Phật Học – Thư Đi Tin Lại (I)


 

 

 

Thơ Đi Tin Lại (I)

Chữ Sanscrit

Chữ Sanscrit

1 – Đức Phật Thích Ca chỉ nói pháp chứ không viết. Khi thuyết pháp, ngài dùng tiếng pali, một thứ tiếng bình dân ở Ấn độ, tiếng pali này là một hình thức của tiếng sanskrit (hay sanscrit) cao cấp hơn, dùng trong văn chương và giới quý phái. Chữ sanskrit gọi là chữ Phạm, gọi chệch đi là Phạn. Về sau, người ta ghi lại những lời dạy của đức Phật (các bài pháp gọi là Kinh, các lời dạy về giới luật gọi là Luật) và các lời bàn rộng (gọi là Luận) bằng tiếng pali, còn lưu truyền ở Tích Lan, do Nam tông (Tiểu thừa) dùng. Còn những bản bằng tiếng sanskrit (Phạn ngữ) thì lưu truyền ở Tây Tạng, do Bắc tông (Đại thừa) dùng. [Kinh, Luật, Luận gọi chung là Tam Tạng, les Trois Corbeilles, les Trois Paniers, the Three Baskets, pali : Tipitaka, sanskrit : Tripitaka]. 2 – Hai chữ suttasutra nghĩa như nhau, đó là Kinh. Sutta là tiếng pali, còn sutra là tiếng sanskrit. Tiếng Pháp ghi là soutra. Chúng ta học Phật, gặp khó vì vấn đề danh từ : có khi phiên âm (Trung Quốc phiên âm trước, mình đọc chữ của họ theo  âm Việt), có khi dịch, mà mỗi người dịch một khác. Thí dụ : ngài Ananda, phiên âm là A-nan-đà, ngắn hơn là A-nan, dịch là Khánh Hỷ, tiếng Pháp là Toute Joie. Chúng ta sẽ còn gặp những khó khăn khác dính líu đến phiên âm chữ Hán. Bắc Kinh phiên âm là Pékin (Pháp), Peking (Anh), nay là Beijing, đây là phiên âm được Liên Hiệp Quốc công nhận chính thức, cách này gọi là pin yin (= bính âm). Chúng ta coi tài liệu của trường Viễn Đông Bác Cổ chẳng hạn, thì chắc chắn là phiên âm theo kiểu cũ tiếng Pháp rồi!
3 – Tam Tạng là tên chung chỉ Kinh, Luật và Luận. Khi nói Đường Tam Tạng thì không phải là bộ Tam Tạng thời nhà Đường bên Tàu, mà là nói ngài Huyền Trang, một nhà sư Trung Quốc vượt vô vàn khó khăn đi đường bộ sang Ấn Độ thỉnh Tam Tạng kinh điển, gọi ngắn là đi thỉnh kinh. Khi về, ngài có viết Tây Vực ký kể lại chuyến thỉnh kinh đó. Nhà văn Ngô Thừa Ân tưởng tượng ra truyện Tây Du ký với nhiều tình tiết ly kỳ rất hấp dẫn, với Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới … Đại chúng nhớ truyện Tây Du ký hơn là Tây Vực ký, mà bộ sau mới đích thực là có nhiều tài liệu quý giá. Ngài Huyền Trang họ Trần sinh năm 602, tịch năm 664. Đi sang Ấn độ thỉnh kinh mất 17 năm, từ 629 đến 645. Về nước, ngài cùng nhiều nhà sư khác dịch rất nhiều kinh, nổi tiếng nhất là bộ Duy Thức Luận, vì thế người ta tôn ngài là Giáo tổ dịch giả của Pháp tướng tông (một trong 10 tông phái Trung Quốc). Xưa kia, Ấn Độ được gọi là Tây Trúc, Thiên Trúc, Tây Vực.. .

4. 4

. Tang cha mẹ là 2 năm, sau 2 năm ấy trong vòng 3 tháng thì xả tang (vì thế nói rằng để tang ba năm). Đó là theo tục lệ của chúng ta. Đạo Phật không đặt lệ nào cả. Xem ngày để xin xả tang cũng là do sự tin tưởng có ngày tốt ngày xấu, hạp hay không hạp. Đạo Phật không kiêng ngày giờ gì hết. Đạo hữu hỏi ý riêng của tôi thì tôi xin dùng câu của các cụ : « có kiêng có lành »

 

        1. Đi viếng đám tang, lễ bàn thờ Phật trước (3 lễ), rồi mới lễ bàn thờ vong (Lễ hai lễ, hai vái). Tang chủ lễ cảm tạ một lễ, ý nghĩa là xin nhận một lễ cho vong. Khách vái lại.

       

       

 

 

 

 

        • Lễ bàn thờ Phật : ba lễ, ý nghĩa là lễ Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng)[ Ghi chú : Lễ bàn thờ gia tiên : bốn lễ, ý nghĩa là lễ bốn đời vì có câu « ngũ đại mai thần chủ », năm đời không lễ nữa. Tuy nhiên, cũng có những cách giải thích khác].

       

        • Trong kinh nói, khi làm lễ cầu siêu, vong linh chỉ nhận được có một phần bẩy công đức mà thôi (kinh Địa Tạng). Vậy gia chủ phải lễ hết sức thành tâm và cẩn thận.

       

       

        • Đạo Phật không nói đến lễ 100 ngày vì quan niệm rằng 49 ngày là thời gian tối đa để đi tái sinh (đầu thai) rồi. Người Việt mình cúng 100 ngày cho « chắc ăn » vì e rằng vong chưa « được đi đầu thai ».

       

5Ta-bà-ha do chữ Phạn svaha phiên âm ra. Còn phiên âm là : ta-ha, sá-ha, sa-bà-ha, tát-bà-ha, ta-phạ-ha… Chữ này đặt sau các câu chú, và cũng như các câu chú, người ta không dịch, muốn giữ lại tính linh ứng của câu chú. Phật học từ điển Đoàn Trung Còn ghi nghĩa của chữ đó là : thành tựu, kiết tường, tiêu tai tăng phước, viên tịch vô trụ, kính giác chư Phật chứng minh công đức. Đạo hữu lười quá, bắt tôi tìm cả chữ amen của Thiên chúa giáo. Ngay trong tự điển Larousse, đã có rồi mà, sao đạo hữu không chịu coi : amen (mot hébreux) ainsi soit-il, đại khái nghĩa là « cầu được  như thế ».

Từ Điển Phật Học Việt Nam

Từ Điển Phật Học Việt Nam

6 – Bạn bè mới cho chúng tôi một cuốn Từ điển Phật học Việt Nam, tác giả là Thích Minh Châu, Minh Chí, dày trên 800 trang, in ở trong nước. Đạo hữu chớ nên chờ đợi gì nhiều ở cuốn này, trừ vài địa danh, nhân danh Việt Nam (mà cũng thiếu). Từ điển của Đoàn Trung Còn mà đạo hữu đang có trong tay còn khá hơn. Đạo hữu ở ngay Thủ đô Ánh Sáng, thiếu gì các loại từ điển Phật học trong các thư viện. The Shambala Dictionary of Buddhism and Zen, nhà xb Shambala, Boston, 1991, tốt lắm. Địa chỉ : The Shambala Publications, Inc., Horticultural Hall, 300 Massachussetts Avenue, Boston, MA 02115, USA; tôi không nhớ giá, chừng 20 US$. 7

 

            1. Chúng tôi cũng nghe và thấy nhiều chuyện « bê bối » như đạo hữu kể trong thư, có khi còn nhiều hơn nữa! Tuy vậy, Phật đã dạy « y pháp bất y nhân », họ gieo nhân xấu, sẽ được quả xấu; còn mình theo Phật, cứ y theo Pháp của ngài mà tu học. Thấy ai xấu thì lánh đi, đừng tiếp xúc làm chi, thêm mệt ra! Một vị sư lớn tuổi bảo tôi rằng : « Chỉ có người mạt thôi, chứ Pháp thì mạt sao được ! ». Tôi thấy câu này hay, gửi tặng đạo hữu.

           

           

       

        • Hãy nhường cho các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của vũ trụ, của trái đất và của con người. Đức Phật không làm các việc đó. Ngài đã dạy : « Như nước biển chỉ có một vị mặn, đạo của ta chỉ có một vị, đó là vị giải thoát » (giải thoát khỏi mọi khổ đau, khỏi sinh tử luân hồi). Đạo hữu hỏi tôi kinh sách có chỗ nào nói về Big Bang không, tôi xin chịu, kinh sách ngàn vạn quyển. Xin đạo hữu nhớ kỹ câu :« mọi thứ đều do duyên sinh » (nhân + duyên). Tuy nhiên có một thứ không do duyên sinh, đó là bản thể của vạn pháp, đó là Pháp tánh, Phật tánh. Cái ấy là tuyệt đối, không thể dùng ngôn ngữ thường ngày mà diễn tả ra được.

       

88 – Đức Phật là y-vương, chữa bệnh khổ cho chúng sinh. Đạo của ngài là đạo thoát khổ, đạo giải thoát. Không cần nêu lên rằng ngài đi trước các nhà khoa học, nhìn thấy vi trùng trong bát nước từ 25 thế kỷ nay mà không dùng đến kính hiển vi! Nếu có ai chê rằng kinh nói « thân người do tứ đại giả hợp » là thiếu sót quá thì đạo hữu trả lời vắn tắt rằng; « không nên hiểu tứ đại (đất, nước, gio,ù lửa) theo nghĩa đen mà phải hiểu đất là những thứ dắn, nước là những thứ lỏng, gió là hơi thở, lửa là thân nhiệt v.v… ».

9 – Trước khi gặp đức Phật Thích-Ca, hai ngài Xá-Lợi-PhấtMục-Kiền-Liên đã tu theo ngoại đạo. Hai ngài hẹn với nhau rằng ai tìm được chân sư trước thì phải về rủ người kia. Một hôm, ngài Mục-Kiền-Liên gặp ngài A út-Bệ (Asvajit) là một nhà hoằng pháp của đức Phật Thích-Ca, ngài được chỉ dạy bốn câu sau này : « Chư pháp do nhân duyên mà sinh ra, Cũng theo nhân duyên mà diệt mất, Đức Phật của ta, ngài Đại Sa Môn, Thường hay chỉ dạy lý thuyết như vậy ». Ngài Mục-Kiền-Liên giác ngộ ngay, báo cho ngài Xá Lợi Phất. Hai ngài quy y Tam Bảo. [Ngài Mục-Kiền-Liên, gọi ngắn là Mục-Liên, có nơi vì tôn xưng mà ghi là Đại Mục-Kiền -Liên hay Ma-ha Mục-Kiền-Liên (sanskrit : Maudgalyàyana, Moggalàna) là bậc thần thông đệ nhất trong 10 đệ tử lớn của đức Phật. Ngài Xá-Lợi-Phất (sanskrit : Sariputra, pali : Sariputta) là bậc trí huệ đệ nhất trong 10 đệ tử lớn của đức Phật]. Điều quan trọng nhất mà ta học ở chỗ này là bốn câu in chữ nghiêng trên đây, lý duyên sinh là một lý hết sức đặc biệt của Phật giáo

10

 

        1. Nói rằng : « Pháp môn Tịnh độ dựa vào tha lực để cầu giải thoát thì cũng chẳng khác gì phương pháp nhờ tha lực để cầu được cứu rỗi như Thiên chúa giáo » đúng một phần, nhưng phải nhớ rằng vẫn cần tự lực đấy chứ! Không chuyên cần và tinh tấn thì làm sao mà thành công được. Tu thiền cũng cần tha lực chứ, lúc nhập thất, ai mang cơm cho ? Tự lực và tha lực là nói một cách tương đối thôi. Dù sao, thanh niên và người Tây Phương ngày nay có khuynh hướng về Thiền nhiều hơn, có lẽ họ nhận thấy ít nghi thức, nhất là gần đây có người « sáng chế » ra vài thứ « là lạ » (và buồn cười như thiền ôm chẳng hạn)

       

       

 

 

 

 

        • Đạo hữu nói : « Kinh kệ có chỗ mê tín dị đoan », thật ra phải nêu ra chỗ nào là mê tín dị đoan, rồi tìm lời giải thích thỏa đáng. Khi nói « niệm đức Quán Âm thì nhảy vào lửa, mà không bị lửa đốt » thì phải hiểu lửa này là lửa ham muốn, tham dục đang thiêu đốt trong lòng ta, nếu biết tu thì lửa ấy xẹp đi, đấy là một thí dụ thôi, còn nhiều điều cần bàn lắm.

11

 

    1.  

            1. Đạo hữu làm tôi ngạc nhiên : đạo hữu nói « tu về môn tụng kinh » nghe đã lạ tai rồi, « sáng tụng Địa Tạng, tối tụng Pháp Hoa » lại lạ tai hơn. Tôi đề nghị: đạo hữu cố gắng đến một chùa nào gần nhất, tìm gặp một vị sư rồi thỉnh ý về thể thức tu tập một cách đơn giản, rồi xin thỉnh vài cuốn kinh do vị sư ấy chỉ dẫn. Thí dụ đạo hữu chọn pháp môn Tịnh độ thì dùng kinh chính là kinh A Di Đà, trong đó có đủ nghi thức tụng kinh và đạo hữu hãy chịu khó niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ. Phải có người chỉ dẫn mới được, đừng thực hành bừa bãi, không kết quả mà có khi hại nữa.

           

           

       

       

        • Tam học khác Tam Bảo nhiều lắm : Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng còn Tam học là giới, định, huệ. Khi đức Thích-Ca mới thành Phật dưới cây bồ đề thì chỉ có Nhị Bảo thôi là Phật và Pháp, lúc đó chưa có Tăng (Tăng-Già = Sangha, đoàn thể chứ không phải cá nhân).

       

12

 

            1. Phật Thích Ca Mâu Ni

              Phật Thích Ca Mâu Ni

              Có hai đức Phật cùng mang tên là Thích-Ca Mâu-Ni. Vị thứ nhất làmột vị cổ phật, tức là Phật đời quá khứ, cách đây vô lượng kiếp. Vị thứ nhì là đức Phật mà chúng ta thờ trong các chùa, đó là đức Phật hiện hữu trong lịch sử loài người. Ngài là một hoàng tử có vợ con, xuất gia tu thành Phật, ngài là giáo chủ của đạo Phật ngày nay.

           

           

       

       

 

 

 

 

        • Tên đức Phật : họ là Cồ-Đàm (Gotama hay Gautama), tên là Tất-Đạt-Đa hay Sĩ – Đạt-Đa (Siddhartha), thuộc về bộ tộc Thích-Ca (Sakya hay Shakya hay Cïakya). Thích-Ca Mâu-Ni (Sakya Mouni) nghĩa là nhà minh triết của bộ tộc Thích-Ca (le Sage du clan des Sakyas. Ghi thêm : có chỗ dịch là « le Parfait de la race des Héros » vì Sakya có nghĩa là Mạnh mẽ, Năng lực, Puissant).

       

       

 

 

        • Năm sinh và năm mất của ngài mỗi sách nói một khác, tuy nhiên Phật giáo thế giới nhận hai năm 623 và 543 trước Tây lịch làm năm đản sinh và năm nhập diệt của ngài. Năm ngài nhập diệt được kể là năm 1 của Phật lịch. Năm 2000 Tây lịch là năm 2544 Phật lịch. Lây Tây lịch cộng với 544 thì ra Phật lịch.

       

13

Tổ Bồ Đề Đạt Ma

Tổ Bồ Đề Đạt Ma

 

 

                1. Ngài Huệ Năng (Hui-neng, 638-713, người Trung Quốc) nhận y bát từ Ngũ tổ, nên ngài là Lục tổ (sơ tổ là ngài Bồ-đề-đạt-ma). Sau Lục tổ, không có lệ truyền y bát nữa. Người ta không biết rõ y và bát mà ngài Huệ Năng giữ nay ở đâu.

               

               

           

           

       

        • Ngài Bồ-đề-đạt-ma [Bodhidharma, Pu-ti-ta-mo, 470-543(?) ] là tổ thứ 28 của Phật giáo, ngài là người Ấn độ, sang Trung Quốc lập ra Thiền Tông nên được coi là sơ tổ Thiền Tông, còn gọi là sơ tổ Đông độ (Trung Quốc ở phía Đông, Ấn Độ ở phía Tây).

       

       

 

1414 – Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) đúng là vua đầu tiên của nhà Trần, do vợ là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho vào năm 1225. Đạo hữu cho rằng vua đầu tiên thì tên phải là Trần Thái Tổ mới hợp. Xin trả lời : nhà Trần coi thân phụ của Trần Thái Tông như là thượng hoàng nghĩa là coi ổng đã làm vua rồi nên dùng chữ Thái Tông mà không dùng chữ Thái Tổ. Nhận xét : đạo hữu dùng chữ « tên » vua. Xin nói rõ : tên húy của vua là Trần Cảnh, lên ngôi lấy niên hiệu là Kiến Trung 1225-1231, Thiên Ứng Chính Bình 1232-1250, Nguyên Phong 1251-1258. Khi vua băng vào năm 1258, thì miếu hiệu là Trần Thái Tông.

 

            1. Vua Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục và nhiều sách về đạo Phật rất hay cả về đạo vị lẫn văn chương. Nhưng nhà vua không phải là người xuất gia (nhà vua trốn lên núi Yên Tử định đi tu nhưng bị chú là Trần Thủ Độ bắt về tiếp tục làm vua).
        1.  

           
           

    1.  

1515

 

            1. « Trúc lâm tam tổ » nghĩa là ba vị tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ba vị là : sơ tổ Hương Vân đại đầu đà tức là Điều Ngự Giác Hoàng (vua Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, 1258-1308 ), nhị tổ Pháp Loa (Đồng Kiên Cương, 1284-1330) và tam tổ Huyền Quang (Lý Đạo Tái, 1254-1334)

           

           

       

       

 

 

 

 

        • Thiền phái này hoàn toàn do người Việt Nam lập ra và điều khiển, đó là một điều hãnh diện của chúng ta. Thiền phái này không nhận y và bát từ đâu cả.

       

       

 

1616

 

                1. « Vẳng bên tai một tiếng chày kình », tiếng chày kình là tiếng chuông chùa. Chày là đồ dùng để giã, như chày giã gạo. Trong trường hợp mà chúng ta đang nói đây thì chày là cái dùi đánh chuông trong chùa. Kình là con cá kình. Có lời truyền sự tích rằng : con bồ lao ở biển rất sợ con cá kình, khi thấy cá kình là nó kêu to lên. Người ta đúc quai để treo chuông chùa theo hình con bồ lao và đẽo dùi chuông theo hình con cá kình. Làm như thế với dụng ý sau này : Khi đánh chuông thì chuông kêu to, hệt như lúc con bồ lao gặp con cá kình vậy.

               

               

           

           

       

       

 

 

        • Thắp ba nén nhang, thỉnh ba tiếng chuông, lạy ba lạy… các con số ba đó dính líu đến Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng. Le Bouddha, sa Doctrine et sa Communauté). Thường, thì nói đánh chuông. Vào chùa, nói thỉnh chuông. Có một ông bảo tôi rằng mình phải lịch sự, mời (thỉnh) cái chuông nó kêu. Nói xong, ông đó cười cho nên tôi không biết có đúng không ! Cũng có người nói đấm chuông, thí dụ « đem chuông đi đấm nước người » nhưng riêng tôi thì ít nghe nói đấm chuông.

       

       

 

 

        •  Bây giờ đến lượt tôi hỏi đạo hữu nhé. Hai câu « Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông, Chúng bảo nhau rằng ấy ái uông » là của ai ?

       

       

 

1717

 

                1. Bồ-đề phiên âm từ chữ pali và sanskrit bodhi, nghĩa là giác ngộ (éveillé, illuminé, awakened).

               

               

           

           

       

       

 

 

        • Cây bồ-đề là một cây lớn tên là cây pippala, phiên âm thành tất-bát-la. Thái tử Tất-Đạt-Đa ngồi thiền dưới cây đó, sau thành đạo. Từ đó cây này được gọi là cây bồ-đề. Ngày nay cây này vẫn còn sống. Những người đi hành hương các Phật tích hay nhặt lá bồ đề về làm quà cho bà con.

       

       

 

 

        • Tâm bồ-đề dịch chữ sanskrit bodhicitta, cũng viết là bodhichitta, coeur d’éveil,awakened mind. Phát tâm bồ-đề là phát tâm cầu được giác ngộ, được thành Phật. Đắc bồ-đề nghĩa là diệt hết phiền não, chứng Niết bàn. Đắc Vô thượng bồ-đề nghĩa là thành Phật.

       

       

 

1818 – Mấy cuốn sách mà tôi biết đều ghi thân phụ của thái tử Tất Đạt Đa là vua Tịnh Phạn, hay Tịnh Phạn vương, tên sanskrit là Suddhodana (người Pháp viết là Souddhodana) Chữ ấy có nghĩa là bố thí một cách trong sạch nên người ta dịch là Tịnh Phạn. Phiên âm thì Suddhodana thành ra Thủ-đồ-đà-na. Vua Tịnh Phạn lấy hai chị em : bà Ma-gia và bà Ba-xà-ba-đề. Hoàng hậu Ma-gia chết sau khi sinh thái tử Tất-Đạt-Đa. Thái tử được dì ruột nuôi, coi như con. Bà Ba-xà-ba-đề là nữ đệ tử xuất gia đầu tiên. Sau, bà cầm đầu Giáo hội tỳ-kheo-ni. [Ngài A-nan phải năn nỉ đức Phật mấy lần mới được đức Phật thuận cho phái nữ đi tu. Trong số các tỳ-kheo-ni, có cả bà Da-du-đà-la là vợ của thái tử Tất Đạt Đa].

Bodhi Gaya, Ấn Độ

Bodhi Gaya, Ấn Độ

19Đạo tràng hay đạo trường (sanskrit : bodhimandala) nghĩa đen là khoảng đất đạo, nghĩa rộng là nơi đức Thế Tôn thành đạo, dưới cây bồ-đề (còn gọi là đạo thụ hay đạo trường thụ, đạo tràng thọ), nơi rừng Già-da (Gaya), gần sông Ni-liên-thiền (Nairanjana). Mấy đạo hữu đi thăm Phật tích bên Ấn Độ về, nói rằng hiện nay địa điểm ấy có tên là Bodh Gaya. Chúng ta thường nghe nói rõ hơn : Bồ đề đạo tràng. Tự điển Đoàn Trung Còn ghi thêm : Về sau, người ta dùng chữ đạo tràng mà gọi những chỗ dưới đây : 1/ Chánh điện của nhà chùa. 2/ Chỗ tụng kinh hàng ngày. 3/Chỗ pháp sư giảng đạo, truyền đạo. 4/ Chỗ thanh tịnh nơi ấy vị sư tu luyện, tham thiền. 20

 

                1. Chủ trương của « tòa soạn » chúng tôi là tránh bình luận việc làm của cá nhân và của các chùa khác. Điều mà đạo hữu kể đó, chúng tôi cũng đã coi trong vidéo. Đạo hữu chỉ cần tự nhủ rằng : mình và gia đình con cái mình nếu gặp cảnh tung tiền lúc Tết đó thì đừng có cúi nhặt, hay tranh cướp, mất tư cách.

               

               

           

           

       

       

 

 

        • « Bát công đức thủy » tức là « nước có tám công đức », xin thưa tám công đức ấy là : lắng sạch, trong mát, ngọt ngon, nhẹ dịu, nhuần trơn, an hòa, trừ đói khát, bổ khỏe.

       

       

 

 

        • Cuốn A Di Đà sớ sao giải thích kinh A Di Đà tường tận từng chi tiết một, coi mấy tháng chưa hết ! Phật học viện Quốc tế ở California, USA, xuất bản năm 1983.

       

       

 

21 21 – « Nguyện tiêu tam chướng, trừ phiền não » . Chướng là chướng ngại, ngăn che. Tam chướng là ba chướng. Hiểu đơn giản thì đó là tham, sân, si. Tuy nhiên, tham sân si thường được gọi là tam độc, nên phải hiểu tam chướng kỹ hơn. Đó là : 1/ Phiền não chướng gồm tham sân si và mọi thứ tùng theo tham sân si. 2/ Nghiệp chướng tức là những chướng ngại do ác nghiệp gây ra. 3/ Báo chướng (báo là quả báo) như bị đọa ba đường ác : địa ngục, ngã quỷ, súc sinh. Cũng có thể sinh ở cõi nhân hay cõi thiên nhưng không có đức tin, khiến cho bị chướng ngại, che bít cái thiện căn thành đạo thì cũng gọi là báo chướng. 22 – Chữ phiền não (sanskrit : klesa. Passions. Pain, afflictions, distress) rất thôngdụng trong đạo Phật. Theo nghĩa thường thì phiền não là buồn phiền, sầu não, thí dụ: phiền não vì làm ăn thất bại luôn. Trong Phật học, nghĩa rộng hơn : phiền não là đau khổ, buồn phiền, tất cả những gì làm cho thân, tâm người ta xao xuyến, sầu muộn, lo lắng, không yên. Chữ đồng nghĩa : cấu, lậu, nhiễm, kết, sử, hoặc, triền, cái, ách… Chữ đối nghĩa : bồ-đề, niết-bàn. Ba phiền não chính là tham, sân, si. Có sách kể 6 phiền não : tham, sân, si, mạn (kiêu căng), nghi (nghi ngờ không có căn cứ), ác kiến (ý kiến sai trái, xấu xa, bất thiện). 10 phiền não là những gì ? Là tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến hay ngã kiến (chấp tấm thân này là ta), biên kiến (ý kiến cực đoan), tà kiến (ý kiến sai lệch, không nhận lý nhân quả chẳng hạn), kiến thủ kiến (khư khư giữ ý kiến của mình), giới thủ kiến (giữ những giới sai lầm hay giữ giới một cách cứng nhắc). 23 – Đạo hữu tưởng tôi là quyển tự vị hay sao mà hỏi « dữ » quá vậy ! Lần sau tôi chẳng dại gì mà chua thêm chữ đồng nghĩa và phản nghĩa nữa, quý đạo hữu lấy « cớ » mà « truy » thêm, lại phải ngồi tra cứu, có khi quên cả bữa cơm… mặn ! May mà tôi không nói 108 phiền não, 84000 phiền não. Cấu (saleté, crasse, impureté, souillure) là dơ bẩn, các thứ phiền não làm cho thân tâm dơ bẩn … Lậu (suinter, couler) là rò rỉ, làm cho dơ dáy, các phiền não làm cho dơ dáy thân, tâm. Nhiễm (imbiber, tacher, contaminer) là thấm, thí dụ ô nhiễm. Kết (entraves, chaýnes, lier, unir) là trói buộc, các thứ phiền não trói buộc con người ta vào vòng luân hồi. Sử (donner l’’ordre, commander, conduire) là sai khiến, các phiền não sai khiến người ta phạm tội lỗi, gây nghiệp. Hoặc (erreur, illusion) là lầm lẫn, các phiền não dẫn người ta đến các sai lầm. Triền (lier, encercler) là trói buộc, bao vây. Cái (obstruer, cacher) là che lấp. Ách (joug, contrainte, esclavage) ví phiền não như

Bò đeo gông kéo xe

Bò đeo gông kéo xe

cái ách mà trâu bò phải đeo. 2424Tam xa là ba cỗ xe : xe do dê kéo, xe do hươu kéo, xe do bò kéo. Nói gọn là xe dê, xe hươu, xe bò. Đó là để gợi lại ý trong kinh Pháp Hoa, nói về « tam xa xuất trạch », ba xe ra khỏi nhà lửa. Ba xe ấy tượng trưng cho ba thừa : thanh văn thừa, duyên giác thừa, bồ tát thừa. Sau rút lại thành một thừa thôi, gọi là Phật thừa. (thừa hay thặng có nghĩa là cỗ xe, véhicule. Đại thừa, Tiểu thừa dịch là Grand Véhicule, Petit Véhicule, nhưng nay người ta để nguyên chữ sanskrit Mahayana và Hinayana). « Tam thú độ hà » nghĩa là ba con thú qua sông. Con thỏ, con ngựa và con voi cùng qua sông. Con thỏ vờn vờn trên mặt nước, con ngựa vẫy vùng giữa nước nhưng sâu hơn, con voi đạp xuống tận đáy sông. Ý nói có sự khác biệt, nông sâu khác nhau. Câu này cũng dùng để nói ba thừa kể trên. 25 25 – Tự nghĩa là chùa. Về nguồn gốc của chữ này thì Phật học Từ điển Đoàn Trung Còn viết : « Nguyên thuở đời vua Minh Đế nhà Hán, năm 68 dương lịch, Thích Ma Đằng dùng con ngựa trắng chở kinh Phật từ Tây Vực (Ấn Độ) về triều, ban sơ đậu đỡ tại Hồng lô tự (tòa quan Hồng lô). Sau nhân tòa Hồng lô cất lên làm viện tàng kinh, bèn lấy chữ tự đặt tên là Bạch mã tự (chùa Ngựa trắng). Bởi đó, đời sau, nơi thờ Phật hay là nơi tăng, ni ở tu đều gọi là tự ». Từ điển Phật học Hán Việt, mục Bạch mã tự, chép theo sách cũ Lạc Dương lam ký của Dương Huyễn như sau : « Chùa Bạch mã do Hán Minh Đế dựng nên, lúc đạo Phật mới bắt đầu vào Trung Quốc.. Vua nằm mơ thấy người vàng cao một trượng sáu, cổ có hào quang tựa như nhật nguyệt. Đó là vị thần của người Hồ (Ấn), gọi là Phật. Vua bèn sai sứ sang Tây Vực cầu Phật, mới được kinh Phật và tượng Phật. Bấy giờ dùng ngựa trắng thồ kinh mang tới, nhân đó đặt tên chùa là Bạch mã… Hòm kinh để trong chùa đến nay vẫn còn… thường tỏa hào quang sáng rực cả chùa… ».

(Còn nữa)

__________________________________________________



 

 a a

Leave a comment