Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia


Đào Viên

                                Sciences sans conscience n’est que ruines de l’âme

                                                     – Rabelais

  1. Lời mở đầu – Bài viết này đề cập tới một tổ chức cấp quốc gia về khoa học của Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ, có tên là National Academy of Sciences, viết tắt là NAS, tạm dịch sang tiếng Việt là Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia. Để dãn dị hóa cách gọi tổ chức này, tự hậu trong bài viết bằng tiếng Việt này, chữ tắt NAS là đế nói tới Viện Hàm Lâm Khoa học Quốc gia, hay National Academy of Sciences

2 Định nghiã – Một cách tổng quát NAS là một tổ chức bất vụ lợi, riêng biệt,  không nằm trong bất cứ tổ chức nào, độc lập về mọi phương diện: từ tổ chức nội bộ, nhân sự, cho đến bất động sản, tài chánh.

3. NAS ra đời hay sự hình thành của NAS. Năm 1863 cơ quan Lập Pháp là Quốc Hội đã ra một Phán quyết thành lập NAS. Phán quyễt này ngay sau đó đã  được Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln duyệt y và ban hành. Phán quyết nói rõ NAS có nhiệm vụ phải đưa ra những lời khuyên nhủ khách quan, của riêng mình về những vấn đề liên quan đến Khoa Học và Kỹ thuật, mỗi khi có bất cứ một cơ quan nào trong chính quyền cần và hỏi đến. NAS không nhận được thù lào nào khi làm công việc này.

4, Nhân sự  Hiện nay, cho đến năm 2022, NAS có 2,493 khoa học gia người Hoa Kỳ được coi là những Thành-viên chính thức của NAS, và 491 khoa học gia khác không có quốc tịch Hoa Kỳ được gọi là những Thành-viên quốc tế của NSA.

5, Tuyển dung̣  Điều đáng chú ý là muốn trở thành một Thành-Viên của NAS, người đó phải được NAS mời vào, Không bao giờ có chuyện nộp đơn xin vào  mà được.

Một khi đã là Thành-viên, người đó sẽ là một Thành-viên suốt đời. Nhiều Thành-viên của NAS đã lãnh giải NOBEL hay đang giảng dạy tại nhiều Đại học danh tiếng như Harvard (329 vị), Stanford (230 vị) MIT (206 vị), Yale (132vị), Princeton (128 vị).

Tháng Tư là tháng  NAS hội họp hằng năm. Nhân dịp này, NAS mời thêm một số Thành-viên mới, tối đa 120 vị người Hoa Kỳ và 30 Thành-viên quốc tế.

Cách tuyển dụng bắt đầu bằng Lời Mời Chính Thức, sau đó là Phỏng vấn để Khảo Sát, sau cùng là bỏ phiểu Bầu đương sự trở thành môt Thành-viên mới của NAS.

Mỗi Thành-viên của NAS được phân vào một trong 6 Ngành Khoa học như sau:

a) Physical and Mathematical Sciences;

b) Biological Sciences;

c) Engineering and Applied Sciences; 

d) Biomedical Sciences;

e) Behavioral and Social Sciences; và

f) Applied Biological, Agricultural, and Environmental Sciences

6. Tổ chức nội bộ   NAS được điều hành bởi một Hội Đồng trị sự 17 người. Trong số này, 5 người đóng vai quan trọng nhất. Họ là: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư Ký quốc nội, Thư Ký quốc tế và Thủ quỹ. 12 người còn lại chỉ là những Hội viên, tham dự để góp ý kiến, Tất cả các vị trong Hội Đồng dều do các Thành-viên NSA bầu ra.

NAS hội họp mỗi năm ít nhất một lần tại trụ sở của NAS tại Washinton DC. Kết quả của buổi họp này được ghi lại trong một thứ như Bản Tường Trình Khoa Học, trong đó ghi chép nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học có giá tri cao. Cho đến nay đã có trên 5,000  tài liệu nghiên cứu mà NAS sẵn sàng phát không cho những ai cần có.

7 Địa Ốc. Để có chỗ cho cả ngàn Thành-viên đến tham dự những kỳ hội họp, NSA đã phải tìm cách sở hữu một số địa ốc như sau:

  • Keck Center tọa lạc tại  500 Fifth street Washington DC
  • Arnold and Mabel Beckman Center 100  Academy Drive Irvine, Calfornia
  • Erick Jonsson Conference center 314 Quissett Avenue Woods Hole, Massachusetts

8. NAS và người Việt NamHiện nay người Việt Nam chỉ có một vị Giáo Sư của trường Đại Học Chicago: giáo sư Đàm Thanh Sơn là được mời vào NAS.

Theo thông báo ngày 29/4/2014 của Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ, Viện này vừa tiến hành bầu ra 84 Thành-viên mới, trong đó người ta nhận thấy sự có mặt của giáo sư Đàm Thanh Sơn (Thông báo ghi “Son, Dam Thanh”), Đại học Chicago.

Thông báo cho biết, NAS đồng thời đã bầu 21 nhà khoa học thuộc 15 quốc tịch khác làm Thành-viên liên kết nước ngoài (foreign associates) của Viện. Đây là sự thừa nhận của NAS về những thành công xuất sắc và liên tục trong nghiên cứu độc sáng (distinguished and continuing achievements in original research) của những nhà khoa học được bầu. Sau cuộc bầu cử này, Hàn Lâm viện Khoa học Mỹ có tất cả 2.214 Thành-viên và 444 Thành-viên liên kết nước ngoài (không có quyền tham gia các cuộc bỏ phiếu).

GS Đàm Thanh Sơn, Viện Hàn lâm khoa học Mỹ
GS Đàm Thanh Sơn tại buổi giới thiệu Hội đồng khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán nhiệm kì 2011 – 2014 (ngày 19/8/2011).

Được biết, GS Đàm Thanh Sơn, sinh năm 1969 tại Hà Nội, là tiến sĩ vật lý tại Việt Nghiên cứu Hạt nhân Moskva năm 1995, đã sang Mỹ nghiên cứu hậu tiến sĩ tại đại học bang Washington ở Seattle năm 1995-1996, và sau đó tiếp tục ở lại tham gia nghiên cứu tại nhiều đại học nổi tiếng tại Mỹ trước khi trở lại Seattle làm giáo sư chính thức năm 2002.

Mười năm sau, với những thành quả xuất sắc trong vật lý lý thuyết với các công trình có tác động sâu sắc tới nhiều lĩnh vực trong vật lí học như lời giới thiệu của Quỹ Simmons khi trao giải “Simon Investigators Program 2013” mới đây, ông đã được mời làm giáo sư vật lý lý thuyết tại Đại học Chicago từ tháng 9.2012.

Trong bài Hướng nghiên cứu mở đường cho một quy luật phổ quát trong vật lý trên mặt báo này, giáo sư Phạm Xuân Yêm đã giới thiệu một “kết quả kỳ lạ” của giáo sư Đàm Thanh Sơn và các cộng tác viên, đăng trên tạp chí Physics Today tháng 5.2010, giải thích “tại sao trong những trường hợp rất khác biệt (cực nóng hay cực lạnh), trạng thái của vật chất là chất lỏng và hơn nữa còn tính toán được độ nhớt phổ quát η của nó, η chỉ phụ thuộc duy nhất vào hai hằng số cơ bản h của Planck và kB của Boltzmann”.

Một vài bài viết phổ cập khoa học của GS Đàm Thanh Sơn trong mục “Thấy trên mạng” của trang Diễn Đàn (về graphen – giải Nobel vật lý 2010; hoặc bài Isaac Newton viết gì về thuỷ triều ở vịnh Bắc bộ), chứng tỏ giáo sư còn là một nhà khoa học có tài năng lớn từ trong nghiên cứu đến việc đưa những kết quả sâu sắc của khoa học đến với đại chúng.

Chiều ngày 1 tháng 5 năm 2014, báo Tuổi Trẻ đã có cuộc trò chuyện cùng GS vật lý Đàm Trung Đồn, chú ruột giáo sư Đàm Thanh Sơn, là nguyên chủ nhiệm bộ môn vật lý chất rắn – khoa vật lý, nguyên trưởng ban điều hành hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội).

Nhắc đến nhà vật lý Đàm Thanh Sơn, cháu ruột mình, GS Đàm Trung Đồn chia sẻ:

Khi được mẹ của Sơn báo tin Sơn trở thành thành viên chính thức của Viện Hàn lâm Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ, tôi rất mừng. Đây không phải hư danh mà là danh hiệu được bầu thông qua phản biện nghiêm túc, chặt chẽ của các nhà khoa học lớn dựa trên các công trình khoa học của những người trong danh sách đề cử.

Vượt qua những phản biện này nghĩa là khẳng định được giá trị của các nghiên cứu và tầm cỡ của chủ nhân các nghiên cứu này.

Tuổi Trè hỏi: Có thể hiểu Sơn đã trở thành một trong hơn 2.000 nhà khoa học tầm cỡ nhất của Hoa Kỳ và nếu nói ở lĩnh vực vật lý, con số còn ít hơn nhiều. Nhiều người thắc mắc trở thành Thành-viên Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ thì giá trị thế nào?

ĐT ̣Đồn trả lời Tôi được biết Thành-viên của viện này có nhiệm vụ chính là chuẩn bị lựa chọn những người mới vào viện thông qua phản biện, đồng thời đề ra những quy hoạch lớn cho các lĩnh vực khoa học – giáo dục quốc gia của Hoa Kỳ như giáo dục đại học, bảo vệ môi trường…

  Tuổi Trè hỏi: Cùng nghiên cứu về vật lý, GS và GS Đàm Thanh Sơn chắc chắn có nhiều thuận lợi trong trao đổi học thuật…

ĐT ̣Đồn trả lời Không ít người nói Sơn chịu ảnh hưởng của tôi vì bố mẹ của Sơn đều là nhà khoa học các ngành khác, còn tôi là chú ruột của Sơn, lại cũng là GS vật lý.

Song thực tế cái gốc là tôi chịu ảnh hưởng của anh trai mình là bố Sơn – giáo sư Đàm Trung Bảo -, và Sơn cũng chịu ảnh hưởng từ chính bố mình vì ông rất đam mê khoa học, hay kể chuyện làm khoa học.

Dù cùng ngành vật lý nhưng phần nhiều đề tài của Sơn tôi đọc cũng không hiểu hết vì Sơn theo Vật lý Lý Thuyết, còn chuyên ngành của tôi là vật lý chất rắn.

Tham dự một số hội nghị mà Sơn có bài trình bày, thấy hội nghị vỗ tay rất lớn, nhưng tôi đoán không phải tất cả những người vỗ tay ấy đều hiểu hết những gì Sơn nói (cười).

Song chắc chắn một điều: những nghiên cứu của Sơn có giá trị, được giới khoa học quan tâm, có những kết quả thú vị giống như đi tìm ra một hàm số vật lý mới…

  Tuổi Trè hỏi: Nhiều người băn khoăn GS Đàm Thanh Sơn vốn là học sinh Chuyên Toán, lại chuyển sang học và thành công ở ngành Vật Lý, hẳn phải bắt nguồn từ một cơ duyên đặc biệt, thưa GS?

ĐT ̣Đồn trả lời Có lẽ không nhiều người biết 15 tuổi Sơn đã đi học ĐH nước ngoài bằng học bổng của Nhà nước. Ấy là vì Sơn mấy lần được “nhảy” vượt lớp từ thời phổ thông.

Sơn xuất thân dân Chuyên Toán A0 Trường ĐH Tổng hợp, đoạt huy chương vàng Olympic quốc tế về Toán và nếu bình thường sẽ phải đi học tiếp ĐH ngành Toán.

Song bản thân Sơn và gia đình đều mong muốn Sơn theo ngành Vật Lý nên tôi đã trực tiếp đến xin lãnh đạo Bộ GD-ĐT chuyển cho Sơn đi học ngành Vật Lý.

Trước khi sang nước ngoài du học, Sơn có được đưa đến phòng thí nghiệm Vật lý đại cương Trường ĐH Tổng hợp để thực tập một số thí nghiệm Vật lý.

Đúng là giỏi toán sẽ có cơ sở tư duy logic, giúp rất nhiều cho tính toán trong vật lý, nhưng không phải ai cũng có thể chuyển từ Toán sang Vật lý ngay được.

Vật Lý là môn học thực nghiệm, mọi tính toán chỉ có thể được chấp nhận khi có thí nghiệm kiểm chứng. Điểm khác biệt của Sơn mà tôi nhận thấy chính là sự “nhạy cảm vật lý”.

Đứng trước một hiện tượng, Sơn luôn có thói quen tìm hiểu liệu người ta nói như thế có đúng không, hợp lý không, nguồn gốc của vấn đề nằm ở đâu…

Khi còn đang học ở nước ngoài, một lần về nước Sơn đến nhà tôi chơi đúng lúc tôi đang làm thử thí nghiệm đo khuếch tán nhiệt trong chất rắn.

Sơn lẳng lặng ngồi xem, rồi lẳng lặng cầm bút tính. Sơn có thói quen như vậy. Dù đó là lý thuyết, nhưng cậu ta vẫn muốn tìm hiểu xem nó có hợp lý hay không.

Tuổi Trè hỏi: Những người yêu Vật Lý, đặc biệt những người trẻ, luôn mong muốn sự hiện diện của GS Đàm Thanh Sơn nhiều hơn ở các sự kiện khoa học nước nhà, để không chỉ truyền kiến thức mà còn truyền cảm hứng, tình yêu với khoa học. Là GS gắn bó nhiều năm với nền giáo dục trong nước, GS có bao giờ chia sẻ trăn trở này với GS Đàm Thanh Sơn?

ĐT ̣Đồn trả lời Cùng trong một nhà, trao đổi nhiều việc, nhưng chưa bao giờ Sơn chia sẻ với tôi cảm xúc hay mục tiêu đoạt giải thưởng này, giải thưởng kia. Tôi nghĩ nhờ sự khiêm nhường đó mà Sơn đi xa được.

Tuy nhiên, tôi không giấu niềm tự hào rằng Sơn là người thực hiện ước vọng của chính bản thân mình từ khi chọn theo ngành Vật Lý mà đến nay tôi chưa làm được.

Tôi nhiều lần chia sẻ muốn Sơn phát huy khả năng cá nhân để đóng góp nhiều hơn cho quê hương, và Sơn cũng thổ lộ đó chính là điều mà Sơn luôn tâm niệm, muốn được làm nhiều hơn cho quê hương.

GS Đàm Thanh Sơn (quê quán Bắc Ninh) sinh năm 1969 tại Hà Nội. Năm 1984, Đàm Thanh Sơn đoạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic toán quốc tế với số điểm tuyệt đối 42/42. Ông theo học ĐH Tổng hợp quốc gia Matxcơva và nhận bằng tiến sĩ vật lý tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Matxcơva, Liên bang Nga năm 1995. Trước khi trở thành GS của ĐH Chicago, với danh tước là University Professor, vào tháng 9-2012, GS Đàm Thanh Sơn trải qua nhiều năm nghiên cứu sau tiến sĩ và làm GS ở ĐH Washington, Viện Công nghệ Massachusetts, ĐH Columbia, Hoa Kỳ…
Giáo sư ĐàmThanh Sơn thông thạo Nga ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ và tiếng Esperento, một thứ ngôn ngữ đặt ra từ lâu, với hy vọng tất cả mọi người trên Thế giới đều dùng, tránh chia rẽ, không còn chiến tran
h
Keck Center tại Washington DC

(Tháng Tư 2022)

Leave a comment