Thăng Long Thành


̣̣̣Đào Viên

  1. Hà Nội hay là Thăng Long Thành

        Kể chuyện Hà Nội ngày xưa là phải nhớ đến Thăng Long Thành.

        a-Thăng Long Thành xuất hIện lúc nào? Năm 1010 là băt đầu triều đại nhà  Lý.

        Tại phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, có một phụ nữ họ Phạm. có

         một đứa con trai riêng, vì một lý do nào đó không muốn nuôi, mà đem

          đến chùa  Cổ Pháp của Thượng tọa Lý Khánh Vân cho làm con nuôi,     đật tên là Lý Công Uẩn.

         Lý Công Uẩn, sau này chính là Vua Thái Tổ nhà Lý tại  Hoa Lư

          Vua thấy đất Hoa Lư chật hẹp khêng mở mang được  bèn dời kinh đô về La Thành.

          Vua Lý Thái Tổ một đêm nằm mơ thây một con Rồng Vàng xuất hiện

          bèn đổi tên La Thành  là Thăng Long Thành

        b-Nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan, thấy Nguyễn Ánh – tức là Vua Gia Long đã nhờ người Pháp đánh bại quân Tây Sơn – đã làm một bài thơ tỏ ý rất buồn về chuyên này:

         Đó là bài:

          Thăng Long thành hoài cổ

Thăng Long thành hoài cổ (chữ Hán: 昇龍城懷古; tạm hiểu là nhớ thành Thăng Long xưa) là một bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan, nữ sĩ ở thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn cau mặt với tang thương.

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

 

         Bối cảnh sáng tác

  Bà Huyện Thanh Quan làm bài thơ này, sau năm 1802, khi mà Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long mất địa vị trung tâm của đất nước về chính trị và văn hóa.[2]

Chủ đề: Bài thơ tả cảnh ngụ tình. Cảnh thì tang thương. Tình thì hoài cổ Bài này nói lên nỗi đoạn trường của tác giả trước cảnh hoang tàn của cố đô Thăng Long Thàh đất Bắc.[3]

       c- Thăng Long còn là đề tài của Nhạc sí Văn Cao, trong bài

Thăng Long Hành Khúc Ca

******************************************************

Cùng ngước mt v phương Thăng Long thành cao đng
Trông khói s
ương chiu ám trên dòng sông

Nh
Hà còn kia, Nh Hà còn đó!
L
ũ quân chàng Tôn sp cu trôi đy sông

Tháp đây! Gươm Thn đâu dưới nước biếc
Có chăng! Bao ng
ươì bao nhiêu luyến tiếc

Này ph
ường này ph cũ
Này đ
ường v Ô xưa!

L
i xưa còn đây người đi sao còn đâu

Thăng Long! Thành xưa!
Thăng Long, ngày nào c
khoe sc php phi

Loa vang xa chiêng thu không ti
ếng hát ngát trong trng thành
Bao năm qua các ch
n cũ không xóa tan hết tinh anh

Thăng Long thành:

Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long ngày nay

C
ương quyết chng xâm lăng, th chiến đu đến cùng
Dân trí g
ng nêu cao ngn sóng nước dân trào

Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long ngày mai
Đánh th
ng nht năm châu toàn quc sc kêu hùng

G
n xa hò hét:
Thăng Long! Thăng Long! Thăng Long Thành

      d-  Trình diễn Ca Khúc Thăng Long Hành Khúc Ca

Xin Clik vào Địa chỉ Sau (247) Thăng Long hành khúc ca (Văn Cao – lời: Đỗ Hữu Ích) – Quang Hưng – Tốp nữ Nhà hát GHHXNVKVN (1943) – YouTube

2)   Lịch sử 36 phố phường Hà Nội

Nhắc đến lịch sử của Hà Nội 36 phố phường hay phố cổ Hà Nội, có lẽ phải ngược lại khoảng thời gian từ thời Lý – Trần, khi khu dân cư sinh hoạt buôn bán này bắt đầu hình thành, dân cư từ khắp các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập lại và trở thành khu vực sầm uất nhất kinh thành thời ấy. Không những vậy, khu đô thị này còn tập trung nhiều hoạt động tiểu thủ công nghiệp, buôn bán giao thương để mà từ đó hình thành nên cái tên “Hàng”, cách gọi ám chỉ những phố nghề đặc trưng, mang đậm nét truyền thống.

36 phố phường của Hà Nội từ lâu đã đi vào trong thơ ca, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là bài vè cùng tên:

“Rủ nhau chơi khắp Long Thành, (Thành Thăng Long là Hà Nội )

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai;( Xin đếm như sau đây)

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng  Gai (BA phố rồi)

Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay (BẨY phố rồi)

Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy (MƯỜI phổ rồi ),

Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn ( MƯỜi BỐN phố rồi),

Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang (MƯỜI BẨY phố rồi),

Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng (HAI MƯƠI MỐT phố rồi ),

Hàng Muối, Hàng Nón, cầu Đông (HAI MƯƠI BỐN phố rồi ),

Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè (HAI MƯƠI TÁM phố rồi ),

Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre (BA MƯƠI MỐT phố rồi ),

Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà (BA MƯƠI LĂM phố rồi ).

Quanh đi đến phố Hàng Da (BA MƯƠI SÁU phố là song 36 phố phường Hà Nội) ,

Trải xem Hàng phố, thật là cũng xinh.

Phố hoa thứ nhất Long Thành,

Phố dăng mắc cửi, đàn quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền”.

Trải qua bao thăng trầm của đất thủ đô, khu phố ấy vẫn đi cùng

  1. Hà Nội có bao nhiêu Cửa Ô.

Ô Quan Chưởng

Ô Chợ Dừa

Ô Cầu Dền

Ô Đống Mác

Ô Yên Phụ

Ô Đồng Lâm

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền”.

Trải qua bao thăng trầm của đất thủ đô, khu phố ấy vẫn đi cùng năm tháng, trường tồn cho đến tận bây giờ, bảo tồn và gìn giữ để trở thành phố cổ Hà Nội trong lòng bao người con đất Việt.

Phố cổ Hà Nội trước đây (Ảnh sưu tầm)

Phố hàng Mắm xưa (Ảnh sưu tầm)

Leave a comment