Hòa Giải Chính Trị và Hòa Đồng Tôn Giáo


Trong chính trị, chẳng bao giờ có người bạn suốt đời,
mà cũng không bao giờ có kẻ thù mãn kiếp.
–   Charles de Gaule

Thế nhưng trong Tôn Giáo, không chắc  là như vậy

Đào Viên

Thế là Ngài đã từ cát bụi, bước qua ngưỡng cửa của Tử Thần để trở về với nhan Thánh Chúa. Ngày 3 tháng 4, năm 2005, Giáo Hoàng John Paul II của nhà thờ Thiên Chúa Giáo La Mã (TCGLM) – còn được giáo dân Việt Nam xưng là Công Giáo – tục danh Karol Jozef Wojtyla, đã qua đời, sau

Đám tang Đúc Giáo Hoàng tại La Mã

Đám tang Đúc Giáo Hoàng tại La Mã

khi đã trị vì 26 năm.

Ngày đưa đám của Ngài đã có đến 2 triệu người đến La Mã (Roma, thủ đô nước Ý) tiễn đưa Ngài  đến nơi an nghỉ cuối cùng. Người ta ước lượng có thể có đến 2 tỷ người – tức một phần ba nhân loại – theo rõi qua vô tuyến truyền hình đám táng của người, mặc dầu tín đồ theo Ngài chỉ là 1.1 tỷ người, tức khoảng 17% dân số thế giới. Một điều đáng chú ý nữa là đã có rất đông các vị nguyên thủ quốc gia, nhất là từ những quốc gia Tây Âu và Mỹ Châu, mà truyền thống văn hóa là Thiên Chúa giáo, đã thân hành sang La Mã dự đám táng. Chỉ vắng bóng những nhà lãnh đạo Á Châu mà truyền thống văn hóa nước họ không phải là Thiên Chúa giáo, như Trung Quốc, Nhật bản, Ấn Độ, Việt Nam… Phi Luật Tân là một ngoại lệ. Nhưng tất cả đều gửi điện văn chia buồn cùng Tòa Thánh La Mã. Chính phủ Việt Nam, một chính phủ cộng sản, mà chỉ mới chưa tới nửa thế kỷ trước đây, đã là kẻ thù không đội trời chung của Tòa Thánh, cũng chỉ thị cho các đại diện ngoại giao các nơi hãy phân ưu cùng đại diện địa phương của Ngài. Hoa Kỳ thì ngoài đương kim Tổng Thống

Tổng Thống Bush và đức Giáo Hoàng khi còn sống

còn có hai cựu tổng thống còn sinh tiền đi theo. Người ta thấy nhờ có đám táng này mà một sự cố rất hãn hữu đã xẩy ra. Tổng Thống Hoa Kỳ Georges Bush lại có mặt ở cùng một chỗ với hai vị đối tác bất cộng đái thiên của ông ta là Quốc Trưởng Muhamad Khatami của Ba Tư (Iran) và Chủ Tịch Fidel Castro nước Cuba.

Chủ tịch Fidel Castro và Giáo Hoàng John Paul

Điều này đã nói lên một sự kiện: Giáo Hoàng John Paul II quả là một nhân vật lịch sử được mọi người – người Công Giáo cũng như người không Công Giáo – cảm phục. Ông là vị Giáo Chủ lỗi lạc với nhiều sáng kiến, nhiều can đảm, hết sức đề cao vai trò lãnh đạo tinh thần của Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo La Mã, luôn luôn nhắc nhở tông đồ những giáo lý bổn đạo, giữ vững lòng tin vào tôn giáo mình.

Ông  được người ta nhớ tới như là một lãnh tụ tôn giáo muốn bắc nhịp cầu thông cảm với với  các tôn giáo khác mà chỉ thế kỷ trước vẫn còn bị Nhà thờ TCG La Mã nói xấu, chén ép đủ điều, không kể đến những tàn sát kinh hồn trong nhiều thế kỷ trước. Người theo đạo Do Thái cũng như người Muslim (Hồi Giáo) ghi nhận ông là vị Giáo Hoàng đầu tiên đã bước chân

GH John Paul II đến thăm đền Do Thái giáo tại La Mã

GH John Paul II đến thăm đền Do Thái giáo tại La Mã

vào một thánh đường Do Thái tại La Mã, cũng như một thánh đường Hồi Giáo tại Damascus, và nói lên lời sám hối về những lỗi lầm của người Công Giáo trước đây đối với hai tôn giáo này.  Hành động ấy có giúp cho liên hệ Công Giáo với hai tôn giáo ấy bớt căng thẳng đôi chút. Giáo Hoàng John Paul II trong suốt cuộc đòi làm giáo chủ, đã đi đến với con chiên của Ngài không ngừng nghỉ, chu du biết bao nhiêu nước, mặc dầu sức khoẻ đã suy yếu. Đi đến đâu, Ngài cũng nói lên những lời từ ái, tình thương vô bờ của Chúa Ki Tô đối với tông đồ, bất phân giầu nghèo sang hèn. Và mọi người đều nhận thấy Ngài đã nói lên tiếng nói của những kẻ hèn kém, những kè thế cô bị áp bức. Ngay tại Ba Lan, quê hương xứ sở, lúc đó còn dưới chế độ cộng sản, Ngài đã dám lớn tiếng kêu gọi dân chúng Ba Lan hãy vùng thoát khỏi chế độ kìm kẹp. Nhiều người nghĩ rằng Ngài là người đã có công làm sập đổ chế độ cộng sản tại nước Ngài và các nước khác tại Âu Châu(1). Mọi người cũng nghĩ Ngài là tiếng nói của Hòa Bình khi Ngài lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh xâm lăng của Hoa Kỳ chiếm đóng Irắc.

Tuy nhiên, tất cả những cố gắng phi thường ấy  – phi thường so sánh với những Giáo Chủ tiền nhiệm của Ngài – dường như đã không hẳn đem lại những kết quả thật hài lòng.

Không dễ gì mà người Do Thái, sau nhiều thế kỷ bị tàn sát, đọa đầy, kỳ thị, nói xấu bởi người Công Giáo, với  cái tội bị gán cho là những kể giết chúa Ki Tô, lại có thể, vì những lời sám hối chốc lát của vị chủ chăn, mà có thể hài lòng. Ngoài ra, người Do Thái cũng như người Muslim còn thấy rằng Ngài đã chỉ nói tới những lỗi lầm của người Công Giáo, những nhà thờ Công Giáo, đối với tôn giáo của họ, và khuyên các nhà thờ, các tông đồ của Ngài phải sám hối tội lỗi. Ngài đã không nhân danh Giáo Hội mà sám hối những tội lỗi của chính Giáo Hội đối với tôn giáo của họ. Có thể là Ngài nghĩ rằng những lỗi lầm đó không đúng với những giáo lý căn bản của đạo Thiên Chúa, do đó, Giáo Hội của Ngài phải ở trên những chuyện đã xẩy ra cho người Do Thái và người Muslim. Đó chỉ là những lầm lỗi của những cá nhân tín đồ Công Giáo, cho dù người đó có

Hồng Y Ratzinger đi sau Giáo Hoàng John Paul II

phải là những vị Giáo Chủ thời Đế Quốc La Mã hay một vị  Giáo Chủ mới đây(2) đi chăng nữa. Mặt khác Ngài cũng hẳn biết rõ rằng trong giáo hội của Ngài có nhiều thành phần rất thủ cựu, chủ quan, như Hồng Y giáo chủ người Đúc Ratzinger(3), Hồng Y Giáo Chủ  Christopher Schonborn, người Áo, rất tin tưởng ỏ tánh vô thượng của tôn giáo mình, mà coi thường tất cả những tôn giáo khác, nên không thể chấp nhận bất cứ một nhân nhượng nào đối với Do Thái giáo hay đạo Islam.

Thái độ tự tôn, tự coi là vô thượng, có ý coi rẻ các tôn giáo khác, không ngang bằng với tôn giáo của Ngài đã thể hiện thật là rõ rệt trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Ý Vittorio Messori năm 1994 mà kết quả là cuốn sách nổi tiếng thế giới Crossing the Threshold of Hope(5) (Bước qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng) của Ngài. Những lời phê bình chủ quan về Phật Giáo, trong cuốn sách, không những đã sai lầm, chứng tỏ Ngài có một hiểu biết rất nông cạn về Phật Giáo, mà lại có ý làm giảm giá trị của  tôn giáo này, đã gây ra những phản ứng  phẫn nộ trong các cộng đồng Phật Giáo thế giới, nhất là tại Tích Lan (Ceylan) mà ở đó quốc giáo là Phật Giáo Nam Tông khiến  Ngài đã phải xin lỗi thế giới Phật Giáo.

Trong khi tại vì, Ngài cũng không quên những người anh em ruột thịt của người Công Giáo là những người Chính Thống Thiên Chúa Giáo nước Nga. Trước năm 1054, không có gì phân biệt giữa những người cùng đi theo một đạo là Thiên Chúa Giáo, cùng công nhận giáo quyền từ La Mã này. Chỉ vì năm ấy, một vị Hồng Y giáo chủ người Pháp, theo lệnh của Tòa Thánh, đã rút phép thông công và khai trừ vị Thượng Phụ Chính Thống của thành Constantinople, gây ra rối loạn đi đến sự lật đổ Hoàng Đế Byzantine theo Chính Thống giáo. Từ đó trở đi, Chính Thống Thiên Chúa Giáo và La Mã Công Giáo trở nên cừu địch.  Khi Giáo Hoàng John Paul II mới lên ngôi, Ngài đã nghĩ đến ngay việc phải đi đến hòa giải với Nhà Thờ Chính Thống bên Nga, là nơi đại đa số dân chúng là tông đồ. Tín dồ Công Giáo chỉ là một thiểu số. Ngài đã ngỏ ý với chính phủ Nga và Nhà Thờ Chính Thống được phép sang Nga, trước là để tiếp xúc ban phép lành cho tín đồ, sau là để tỏ tình huynh đệ với các nhà lãnh đạo Chính Thống giáo. Thế nhưng, Ngài đã thất vọng. Chính phủ Nga, thể theo lời yêu cầu của Nhà Thờ Chính Thống

Giáo Chủ Krill của Thiên Chúa Giáo Chính Thống bên Nga

Giáo Chủ Krill của Thiên Chúa Giáo Chính Thống bên Nga

giáo, đã chối từ.  Tỵ hiềm giữa hai tôn giáo anh em này không vì những khác biệt về triết học, về giáo lý, môn hộ, mà là vì cung cách hành xử của Thiên Chúa Giáo La Mã. Nhà Thờ Chính Thống đã tố cáo Thiên Chúa Giáo La Mã đã có chánh sách tranh dành giáo dân, tìm đủ mọi cách để cải đạo những người ngoại đạo – kể cả những người Chính Thống Thiên Chúa Giáo – hầu có thêm tín đồ. Tất nhiên La Mã bác bỏ lời tố cáo này nhưng vẫn nhấn mạnh mọi người phải được tự do thay đổi, chọn lựa tín ngưỡng cho mình.

Uy tín của Giáo Hoàng John Paul II lên cao nhất có lẻ đạt được khi Ngài đi đến thăm giáo dân tại các nước Nam Trung Mỹ. Hàng triệu tín đồ mà rất đông thuộc thành phần thấp kém, nghèo khổ trong xã hội đã nô nức kéo nhau đến đón tiếp, chiêm ngưỡng Ngài và lắng nghe những lời vàng ngọc của Ngài. Bởi vậy cho nên Ngài đã được tông đồ ca tụng như là người nói lên tiếng nói của những kẻ bị áp bức thiệt thòi, và bênh vực cho nhân phẩm, cho nhân quyền. Thế nhưng những người hiểu biết hơn lại rất thắc mắc khi thấy, trong khi đó, Giáo Hội của Ngài lại vẫn hết lòng ủng hộ các chính phủ quân nhân tàn bạo của các nước ấy, từ Argentina, Chile, Brazil, San Salvador, đến Nicaragua…Những lãnh tụ quân phiệt này là những tập đoàn tàn ác đã đàn áp thẳng tay, cầm tù không xét xử, bí mật thủ tiêu, không thương xót giết hại cả trăm ngàn người trong nước bất đồng chánh kiến với họ, không coi nhân phẩm nhân quyền ra cái gì,  ngược hẳn với những giáo lý Ngài vẫn giảng dậy. Nạn nhân của nhóm quân phiệt phần lớn lại là những thành phần thấp cổ bé miệng bị áp bức bóc lột tận cùng. Không phải là Giáo Hoàng John Paul II không biết đến những chuyện như thế. Ngài đã từng được đại diện địa phương bá cáo đầy đủ.

Một trrường hợp đau thương đã xẩy ra đối với đại diện của Ngài tại nước El Salvador là Tổng Giám Mục Oscar Romero. Ngài Tổng Giám Mục rất đau khổ khi thấy giáo dân của mình đã bị chính phủ quân nhân đàn áp, kìm kẹp, giết hại, chẳng khác chi giáo dân nước Ba Lan của Ngài Giáo Hoàng dưới ách Cộng Sản. Ngoài những bá cáo viết về La Mã, Ngài đã ba lần đích thân về Tòa Thánh trình bầy tự sự, và cũng để xin Toà Thánh can thiệp,

Đúc Tổng Giám Mục Oscar Romero

Đúc Tổng Giám Mục Oscar Romero

bởi vì Ngài đã nhiều lần bị nhóm quân phiệt đe dọa tính mạng. Giáo Hoàng John Paul II đã không muốn can thiệp và ngược lại lại chỉ khuyên can vị Tổng Giám Mục phải biết mềm dẻo nhân nhượng với chính quyền. Lần cuối cùng, Ngài Tổng Giám Mục đã chờ cả ngày mà không được vào bệ kiến vì đức Giáo Hoàng không chịu tiếp. Ngài đã phải chờ đến khi vị Giáo Chủ của mình ra khỏi phòng mà chạy đến níu áo xin được che chở. Vẫn vô hiệu. Trở về nhiệm sở, chỉ ít tháng sau, ngày 24 tháng 3, 1980, Tổng Giám Mục Romero đã bị một kẻ vô danh bắn chết trong khi Ngài đang giảng đạo tại nhà thờ.

Biến cố này đã làm chấn động thế giới Công Giáo và đã phải làm xúc động đức Thánh Cha không ít. Thế nhưng dường như vị chủ chiên vẫn không bằng lòng với đức ông Romero, mặc dầu rất thánh thiện, đã không chịu nghe theo lời khuyên của Ngài để bị giết hại. Cho đến nay, sau 25 năm, Ngài vẫn không chấp nhận đề nghị tuyên phúc (beatification) cho Tổng Giám Mục Oscar Romero.

Những sự việc xẩy ra có vẻ nghịch lý này, thực ra có thể hiểu được nếu nhìn sâu vào bản chất của nhà thờ Thiên Chúa giáo La Mã. Nhà thờ La Mã không phải chỉ là một tổ chức tôn giáo đơn thuần có giáo quyền lớn lao trên 17% nhân loại qua những hệ thống chế ngự và kiểm soát tinh thần tông đồ một cách rất tinh vi hữu hiệu, mà còn là một tổ chức chính trị có quyền lực đáng kể khiến cho rất nhiều nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới phải nể vì. Tòa Thánh La Mã là một tổ chức chính trị vì khởi thủy nó đã thoát thai từ những nhu cầu chính trị với nhiều Giáo Hoàng nắm giữ quyền bính của một Cesar Hoàng Đế La Mã. Và sau đó nó đã được nẩy nở, bành trướng, lan tràn khắp thế giới, với vai trò tiên phong hay tiếp tay cho những chế độ thực dân, những quân đội viễn chinh áp đặt những nền thuộc địa bóc lột lên các dân tộc châu Phi, châu Mỹ và châu Á. Ưu tiên hàng đầu của đạo Công Giáo là khuyếch trương giáo quyền lên dân chúng thế giới, song song với mục tiêu chính của chế độ Thực Dân là bành trướng lãnh thổ và quyền bính lên các nước. Cho nên, đối với Ngài, đạt được sự ủng hộ của chính quyền Salvador để tiếp tục nắm giữ được giáo dân trong nước, dù có phải làm ngơ trưóc những hành động phi nhân của họ, là một quyết định chính trị cần thiết mà cố Tổng Giám Mục đã không hiểu.

Một nhà trí thức Công Giáo có nhiệt tâm muốn phát triển tôn giáo mình cho tốt đẹp hơn, ông Phan Đình Diệm, đã có một nhận định rất sâu sắc khi ông viết:  Giáo hội Công Giáo Rôma là một tổ chức tôn giáo đế quốc, có chính quyền trung ương tập quyền và độc tài giáo phiệt. Giáo hội Công Giáo Rôma tại Việt Nam chỉ là một chư hầu, một giáo phái ngoại nhập đặt dưới quyền chỉ huy trói buộc nghiêm nhặt của giáo hoàng tại Rôma.”(4)

Việt Nam là một thí dụ điển hình. Sự sụp đổ nhanh chóng của nhà Nguyễn,

Chín nhà truyền giáo của Hội truyền giáo Pháp chuẩn bị xuất quân

cũng như sự duy trì lâu dài chế độ thực dân Pháp đã phải có những trợ giúp đắc lực của Phái Bộ truyền gìáo Pháp, với những nhà truyền giáo có tầm vóc như Pellerin, Huc, Caspar, Legrand de la Liraye và nhất là của Giám Mục Puginier. Ấy là chưa kể đến những tông đồ địa phương như Tổng Đốc (Đỗ Hữu) Phương, Trần Bá Lộc, Huỳnh Công Tấn, Phê Rô Lê Duy Phụng… được cải đạo để phụng sự cho quyền lợi của Giáo Hội, do đó quyền lợi của người Pháp mà phản bội lại Triều Đình Huế, phản bội lại quyền lợi quốc gia.

Xem như vậy, sự ra đi của Ngài John Paul II, nều có đem lại nhựng hòa hoãn chính trị giữa Toà Thánh với các chính quyền mà đã nhìn thấy giáo quyền siêu quốc gia của Toà Thánh đối với những tín đồ công dân trong nước có thể có phương hại đến quyền lợi của Tổ Quốc qua những bài học lịch sử, thì không chắc điều này đã đạt được, về phương diện tâm linh, đối với các tôn giáo khác. Những người lãnh đạo tâm linh các tôn giáo không phải là Công Giáo đã nhìn thấy cái bản lai diện mục của Nhà Thờ La Mã qua thái độ tự tôn(5), thiếu bao dung, đầy kỳ thị và coi các tôn giáo khác như vô bổ. Không những thế, với chủ trương cải đạo tín đồ các tôn giáo khác, tranh dành giáo dân một cách ráo riết cùa Nhà Thờ TCGLM, thì rất ít hy vọng mà những nhà lảnh đạo tâm linh ấy lại có thể tin đưọc những lời tốt đẹp của vị Giáo Hoàng mới nằm xuống đối với tôn giáo của họ.

Hòa giải chính trị thì dễ đạt khi quyền lợi đôi bên được ít nhiều thỏa mãn. Nhưng hòa đồng tôn giáo sẽ vô vàn khó khăn khi vẫn còn khinh mạn, kỳ thị, và bất bao dung.

————————————————————————————————————————

(1) Ở thời điểm đó sự phá sản của nền kinh tế Nga Sô đã chỉ rõ sự tất nhiên của điều này.

(2) Giáo Hoàng Pius XII (1876-1958) đã bị người Do Thái tố cáo là trong thời  kỳ đảng Quốc Xã cầm quyền tại Đức, Ngài có nhiều giao hảo tốt đẹp với Quốc Trưởng Hitler. Vì thế mà người Công Giáo  được để yên, trong khi đó, Ngài đã không chịu làm gì để can thiệp cho người Do Thái khỏi bị Hitler sát hại.

(3) Hồng Y Giáo Chủ Ratzinger, với cương vị là người phụ trách Congregation for the Doctrine of the Faith của Toà Thánh, được coi là lý thuyết gia bảo vệ tín lý của Công Giáo La Mã, cánh tay phải của John Paul II. Khác với vị chủ chăn khả kính, Hồng Y Ratzinger là một người bạo mồm, mạnh miệng, do đó đã được báo chí tặng cho cái hỗn danh là “the God’s Rottweiler” (Rottweiler là một giống chó giữ nhà rất hung tợn). Được nhà báo phỏng vấn về phản ứng đối nghịch của Phật giáo trước cuốn Bước qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, mà ông là người viết chính, ông đã nói: Theo ông “Buddhism is a kind of spiritual auto-eroticism”. Câu trả lời khiếm nhã này đã nói lên tác phong thấp kém, đầy ác ý đối Phật giáo, của một ứng viên rất có thể được bầu làm Giáo Hoàng kế vị.

(4) “Thư góp ý ngày 5-8-2003 về Pháp Lệnh Tôn Giáo, Quốc Hội Việt Nam” của Ông Phan Đình Diệm  viết ,với tư cách  là Chủ Quản Học Hội Giê Su tại Houston, TX Hoa Kỳ.

(5) Trong một đọan văn cuốn Crossing the Threshold of Hope, Ngài có viết : “Christ is absolutely original and absolutely unique… He is the one mediator between God and humanity”. Đọc câu này, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã viết trong tác phẩm Living Buddha, Living Christ xuất bản năm 1995 của người:  “The idea behind the statement, however, is the notion that Christianity provides the only way of salvation and all other religious traditions are of no use. This attitude excludes dialogue and foster religious intolerance and discrimination. It does not help”.

Leave a comment