Một Nhà Thơ Độc Đáo


Đào Viên

Là thi sĩ nghĩa là run với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Xuân Diệu

Ngoại hôn tôi

Như thể bom đang nổ sau nhà

Nơi mà bạc hà và hoa nhài tỏa hương

Ocean Vương

Enfants! si j’etais Roi, je donnerais l’Empire

Et mon Char, et mon Sceptre, et mon Peuple à genous

Victor Hugo

  1. Lời mở đầu – Người Việt nam, từ xưa có bốn thú vui tao nhã là Cầm, Kỳ, Thi, Họa : đánh Đàn, chơi Cờ, làm Thơ và vẽ Tranh

Bài viết dưới đây chỉ đề cập đến thú vui Làm Thơ.

Văn Thơ của người Việt đả có từ lâu. Không kể đến những Ca Dao dân dã , chúng ta đã có cả trăm nghỉn bài thơ ghi lại trong sách những bài Thơ bất hủ như Truyện Kiều còn có tên là“Đoạn Trường Tân Thanh” của Nguyễn Du, bài thơ “Chinh Phụ Ngâm” của Bà Đoàn thị Điểm , bài Thơ “Qua đèo Ngang tức cảnh” của bà Huyện Thanh Quan

Riêng Vườn Đào chỉ muốn giới thiệu quý vị độc giả một nhà Thơ, ít người biết đến, nhưng rất độc đáo: nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

2) Một chút tiểu sử. -Hồ Xuân Hương sinh vào năm 1772,   bà cất tiếng khóc chào đời ở phường Khán Xuân (nay thuộc địa phận Bách Thảo viên Hà Nội).  Hồ Xuân Hương là ái nữ của Sinh đồ Hồ Phi Diễn (胡丕演, 1704 – 1786), người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Còn theo học giả Trần Thanh Mại, thân phụ của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh (胡士名, 1706 – 1783) cũng người Quỳnh ĐôiHồ Sĩ Danh là em cùng cha khác mẹ của Kinh Dương hầu Hồ Sĩ Đống (胡士棟, 1739 – 1785). Thân mẫu của Hồ Xuân Hương là bà lẽ tên Hà Thị (何氏,  – 1814) người trấn Hải Dương.

Hồ Xuân Hương được cưới gả từ rất sớm như mọi con cái trâm anh thế phiệt thời bấy giờ.. Ban sơ, bà làm vợ kế của một hào phú có biệt hiệu Tổng Cóc. Tuy chỉ là cai lính nhưng Tổng Cóc vốn thuộc dòng dõi văn nhân, ông rất chuộng ca ngâm và mến luôn cái tài làm thơ của người vợ trẻ này, Ông Tổng Cóc mất sớm, Hồ Xuân Hương lại kết hôn với Tú tài Phạm Viết Ngạn, bấy giờ đương nhiệm tri phủ Vĩnh Tường. Nhưng duyên phận chỉ được 27 tháng thì ông phủ Vĩnh Tường tạ thế.

Hồ Xuân Hương được cho là mất vào năm 1822, thọ 50 tuổi.

3) Tác phẩm– Hồ xuân Hương viết rất nhiều Thơ, phần lớn bằng chữ Nôm, tuy cũng có ít bài bằng Hán tự. Tuy nhiên Thơ viết bằng chữ Nôm mới là sở trường của thi sĩ. Nhiều người biết Thơ Hồ Xuân Hương bởi vì đọc chữ Nôm dễ hiểu hơn đọc Hán tự.

Hồ Xuân Hương đã viết bao nhiêu bài Thơ? Rất khó đoán định bởi vì thời gian không để lại dấu vết. Tuy nhiên theo tập Thơ Lưu Hương Ký mà nhiều khảo cứu gia cho tác giả là Hồ Xuân Hương thì bà đã viết ra ít nhất 28 bài Thơ chữ Nôm và 24 bài Thơ Chữ Hán.

Thơ của Hồ Xuân Hương có đặc điểm là ngắn gọn, chỉ dưới 10 câu

4) Nét Độc đáo của Thơ Hồ Xuân Hương.

Hồ Xuân Hương làm vợ ông Tổng Cóc khi còn rất trẻ. Ông Tống Cóc mất sớm. Chẳng bao lâu Hồ Xuân Hương lại gá nghĩa với ông Tú Tài Phạm Viết Ngạn, làm Tri Phủ Vĩnh Tường, Cuộc tình của hai người chỉ kéo dài 27 tháng. Như vậy, Hồ Xuân Hương đã trờ thành một goá phụ khi còn đang ờ tuổi thanh xuân.

Con người ở tuổi thanh xuân, nam hay nữ, tất cả những khả năng trưởng thành đã phát triển đầy đủ.

Những khả năng này ̣từng được người Á Đông miêu tả bằng ba khái niệm: “TINH, KHÍ, và THẦN

TINH là khả năng lưu truyền nòi giống cho tương lai. Tinh trùng là phương tiện.

KHÍ là khả năng cơ bắp làm cho con người lớn lên, khỏe manh thêm. Khí công, Võ học là phương tiện

THẦN là khả năng suy nghĩ, xét đoán. Thần thức, Trí tuệ là phương tiện.

Ba khả năng này phải được cân bằng, không bên nào thái quá hay bất cập. Muốn vậy, phải tìm sự khuyên bảo từ các vị ThiệnTri Thức: các ngài Sakya Muni, J. Krishnamurti, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử v,v.

Sang tới người Tây phương, từ thời đức Chúa Giê Su, người Thiện Tri thức cũng đã nhắc nhở con người chớ nên vận dụng quá trớn khả năng TINH. Lời khuyên này, trong tiếng Pháp là La Chair est faible” Nhục dục thật khó cưỡng

Thật vậy, tại phương Tây, nhiều nhà tu hành Thiên Chúa Giáo, dù đã tu cao đến chức Hồng Y Giáo Chủ, đã vi phạm lời khuyên này khiến cho nhiều vị Giáo Hoàng gặp nhiều khó khăn cho Giáo Hội.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, một goá phụ ở tuổi thanh xuân, cũng như tất cả mọi ngươi đồng trang lứa tất nhiên sẽ chịu ảnh hưởng của nhu cầu “La Chair est Faible”, trong lúc xuất thần làm Thơ. Thơ của Hồ Xuân Hương khác người, rất độc đáo, vì đã thể hiện khả năng Thần trong hai bài Thơ Khóc hai người chồng đã khuất: ông Tổng Cóc và ông Phủ Vĩnh Tường, và khả năng Tinh trong nhiều bài Thơ tả cảnh trong đời sống hàng ngày, một cách thản nhiên, không khoe khoang, cũng không dấu diếm, bình thường rất nên thơ.

5) Đến đây, chúng ta hãy xem ít bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

https://www.youtube.com/watch?v=tTQx818XDlU Ca Dao:

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen

Nhặt đươc thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà

Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu.

Qua Đèo Ngang Tức cảnh

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá đá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông tựa mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại nhìn non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Chinh Phụ Ngâm

Thủa trời đất nỗi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên

Xanh xanh phẳng lặng tầng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này

__________________________________________________________________________________̣̣____________

(Tháng Giêng 2022 )

̣

̣̣

Hình Ảnh về Cuộc Đời


Đào Viên

Dưới đây là một số hình ảnh tượng trưng cho Cuộc Đời

Bốv Mẹ và rất nhiều con quây quần chung một gia đình
Ba bàn Tay: tay Bố, tay Mẹ và tay Con
Cô ơi! Con đi lạc đường. Cô dắt con về nhà nhé.
Này cô bé này! Sao lại ngồi đây? Về nhà Mẹ đang mong
Vịt Mẹ dắt đàn con đi qua đường. Nhanh lên. Xe đang chờ
Chú Hươu Sao này sắp chết. Phải cứu chú ngay mới được.
Friends are always Fiends. Friends are made by Heart, Not by skin colour
Ngủ với chú Chỏ này ấm ghê!
Con đang buồn ngủ quá. Con rất tin nơi bà
Vô gia cư, vô địa táng. Hai đứa mình đành ngủ nơi đây vậy
Faut-il nous quitter sans l’espoir en nous jour de retour?

(55) Bát Nhã Tâm Kinh – YouTube

Những con thú trung thành với Chủ


Đào Viên

Cũng như mọi sáng, Việt uống song tách cà phê, anh thong thả cầm gậy ra đường để đi bách bộ cho khỏe. Anh chờ đợi lại sẽ gặp bà Ilema Cuningham, một bà già trong xóm, dắt chó đi ra ngoài buổi sáng. Bà Ilema Cunningham đã không còn nữa

Bà Cuningham là người Gia Nã Đại, 95 tuổi, goá chồng, sang Hoa kỳ từ lâu. Mỗi lần gặp Việ,t bà ta lại hỏi: “How old are you?”, Việt trả lời: “I am 88”.Thế là bà Cuningham lại ôm lấyViệt mà nói rằng: “Oh! You are a baby

Việt hỏi thăm sức khỏe con chó của bà Cuningham, bà ta rất hãnh diện nói về con chó nhỏ của mình: rất ngoan, dễ bảo, rất yêu chủ.

Con Chó của bà Cunningham

 Gia đình Việt không nuôi giống vật nào trong nhà, nhưng anh cũng rất mến chó, vì anh biết chó là giống tinh khôn và rất trung thành với chủ. Anh đã từng nghe nói nhiều chuyện về những con chó hết sức trung thành như chú chó Hachiko

Chú Chó Hachiko
  • 1) Chú chó Hachiko đợi chủ suốt 10 năm
  • Hachiko sống ở Tokyo, Nhật Bản, cùng với gia đình giáo sư Eisaburo Ueno. Hàng ngày, vào buổi sáng Hachiko theo chân giáo sư đến nhà ga Shibuya tiễn ông lên tàu đi làm. Đến chiều, Hachiko lại đi ra sân ga để chờ đón ông Ueno trở về. Những ngày đó cứ diễn ra đều đặn, trở thành một nhịp sinh hoạt quen thuộc đối với Hachiko. Cho đến một ngày tháng 5/1925, ông Ueno bị một cơn đau tim đột ngột và qua đời ngay tại nhà trường.nơi ông dậy học.

Sau khi ông Ueno không còn, ngày nào Hachiko cũng có mặt tại nhà ga như trước đây. Chú chó trung thành này đã đứng đợi chủ suốt 9 năm 9 tháng 15 ngày cho đến khi chết. Hachiko đã trở thành một hình tượng nổi tiếng về lòng trung thành tại đất nước Nhật Bản và bức tượng của Hachiko đã được đặt trang trọng ngay tại sân ga Shibuya.

  • 2) Chú chó rơi lệ vì lo cho chủ

Bên hiện trường vụ cháy chung cư trung tâm Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 15/11/2011, hình ảnh một chú chó rơi nước mắt nằm đợi chủ đã khiến nhiều người cảm động. Một nhân viên thuộc đội cứu hỏa Thanh An cho biết chú chó này tên là Tinh Tinh. Nó đã đợi chủ từ lúc tòa nhà bắt đầu cháy vào buổi trưa đến khi mệt quá lại nằm bên đường, nhìn chằm chằm vào đám cháy và nhất quyết không chịu ăn trong suốt 40 tiếng đồng hồ. Khi thấy chủ tới, Tinh Tinh đã vội vàng đứng dậy và vẫy đuôi đi theo chủ.

Chó Akita Inu
  • 3) Chú chó trung thành sau khi chủ qua đời

Lòng trung thành với người chủ quá cố của một chú chó giống Akita Inu đã khiến tất cả cư dân tại thị trấn Caçapava do Sud, khu vực Rio Grande do Sul, Brazil đều phải ngưỡng mộ. Sáng nào cũng vậy, Thor đều cùng với ông chủ của mình, xuống phố đi dạo và dừng chân tại một số địa điểm quen thuộc để chào hỏi mọi người. Sau khi ông chủ qua đời vào tháng 12/2015, Thor vẫn duy trì thói quen cũ mặc dù đã được một người chủ khác nhận nuôi.

  • 4) Chó chó đợi chủ ngoài bệnh viện
Chú Chó Negao

Từ khi người chủ được đưa tới bệnh viện Ruth Cardoso ở Santa Catarina, Brazil, chú chó Negao đã kiên nhẫn chờ đợi từ ngày này qua ngày khác. Chú chó nhỏ cứ đứng đợi mà không hề biết rằng ngày đoàn tụ với ông chủ của mình sẽ không bao giờ tới. Mỗi khi xe cứu thương ra vào viện, Negao lại vểnh tai lên nghe ngóng và chạy theo để xem đó có phải xe chở người mà nó yêu quý hay không. Đã có hai gia đình tới nhận nuôi Negao nhưng cả hai lần chú chó này đều tìm cách trốn về bệnh viện để chờ đợi chủ của mình. Vì thế, bệnh viện đã liên hệ với một tổ chức từ thiện cho động vật, để đảm bảo chú chó trung thành này sẽ được chăm sóc tử tế cho tới khi nó sẵn sàng rời đi.

  • 5) Chú chó đợi chủ quay về suốt 3 năm

Chủ Chó Fu Shi

Chú chó trung thành có tên Fu Shi ở thành phố Busan (Hàn Quốc) đã ngồi chờ ngoài cửa nhà của người chủ trong suốt 3 năm, mong chủ quay về, mà không biết rằng bà chủ của mình đã được đưa tới một nhà dưỡng lão sau khi bị mất trí. Câu chuyện về Fu Shi đã khiến người dân Hàn Quốc cảm động. Tháng 6/2017, chú chó đã được một gia đình tới nhận nuôi và được đặt tên mới là Sky.

Chó Tứ Xuyên
  • 6) Chú chó đợi chủ trên đống đổ nát ở Tứ Xuyên
  • Chú chó với đôi mắt buồn bã đã đứng đợi chủ trên đống đổ nát sau trận lở đất ở làng Tân Ma, tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc vào cuối tháng 6/2017.  Một nhân viên cứu hộ đã cố gắng thuyết phục chú chó rời đi, con vật trung thành vẫn nhất quyết ở lại. Hàng trăm cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ sự lo lắng cho chú chó nhỏ. Thậm chí, một số người còn ngỏ ý muốn nhận nuôi.
.

7) Chó Phú Quốc

Chó Phú Quốc là một giống chó nổi tiếng, được biết đến là một trong bốn Tứ đại quốc khuyển của Việt Nam bên cạnh 3 loại nữa là chó Bắc Hà, Dingo Đông Dương và H’mông Cộc. Giống chó này được dân chơi từ Nam chí Bắc yêu thích vì là một giống chó thuần chủng và vô cùng thông minh, lanh lợi. Chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào để nói cụ thể về giống chó Phú Quốc thuần chủng này. Nhưng đây là đặc điểm nổi bật nhất của chó Phú Quốc.

Top 10 đặc điểm chó Phú Quốc thuần chủng

7.1 Có xoáy ở sống lưng

Chó có xoáy trên lưng

Cũng vì đặc điểm có xoáy ở sống lưng này mà nhiều nước tranh cãi rằng giống chó có xoáy là tổ tiên của chó nước mình. Phần lưng thì thường có một dãy xoáy dài từ bứu vai cho đến phần chóp mông. Đây có thể coi là điểm đặc trưng của giống chó này, không phải chó Phú Quốc nào cũng có xoáy nhưng mọi người cho rằng không có xoáy này thì không được coi là chó Phú Quốc

̃7.2 Có màng chân vịt

Nhiều người vẫn cho rằng chó Phú Quốc thuần chủng có chân màng vịt, cũng chính vì đặc điểm này khiến chúng bơi lội rất giỏi và có thể thích nghi tốt với môi trường như biển đảo. Tuy nhiên, cũng có người không đồng tình với đặc điểm này vì họ cho rằng bất cứ con chó nào cũng có màng ở chân. Nhưng nếu bạn xòe các ngón chân của chó Phú Quốc và chó thường ra để so sánh sẽ thấy, lớp màng giữa các ngón chân của chúng không khác gì nhau. Nhưng dù sao thì đây cũng là một đặc tính của giống chó này.

7.3 Lông

Chó Phú Quốc có rất nhiều màu, thường thì màu của chúng liên quan đến tên gọi của chúng. Ngoài những tên gọi đó thì những cái tên như trái cây, thú rừng, cá biển cũng là những cách gọi quen thuộc và thân thương mà những chủ đặt cho chúng.

Các cách gọi tên ứng với màu lông như:

  • Màu trắng: gọi là con cò.
  • Vàng nhạt: gọi là con vàng.
  • Vàng đậm: thì là con phèn
  • Đen thường: con đen.
  • Đen tuyền: đương nhiên là con mực.
  • Màu xám (xám lông chuột): thì được gọi là con rái.
  • Màu nâu (socolate): con bánh dễ thương, rất được yêu thích.
  • Màu vện (vằn): chủ gọi nó là con cọp. Màu sắc hiếm gặp
  • Màu đỏ: là con đỏ.
    Với chó hai màu: con vá hay Lõ đầu – lõ đuôi (đốm đầu – đốm đuôi). Hay một tên nữa là Tứ túc mai hoa: (bốn chân mang vớ trắng).
  • Thằn lằn đeo cổ: có yếm trắng trước ngực ngắn và thường bó sát da.

Nói chung màu sắc lông của chúng hết sức đa dạng. Còn xoáy lông trên lưng là đặc điểm được dân chơi chó rất ưa thích nhất và dùng để nhận dạng là chó Phú Quốc “xịn”.

7.4 Bản tính hoang dã

Bạn có tin không còn có trường hợp còn ghi nhận chó Phú Quốc đào thủng một nền xi măng để trốn thoát ra ngoài. Vì vậy, nếu bạn yêu thích và muốn nuôi Phú Quốc thì nên khâu chuồng trại kĩ càng là rất quan trọng. Ngoài ra, với bản năng săn mồi cao, thì những động vật nhỏ như gà, vịt, mèo, thỏ và thậm chí là những chú chó nhỏ cũng trở thành mục tiêu tấn công của chúng, vì vậy bạn cần nuôi những động vật này tránh xa khỏi hàm răng của chó Phú Quốc.

Chó Phú Quốc thuần chủng tuy thuần chủng nhưng vẫn có bản tính rất hoang dã, chúng đặc biệt có sở thích đào bới. Nếu chúng được nuôi ở những nơi, những địa điểm có không gian rộng rãi như sân đất và đồi núi, thì chúng có thể sẽ đào hang làm nhà, và sinh con ở đó hoặc chúng đào bới để săn bắt chuột.

7.5 Thông minh

Toàn bộ cấu trúc cơ thể của chúng tỏ ra một vẻ ảnh hưởng toàn diện và vững chắc, săn gọn, lanh lợi nhưng không hề đánh mất sự phục tùng với chủ.

7.6 Cơ thể

  • Ngực: Bắt đầu từ điểm nối giữa cổ họng với mình, ngực thì phải đầy đặn, dốc đi xuống về phía giữa hai chân, và có chiều ngang rộng, tương đối sâu dành chỗ cho phần phổi và tim. Khi hướng về phía trước thì dễ để lộ vai ra khi nhìn theo chiều nghiêng, chó tốt thì vai phải thẳng và vuông góc, ngực rộng mới có thể thể hiện sức khỏe dồi dào để làm việc.
  • Bụng: Cần phải thon gọn nếu bụng càng thon gọn chó càng làm việc dai sức hơn. Chó Phú Quốc cũng có khả năng ăn mồi nhiều hơn và chúng cũng thường đem về ổ nhả ra cho chó con ăn lại.
  • Đuôi: Đuôi thường nhỏ và vót cao như một cái cần câu và túm lại ở phần cuối như cái đuôi chuột, chó cái bỏ đuôi qua phải và chó đực bỏ đuôi qua trái còn đuôi cuốn ngay lưng thì không giỏi, đuôi lệch đúng vế thì chúng sống lâu, săn bền, còn “chó cụt đuôi” là chó rất thông minh và hiếu động , đây là dị tật bẩm sinh chứ không phải chúng ta tự cắt.

Những chú chó này cực kì thông minh và nhanh nhẹn, cũng vì thế mà nhiều người ưa chuộng loại chó này và hơn nữa chúng mới được liệt vào Tứ đại quốc khuyển. Vì thông minh nên chúng có thể ghi nhớ và làm được những gì chủ đã bảo chúng thực hiện và chúng cũng giữ nhà tốt nữa.

7.8 Dáng di chuyển

Với sự di chuyển thanh thoát và nhanh nhẹn, thường thì chó Phú Quốc đi như nước kiệu vậy nên cấu trúc cơ thể của nó phát triển để đáp ứng nhu cầu đó. Ảnh hưởng chung: Chó Phú Quốc có tài riêng rất đặc biệt không như những giống chó khác. Đó là hoạt động mạnh mẽ cả về hai phương diện chạy, bơi lội cũng như chiến đấu. Vì thế chúng cần có một cấu trúc khung xương và cơ bắp mạnh mẽ nhưng phải hài hòa và không thô ráp.
Sự di chuyển: Chúng có dáng đi rất riêng, linh hoạtuyển chuyển, nhịp nhàng cách bước đi của chúng thoăn thoắt dễ dàng, thăng bằng mà lại khẳng định mạnh mẽ. Cả khi bước tới hay lùi lại thì vẫn như một mô típ làm việc nhuần nhuy
ễn

7.7 Mõm:

Mõm có hình chữ V, không gãy khúc,phải dài, khỏe và kiên cố. Các đường lằn trên mõm thì nên song song với các đường lằn trên của xương sọ. Chó cắn thì có 3 râu mép thì vểnh về phía trước, còn chó vừa chạy vừa sủa thì nứu lợi thứ hai, ba thì bị đứt quãng không liền nhau.
Mũi: màu hơi đen, nâu.
Đôi môi thì phải cân đối. Hàm trên của chó thì phải lớn hơn hàm dưới một chút và phải hơi nhô ra về phía trước. Ngoài ra theo kinh nghiệm thì mũi chó có khóe sâu là loại chó đánh hơi: Khóe mũi hẹp thì đánh hơi đất.Khóe mũi hở thì đánh hơi gió tốt.
Răng: gồm 42 chiếc: trên 20 chiếc và dưới 22 chiếc. răng phát triển mạnh mẽ và cắn khít với nhau như cái kéo.
Nếu thiếu bất cứ cái răng nào, ngoại trừ những chiếc răng hàm đầu tiên, sẽ là những thiếu sót nghiêm trọng,

7.9 Kích cỡ, sự cân đối và bản chất:

Độ cao lý tưởng của chúng được tính từ mặt đất đến điểm cao nhất của bứu vai là từ: 48 đến 61 cm ở chó đực và từ 43 đến 58 cm nếu là chó cái.

Chó đực có cân nặng thường từ 19 đến 23kg và còn đối với chó cái từ 17 đến 20kg. Chúng thường có chiều dài hơn chiều cao, với những con chó Phú Quốc có thân hình đẹp thì phải có chiều dài và chiều cao theo một tỷ lệ nhất định là 10 và 8,5, chiều dài phải được đo từ xương ức đến cạnh sau của xương chậu. Chiều dài cân đối lệ thuộc vào chiều cao. Chó Phú Quốc làm việc cần có sự vâng lời và có bản chất trung thành, chúng hiếm khi có sự cạnh tranh nơi bày đàn. Nếu có kích cỡ lý tưởng thì làm việc cũng rất bền và có hiệu quả cao. Chó làm việc tốt thì phần xương sườn cuối cùng của chúng không bị ngắn, nếu ngắn thì không chạy bền… ngoài ra chó mà có bộ sườn hở, không khít với nhau thì rất dễ hụt hơi, và làm việc không tốt

7.10 Vâng lời

Giống chó này rất vâng lời chủ nếu bạn dạy chúng một cách kỹ càng. Vì chúng cũng rất hiếm khi cạnh tranh nhau trong bầy đàn nên bạn cũng không cần phải lo nuôi nhiều con trong một chuồng. Chúng làm việc cũng rất hiệu quả nên bạn chỉ cần dạy bảo chúng nghiêm túc là được.

Chó Phú Quốc một trong những loại chó thông minh, và được nhiều người yêu thích. Thế nhưng để nuôi loại chó này bạn nên tìm hiểu kĩ càng về chúng để tránh gặp những phiền phức không đáng nhé.

 

8. Chó và Khoa Học

Bác sĩ Gregory Berns, 53 tuổi là một chuyên viên về Thần kinh tại đại học Emory, Atlanta. Ông đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu về thần kinh loài Chó. Sau đó, kết quả của cuộc nghiên cứu được ghi lại trong cuốn sách What It’s Like to Be a Dog.”, tạm dịch là “Làm con Chó thì sẽ ra sao”.

Có một chuyện ít ra ông Bác sĩ Berns đã tìm ra được là: “Thực tình mà nói, con Chó của bạn yêu mến bạn thực sự, chứ không phải vì bạn cho nó thức ăn để sinh tồn”.

Bác sĩ Gregory Berns và M.R.I.

Dưới đây là một số Câu hỏi và Lời giải Đáp về công cuộc nghiên cứu của Bác sĩ Berns

8.1 Ông bắt đầu cuộc khảo cứu này lúc nào và vì lý do gì?

Tôi chú ý đến chuyện này, khi tôi thấy trên TV con chó Cairo của đội quân Navy Seals nhẩy từ Trực thăng theo lính Navy Seals truy bắt Osama Bin Laden. Tiếng động trên Trực thăng rất cao, ầm ỹ; mà chó là giống vật có tai rất thính. Thế là tôi nghĩ trong bụng là nếu người ta có thể huấn luyện Chó nghe lời chủ trong một không gian ầm ỹ như vậy thì mình cũng có thể đem Chó vào một cái M.R.I. (Magnetic Resonance Imaging) để nghiên cứu loài Chó.

M.R.I.là một cái máy khi khởi động lên sẽ có tiếng động rất lớn

8.2 Tại sao ông phải làm vậy?

Tôi muốn biết Chó nghĩ gì? và cảm thấy gì? Một năm trước đây, con chó Newton của tôi chết đi, tôi muốn tìm hiểu xem thực sự tình cảm của Newton đối với tôi tới đâu?. Tôi cho nó thức ăn, có phải vì vậy mà nó yêu tôi là người Chủ nó. hơn người khác không?

Dạy Chó vào M.R.I.

Tôi chuyên về thần kinh học, Tôi biết là cái máy M.R.I. giúp chúng tôi hiểu rõ phần nào trong bộ óc con người giúp con người hiểu biết và có tình cảm. Như vậy rất có thể là M.R.I. sẽ giúp chúng ta hiểu biết giống Chó giống như vậy.

Cái khó là làm sao đưa Chó vào máy M.R.I., đửng ngồi nằm yên, không cựa quậy để chụp đựơc những tấm hình tốt

8.3) Khó như vậy thì ông giải quyết thế nào?

Tôi đã phải nhờ đến anh Mark Spivak, một tay chuyên huấn luyện Chó

Tôi đem một cái máy M.R.I. xuống hầm căn nhà. Callie là một con Chó thay thế cho con Newton. Tôi cho máy MRI khởi động để có tiếng động ầm ỹ, cốt để cho con chó Callie làm quen với tiếng động đó. Sau một thời gian con chó Callie quen với tiếng động của máy M.R.I. rồi, tôi mới dạy nó leo lên, trèo vào cái M.R.I. Lúc đầu tôi đứng cạnh Callie, dạy nó không được nhúc nhích, cúi đầu xuống chuẩn bị vào M,R.I., rồi sau đó chui hẳn vào cái M.R.I., nầm im trong đó để tôi chụp những tấm hình bộ óc của nó. Phải ba tháng sau, mỗi ngày tập như thế chú Chó mới quen và thi hành đúng những chỉ thị như tôi muốn. Thế là tôi chụp được những tấm hình bộ óc của con Chó.

Sau đó, chúng tôi giao thiệp với mọi gia đình trong xóm, để hỏi xem họ có bằng lòng cho chúng tôi dùng Chó cùa họ, đem về chụp bộ óc con Chó để khảo cứu không, Suốt trong năm 2012, chúng tôi đã có khoảng 90 con Chó để khảo cứu rồi. Tôi phải nói thêm là chúng tôi không bao giờ cưỡng bách Chó phải làm những điều Chó không muốn. Con Chó nào không muốn hợp tác thì chúng tôi để nó về với chủ của nó

8.4 Chó yêu Chủ hơn hay Chó thích được Chú cho ăn hơn?

Chúng tôi đã làm một thí nghiệm như sau: Có lúc cho Chó ăn miếng  “hot dog”. Lúc khác tỏ ra khen ngợi yêu mến Chó. Chúng tôi nhìn vào hình ảnh bộ óc con Chó. Chúng tôi thấy đại đa số Chó phản ứng cho cả hai trường hợp giống nhau. Tuy nhiên chúng tôi thấy vần có khoảng 20% Chó phản ứng với trường hợp được khen ngợi được yêu mến. Từ đó chúng tôi kết luận là Chó yêu mến chủ ít ra cũng bằng như thích đượccho ăn.

Trong lúc làm thí nghiệm trên với Chó, chúng tôi nghiệm ra rằng Chó biết phân biệt người này với người khảc. Điều đó có nghĩa là Chó nhận ra được là mỗi con người có bộ Mặt riêng khác nhau.

8.5 Rút cục những thí nghiệm trên có đem lại lợi ích thực tế nào không?

Có chứ. Với nhứmg khám phá mới của chúng tôi, chúng tôi đã hợp tác với tổ chức “Canine Companions for Independence” là một tổ chức chuyên huấn luyện Chó thành Service Dog ; tạm dịch là Chó giúp người cơ nhỡ, người khiếm thị hay điểc tai .

9) Xem video một người nuôi chó Phú Quốc

__________________________________________________________________________________________________________________

(Tháng 11 năm 2020 )

 

Tìm về Nguồn Cội


Đào Viên

Một người Mỹ gốc Việt tìm về nguồn cội:

Ông này tên là Mark F. Erickson.

bin

Mark Erickson – Đỗ văn Hùng

Tháng Tư năm 1975, khi Hoa Kỳ rút hết về nước, để lại một Miền Nam Việt Nam tan hoang, vô chính phủ, dân chúng hoang mang tìm cách vươt biên ra khỏi nước, bằng bất cứ giá nào. Mộ số người Hoa Kỳ có từ tâm đã tổ chức một số chuyến bay từ Sài Gòn Việt nam sang Hoa Kỳ cho trẻ em mồ côi, không cha mẹ, không người thân, gọi là Operation BabyLift.

Một em trong số trẻ em mồ côi đó có tên khai sinh là Đỗ văn Hùng, đã được nột gia đình người Mỹ tại tiểu bang New York nhận làn con nuôi. Kể từ ngày ấy Đỗ văn Hùng trở thành là Mark F. Erickson, một người Mỹ, đặc Mỹ, mặt mũi Việt Nam nhưng không nói tiếng Việt.

Lớn lên  Mark Ericson vào Đại học Harvard, học thêm về Nhiếp Ảnh, với Chris Killip và David Goldblalt. Ham thích chụp ảnh, Mark trở thành một nhiếp ảnh gia thực thụ.

Anh kể lại :’ Khi tôi lớn lên, tôi không biết cùng không nghĩ gĩ về Việt Nan, ngoài mấy cuốn sách hay phim ảnh trong những năm 1980. Vào trường Harvard, tôi mới gặp và quen mấy người bạn Mỹ gốc việt, học Lich sử Việt Nam với giáo sư Hue-Tam Ho Tai

Năm 1993,  tôi về Việt Nam, với dụng cụ Nhiếp Ảnh, hiệu Pentax, trong tay , lần đầu tiên, nhìn thấy quê hương  và đồng bào ruột thịt của mình: những địa danh, những con người dãn dị, bình thường mà tôi không có dịp hòa đồng, sinh sống trong đó , với họ.

Trê con đánh cầu

25 năm sau, tôi lại trở về chốn cũ. Nhưng không còn thấy những quang cảnh, những con người xưa nữa, vì nền kinh tế trong nước đã tiến bộ hơn trước.

Dưới đây là một số ảnh chụp tại Việt Nam của Mark Erickson

Một cuộc phỏng vấn, Hon Hoang  nỏi chuyện với Mark F. Erickson.

1) Anh có thể nào cho tôi biết tại sao anh thích chụp ảnh.? Những ảnh anh chụp được có ý nghĩa gì đối với anh?

Học sinh đi học về

Tôi cũng thích nhìn vào những giòng chữ. Tôi đọc rất nhiều sách. Tuy nhiên tôi thích Nghệ Thuật Thứ bẩy – hay Visual Arts – bởi vì có nhiều thứ không thễ diễn tả bằng lời nói hay viết thành chữ được. Người xem ảnh chụp sẽ thấy nhiều không gian để cảm nhận, để tưởng tượng ra nhiều thứ hơn. Vì vặy tôi cho rằng Nhiếp Ảnh di xa hơn Viết Sách và Đọc sách rất nhiều. Với Nhiếp Ảnh, tôi đã có thể biểu trưng ra được tôi là ai?, tôi từ đâu đến? tôi hòa đồng vào thế giới ra sao?

.

Cạo đầu ngoài phố

2) Lớn lên và sống tại Hoa Kỳ, anh có những ý kiến, cảm xúc gì khi anh là một Nhiếp Ảnh gia Tây phương?

This image has an empty alt attribute; its file name is mark-erickson-6-1536x1050-1.jpg
Trâu uống nước

.

Thực ra, sống rồi trưởng thành tại Hoa Kỳ tôi không suy nghĩ nhiều về Việt Nam. Tất nhiên tôi bíết rõ tôi từ Viêt Nam đến. Tuy nhiên, tôi sống trong một cộng đồng người Mỹ Da Trắng, trong đó chẳng mấy ai nói chuyện hay lưu tâm đến Việt Nam. Khi tôi có chút hiểu biết, tôi xem các phim ành của Hollywood về Việt Nam như “Platoon” “Full Metal Jacket”, tôi thấy đó  là phim hay của Hoa kỳ. Bởi thế cho nên tôi có một cái nhìn chật hẹp về Việt Nam là một địa điểm nào đó trên thế giới đang có chiến tranh tàn phá.

3) Sau khi học Lịch sử Việt Nam với giáo sư Hue Tam Ho Tai, những ý kiến và quan niệm của anh về Việt Nam có thay đổi không? 

Vào Đại Học là một kinh nghiệm, về mọi phương diện, không diễn tà ra được.. Tôi đã gặp nhiều người thuộc đủ mọi giai tầng khác nhau, trong đó có nhiều sinh viên Việt Nam. Họ đã giới thiệu cho tôi biết về Văn hóa nước Việt. Trên đường học vấn, tôi học với giáo sư Huê Tâm Hồ Tai, khi đó là một vị giáo sư người Việt rất hiếm tại Hoa Kỳ. Chiến tranh Mỹ-Việt lúc đó là một đề tải bắt buộc trong chương trình. Tuy nhiên, vị giáo sư của tôi còn dạy thêm toàn thể Lich sử Việt Nam, kể cả mối tương quan với Trung Hoa. Tóm lại Đai Học đã mở mắt tôi ra rất nhiều.

This image has an empty alt attribute; its file name is p210-2.png
Xem chọi gà

This image has an empty alt attribute; its file name is p160-1.png
Huế Thành Nội

.

4) Năm 1993, sau 18 năm sống và trưởng thành tại Hoa Kỳ, anh có những suy nghĩ gì về quốc gia này khi anh về Sài Gòn

.Khi tôi về Việt Nam, lúc đó sự giao thương liên lạc Việt- Mỹ chưa được chính thức hóa thành ra tôi chỉ về Việt Nam với tư cách là một sinh viên ngoại quốc đến Hà Nội. Tại Sài gòn, tôi lấy xe buýt đi cùng với một số sinh viên ngoại quốc đi thăm thành phố. Tôi nhớ rõ, tôi đứng trước cửa xe buýt đang mở rộng nhìn ra ngoài. Khi đó trời đã về chiều, nắng vàng nhạt, bóng mọi thứ kéo dài trên đường phố, tôi đứng yên, cảm thấy trong lòng một niềm vui dâng lên, một tình cảm chưa từng thấy khi đến thăm mọi chỗ tại xứ này

5) Anh hy vọng gì sau khi anh gom những hình ảnh anh chụp được vào trong Tập nhiếp ảnh OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived?  

Về Việt Nam, với máy Chụp hình trong tay, tôi rất khoái được làm một Nhiếp Ảnh gia chuyên làm Tài Liệu. Lúc đó tôi chưa hình dung ra cuối cùng mọi thứ sẽ ra thế nào. Làm Nhiếp Ảnh gia, tôi có quyền nhìn và tiếp cận với mọi người, mà bình thường ra, tôi không làm như vậy được. Tóm lại tôi đã chụp được những gì tôi muốn

This image has an empty alt attribute; its file name is p162-1.png
Người thợ sửa giầy dép

Trở về Mỹ, tôi in các phim ảnh ra, tìm ra những tấm ảnh nào đặc biệt, khác thường, sau đó tôi tìm những Nhà In mướn để in thầnh Ấn Phẩm, mà không được

Chỉ mãi nhiều năm sau, tôi xem lại những tấm ảnh đó, và nghĩ nên làm gì tiếp theo. Khi đó sự phát triển kinh tế trong nước đã trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, chỉ vài năm gần đây, mọi chuyện mới rõ ràng ra. Tôi xem lại những tấm hình trước mà tôi không nhìn ra. Các con tôi đã lớn hơn trước, tôi có nhiều thì giờ hơn trước, trọng tuổi hơn trước, những suy nghĩ và tình cảm thay đổi khác xưa. Do đó trở lại Việt Nam như là một nhiếp ảnh gia. Tôi thấy tình cảm trong lòng khác trước

.Hồi đó tôi đọc thấy một câu phát biểu của Kuzuo Ishiguro, một người Nhật phải sống bên Anh Cát Lợi, thế là tôi nghĩ ra cái tựa đề cho Tập Ảnh của tôi: OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived? Tôi đã có một đời sống- bên Hoa Kỳ – tôi lại có môt đời sống khác tại Việt Nam. Mọi sự đối với tôi đều t́ốt đẹp.

This image has an empty alt attribute; its file name is p205-1.png
Chơi Cờ Tướng

.

This image has an empty alt attribute; its file name is p226_1-1.png

Trở về Mỹ, tôi in các phim ảnh ra, tìm ra những tấm ảnh nào đặc biệt, khác thường, sau đó tôi tìm những Nhà In mướn in thầnh Ấn Phẩm, mà không được

Chỉ mãi nhiều năm sau, tôi xem lại những tấm ảnh đó, và nghĩ nên làm gì tiếp theo. Khi đó sự phát triển kinh tế trong nước trở nên tốt đẹp hơn.

 6) Anh là một người Mỹ gốc Việt, sinh ra tại Việt Nam, là tác gỉa Tập Ảnh chụp  OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived?, anh học được những bài học gì trong chuyện này

Tháp Chàm miền Trung VIệt Nam

Tôi học được rất nhiều bài học.. Làm chuyện này tôi cảm thấy rất tốt là một người Việt Nam. Là một người con nuôi Mỹ, đôi khi tôi cảm thấy mình không phải là một người Việt Nam chính cống- không có tên Việt, không có gia đình Việt,, không biết nói tiếng Việt, không hiểu Văn hóa Việt. Tôi rất khoái khi thấy tác giả Nguyễn Thành Việt trong một cuộc phỏng vấn với Phúc Trần. anh nói: “Tại sao anh cứ để cho người khác phê bình, phán đoán  về tánh cách Việt Nam của chúng ta.?” Làm công việc này, tôi thấy gân cận hơn với cộng đồng Nghệ Sĩ, Nhiếp Ảnh gia. Tuy nhiên, tôi không cảm thây gần cận hơn với người Việt Nam hay người Á châu, một điều khá ngạc nhiên. Trước khi Tập Sách ra đời, tôi không muốn dùng cái tên Việt của tôi là Đỗ văn Hùng nhưng bây giờ tên đó chính là tôi. Sau nạn Covid, tôi sẽ trở về Việt Nam lần nữa vì tôi sẽ có thể liên lạc lại với gia đình họ Đỗ Văn và đem theo vợ tôi và các con tôi. Họ chưa bao giờ biết việt Nam

.

Môt nữ tu Phật giáo trong Chùa nhì ra ngoài

.

Tiệm cắt tóc đông người

.

Trở về Mỹ, tôi in các phim ảnh ra, tìm ra những tấm ảnh nào đặc biệt, khác thường, sau đó tôi tìm những Nhà In mướn in thầnh Ấn Phẩm, mà không được

Chỉ mãi nhiều năm sau, tôi xem lại những tấm ảnh đó, và nghĩ nên làm gì tiếp theo. Khi đó sự phát triển kinh tế trong nước trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, chỉ vài năm gần đây, mọi chuyện mới rõ ràng ra. Tôi xem lại những tấm hình trước tôi không nhìn ra. Các con tôi đã lớnhơn trước, tôi có nhiều thì giờ hơn trước. Trọng tuổi hơn trước, những suy nghĩ và tình cảm thay đổi khác xưa. Do đó trở lại Việt Nam như là một nhiếp ảnh gia. Tôi thấy tình cảm trong lòng khác trước

Làng nghèo có mái tranh lợ̣p rơm rạ

.

7) Trong những chuyện trong Tập sách này, có những kỷ niệm chi anh còn giữ lại không? 

Tôi rất xúc động trước sự lưu tâm của giới Nhiếp Ảnh gia chuyên nghiệp và những phần thưởng tôi nhận được. Tôi xúc động hơn nữa trước những phản ứng của cộng đồng người Việt. Nhiều người là những bậc cao niên, đã phải vượt biên mất hết của cải. Họ đã Khóc ròng khi xem Tập Sách của tôi. Con cháu họ, vì không có chút kiến thức nào về Việt Nam,  đã là cái cầu cho họ hiểu rõ hơn xứ sở của họ, chua tờng biết đến.

8) Hiện nay anh có những chương trình mới nào cho tương lai không? 

Có. Đó là dự án về Thuyền nhân người Việt vượt biên sang Hoa kỳ. Và cuộc sống của họ tại Hoa Kỳ., Tôi có dự án này khi tôi là giảng sư dạy tiếng Anh cho cộng đồng người Viêt. Tôi đến với họ là người đầu tiên. Tốt nhất là tôi đem những hình ảnh tôi chụp đem đến cho họ dùng trong khi viết những tiểu luận tương ứng

Người chèo thuyền trên sông

9) Nếu anh phải làm lại từ đẩu dự Công việc này. Anh có tự cho mình những lời khuyên nào? 

Trước hết, ngày trước, khi thấy các nhà Xuất Bản không nhận giúp, tôi cho là hỉnh ảnh tôi chụp rất dở. Bây giờ tôi sẽ tự nhủ là không cần phải lo lấng. Nhiều Nhiếp Ảnh gia, tự họ là nhà Xuất Bản Tập Sách của mình, kể cả viết lời giới thiệu. Bọn nhà Xuất Bản là những thương gia để kiếm tiền, như vậy không có gì là Nghệ thuật trong đó. Ngoải ra khi tài liệu thực sự tối đẹp thì sẽ có nhiều khán giả đến với Nhiếp Ảnh gia

10) Sau cùng anh có lời khuyên nào cho các Nhiếp Ảnh gia mới vào nghề?

Em bé cưa gỗ

Tôi mạnh mẽ tin là người Nhiệp Ảnh gia phải chụp thât nhiều ảnh, sau đó cần phải có một người đỡ đầu cho mình. Ông Henri Cartier-Bresson đã nói: “10,000 tấm hình đầu tiên của anh rất xấu phải vứt đi”. Đúng là như thế. Người đỡ đầu rất quan trọng vì sẽ rất khó khi tự mình chỉ trích mình. Khi tôi vào Harvard học nhiếp ảnh với Chris Killip, người Anh Cát Lợi.. Anh ta là người đỡ đầu loại Henri Cartier-Bresson của tôi.

́*********************************

Tập sách Ảnh Chụp – PhotoBook – của Mark Erickson đã có mặt  tại các phòng Trưng Bày Nghệ Thuật sau:

L.A. Center of Photography,

the Davis Orton Gallery, and

the Griffin Museum of Photography.

______________________________________________________________________________

( Tháng 11 năm 2020 )

Người làm chấn động thế giới


  • O say can you see, by the dawn’s early night
  • what so proudly we hail’d at the twilight’s last gleaming
    • Quốc ca Hoa Kỳ

Đào Viên

  1. Một câu chuyện ly kỳ vang động đến toàn thế giới.

Hẳn cảc bạn còn nhớ tháng 5 năm 2013, một chàng thanh niên người Hoa Kỳ 29 tuổi, đẹp trai, đã đến Hương Cảng tức là Hongkong, có hẹn với ba phóng viên nhà báo Hoa Kỳ: ông Glenn Greenwald 47 tuổi  , bà Laura Poitras 50 tuối và ông Ewn MacAskill 61 tuổi. Người thamh niên này đã phải đến Hương Cảng một cách bí mật. gặp ba nhà báo một cách bí mật để làm gì? Để làm một việc rất bí mật.

Chỉ biết là, sau đó ít ngày, hai tờ báo The Guardian, và Washinton Post đã đăng một thiên phóng sự nhiều tập nói lên việc chính quyền Hoa kỳ đã, từ rất nhiều nâm, bí mật dò xét, theo rõi những trao đổi đổi điện thoại giữa người dân Hoa Kỳ trong nước cũng như tái hải ngoại. Không những thế, chính quyền Mỹ quốc còn nghe lén những lần bà Merkel, Thủ tướng nước Cộng Hòa Liên Bang Đức nói chuyện bằng điện thoại.

Đây là một chuyện động trời kinh khủng nói lên những hành vi trái luật, của các cơ quan An ninh, Tình Báo của chính quyền, như NSA (National Security Agency), FBI ,vi phạm đển quyền tự do ngôn luận của người dân Hoa kỳ, và rất có thể làm tổn hại đến nền Ngoại Giao gĩữa Hoa Kỳ và Đức quốc.

Kề tử ngày ấy, mọi người trên thế giới mới biết đền tên người thanh niên trẻ tuổi này. Cơ quan An ninh FBI đã truy ra ngay ra tên tuổi và nơi hạ lạc của người thanh niên đó. Tên anh là Edward Joseph Snowden.

 Snowden cũng biết như vậy. Thế là anh đã mua vé phi cơ Aeroflot của Nga đi sang Mạt Tư Khoa lánh nạn. FBI đến Hương Cảng thì Snowden không còn tại Hương Cảng nữa.  

Vấn đề còn lại cho Hoa Kỳ chỉ được đặt ra là Edward Snowden làm sao có đươc, hay ăn cắp  được những tin tối mật của chính quyền ? và anh đã lấy đước bao nhiêu tin mật đó? Anh đã đưa hết các tin mật đó cho các phóng viên nhà báo chưa hay anh cỏn giữ một ít tin đó trong người.

Câu chuyện rắc rối và ly kỳ này đã được đăng trên website Vườn Đào dưới tên là Bật Mí những Bí mật Quốc Gia →. Độc giả Vườn Đào có thể – click vào – xem bài viết này để biết các chi tiết. Bài viết khá dài nhưng cho biết:

  • Tiểu sử của Edward Snowden
  • Ed Snowden đã làm việc tại những nơi nào?
  • Ed Snowden làm cách nào để lấy cắp được các tin tối mật đó?
  • Tại sao ba người phóng viên nhà báo đó biết và làm việc được với Ed Snowden?
  • Có người nào giúp Ed Snowden trong chuyện này không?
  • Có những hãng Thông Tấn hay nhà báo độc lập nào tìm cách sang Mạc Tư Khoa nói chuyện/phỏng vấn Edward Snowden không?

Kể từ ngày 22 tháng 5, 2013 khi anh đến phi trường quốc tế Sheremtyvo thủ đô Mạc Tư Khoa rồi biến mất luôn,Anh đã được chính phủ Nga cho tạm trú, nhưng không ai biết địa chỉ anh cư ngụ ở đâu.

.Anh đã trở thành người bị truy lùng gắt gao nhất trên toàn thế giới.

Những người truy lùng anh, trước hết là chính phủ Hoa Kỳ, muốn bắt anh về Hoa Kỳ để truy tố anh về tội phản quốc, đã tiết lộ những bí mật quốc gia. Ngoài ra giới truyền thông quốc tế cũng muốn gặp anh để phỏng vấn, để tìm hiểu rõ ràng hơn những chi tiết của chuyện này mà đến nay không mấy ai biết rõ.

Ngày thứ Tư 28 tháng Năm 2014, một năm sau khi anh biến mất tại Mạc Tư khoa, đài vô tuyến truyền hình NBC của Hoa Kỳ đã thu xếp để gặp anh tại Mạc Tư Khoa. Phóng viên NBC là Brian Williams đã trực tiếp nói chuyện mặt đối mặt với Edward Snowden trong sáu tiếng đồng hồ. Sau đó đã phát tán cuộc phỏng vấn vô tiền khoáng hậu này trên đài NBC cho mọi người đều biết.

Kể từ ngày ấy, đã hơn một năm trôi qua, không ai đã trực tiếp gặp lại con người đang bị truy lùng này nữa. Có chăng chỉ là những cuộc phỏng vấn gián tiếp, thấy mặt nhưng không thấy người như ngày 10 tháng 3, 2013 anh đã nói chuyện với khán thính giả của South & Southwest Conference qua Video Conference, hoặc ngày 20 tháng 3, 2014, cuộc phỏng vấn thu xếp bời Tổ chức TED trong đó khán thính giả của TED chỉ thấy mặt của Ed Snowden trên một màn hình lưu động, nghĩa là Ed Snowden có thể làm cho màn hình đó tiến tới, đi lùi, xoay qua, xoay lại, để cuộc phỏng vấn được linh động hơn.

.

https://embedssl.ted.com/talks/edward_snowden_here_s_how_we_take_back_the_internet.html

  • Một cuộc phỏng vấn mới nhất năm 2014

Vào giữa năm 2014, một nhà báo khác viết cho tập san WIRED, ông James Bamford, 68 tuổi, đã quyết định làm một cuộc phỏng vấn trực tiếp khác với Edward Snowden tại Mạc Tư Khoa. Ông Bamford không phải là người xa lạ với giới báo chí truyền thông quốc tế. Ông đã sang Mạc Tư khoa nhiều lần. Cũng như Ed Snowden, ông đã từng tố giác những lạm dụng của cơ quan công quyền Hoa Kỳ, chà đạp quyền công dân trong nước.

Phóng viên James Bamford

Cũng như nhiều người khác trước ông, Bamford không thể gặp được Snowden, mà phải qua người trung gian đại diện cho anh. Người đại diện cho Ed Snowden lần này là luật sư Ben Wizner thuộc tổ Chức ACLU(1) (American Civil Liberty Union), một tổ chức luật pháp, bất vụ lợi, phi đảng phái, bảo vệ quyền lợi dân sự cho công dân Hoa Kỳ.

Tháng 6, 2014 ông Bamford nhận được một điện thư trên máy vi tính, đã được mật mã hóa, viết rằng: “Chương trình thay đổi. Hãy đến Khách sạn___, ngồi chờ tại tiền sảnh, mang theo một cuốn sách. ES sẽ đến gặp”

 ES là Edward Snowden. Đến giờ hẹn, James Bamford ngồi sẵn nơi tiền sảnh khách sạn, nhìn ra phía cửa ra vào, tay cầm quyển sách. Ông thấy Edward Snowden tiến vào, vẫn mặc quần “jean” xanh, sơ mi trắng, vẫn đeo trên vai, khoác ngoài áo vest, một túi vải đeo trên lưng, mắt đeo kính, nhưng dường như không trông thấy James Bamford. Ông Bamford đã phải đứng dậy đi theo Ed Snowden, hai người mới nhận ra nhau.

Thế là bắt đầu một cuộc phỏng vấn ba lần kéo dài trong nhiều ngày giữa phóng viên Bamford và người đang bị truy lùng khắp thế giới.

Ed Snowden hồi học Trung học

Ed Snowden đã dành một phòng riêng trên thượng từng của khách sạn cho cuộc tiếp xúc. Lên đến nơi, ông Bamford thấy Edward Snowden, sau khi bỏ mũ, bỏ kính đen đeo mắt, bỏ túi vải trên lưng ra, trông chẳng khác trước bao nhiêu. Anh trông chẳng khác một chàng sinh viên mới bắt đầu vào đại học. Trước khi nói chuyện, Ed Snowden lấy điện thoại di động ra, rồi tháo tất cả những cục pin ra để điện thoại di động không dùng được nữa.

Về phần Bamford, ông cũng cho biết ông để điện thoại di động ở khách sạn ông ở. Ông không mang theo vì ông đã được những người trung gian nói trước là một điện thoại di động, dù chưa bật lên, vẫn có thể bị một cơ quan gián điệp biến thành một cái máy nghe “microphone” để nghe lén hai người nói chuyện. Ông Bamford hiểu là tính mạng và số phận của Ed Snowden tùy thuộc rất nhiều vào những biện pháp an ninh chống những hiểm nguy đang rình rập vây bủa quanh anh.

  • Đời sống tại Mạc Tư Khoa

Nói chuyện về đời sống của mình tại Mạc Tư Khoa, Snowden cho biết thế là anh đã sống trên một năm tại Nga rồi. Anh học và biết nói chút ít tiếng Nga, thỉnh thoảng đi chợ tại một siêu thị, Anh tránh không gặp nhiều người, không đến những nơi có nhiều người Hoa kỳ hay Tây Âu. Tuy nhiên có một lần, khi anh vào một tiệm bán đồ về máy vi tính, một số người Nga đã nhận ra anh. Anh vội ra dấu “suỵt!” không nói, bằng cách để ngón tay lên môi rồi chuồn thẳng.

Ed Snowden được nhiều người ủng hộ

Snowden như vậy sống rất cô đơn tại Mạc Tư Khoa. Anh vẫn hy vọng một ngày nào đó anh trở về Hoa Kỳ. Anh nói: “Tôi đã nói với chính phủ Hoa Kỳ là tôi sẵn sàng ngồi tù nều việc đó có một ý nghĩa thực sự (serve the right purpose). Đối với tôi, quốc gia tôi mới là quan trọng, quan trọng hơn cá nhân tôi. Tuy nhiên chúng ta không thể để luật pháp (quốc gia) trở thành một khí giới chính trị (dùng để) dọa nạt những ai dám đứng lên bảo vệ quyền (công dân) của mình. Trong trường hợp này, dù cuộc thỏa thuận có tốt đến mấy, tôi vẫn không chịu”

Ed Snowden sống ở Mạc Tư Khoa, nước Nga, nhưng anh lại làm việc theo giờ New York. Anh vẫn còn có nhiều người ủng hộ anh tại Hoa kỳ, anh cần liên lạc với họ. Anh cũng muốn biết những người đả kích anh ở trong nước là những ai và họ nói những gì. Tóm lại anh muốn nắm vững tình hình chính trị bên nhà có liên quan đến anh ra sao, để anh liệu bề ứng phó..

  • Bao nhiêu tại liệu bị đánh cắp?
Ed Snowden khi gặp Bamford (2014)

Trở về vấn đề căn bản và gay cấn nhất là chuyện anh đã đánh cắp, sao chép ra bao nhiêu tài liệu mật của NSA (National Security Agency), đó là những tài liệu gì. Ed Snowden vẫn khẳng định là tất cả những tài liệu mật anh đánh cắp được, anh đã đưa tất cả cho những nhà báo trong nước để họ đem ra công khai những việc làm sai trái của chính phủ Hoa Kỳ. Anh không mang bất cứ tài liệu nào sang Nga hết.

Những tài liệu này hiện đang ở trong tay ba nhóm: nhóm First Look Media là nhóm truyền thông của ông Glenn Greenwald và bà Laura Pointras. Nhóm của tờ The Guardian bên Anh Cát Lợi và nhóm ông Barton Gellman, làm việc cho tờ báo The Washington Post. Họ đưa ra ánh sáng bao nhiêu tài liệu thì NSA biết bấy nhiêu

Hỏi Ed Snowden, anh đã đánh cắp bao nhiêu tại liệu, anh không thể xác định được, nhưng anh cho rằng con số 1.7 triệu trang tài liệu của NSA đưa ra là quá đáng. Số tài liệu anh đã sao chép ra ít hơn nhiều. Ở Hoa Kỳ mọi người không ai biết rõ điều này. Cơ quan NSA dường như đã tỏ ra bất lực trong việc điều tra việc làm bí mật của anh, khi anh làm cho CIA, NSA và các cơ quan tư nhân đấu thầu cho nhà nước như Dell, Booz Allen Hamilton.

Ed Snowden đã nói với ông Bamford là đáng lẽ tình trạng không đến nỗi tồi tệ đến thế. Anh đã chỉ muốn đem ra công khai việc làm sai trái của cơ quan công quyền chứ anh không muốn dấu diếm công việc anh làm. Anh muốn NSA tìm ra được viêc anh đã sao chép những gì, bao giờ, lúc nào. Bởi vậy, theo lời anh, anh đã để lại một số dấu vết – mà anh gọi là digital bread crumps – để giúp những điều tra viên trong công việc của họ sau này.

Anh làm như vậy cũng để chứng tỏ rằng anh làm việc cho người dân Hoa Kỳ, chứ không phải là một điệp viên làm việc cho một quốc gia thù nghịch. Anh làm như vậy để NSA thấy rõ những yếu kém trong việc bảo mật quốc gia, để mà sửa đổi.

Ông Bamford và nhiều người khác tại Hoa Kỳ còn cho rằng mọi việc trở nên rối rắm thêm vì rất có thể đã có nhiều kẻ khác, ngay trong NSA, đã xì ra những tin mật, làm ra vẻ như chính Snowden đã xì ra

  • Edward Snowden, một Công dân Nga?

Khi Edward Snowden đật chân lần đầu tiên trên nước Nga, anh là một thanh niên 29 tuổi, người Hoa Kỳ có quốc tịch Hoa kỳ. Ngày nay Edward Joseph Snowden không cò trẻ như vậy nữa. Tuy nhiên, anh đã chánh thức trở thành một người có thể sống Thường Trực tại Nga – a Permanent Residency. Điều đó có nghia là kễ từ nay, anh có thể sinh sống tại Nga, bất cứ nơi nào trên đất Nga mà không sợ bị trục xuất.

Ông Anatoly Kucherena, người Luật sư, chuyên vê xuất nhập cảnh của chính quyền Nga,  đã đăng trên Facebook hình ành ông ta đứng cạnh  Edward Snowden tươi cười, mặc áo sơ mi mầu đỏ, ngoài là một cái áo veste mầu đen, tay cầm một tài liệu mầu xanh, giống như một Hộ chiếu – Passport – mà thưc ra là Chứng chỉ được sống Thường Trực tại Nga.

Ông Kucherena nói là có người hỏi ông ta  là anh Edward Snowden có sẽ trở nên một Công Dân Nga, nghĩa là sẽ có quốc tịch Nga không. Kucherena trà lời là: “Tôi không thấy Edward nói gì về chuyện này. Mục đích của anh ta là sẽ trở về Mỹ, một khi chính quyền Hoa Kỳ xử tội anh một cách công bằng”. Riêng về phần Snowden, anh không nói gì về chuyện được sống Thưởng Trực tại Nga.

Tháng 8 vừa qua, Tổng Thống Donald Trump  cũng cho biết là ông sẽ “take a very good look –   đến chuyện Tha Thứ cho Snowden . Chúng ta cũng nên biết thêm là một số công dân ngoại quốc có quốc tịch Nga, như các ông Stevenson Seagal, người Hoa Kỳ, Gérard Depardieu, người Pháp.

Đời sống của Edward Snowden tại Nga bây giờ ra sao? Anh ta đã chính thức lấy cô bạn Mỹ làm vợ, nói tiếng Nga thành thạo hơn, khen nước Nga là một xứ có nhiều cảnh đẹp. Vẫn hoạt đông cho đời sống xã hội Hoa kỳ và Nga.

Tại Hoa kỳ, nhiều chính trị gia, cơ quan An Ninh của chính quyền cho là anh đang làm việc cho cơ quan An Ninh của chính quyền Nga của ông Putin. Anh Snowden cực lực phàn đối tin này. Khi xẩy ra chuện ông Alexsei Navalny bị đầu đọc xuýt chết, Snowden viết trên Twitter “ đó là một tội ác, sát nhân của nước Nga”. Anh cũng viết thêm Tội ác Sát nhân ngay tại Mỹ vẫn xẩy ra, một cách tối tân hơn. Người ta dùng “Drone” để giết người. Những kẻ sát nhân giả tử này phải bí truy tố ra tỏa để đền tội.

  • Tin sau cùng về Edward Snowden tại Nga.

Ông luật sư Kucherena mới đây cho đăng một tấm ảnh khác :Hai người Kucherena và Snowden cùng đứng một nơi nào đó tại phi trường quốc tế Moscow Sheremetyevo, là nơi có bước chân đầu tiên của Edward Snowden trên đất Nga. Dưới bức tranh có dòng chữ viết bằng tiếng Nga: “Rất cám Ơn có được đời sống Tự Do”.

_____________________________________________________________________________

(Tháng 10, 2020)

Tìm về Nguồn Cội


Switch to draftPreview(opens in a new tab)UpdateAdd title

Đào Viên

Một người Mỹ gốc Việt tìm về nguồn cội:

Ông này tên là Mark F. Erickson.

bin

This image has an empty alt attribute; its file name is binder4_page_37_image_0004.jpg
Mark Erickson – Đỗ văb Hùng

Tháng Tư năm 1975, khi Hoa Kỳ rút hết về nước, để lại một Miền Nam Việt Nam tan hoang, vô chính phủ, dân chúng hoang mang tìm cách vươt biên ra khỏi nước, bằng bất cứ giá nào. Mộ số người Hoa Kỳ có từ tâm đã tổ chức một số chuyến bay từ Sài Gòn Việt nam sang Hoa Kỳ cho trẻ em mồ côi, không cha mẹ, không người thân, gọi là Operation BabyLift.

Một em trong số trẻ em mồ côi đó có tên khai sinh là Đỗ văn Hùng, đã được nột gia đình người Mỹ tại tiểu bang new York nhận làn con nuôi. Kể từ ngày ấy Đỗ văn Hùng trở thành là Mark F. Erickson, một người Mỹ, đặc Mỹ, mặt mũi Việt Nam nhưng không nói tiếng Việt.

Lớn lên  Mark Ericson vào Đại học Harvard, học thêm về Nhiếp Ảnh, với Chris Killip và David Goldblalt. Ham thích, Mark trở thành một nhiếp ảnh gia thực thụ.

Anh kể lại :’ Khi tôi lớn lên, tôi không biết cùng không nghĩ gĩ về Việt Nan, ngoài mấy cuốn sách hay phim ảnh trong ngữ năm 1980. Vào trường Harvard, tôi mới gặp và quen mấy người bạn Mỹ gốc việt, học Lich sử Việt nam với giáo sư Hue-Tam Ho Tai

Năm 1993,  tôi về Việt Nam, với dụng cụ Nhiếp Ảnh trong tay , lần đầu tiên, nhìn thấy quê hương  và đồng bào ruột thịt của mình: nhữnh địa danh, những con người dãn dị, bình thường mà tôi không có dịp hòa đồng, sinh sống trong đó , với họ.

This image has an empty alt attribute; its file name is 518eiyjheql._sx384_bo1204203200_.jpg
trê con đánh cầu

25 năm sau, tôi lại trở về chốn cũ. Nhưng không còn thấy những quang cảnh, những con người xưa nữa, vì nền kinh tế đã tiến bộ hơn trước.

IMột cuộc phỏng vấn, Hon Hoang  nỏi Mark F. Erickson.

Anh có thể nào cho tôi biết tại sao anh thích chụp ảnh.? Những ảnh anh chụp được có nghĩa gì đối với anh?

Tôi cũng thích nhìn vào những giòng chữ. Tôi đọc rất nhiều sách. Tuy nhiên tôi thích Nghệ Thuật Thứ bẩy – hay Visual Arts – bởi vì có nhiều thứ không thễ diễn tả bằng lời nói hay viết thành chữ được. Người xem ảnh chụp sẽ thấy nhiều không gian để cảm nhận, để tưởng tượng ra nhiều thứ hơn. Vì vặy tôi cho rằng Nhiếp Ảnh di xa hơn Viết Sách và Đọc sách rất nhiều. Với Nhiếp Ảnh, tôi đã có thể biểu trưng ra được tôi là ai?, tôi từ đâu đến? tôi hòa đồng vào thế giới ra sao?

2) Anh có thể nào cho tôi biết tại sao anh thích chụp ảnh.? Những ảnh anh chụp được có nghĩa gì đối với anh?

This image has an empty alt attribute; its file name is binder4_page_36_image_0001.jpg
Học sinh đi học về

Tôi cũng thích nhìn vào những giòng chữ. Tôi đọc rất nhiều sách. Tuy nhiên tôi thích Nghệ Thuật Thứ bẩy – hay Visual Arts – bởi vì có nhiều thứ không thễ diễn tả bằng lời nói hay viết thành chữ được. Người xem ảnh chụp sẽ thấy nhiều không gian để cảm nhận, để tưởng tượng ra nhiều thứ hơn. Vì vặy tôi cho rằng Nhiếp Ảnh di xa hơn Viết Sách và Đọc sách rất nhiều. Với Nhiếp Ảnh, tôi đã có thể biểu trưng ra được tôi là ai?, tôi từ đâu đến? tôi hòa đồng vào thế giới ra sao?

.

3)Anh có thể nào cho tôi biết tại sao anh thích chụp ảnh.? Những ảnh anh chụp được có nghĩa gì đối với anh

Tôi cũng thích nhìn vào những giòng chữ. Tôi đọc rất nhiều sách. Tuy nhiên tôi thích Nghệ Thuật Thứ bẩy – hay Visual Arts – bởi vì có nhiều thứ không thễ diễn tả bằng lời nói hay viết thành chữ được. Người xem ảnh chụp sẽ thấy nhiều không gian để cảm nhận, để tưởng tượng ra nhiều thứ hơn. Vì vặy tôi cho rằng Nhiếp Ảnh di xa hơn Viết Sách và Đọc sách rất nhiều. Với Nhiếp Ảnh, tôi đã có thể biểu trưng ra được tôi là ai?, tôi từ đâu đến? tôi hòa đồng vào thế giới ra sao?

This image has an empty alt attribute; its file name is binder4_page_37_image_0003.jpg
Cạo đầu ngoài phố

Lớn lên và sống tại Hoa kỳ, anh có những ý kiến, cảm xúc gì khi anh là một Nhiếp Ảnh gia Tây phương?

Thực ra, sống rồi trưởng thành tại Hoa kỳl tôi không suy nghĩ nhiều về Việt Nam. Tất nhiên tôi bíết rõ tôi từ Viêt Nam đến. Tuy nhiên, tôi sống trong một cộng đồng người Da Trắng, trong đó chẳng mấy ai nói chuyện hay lưu tâm đến Việt Nam. Khi tôi có chút hiểu biết, tôi xem các phim của Hollywood về Việt Nam như “Platoon” “Full Metal Jacket”, tôi thấy đó  là phim hay của Hoa kỳ. Bởi thế cho nên tôi có một cái nhìn chật hẹp về Việt Nam là một địa điểm nào đó trên thế giới đang có chiến tranh tàn phá

4 ) Lớn lên và sống tại Hoa kỳ, anh có những ý kiến, cảm xúc gì khi anh là một Nhiếp Ảnh gia Tây phương?

This image has an empty alt attribute; its file name is mark-erickson-6-1536x1050-1.jpg
Trâu uốbg nước

.

Thực ra, sống rồi trưởng thành tại Hoa kỳl tôi không suy nghĩ nhiều về Việt Nam. Tất nhiên tôi bíết rõ tôi từ Viêt Nam đến. Tuy nhiên, tôi sống trong một cộng đồng người Da Trắng, trong đó chẳng mấy ai nói chuyện hay lưu tâm đến Việt Nam. Khi tôi có chút hiểu biết, tôi xem các phim của Hollywood về Việt Nam như “Platoon” “Full Metal Jacket”, tôi thấy đó  là phim hay của Hoa kỳ. Bởi thế cho nên tôi có một cái nhìn chật hẹp về Việt Nam là một địa điểm nào đó trên thế giới đang có chiến tranh tàn phá

5) Sau khi học Lịch sử Việt Nam với giáo sư Hue Tam Ho Tai, những ý kiến và Quan niệm của anh về Viết nam có thay đổi không? 

Vào Đại Học là một kinh nghiệm, về mọi phương diện, không diễn tà ra được.. Tôi đã gặp nhiều người thuộc đủ mọi giai tầng khác nhau, trong đó có nhiều sinh viên Việt Nam. Họ đã giới thiệu cho tôi biết về Văn hóa nước Việt. Trên đưởng học vấn, tôi hòc với giáo sư Huê Tâm Hồ Tai, khi đó là một vị giáo sư người Viết rất hiếm tại Hoa Kỳ. Chiến tranh Mỹ-Việt lúc đó là một đề tải bắt buộc trong chương trình. Tuy nhiên, vị giáo sư của tôi còn dạy thêm toàn thể Lich sử Việt Nam, kể cả mối tương quan với Trung Hoa. Tóm lại Đai Học đã mở mắt tôi ra rất nhiều.

6) Năm 1993, sau 18 năm sống và trưởng thành tại Hoa Kỳ, anh có những suy nghĩ gì về quốc gia này khi anh về Sài Gon

Khi tôi về Việt Nam, lúc đó sự giao thương liên lạc Việt- Mỹ chưa được chính thức hóa thành ra tôi chỉ về việt nam với tư cách là môt sinh viên ngoại quốc đến Hà Nội. Tại Sài gòn, lấy xe buýt đi cùng với một số sinh viên ngoại quốc thăm thành phố. Tôi nhớ rõ, tôi đứng trước cửa xe buýt đang mở rộng nhìn ra ngoài.Khi đó trời về chiều, nắng vàng nhạt, bóng mọi thứ kéo dài trên đường phố, tôi đứng yên, cảm thấy trong lòng một niềm vui dâng lên, một tình cảm chưa từng thấy khi đến mọi chỗ tại xứ này

This image has an empty alt attribute; its file name is p210-2.png
Xem chọi gà

7) Anh hy vọng gì sau khi anh gom những hình ảnh anh chụp được vào trong Tập nhiếp ảnh OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived?  

Về Việt Nam, với máy Chụp hình trong tay, tôi rất khoái được làm một Nhiếp Ảnh gia chuyên làm Tài Liệu. Lúc đó tôi chưa hình dung cuối cùng mọi thứ sẽ ra thế nào. Làm Nhiếp Ảnh gia, tôi có quyền nhìn và tiếp cận với mọi người, mà bình thường ra, tôi không làm như vậy được. Tóm lại tôi đã chụp được nhữ gì tôi muốn

Trở về Mỹ, tôi in các phim ảnh ra, tìm ra những tấm ảnh nào đặc biệt, khác thường, sau đó tôi tìm những Nhà In mướn in thầnh Ấn Phẩm, mà không được

Chỉ mãi nhiều năm sau, tôi xem lại những tấm ảnh đó, và nghĩ nên làm gì tiếp theo. Khi đó sự phát triển kinh tế trong nước trở nên tốt đẹp hơn.

8) Sau khi học Lịch sử Việt Nam với giáo sư Hue Tam Ho Tai, những ý kiến và Quan niệm của anh về Viết nam có thay đổi không

This image has an empty alt attribute; its file name is p160-1.png
Huế Thành Nội

.

Vào Đại Học là một kinh nghiệm, về mọi phương diện, không diễn tà ra được.. Tôi đã gặp nhiều người thuộc đủ mọi giai tầng khác nhau, trong đó có nhiều sinh viên Việt Nam. Họ đã giới thiệu cho tôi biết về Văn hóa nước Việt. Trên đưởng học vấn, tôi hòc với giáo sư Huê Tâm Hồ Tai, khi đó là một vị giáo sư người Viết rất hiếm tại Hoa Kỳ. Chiến tranh Mỹ-Việt lúc đó là một đề tải bắt buộc trong chương trình. Tuy nhiên, vị giáo sư của tôi còn dạy thêm toàn thể Lich sử Việt Nam, kể cả mối tương quan với Trung Hoa. Tóm lại Đai Học đã mở mắt tôi ra rất nhiều.

9) Năm 1993, sau 18 năm sống và trưởng thành tại Hoa Kỳ, anh có những suy nghĩ gì về quốc gia này khi anh về Sài Go5n

.

Khi tôi về Việt Nam, lúc đó sự giao thương liên lạc Việt- Mỹ chưa được chính thức hóa thành ra tôi chỉ về việt nam với tư cách là môt sinh viên ngoại quốc đến Hà Nội. Tại Sài gòn, lấy xe buýt đi cùng với một số sinh viên ngoại quốc thăm thành phố. Tôi nhớ rõ, tôi đứng trước cửa xe buýt đang mở rộng nhìn ra ngoài.Khi đó trời về chiều, nắng vàng nhạt, bóng mọi thứ kéo dài trên đường phố, tôi đứng yên, cảm thấy trong lòng một niềm vui dâng lên, một tình cảm chưa từng thấy khi đến mọi chỗ tại xứ này

10) Anh hy vọng gì sau khi anh gom những hình ảnh anh chụp được vào trong Tập nhiếp ảnh OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived?  

Về Việt Nam, với máy Chụp hình trong tay, tôi rất khoái được làm một Nhiếp Ảnh gia chuyên làm Tài Liệu. Lúc đó tôi chưa hình dung cuối cùng mọi thứ sẽ ra thế nào. Làm Nhiếp Ảnh gia, tôi có quyền nhìn và tiếp cận với mọi người, mà bình thường ra, tôi không làm như vậy được. Tóm lại tôi đã chụp được nhữ gì tôi muốn

.

This image has an empty alt attribute; its file name is p162-1.png
Người thơđ sửa giầy dép

Trở về Mỹ, tôi in các phim ảnh ra, tìm ra những tấm ảnh nào đặc biệt, khác thường, sau đó tôi tìm những Nhà In mướn in thầnh Ấn Phẩm, mà không được

Chỉ mãi nhiều năm sau, tôi xem lại những tấm ảnh đó, và nghĩ nên làm gì tiếp theo. Khi đó sự phát triển kinh tế trong nước trở nên tốt đẹp hơn.

11) How did your dual perceptions of Vietnam affect how you approached this project? 

Tuy nhiên, chỉ vài năm gần đây, mọi chuyện mới rõ ràng ra. Tôi xem lại những tấm hình trước tôi không nhìn ra. Các con tôi đã lớnhơn trước, tôi có nhiều thì giờ hơn trước. Trọng tuổi hơn trước, những suy nghĩ và tình cảm thay đổi khác xưa. Do đó trở lại Việt Nam như là một nhiếp ảnh gia. Tôi thấy tình cảm trong lòng khác trước

.

Hồi đó tôi đọc thấy một câu phát biểu của Kuzuo Ishiguro, một người Nhật phải sống bên Anh Cát Lợi, thế là tôi nghĩ ra cái tựa đề cho Tập Ảnh của tôi: OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived? Tôi đã có một đời sống- bên Hoa Kỳ – tôi lại có môt đời sống khác. Mọi sự đối với tôi đều tột đẹp

 12) Anh là một người Mỹ gốc Việt, sinh ra tại Việt Nam, là tác gỉa Tập Ảnh chụp  OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived?, anh học được những bài học gì trong chuyện này

Tôi học được rất nhiều bài học.. Làm chuyện này tôi cảm thấy rất tốt là một người Việt Nam. Là một người con nuôi Mỹ, đôi khi tôi cảm thấy mỉng không phải là một người Việt Nam chính cống- không có tên Việt, không có gia đình Việt,, không biết nói tiếng hay Văn hóa Việt. Tôi rất khoái khi thấy tác giả Nguyễn Thành Việt trong một cuộc phỏng vấn với Phúc Trần:Tại sao anh cứ để cho người tkhác phê bình, phán đoán  về tánh cách Việt Nam của chúng ta. Làm công việc này, tôi thấy gân cận hơn với cộng đồng Nghệ Sĩ, Nhiếp Ảnh gia. Tuy nhiên, tôi không cảm thây gần cần hơn với người Việt Nam hay người Á châu, một điều khá ngạc nhiên. Trước khi Tập Sách ra đời, tôi không muốn dùng cái tên Việt của tôi là Đỗ văn Hùng nhưng bây giờ tên đó chính là tôi. Sau nạn Covid, tôi sẽ trê về Việt Nam lần nữa vì tôi sẽ có thể liên lạc lại với gia đình họ Đỗ Văn vàđem theo vợ tôi và các con tôi. Họ chưa bao giờ biết việt Nam

.Một vị nữ tu sĩ Phật giáo trong Chùa

13) Trong những chuyện trong Tập sách này, có những kỷ niệm chi anh còn giữ lại không? 

Tôi rất xúc động trước sự lưu tâm của giới Nhiếp ảng gia chuyên nghiệp và những phần thưởng nhận được. Tôi xúc động hơn nữa trước những phản ứng của cộng đồng người Việt. Nhiều người là những bậc cao niên, đã phải vượt biên mất hết của cải.Họ đã Khóc ròng khi xem Tập Sách của tôi. Con cháu họ, vì không có chút kiấn thức nào về Viật Nam,  đã là cái cầu cho họ hiểu rõ hơn xứ sở của họ, chua tờng biết đến

This image has an empty alt attribute; its file name is p206_1.png
Trể em cưa gỗ

.

Sau khi học Lịch sử Việt Nam với giáo sư Hue Tam Ho Tai, những ý kiến và Quan niệm của anh về Viết nam có thay đổi không? 

.

Vào Đại Học là một kinh nghiệm, về mọi phương diện, không diễn tà ra được.. Tôi đã gặp nhiều người thuộc đủ mọi giai tầng khác nhau, trong đó có nhiều sinh viên Việt Nam. Họ đã giới thiệu cho tôi biết về Văn hóa nước Việt. Trên đưởng học vấn, tôi hòc với giáo sư Huê Tâm Hồ Tai, khi đó là một vị giáo sư người Viết rất hiếm tại Hoa Kỳ. Chiến tranh Mỹ-Việt lúc đó là một đề tải bắt buộc trong chương trình. Tuy nhiên, vị giáo sư của tôi còn dạy thêm toàn thể Lich sử Việt Nam, kể cả mối tương quan với Trung Hoa. Tóm lại Đai Học đã mở mắt tôi ra rất nhiều.

14) Năm 1993, sau 18 năm sống và trưởng thành tại Hoa Kỳ, anh có những suy nghĩ gì về quốc gia này khi anh về Sài Gon

.

This image has an empty alt attribute; its file name is p205-1.png
Chơi Cờ Tướng

Khi tôi về Việt Nam, lúc đó sự giao thương liên lạc Việt- Mỹ chưa được chính thức hóa thành ra tôi chỉ về việt nam với tư cách là môt sinh viên ngoại quốc đến Hà Nội. Tại Sài gòn, lấy xe buýt đi cùng với một số sinh viên ngoại quốc thăm thành phố. Tôi nhớ rõ, tôi đứng trước cửa xe buýt đang mở rộng nhìn ra ngoài.Khi đó trời về chiều, nắng vàng nhạt, bóng mọi thứ kéo dài trên đường phố, tôi đứng yên, cảm thấy trong lòng một niềm vui dâng lên, một tình cảm chưa từng thấy khi đến mọi chỗ tại xứ này

15)Anh hy vọng gì sau khi anh gom những hình ảnh anh chụp được vào trong Tập nhiếp ảnh OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived?  

Về Việt Nam, với máy Chụp hình trong tay, tôi rất khoái được làm một Nhiếp Ảnh gia chuyên làm Tài Liệu. Lúc đó tôi chưa hình dung cuối cùng mọi thứ sẽ ra thế nào. Làm Nhiếp Ảnh gia, tôi có quyền nhìn và tiếp cận với mọi người, mà bình thường ra, tôi không làm như vậy được. Tóm lại tôi đã chụp được nhữ gì tôi muốn

.

This image has an empty alt attribute; its file name is p226_1-1.png
Ngpừi Chẻo Thuyền trên sông

Trở về Mỹ, tôi in các phim ảnh ra, tìm ra những tấm ảnh nào đặc biệt, khác thường, sau đó tôi tìm những Nhà In mướn in thầnh Ấn Phẩm, mà không được

Chỉ mãi nhiều năm sau, tôi xem lại những tấm ảnh đó, và nghĩ nên làm gì tiếp theo. Khi đó sự phát triển kinh tế trong nước trở nên tốt đẹp hơn.

16) How did your dual perceptions of Vietnam affect how you approached this project? 

Tuy nhiên, chỉ vài năm gần đây, mọi chuyện mới rõ ràng ra. Tôi xem lại những tấm hình trước tôi không nhìn ra. Các con tôi đã lớnhơn trước, tôi có nhiều thì giờ hơn trước. Trọng tuổi hơn trước, những suy nghĩ và tình cảm thay đổi khác xưa. Do đó trở lại Việt Nam như là một nhiếp ảnh gia. Tôi thấy tình cảm trong lòng khác trước

.

Hồi đó tôi đọc thấy một câu phát biểu của Kuzuo Ishiguro, một người Nhật phải sống bên Anh Cát Lợi, thế là tôi nghĩ ra cái tựa đề cho Tập Ảnh của tôi: OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived? Tôi đã có một đời sống- bên Hoa Kỳ – tôi lại có môt đời sống khác. Mọi sự đối với tôi đều tột đẹp

 17) Anh là một người Mỹ gốc Việt, sinh ra tại Việt Nam, là tác gỉa Tập Ảnh chụp  OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived?, anh học được những bài học gì trong chuyện này

.

Tôi học được rất nhiều bài học.. Làm chuyện này tôi cảm thấy rất tốt là một người Việt Nam. Là một người con nuôi Mỹ, đôi khi tôi cảm thấy mỉng không phải là một người Việt Nam chính cống- không có tên Việt, không có gia đình Việt,, không biết nói tiếng hay Văn hóa Việt. Tôi rất khoái khi thấy tác giả Nguyễn Thành Việt trong một cuộc phỏng vấn với Phúc Trần:Tại sao anh cứ để cho người tkhác phê bình, phán đoán  về tánh cách Việt Nam của chúng ta. Làm công việc này, tôi thấy gân cận hơn với cộng đồng Nghệ Sĩ, Nhiếp Ảnh gia. Tuy nhiên, tôi không cảm thây gần cần hơn với người Việt Nam hay người Á châu, một điều khá ngạc nhiên. Trước khi Tập Sách ra đời, tôi không muốn dùng cái tên Việt của tôi là Đỗ văn Hùng nhưng bây giờ tên đó chính là tôi. Sau nạn Covid, tôi sẽ trê về Việt Nam lần nữa vì tôi sẽ có thể liên lạc lại với gia đình họ Đỗ Văn vàđem theo vợ tôi và các con tôi. Họ chưa bao giờ biết việt Nam

Tháp Chàm miền Trung

18) Trong những chuyện trong Tập sách này, có những kỷ niệm chi anh còn giữ lại không?

.

Tôi rất xúc động trước sự lưu tâm của giới Nhiếp ảng gia chuyên nghiệp và những phần thưởng nhận được. Tôi xúc động hơn nữa trước những phản ứng của cộng đồng người Việt. Nhiều người là những bậc cao niên, đã phải vượt biên mất hết của cải.Họ đã Khóc ròng khi xem Tập Sách của tôi. Con cháu họ, vì không có chút kiấn thức nào về Viật Nam,  đã là cái cầu cho họ hiểu rõ hơn xứ sở của họ, chua tờng biết đếnt.

19) Sau khi học Lịch sử Việt Nam với giáo sư Hue Tam Ho Tai, những ý kiến và Quan niệm của anh về Viết nam có thay đổi không? 

.

Vào Đại Học là một kinh nghiệm, về mọi phương diện, không diễn tà ra được.. Tôi đã gặp nhiều người thuộc đủ mọi giai tầng khác nhau, trong đó có nhiều sinh viên Việt Nam. Họ đã giới thiệu cho tôi biết về Văn hóa nước Việt. Trên đưởng học vấn, tôi hòc với giáo sư Huê Tâm Hồ Tai, khi đó là một vị giáo sư người Viết rất hiếm tại Hoa Kỳ. Chiến tranh Mỹ-Việt lúc đó là một đề tải bắt buộc trong chương trình. Tuy nhiên, vị giáo sư của tôi còn dạy thêm toàn thể Lich sử Việt Nam, kể cả mối tương quan với Trung Hoa. Tóm lại Đai Học đã mở mắt tôi ra rất nhiều.

Làng quê Việt Nam

20) Năm 1993, sau 18 năm sống và trưởng thành tại Hoa Kỳ, anh có những suy nghĩ gì về quốc gia này khi anh về Sài Gon

.

Khi tôi về Việt Nam, lúc đó sự giao thương liên lạc Việt- Mỹ chưa được chính thức hóa thành ra tôi chỉ về việt nam với tư cách là môt sinh viên ngoại quốc đến Hà Nội. Tại Sài gòn, lấy xe buýt đi cùng với một số sinh viên ngoại quốc thăm thành phố. Tôi nhớ rõ, tôi đứng trước cửa xe buýt đang mở rộng nhìn ra ngoài.Khi đó trời về chiều, nắng vàng nhạt, bóng mọi thứ kéo dài trên đường phố, tôi đứng yên, cảm thấy trong lòng một niềm vui dâng lên, một tình cảm chưa từng thấy khi đến mọi chỗ tại xứ này

21) Anh hy vọng gì sau khi anh gom những hình ảnh anh chụp được vào trong Tập nhiếp ảnh OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived?  

Về Việt Nam, với máy Chụp hình trong tay, tôi rất khoái được làm một Nhiếp Ảnh gia chuyên làm Tài Liệu. Lúc đó tôi chưa hình dung cuối cùng mọi thứ sẽ ra thế nào. Làm Nhiếp Ảnh gia, tôi có quyền nhìn và tiếp cận với mọi người, mà bình thường ra, tôi không làm như vậy được. Tóm lại tôi đã chụp được nhữ gì tôi muốn

.

Trở về Mỹ, tôi in các phim ảnh ra, tìm ra những tấm ảnh nào đặc biệt, khác thường, sau đó tôi tìm những Nhà In mướn in thầnh Ấn Phẩm, mà không được

Chỉ mãi nhiều năm sau, tôi xem lại những tấm ảnh đó, và nghĩ nên làm gì tiếp theo. Khi đó sự phát triển kinh tế trong nước trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, chỉ vài năm gần đây, mọi chuyện mới rõ ràng ra. Tôi xem lại những tấm hình trước tôi không nhìn ra. Các con tôi đã lớnhơn trước, tôi có nhiều thì giờ hơn trước. Trọng tuổi hơn trước, những suy nghĩ và tình cảm thay đổi khác xưa. Do đó trở lại Việt Nam như là một nhiếp ảnh gia. Tôi thấy tình cảm trong lòng khác trước

This image has an empty alt attribute; its file name is p206_1-1.png

.

Hồi đó tôi đọc thấy một câu phát biểu của Kuzuo Ishiguro, một người Nhật phải sống bên Anh Cát Lợi, thế là tôi nghĩ ra cái tựa đề cho Tập Ảnh của tôi: OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived? Tôi đã có một đời sống- bên Hoa Kỳ – tôi lại có môt đời sống khác. Mọi sự đối với tôi đều tột đẹp

22)  Anh là một người Mỹ gốc Việt, sinh ra tại Việt Nam, là tác gỉa Tập Ảnh chụp  OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived?, anh học được những bài học gì trong chuyện này

Tôi học được rất nhiều bài học.. Làm chuyện này tôi cảm thấy rất tốt là một người Việt Nam. Là một người con nuôi Mỹ, đôi khi tôi cảm thấy mỉng không phải là một người Việt Nam chính cống- không có tên Việt, không có gia đình Việt,, không biết nói tiếng hay Văn hóa Việt. Tôi rất khoái khi thấy tác giả Nguyễn Thành Việt trong một cuộc phỏng vấn với Phúc Trần:Tại sao anh cứ để cho người tkhác phê bình, phán đoán  về tánh cách Việt Nam của chúng ta. Làm công việc này, tôi thấy gân cận hơn với cộng đồng Nghệ Sĩ, Nhiếp Ảnh gia. Tuy nhiên, tôi không cảm thây gần cần hơn với người Việt Nam hay người Á châu, một điều khá ngạc nhiên. Trước khi Tập Sách ra đời, tôi không muốn dùng cái tên Việt của tôi là Đỗ văn Hùng nhưng bây giờ tên đó chính là tôi. Sau nạn Covid, tôi sẽ trê về Việt Nam lần nữa vì tôi sẽ có thể liên lạc lại với gia đình họ Đỗ Văn vàđem theo vợ tôi và các con tôi. Họ chưa bao giờ biết việt Nam

23) Trong những chuyện trong Tập sách này, có những kỷ niệm chi anh còn giữ lại không? 

.

Tôi rất xúc động trước sự lưu tâm của giới Nhiếp ảng gia chuyên nghiệp và những phần thưởng nhận được. Tôi xúc động hơn nữa trước những phản ứng của cộng đồng người Việt. Nhiều người là những bậc cao niên, đã phải vượt biên mất hết của cải.Họ đã Khóc ròng khi xem Tập Sách của tôi. Con cháu họ, vì không có chút kiấn thức nào về Viật Nam,  đã là cái cầu cho họ hiểu rõ hơn xứ sở của họ, chua tờng biết đến,

Giới thiệu Nguyễn văn Phú


Ông Hoằng Hữu Nguyễn văn Phú sinh năm 1927 và đã qua đời năm 2013. Hồi còn tại Việt Nam, ông Phú là giáo sư viết sách và dạy Toán Trung học. Di cư sang Montreal Gia-nã-đại, ông Phú giữ mục Thư Tín của hai tập san Phật giáo Liên Hoa và Pháp Âm. Với tư cách này, ông Phú đã có dịp trao đổi thư tín với các đạo hữu của hai tập san để cùng nhau học tập.

Ông Phú đã gom góp những thư tín này trong một tập sách với tựa đề “Thơ Đi Tin Lại”. Tập sách này rất dài. Vườn Đào đã ghi lại 9 Tiểu Tập đánh số từ Tập(I) đến Tập(IX). Mỗi Tập có 25 bài.

Continue reading

Sơ Lược về Bồ Tát


Sơ Lược về Bồ Tát trong Nguyên Thủy, Đại Thừa và ảnh hưởng của Bồ Tát ở Việt Nam vào Thế Kỷ 19 và 20

(Bn dch sang Anh ng ta Trang Ngoai Ng)

Nguyn Thúy Loan

Danh từ Bồ Tát được sử dụng đầu tiên trong những câu chuyện tiền thân của Đức Phật (Jataka Stories hay Bổn Sinh), mô tả Đức Phật trên con đường hành đạo để trở thành một vị Phật. Bồ Tát Đạo được coi như là nền móng căn bản của sự thực hành để đạt đến mục đích cuối cùng của Phật Giáo. Trong Kinh Hoa nghiêm (Avatamsaka Sutra) có diễn giải 52 giai đoạn của một v Bồ Tát, trong đó có 10 giai đoạn của Kinh Thập Địa Bồ Tát (Dasabhumika Sutra) về sự thưc hành Bồ Tát Đạo để trở thành một vị Phật. Bài nghiên cứu nhỏ này nói đến khái niệm Bồ Tát trong những câu chuyện Bổn Sinh của Đức Phật, và sơ lược về vị trí Bồ Tát trong những kinh nêu trên, đồng thời tìm hiểu sự ảnh hưởng của Bồ Tát trong Thế kỷ 19 và 20 ở Việt Nam. Continue reading

Giới Thiệu Nguyễn Tuân


Lời nói dầu – Vườn Đào dã ra mắt quý dộc giả từ năm 1998  với trên 150 bài viết, nhờ sự góp sức của nhiều cây viết. Trang Giới Thiệu dư ợc thành lập với mục dích giới thiệu với quý dộc giả những người này. Chúng tôi bắt dầu Trang Giới Thệu với nhà văn Nguyễn Tuân (10/7/1910 – 28/7/1987) , một người nổi tiếng, th hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại

Nguyễn Tuân (10/7/1910 – 28/7/1987) quê ở Hà Nội, là một nhà văn của Việt Nam, sở trường về tùy bút và ký, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt.

1) Lược sử về tiểu sử
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc) tỉnh Hà Đông, pưNhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn.
Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi… Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.

Ông là một nhà văn của Việt Nam, sở trường về tùy bút và ký, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt.
Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút Sông Đà (1960) là kết quả chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ,độc đáo.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội năm 1987, hưởng thọ 77 tuổi.

2) Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.
Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”.
Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, nguyen Tuan-4.jpg

vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại.

Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.
Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.

3)Tác phẩmNguyen tuan-6

  • Ngọn đèn dầu lạc (1939)
    • Vang bóng một thời (1940)
    • Chiếc lư đồng mắt cua (1941)
    • Tàn đèn dầu lạc (1941)
    • Một chuyến đi (1938)
    • Tùy bút (1941)
    • Thiếu quê hương (1940)
    • Tóc chị Hoài (1943)
    • Tùy bút II (1943)
    • Nguyễn (1945)
    • Chùa Đàn (1946)
    • Đường vui (1949)
    • Tình chiến dịch (1950)
    • Thắng càn (1953)
    • Chú Giao làng Seo (1953)
    • Đi thăm Trung Hoa (1955)
    • Tùy bút kháng chiến (1955)
    • Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956)
    • Truyện một cái thuyền đất (1958)
    • Tùy bút Sông Đà (1960)
    • Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)
    • Ký (1976)
    • Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981)
    • Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988)
    • Tú Xương
    • Yêu ngôn (2000, sau khi mất)
    • Ký Cô Tô(1965)

4) Nhân văn Giai Phẩm (NVGP)

Ngày 10/5/1957, Hội Nhà Văn xuất bản tuần báo Văn, với Nguyễn Công Hoan chủ bút, Nguyễn Tuân, phó chủ bút, Nguyên Hồng, tổng thư ký. Ban đầu báo Văn theo đường lối chính thống. Nhưng khi trên báo Học Tập của Đảng Cng Sn, Thế Toàn lên tiếng chê báo Văn “nghèo nàn”, “xa rời thực tế cách mạng”, Nguyên Hồng viết bài trả lời (trên báo Văn số 15, 16/8/1957) phê bình Thế Toàn “quan liêu”, “trịch thượng”. Sự bút chiến giữa báo Văn và báo Học Tập gây chú ý trong Bộ chính trị. Rồi báo Văn dần dần thay đổi thái độ, ít lâu sau một số cây bút cũ trong NVGP lại thấy xuất hiện trên báo Văn.

Cuối năm 1957, Mao Trạch Đông hạ lệnh đánh phái hữu.

Huy Cận và Hà Xuân Trường được cử đi học tập chính sách mới của Trung Quốc. Khi họ trở về, Đảng mới thực thụ áp dụng chính sách đàn áp của Bắc Kinh. Tại Vi ệt Nam người dứng dầu là Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) hạ lệnh dánh Nhân Văn Giai Phẩm.

Cả ba hội quyết định:Nguyen tuan-5

– Khai trừ Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An ra khỏi Hội Nhà Văn, Trần Duy ra khỏi Hội Mỹ Thuật.

– Khai trừ trong thời hạn một năm Hoàng Cầm và Phùng Quán ra khỏi hội nhà văn. Khai trừ ba năm Trần Dần, Lê Đạt ra khỏi Hội Nhà văn, ba năm Tử Phác và Đặng Đình Hưng ra khỏi Hội Nhạc sĩ. Và cảnh cáo một số hội viên khác đã tích cực hoạt động trong nhóm NVGP.

Tháng 7/58: Văn Cao đi thực tế Điện Biên cùng với Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng, ông bị chảy máu ruột và được trở về. Ngày 22/8/58, Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Tử Phác… đi lao động cải tạo ở Chí Linh, đến Tết mới được về Hà Nội nghỉ, đợi đợt sau. Trong thời kỳ lao động cải tạo này Tử Phác bị ho lao (25/11/58 Tử Phác đi khám ruột, lại thấy bị lao phổi, nhật ký Trần Dần ghi). Phùng Quán mới đầu “bất trị” đi rồi lại bỏ về, đến tháng 8/58 mới chịu đi thực tế Thái Bình với Hoàng Cầm.

Trong vụ NVGP, nhà văn Nguyễn Tuân ‘thoát nạn’ nhưng thỉnh thoảng ông vẫn ‘xì’ ra những bài bút ký bị kết tội là ‘có hơi hướng chống đối’, chẳng hạn như PhởTình rừng

… Ông “thoát nạn” vì ông biết sợ . Một hôm ông nâng chén rượu lên giữa đám đàn em mà nói rằng : ‘Tao còn sống, còn cầm bút được đến bây giờ là nhờ biết sợ!’, nói rồi ngửa mặt lên trời cười rung giường, nước mắt tuôn lã chã, giọt đổ xuống đất, giọt đổ vào lòng.

Vườn Đào dã dăng ba bài viết của Nguyễn Tuân:

Chữ Người Tử Tù ,  Những Chiếc Ấm Đất và  Ném Bút Chì →

Một vấn đề khó giải quyết


History is an argument without end
 ---- Peter Geyl
 Giới cấm thứ nhất Phật giáo
 Chúng con thề trọn đời giữ giới không Sát sanh nghĩa là chúng con
 Không tự mình giết người bằng mọi cách, Không sai bảo kẻ khác giết người,
 Không vui thích thấy nghe kẻ khác giết người,
 Cho đến những con vật lớn cũng không nhẫm tâm giết hại
 Mà hằng bảo vệ sinh mạng chúng sanh.

                                                                 Đào Viên

1. Một thảm cảnh
Kể từ tháng Tám, 2017, một chuyện kinh hoàng đã xẩy ra từ một quốc gia vẫn có tiếng yên bình với những ngôi chùa to lớn, dát vàng, tượng Phật trạm ngọc: nước Miến Điện, tiếng Anh là Burma, tiếng Pháp là Birmanie, có tên mới là Myanmar.

Tại đó, trong một tiểu bang nhỏ – Rakhine – một dân tộc thiểu số theo đạo Hồi, dân tộc Rohingya đã bị tàn sát dã man: hàng ngàn ngôi nhà bị đốt cháy. người lớn trẻ con bị đuổi ra khỏi làng, bị giết chết nếu không bỏ chạy kịp. Vì tiểu bang Rakhine nằm ngay sát nước Bangladesh, chỉ cách một con sông nhỏ, nên dân Rohingya chỉ còn cách bơi hoặc đi thuyền sang qua sông đến tạm trú một vùng đất bỏ hoang xứ Bangladesh. Trên tổng số dân chúng Rohingya khoảng 1 triệu người, đã có ít ra là 450,000 người đã trốn thoát và đang định cư tại Bangladesh.

Continue reading