và Pháp Luân Đại Pháp, tôi xin trích lại mấy lời nhận xét cũa một học viên PLC để ông tường lãm:

      (Trích)”Đây là yếu tố quan trọng và cơ bản nhất: ông Lý đã lồng ghép một phương pháp tự kỷ ám thị lớn vào quá trình tu luyện Pháp. Ông Lý nói, chỉ có đọc sách của ông và phát chính niệm hàng ngày thì mới được Pháp Thân của ông bảo vệ, mới mong tu lên được các tầng thứ cao hơn. điều này khiến cho học viên hình thành 1 phương pháp tu luyện như sau: Tập trung và tụng sách hàng ngày, mỗi ngày phát chính niệm ( ngồi nghĩ về pháp ) 3 lần, chính phương pháp tự kỷ ám thì này khiến cho các học viên ngày càng coi những gì ông Lý nói là chân lý và không thoát ra được tư tưởng này. Khi con người đã vướng vào vòng tự kỷ thì đúng sai không còn giá trị nữa, mà mặc nhiên coi những gì bị ám thị là đúng. Chính sự đề cao cá nhân và đề cao Pháp của ông Lý, tự thần thánh hóa bản thân, đã tạo ra một nét văn hóa trong phép tu của Pháp, đa số các học viên theo tu Pháp đều coi mình không phải là người thường mà là người siêu phàm. Giới hạn tư duy trong sách Pháp Luân Công và coi đấy là chân lý”. (Hết trích)

      Đây không phải là những lời tôi viết ra mà là của một người đã biết rất rõ về PLC. Ông xem lại những phản hồi thì sẽ thấy.
      Trân trọng.
      ĐV

  3. Chữ Đạo ta chưa hiểu
    Hay thông suốt được nhiều
    Chỉ có chút thương yêu
    Trao cho người còn thiếu…

  4. Trang nhà Vườn Đào của bạn hay quá.
    Xin phép được vào Vườn .
    Lê Phú

    • Cám ơn ông bạn. Xin ông bạn cứ tự nhiên. Vườn Đào trình bầy rất nhiều đề tài. Nếu chẳng may có đề tài nào làm phật lòng ông bạn, xin được thứ lỗi.
      Đào Viên

  5. Xin chào Đào Viên! đọc những lời chia sẻ ở trang này của Đào Viên tôi thấy rất chân thành , cởi mở, trí tuệ…
    Chỉ tiếc cho một số cá nhân vì tự kỷ mà không nhận ra sự thật. Hãy để thời gian và Pháp vận hành, sẽ đến một lúc nào đó họ sẽ tự nhận ra thôi. Nhưng chỉ có điều hơi thở mỗi con người có giới hạn, chỉ lo rằng hơi thở ấy đã trút lần cuối cùng trước khi trời sáng

  6. Chào Đaiphapdo !
    Cái Pháp mà ngài nói dễ dàng bị nhiễm ô lại bị khẩu ngôn bừa bãi làm tổn hại danh Đại Pháp khiến ngừơi đời hiểu lầm. thì cái Đại Pháp đó không phải là Chánh Pháp. Vì pháp mà bị phá hoại là pháp sanh diệt. mà pháp Phật là bất sanh bất diệt.

    Ngài nên học thật nhiều từ các nguồn kinh tạng , đông, tây, kim cổ , tất cả các trường phái và nhiều bậc thầy tâm linh. để hầu mong tìm cho mình một cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) về Đạo.

    Người mà phản bác lại ý kiến cá nhân mình nhiều khi là những ý kiến hiếm gặp trong cuộc đời. Hãy biết trân trọng và sàng lọc như đãi vàng mà có khi lại nhận được kim cương đấy.

    Thường những người chưa từng tiếp cận về tâm linh, chưa từng đọc một cuốn sách nào về tâm linh . thì lần đầu tiên nghe ai nói về tâm linh hay cuốn sách tâm linh đầu tiên mình được đọc thì gần như là tiếng sấm sét làm tan biến tất cả những gì mà mình có được bao lâu nay…

    Song hãy bình tĩnh trở lại và đọc tiếp , tìm kiếm tiếp…. sẽ có một cái gì đó hé lộ
    Đi trên đường đạo là một quá trình nhìn từ mọi phía rồi quay lại nhìn vào chính mình. chỉ khi nào ta khám phá ra cái cốt lõi của cuộc sống nó không ở đâu xa cả, mà nó bao trùm tất cả ở ngay hiện tại ở ngay chính mình…

    Pháp của ngài cũng tốt , cũng đem lại cái mà nhiều người không thể đem lại cho mọi người. nhưng không phải như ngài nghĩ. mong ngài ngày một thấu tỏ.

Leave a comment