Phật Giáo và Xã Hội


                     Ngay trong hiện tại là chúng ta đã có cái thiên đườngchủ nghĩa xã hội,
                                                     nếu chúng ta biết chế tác tình huynh đệ
                                                  biết hiểu nhau và biết tha thứ cho nhau.

—— Thích Nhất Hạnh

Đào Viên

Lời dẫn nhập  Đây là buổi tọa đàm thứ hai giữa Thiền sư Thích nhất Hạnh và Học Viện Quốc Gia Chính Tri Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 3, 2005. Đề tài của buội tọa đàm là: “Vai trò của Phật giáo trong xã hội đương dại” Đia diểm và thành phần tham dự cũng giống như với buổi tọa đàm hôm trước, ngày 17 tháng 3, 2005. Thành phần chủ yếu cũng như ban tổ chức cuộc tọa đàm đến từ Học Viện và Trung Tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo. Tất cả đều là đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam. Cũng như hôm trước, những bậc cao tăng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, một bộ phận của Mặt Trận Tổ Quốc, vẫn không có mặt.

Một hội thảo viên của Trung Tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo đã khai mạc buổi họp như sau: “Hôm nay chúng ta sẽ làm việc buổi thứ hai, Thiền sư sẽ thuyết trình với tất cả chúng ta chủ đề “Vai Trò của Phật Giáo trong xã hội đương đại”, với nội dung như thế, vẫn có hai phần : một là Thiền sư thuyết trình và thứ hai là hội nghị, các đồng chí, các bạn sẽ đặt câu hỏi để Thiền sư tọa đàm cùng tất cả chúng ta.”

Cũng như lần trước vì cuộc đàm thoại cũng như phần trao đổi ý kiến khá dài, chúng tôi chỉ ghi lại những điểm chính yếu mà thôi. Độc giả nào không muốn theo rõi cuộc tọa đàm mà chỉ muốn đọc phần Tóm tắt và Kết luận của buổi họp nơi cuối trang , xin bấm vào  đây Tóm tắt .

Vả lại phần cuối có một video clip thu hình cuộc đàm thoại để độc giả có thể biết các chi tiết.

***

Phần thứ Nhất: Thầy Nhất Hạnh thuyết trình

Cũng như hôm trước Thầy Nhất Hạnh bắt đầu cuộc tọa đàm với lời mời thính chúng cùng Tăng thân Làng Mai xưng tán Đức Bồ tát Quan Thế Âm . Thầy nói:

Tào khê một giòng biếc chảy mãi về phương Đông..

Kính thưa liệt vị, hôm nay các thầy các sư cô của tăng thân Làng Mai sẽ xướng bài “Nguyện ngày an lành, đêm an lành” bằng tiếng Anh và sau đó sẽ xướng tụng bài “Tào Khê một dòng biếc” bằng tiếng Việt:

Tào Khê một dòng biếc chảy mãi về phương Ðông,
Quan Âm bình nước tịnh làm lằng dịu muôn lòng,
Cành dương nước Cam Lộ làm sống dậy mùa xuân,
Đề hồ trong cổ họng làm lắng dịu muôn lòng
Nam mô Bồ Tát Thanh Lương Ðịa
Nam mô Bồ Tát Thanh Lương Ðịa
Nam mô Bồ Tát Thanh Lương Ðịa
 

(Chuông). Cầu nguyện có phải là mê tín?

Các quan khách ngồi chăm chú nghe

Thầy Nhất hạnh đã dành nhiều thời gian đầu để thuyết minh rằng thờ cúng, cầu nguyện không phải là mê tín dị đoan mà là một phương cách để truyền thông với tổ tiên. Trong gia đình xã hội cũng cần phải có truyền thông giữa mọi người thì mới tránh khỏi bị mất gốc. Hôm qua, chúng ta có những câu hỏi chưa được trả lời. Chúng tôi nghĩ trả lời một vài câu hỏi của ngày hôm qua, có thể là tiếp nối được cái chủ đề của ngày hôm nay. Có một vị hỏi:  Trong khi cúng lễ thì mình có cầu xin, vậy thì sự cầu xin đó có phải là mê tín hay không? Trước hết, tôi nghĩ rằng cầu nguyện là một hình thức truyền thông. Khi mình thờ cúng Tổ tiên thì mình thực tập để có truyền thông với tổ tiên mỗi ngày. Chúng tôi đã từng nói: mỗi khi chúng ta thắp một cây hương và cắm lên bàn thờ của tổ tiên, hay là mỗi khi chúng ta thay nước bình hoa ở trên bàn của tổ tiên, thì đó là thời gian mà chúng ta để ra để có thể tiếp xúc được với tổ tiên không phải là trên bàn thờ, mà trong từng tế bào của cơ thể chúng ta. Điều này rất quan trọng. Mỗi khi có việc gì đó xảy ra trong sự sống của chúng ta và trong sự sống gia đình, chúng ta phải báo cáo lên tổ tiên và tổ tiên chúng ta có bổn phận, có quyền được biết. Vậy thắp một cây hương, dâng một cành hoa trên bàn thờ, đó là một hành động truyền thông, không có gì là mê tín hết; và  bàn thờ có nghĩa là  trái tim của chúng ta.

Hiện tượng phóng thể:

Không có truyền thông cho nên xã hội ngày nay đã tạo ra không biết bao nhiêu là ma đói. Cha không có truyền thông được với con, vợ không có được truyền thông với chồng. Người trẻ không cảm thấy gia đình là tổ ấm hạnh phúc, không tin vào gia đình. Không tin vào gia đình, không tin vào cha mẹ thì làm sao tin được vào tổ tiên, cho nên xã hội của chúng ta ngày hôm nay mỗi ngày tạo ra hàng trăm ngàn những con ma đói. Nếu chúng ta nhìn quanh chúng ta sẽ thấy những con ma đói rất nhiều ở Tây Phương cũng như ở Ðông Phương. Họ đói cái gì, họ đói hiểu, họ cảm tưởng rằng không có ai hiểu họ. Họ đói thương, không có ai thật sự thương họ, từ cha tới mẹ cho đến bạn bè tổ tiên.  Họ hoàn toàn không có gốc, mất gốc. Ðó là hiện tượng phóng thể [i].

Phóng thể tức là không còn thấy dính líu tới cội nguồn nữa. Chúng tôi gọi đó là những con ma đói. Những con ma đói không phải là những linh hồn đi vất vơ vất vưởng trong mây, mà những con người bằng xương bằng thịt ngày hôm nay. Chúng tôi đã từng gặp rất nhiều con ma đói như vậy và chúng tôi đã đem tuệ giác và pháp môn của đạo Phật để cứu những con ma đói đó, đưa họ về với gia đình, đưa họ về với truyền thống, đưa họ về với nền văn hóa của họ.  Họ có nổi nghi ngờ rầt lớn, người lớn từng nói thương họ và hiểu họ, nhưng kỳ thực chưa ai thật sự đã thương họ chưa ai thật sự đã hiểu họ . Cho nên dù mình có tình thương đích thực, mình có hiểu biết đích thực hiến tặng những người đó, họ vẫn còn nghi ngờ. Vì vậy muốn giúp những con ma đói chúng ta phải có rất nhiều kiên nhẫn. Chúng tôi đã đi ngang qua những kinh nghiệm đó, chúng tôi đã từng giúp những con ma đói gốc Âu Châu, gốc Mỹ Châu, gốc Phi Châu, Trung Á và Á Ðông.

Vì quá đông, phải ngồi xuống đất vậy

Những con ma đói đó không có được sự truyền thông với gia đình, với truyền thống, với tổ tiên, với xã hội. Nếu họ cầu nguyện được thì tức là họ có thể nói chuyện được. Ví dụ như khi họ nói là : “Lạy các vua Hùng, chúng con rất đội ơn các vua Hùng đã dựng nước, đã giữ nước để cho chúng con hôm nay có một giang sơn.” Nói như vậy tức là truyền thông rồi, mà nếu truyền thông được thì không còn bị bế tắc và người đó khỏi bệnh, không có bệnh tâm thần. Cho nên quý vị đừng có vội vàng cho những lời cầu nguyện cho những lời cầu xin đó là mê tín. Cho nên chúng ta phải cẩn thận lăm mới được. Nếu chúng ta thực sự có tình thương, thì chúng ta sẽ có hiểu biết rất lớn. Và cái hiểu đó dung nạp được tất cả, chúng ta sẽ không vội vàng gán cho họ cái nhãn hiệu là mê tín là dị đoan.

Tổ tiên hiện hữu trong từng tế bào cuả chúng ta :

Khi chúng ta có một đứa cháu bị ốm nặng, chúng ta có thể làm nhiều chuyện. Chuyện thứ nhất là chúng ta gọi điện thoại cho bác sĩ. Chuyện thứ hai là chúng ta có thể nấu cháo cho cháu. Chuyện thứ ba chúng ta có thể làm là đốt một cây hương trên bàn thờ tổ tiên và cáo với tổ tiên là cháu nó đang bệnh nặng, xin tổ tiên ông bà phù hộ cho cháu. Tôi nghĩ rằng đốt một cây hương trên bàn thờ tổ tiên để cầu sự che chở cho cháu không là một sự mê tín, tại vì nếu chúng ta có hiểu lớn thì chúng ta thấy rằng tổ tiên không phải ở ngoài chúng ta, ở trên bàn thờ, mà tổ tiên ở trong từng tế bào cơ thể chúng ta. Chúng ta đã biết rằng tổ tiên đang có mặt đích thực trong từng tế bào của cơ thể chúng ta, và vì vậy chúng ta có thể đối thoại, chúng ta có thể nói chuyện với tổ tiên ngay ở trong từng tế bào của cơ thể.

Có một lần có một người phụ nữ người Tây phương tới trong tình trạng có bệnh cancer. Người phụ nữ đó, khi khóc than tuyệt vọng có tiết lộ cho chúng tôi biết rằng bà có ông nội sống đến 96 tuổi. Tôi nói với người phụ nữ Tây phương đó như vầy: “ Bà nên cầu nguyện với ông nội đi. …” Tôi chỉ hướng dẫn cho người phụ nữ Tây phương đó cầu nguyện như vậy, cầu nguyện với ông nội của mình đã sống đến 96 tuổi. Sau một thời gian cố gắng thì căn bệnh cancer đó đã lành.

Chữa lành cơn khổ bịnh :

Mình đánh động được sự có mặt của ông nội trong từng tế bào cơ thể. Mình tiếp xúc được và ông nội có thể đáp ứng được tại vì những tế bào rất là tốt rất là khỏe mạnh của ông nội cũng có ở trong từng tế bào của chúng ta. Chúng ta biết những “gien” [ii] mà tổ tiên để lại trong từng tế bào của chúng ta nó chờ đợi nếu có không khí, có trường hợp thích ứng thì nó phát hiện, nếu không có những môi trường thuận lợi thì nó không phát hiện. Chúng ta ai cũng có những “gien” của bệnh tâm thần nhưng mà nếu chúng ta sống trong môi trường tốt thì “gien” của tâm thần không bao giờ xuất hiện. Vì vậy vấn đề môi trường rất là quan trọng, đó là vấn đề hậu thiên (nurture). Tiên thiên (nature) có đó nhưng phải có hậu thiên [iii] mới có cơ hội phát hiện.

Đi vào tự do

Đến đây Thầy Nhất Hạnh bước sang phần thực tập để có được truyền thông. Thầy nói lên những kinh nghiệm ở Làng mai giúp những người Tây phương thực tập phương pháp truyền thông. Thầy cho đó là chuyện có thể làm được.

Thầy Nhất Hạnh ngồi thuyết trình

Có một hôm, tôi ngồi thiền, bỗng nhiên tôi thấy trong người rất là khỏe và tôi nói chuyện với bố tôi. Tôi nói : “Bố ơi hai bố con mình đã thành công rồi”. Tôi nói chuyện như vậy thôi và tôi cảm thấy cái hạnh phúc của tôi lớn lao vô cùng. Quý vị hỏi thành công ở chổ nào? Tôi sẽ nói trong  giây phút ngồi thiền đó tôi cảm thấy hoàn toàn được tự do, tôi không còn một ước mơ nào nữa hết, tôi không còn một dự án nào phải theo đuổi nữa hết. Tôi thấy hoàn toàn thảnh thơi, hoàn toàn tự do không có một cái gì lôi kéo được mình nữa. Mình ngồi yên như  núi Tu Di, rất  vững chãi, rất  thảnh thơi. Sự thành công đây là tự do, tự do lớn. Mình không bị một hận thù hay một tham vọng nào kéo mình đi được nữa. Tại vì mình đã có được tự do, mình đã có được giải thoát.

Trước kia, bố tôi đã từng làm việc ở trong chính phủ Nam triều, đã có những lúc lên, đã có những lúc xuống và cũng đã từng đi tìm sự an bình của tâm hồn, cũng đã từng niệm Phật, cũng đã từng tụng kinh nhưng mà chưa thành công. Đến đời tôi, tôi thực tập thành công.

Tôi thấy rõ ràng rằng là mỗi ngày mình đều được làm cái việc mình thích, mình được bước những bước chân thảnh thơi. Mỗi bước chân đưa mình tiếp xúc được những mầu nhiệm của sự sống, nó có tính cách nuôi dưỡng, nó có tính cách trị liệu. Mỗi ngày mình tiếp xúc được với những mầu nhiệm sự sống bằng mắt, bằng tai. Mình được nuôi dưỡng bởi những cái đó. Mỗi ngày mình  trao truyền được những gì đẹp nhất, hay nhất, quý nhất mà mình có thể chế tác được trong đời sống tu tập của mình cho những người đệ tử xuất gia và tại gia.

Mỗi ngày mình đều  tổ chức được những khóa tu cho người cư sĩ giúp cho họ thiết lập lại được truyền thông đem lại được sự hòa giải, rồi nở lại được nụ cười. Những  điều đó là những điều đưa lại cho chúng tôi rất nhiều hạnh phúc. Vì vậy  tôi xin quý vị hiểu cho, nếu những người thực tập cầu nguyện, cầu xin chưa có được cái tuệ giác là : đối tượng cầu xin với là cái chủ thể cầu xin  là một, thì những người đó có thể tiến bộ trong tương lai,  nhưng trong hiện tại, họ đang có thể truyền thông được với tổ tiên tâm linh hay là tổ tiên huyết thống. Khi  mình còn nói chuyện được thì là còn có sự thông thương và mình không bị phóng thể, mình không có bị mất gốc. Cho nên chúng tôi thấy rằng là sự truyền thông đó rất là quan trọng và mình đừng vội cho nó là  mê tín.

Thực tập truyền thông

Chúng ta có đền Hùng, mỗi khi chúng ta đưa những người trẻ lên thăm đền Hùng thì đó là một sự thực tập truyền thông tiếp xúc với tổ tiên. Chúng ta có hình ảnh cụ Hồ ở những nơi gặp gỡ, thì hình ảnh cụ Hồ tức là hình ảnh của tổ tiên, tại cụ Hồ là một trong những vị tổ tiên còn trẻ. Chúng ta phải có truyền thông thì chúng ta mới không có bị bệnh, chúng ta mới không bị mất gốc. Số người bị bệnh tâm thần ở trong xã hội chúng ta hôm nay rất là đông, mà nguyên do sâu sắc nhất là mất gốc, là phóng thể, là không còn truyền thông được với cha mẹ, với tổ tiên, tổ tiên huyết thống và tổ tiên tâm linh. Cho nên thực tập như thế nào mà giữ được truyền thông, tái lập được truyền thông đó rất là quan trọng.

Trong đạo Phật chúng ta có rất nhiều  phương pháp cụ thể để giúp tái lập truyền thông giữa cha mẹ con cái, giữa vợ chồng và giữa mình và tổ tiên huyết thống và tổ tiên tâm linh. Chúng tôi đã thiết lập ra sự thực tập ba cái lạy và năm cái lạy [iv] và người Tây Phương đã thực tập và đã chữa trị được rất nhiều  nỗi cô đơn của họ, những  bức xúc của họ; và giúp cho họ thiết lập truyền thông được với truyền thống của họ với gia đình của họ..

Những người Tây phương đến nghe

Quý vị hãy tưởng tượng một khu đồi rất  lớn và 5000 người Châu Âu thực tập lạy xuống dưới sự hướng dẫn của một thầy gốc Việt Nam Khi họ lạy xuống như vậy, đầu của họ dính vào đất, hai tay dính vào đất hai chân dính vào đất chúng ta gọi là ngũ thể đầu địa [v]. Họ buông hết ra những giận hờn, những  tuyệt vọng để cho đất ôm lấy họ, họ tiếp xúc được với tổ tiên. Họ được hướng dẫn rằng là tổ tiên có mặt trong từng tế bào của cơ thể và trong dòng máu của họ luân lưu tất cả những đức tính của tổ tiên. Với sự có mặt của tổ tiên, họ có thể nằm trong cái tư thế phủ phục đó hoặc là 1 phút hoặc là 2 phút hoặc là 3 phút để quán chiếu, để thấy rõ ràng rằng là họ có gốc rễ và họ tiếp xúc được với tổ tiên tâm linh, tổ tiên huyết thống trong mấy phút đồng hồ được thầy hay là một sư cô hướng dẫn. Và khi họ đứng lên họ trở thành một con người khác, họ buông bỏ tất cả những hận thù, những tuyệt vọng, những giận hờn và họ tiếp xúc, họ móc nối được với tổ tiên của họ.

Cây có gốc, sông có nguồn

Khi chúng ta cầu nguyện như vậy thì làm gì có chất mê tín ở trong đó. Chúng ta chỉ truyền thông với tổ tiên tâm linh hoặc là tổ tiên huyết thống của chúng ta mà thôi. Chúng ta hứa với tổ tiên tâm linh và huyết thống là sẽ thương yêu nhau và chấp nhận nhau, tha thứ cho nhau. Đó là  thứ truyền thông  giúp cho chúng ta giữ được sức khỏe tâm thần.

Tôi nghĩ rằng nếu trong mỗi gia đình Việt Nam, chúng ta duy trì được bàn thờ Tổ tiên và mỗi ngày để ra một phút để cha mẹ, con cái cùng đứng trước bàn thờ đó thắp một cây hương. Không cần nói gì hết cũng được, im lặng trong một phút.  Cái đó đủ giúp cho chúng ta không lâm vào tình trạng mất gốc và phóng thể. Tôi nghĩ một nhà thương gia, một nhà chính trị đều có thể làm như vậy. Tây Phương họ đã bắt đầu làm như vậy.

Hôm qua chúng tôi có nói rằng: Niết bàn, Thiên đường, Tịnh độ là những cái mà mình có thể tiếp xúc ngay trong giây phút hiện tại và cái mà chúng ta gọi là Thiên đường của Xã hội Chủ Nghĩa, theo tôi thấy, nó cũng đã có rồi và có ngay trong giây phút hiện tại, nếu chúng ta có tuệ giác chúng ta có thể tiếp xúc với nó ngay trong giây phút hiện tại.

Nếp sống cộng đồng.

Sang đến phần này, Thầy Nhất Hạnh trình bầy tổ chức và đời sống đích thực của Tăng thân Làng Mai. Tăng thân Làng Mai có thể coi là một mô hình lý tưởng cho một tổ chức xã hội của những người vô sản theo chủ nghĩa xã hội.

Chúng tôi là một tăng thân gồm có người xuất gia và tại gia, sống ở những tu viện và những trung tâm thực tập ở Tây phương. Có nhiều người trong chúng tôi đã tốt nghiệp đại học, đã có văn bằng Tiến Sỹ y khoa hay là luật; Chúng tôi đã ra đi làm, đã có lương lớn, đã có nhà lớn.

Nhưng mà chúng tôi một khi tiếp xúc được với hạnh phúc của sự tu tập thì chúng tôi thấy rằng hạnh phúc đó lớn quá. Chúng tôi có thể buông bỏ được những địa vị của chúng tôi trong xã hội, để trở thành người xuất gia, hay người tại gia, tu học với nhau. Sự tu tập của chúng tôi là làm thế nào mỗi phút mỗi giây trong đời sống hằng ngày đều có hạnh phúc. Không đi tìm hạnh phúc trong tương lai, mà đi tìm hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Chúng tôi biết rằng xây dựng tình huynh đệ là sự thực tập để chúng tôi buông bỏ được những danh, những lợi ở ngoài đời. Chúng tôi có rất nhiều hạnh phúc, tuy rằng chúng tôi từ nhiều quốc gia tới, từ nhiều nền văn minh khác nhau, nhưng với sự xây dựng tình huynh đệ đưa chúng tôi tới gần với nhau.

Không ai trong chúng tôi có một trương mục ngân hàng riêng. Không ai trong chúng tôi có một  xe hơi riêng, xe mô tô riêng hay là một cái điện thoại di động riêng. Chúng tôi hoàn toàn không có một cái gì hết, chúng tôi sử dụng những tiện nghi của đoàn thể thôi và chúng tôi sống rất hạnh phúc. Trước kia, chúng tôi đã từng sử dụng những  số tiền lớn và những chức vị  quan trọng trong xã hội. Nhưng một khi chúng tôi buông bỏ rồi, chúng tôi không còn tiếc nuối. Tại vì chúng tôi đạt được tình huynh đệ, nó có tính cách nuôi dưỡng, trị liệu và giúp cho chúng tôi có chất liệu đi tới trên con đường lý tưởng.

Một tăng nhân vô sản người Tây phương

Chúng tôi có thể làm việc và sống với nhau như một tăng thân, chúng tôi là những người vô sản thực thụ, chúng tôi là những người cộng sản thứ thiệt. Nếu quý vị tới mà ở với chúng tôi, chúng tôi là những người cộng sản chính hiệu. Chúng tôi không có ai có trương mục ngân hàng riêng, không có xe hơi riêng và chúng tôi chỉ sử dụng những tiện nghi của đoàn thể thôi và chúng tôi rất là có hạnh phúc.

Đối với chúng tôi, Tịnh độ là cái chúng tôi đang sống trong mỗi giây phút của đời sống hằng ngày, chúng tôi không  tìm cái Tịnh độ hay Niết bàn ở tương lai.  Cái mà chúng ta gọi là thiên đường của xã hội chủ nghĩa, quý vị cũng có thể đạt được ngay trong giây phút hiện tại, nếu quý vị thiết lập được, tạo dựng được, chế tác được tình huynh đệ. Nếu có tình huynh đệ rồi thì sẽ không có ý hướng muốn loại trừ nhau, muốn tranh dành nhau nữa và quý vị có cái thiên đường xã hội chủ nghĩa ngay từ bây giờ, không có cần phải đi qua những giai đoạn quá độ này kia kia nọ. Ngay trong hiện tại là chúng ta đã có cái thiên đường đó, nếu chúng ta biết chế tác tình huynh đệ, biết hiểu nhau và biết tha thứ cho nhau.

Tri giác sai lầm

Phương pháp quán chiếu của đạo Phật trước hết là nhận thức, nhìn nhận sự có mặt cuả khổ đau. Có những khổ đau như là nghèo đói, ngu dốt, bệnh tật, vô tổ chức nó đưa lại. Chúng ta phải công nhận những cái khổ đau do những tình trạng như vậy đưa lại nghèo đói, ngu dốt, bệnh tật, thiếu tổ chức. Chúng ta phải phấn đấu để chống lại, để chiến thắng nghèo đói, bệnh tật, ngu dốt ,thiếu học và vô tổ chức. Nhưng nếu chúng ta có được tình huynh đệ, tay nắm tay nhau, không có vì quyền lợi cá nhân hay địa vị cá nhân. Chúng ta nắm tay nhau được như anh em trong một nhà, thì chúng ta có thể chiến đấu và chúng ta có thể chiến thắng được bốn tệ nạn đó, tức là nghèo đói bệnh tật thiếu học và không có tổ chức.

Một xã hội không có tổ chức nhưng mà có rất nhiều khổ đau không phải từ bốn lĩnh vực đó tạo ra. Những cái khổ đau  từ sự hiểu lầm, từ những tri giác sai lầm, làm cho cha hiểu lầm con, con hiểu lầm cha, vợ hiểu lầm chồng, chồng hiểu lầm vợ và đưa tới những bi kịch. Chắc quý vị còn nhớ chuyện thiếu phụ Nam Xương [i] và chàng Trương. Chúng ta làm khổ nhau tại vì chúng ta có rất nhiều vô minh, có rất nhiều tri giác sai lầm. tri giác sai lầm là nguyên do là thủ phạm của 90% những  đau khổ mà chúng ta phải gánh chịu. Cái đó trong đạo Phật gọi là vô minh, vô minh là thiếu hiểu biết, thiếu ánh sáng..

Chúng ta sở dĩ sợ hãi nhau, nghi kị nhau muốn loại trừ nhau tại vì chúng ta không hiểu được nhau. Trong chúng ta, người nào cũng có tâm niệm yêu nước yêu dân. Nhưng chúng ta nghi nhau. Anh đó có thật là yêu nước yêu dân không ? hay là anh có ý  hướng muốn lật đổ tất cả? vô minh là một trong ba chất độc. Trong đạo Phật gọi là tam độc: tham, sân, si. Tham tức là tham vọng, sân tức là giận hờn, si tức là tri giác sai lầm;  gọi là tam độc. Ngoài ba chất độc đó, còn có chất độc khác như ganh tị, như tuyệt vọng. Có rất nhiều khổ đau tới từ phía ngu dốt, bệnh tật, nghèo đói, vô tổ chức. Nhưng cũng có rất nhiều khổ đau đến từ vô minh, từ tri giác sai lầm.

Phương pháp trị liệu

Đến đây Thầt Nhất Hạnh đưa ra những biện pháp cụ thể để tiêu tán những hiểu biết sai lầm: Lắng nghe và  Ái ngữ.

Nếu gia đình chúng ta tan nát, không ai tin ai, thì đó có thể không phải tại vì nghèo đói, vì bệnh tật, mà vì chúng ta không hiểu nhau, chúng ta lên án nhau. Vậy sự thực tập làm tiêu tán những hiểu lầm, thiết lập lại truyền thông, đem lại hạnh phúc trong gia đình là chuyện chúng ta có thể làm được. Nó không thuộc phạm vi tôn giáo. Còn muốn chữa trị chúng ta phải có những biện pháp cụ thể. Trong đạo Phật chúng ta có rất nhiều tuệ giác và những phương pháp để làm chuyện đó.

Hôm qua tôi có dịp thưa trình với quý vị là trong đạo Phật có những biện pháp có những pháp tu giúp cho chúng ta đem tâm trở về thân, để có mặt thực sự trong giây phút hiện tại. Mình có mặt thực sự trong giây phút hiện tại thì mình mới có thể đối phó được với những gì đang xảy ra. Nếu mình không có mặt thì ai giải quyết cho. Vì vậy có mặt trong giây phút hiện tại là viên đá nền tảng của sự thực tập. Mình phải có mặt bây giờ và ở đây để giải quyết vấn đề.

Trước hết sự có mặt của mình giúp cho mình tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống, để mình được nuôi dưỡng và được trị liệu. Thứ hai, khi mình có mặt trong giây phút hiện tại thì mình có thể nhận thấy những nỗi khổ niềm đau  đang biểu hiện lúc đó. Và khi quý vị tới một trung tâm thực tập thì người ta chỉ dẫn cho quý vị những  biện pháp rất là cụ thể để nhận diện, ôm ấp, đối phó với những  nỗi buồn, cơn giận của mình. Rồi sau đó với  năng lượng của niệm và của định hùng hậu thì mình có thể chiếu ánh sáng vào trong  bản chất của nỗi khổ niềm đau đó, mà tìm ra nguyên nhân xa gần. Một khi mà tìm ra gốc rễ của nó thì mình thực tập quán chiếu, dùng trí tuệ kia để mà nhổ tận gốc những tri giác sai lầm, nó là nguyên do của những nỗi buồn cơn giận đó. Cái đó gọi là tuệ giác của đạo Phật.

Với những biện pháp thực tập như vậy chúng tôi đã tu tập, chúng tôi đã biến đòan thể chúng tôi thành một gia đình tâm linh có đủ hạnh phúc.

Nghệ thuật lắng nghe và ngôn từ hòa ái

Chúng tôi đã từng đi từng tổ chức tại chỗ những khóa tu để cho thiền sinh ở các nước tới tu tập mỗi mùa hè. Chúng tôi có hàng ba bốn ngàn thiền sinh đến từ cái nước Âu châu và Mỹ châu và mỗi mùa hè như vậy chúng tôi đếm thì chúng tôi thấy có ít nhất là 40 quốc gia có mặt trong đạo tràng của chúng tôi.

Sự tu tập đó giúp cho mọi người lắng dịu, mọi người được tưới tẩm những hạt giống của thương yêu của hiểu biết. Mọi người học phương pháp lắng nghe và ái ngữ để thiết lập lại được truyền thông và hòa giải với nhau. Không có khóa tu nào mà trong đó không có những phép la mầu nhiệm biểu hiện. Luôn luôn là có những cặp cha con, cặp vợ chồng hòa giải được với nhau và đem lại hạnh phúc.

Tôi nhớ một lần có khóa tu cho sáu bảy trăm người tại Odenbert miền bắc nước Ðức, toàn là cho người Ðức. Tới ngày thứ sáu tôi ra cho họ một bài tập là quý vị đã tiếp nhận pháp môn ái ngữ lắng nghe rồi, quý vị đã biết  nghệ thuật lắng nghe bằng  tâm từ bi rồi. Quý vị đã biết sử dụng ngôn từ hòa ái để giúp cho người kia có thể hiểu được và để giúp cho người kia có cơ hội nói ra những nỗi khổ niềm đau của mình.

Mọi người trong Học Viện lắng nghe

Những người thanh niên đó đã có khả năng sử dụng ngôn từ hòa ái mà trước đó họ không làm được. Tại vì trước đó chưa có ai tưới tẩm hạt giống của hiểu và của thương nơi họ, giúp cho họ thấy rằng bố họ cũng là nạn nhân của những hiểu lầm của những khó khăn.. Pháp môn nầy rất  mầu nhiệm. Nếu quý vị có tham dự vào một khóa tu bảy ngày, quý vị sẽ thấy rằng tới ngày thứ sáu, quý vị đã thay đổi rất  nhiều. Quý vị có thể lắng nghe được, quý vị có thể sử dụng ái ngữ và quý vị có thể mở được cánh cửa trái tim của người kia, lâu nay đóng im ỉm và nhất định không chịu mở ra.

Nối lại tình thâm

Trong phần này Thầy Nhất Hạnh đi thẳng vào đề tài chính: “Vai trò của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện tại”

Mỗi năm, mỗi tháng mỗi ngày chúng tôi đều học hỏi thêm tại vì chúng tôi chỉ làm việc đó thôi. Chúng tôi nghĩ rằng vai trò của đạo Phật là phải giúp cho những gia đình trong xã hội thiết lập lại được truyền thông và đem lại hạnh phúc trong từng gia đình. Ví dụ như trong một thôn làng, một khu phố có một ngôi chùa ; thì ngôi chùa đó phải đóng vai trò lãnh đạo tinh thần, lãnh đạo đạo đức cho khu phố  hay thôn làng đó.

Trong ngôi chùa đó, các thầy sống với nhau như anh em trong một nhà, có tình thương có tình huynh đệ và có khả năng chuyên môn học được từ sự tu học của mình để có thể giúp được cho những gia đình trong thôn làng đó, khu phố đó. Tại vì có những người họ vẫn tiếp tục là người Do Thái giáo, người Thiên chúa giáo hay là người Cộng sản, nhưng họ vẫn có thể thừa hưởng được sự thực tập..  

Ở Tây phương chúng tôi đã thiết lập những trung tâm gọi là Mindfullness Center, Trung tâm thực tập chánh niệm. Trong đó không thờ Phật, không  đốt hương, không tụng kinh nhưng tất cả mọi người đều được học hỏi phương pháp thở, phương pháp đi, phương pháp nhận diện những khổ đau những  khó khăn., được học những  phương pháp ái ngữ và lằng nghe. Sự thực tập hoàn toàn không có tính cách tôn giáo, tín ngưỡng.

Những Mindfullness center – Trung tâm thực tập chánh niệm –  nầy, chúng tôi lột hết  màu sắc tôn giáo và chỉ để cái nguyên chất của tuệ giác Phật giáo mà thôi. Chúng tôi không sử dụng danh từ Phật học và chúng tôi đã thành công. Trong tương lai chúng tôi muốn mỗi thành phố lớn ở Âu châu Mỹ châu đều có những trung tâm thực tập chánh niệm như vậy.

Vai trò ngôi chùa trong khu phố hay trong thôn làng là phải làm sao giúp cho từng gia đình  thiết lập lại được truyền thông giữa cha và con, giữa chồng và vợ. Tại vì các thầy các sư cô trong chùa đã biết cách làm. Cho nên các thầy các sư cô có thể can thiệp vào nội bộ gia đình đó, với sự yêu cầu của họ, để giúp cho họ làm được công việc đó. Các thầy, các sư cô trong chùa có thể tổ chức những khóa tu ba ngày, hay là năm ngày để cho người ta tu theo và học được những phương pháp như vậy. Tôi tin rằng chỉ trong sáu tháng hay là một năm, tình trạng của khu phố đó, thôn làng đó sẽ đổi khác.

Nhà nước bây giờ hiện có chính sách xây dựng những thôn văn hóa, những khu phố văn hóa, những tổ văn hóa, ở trong đó không có những tệ nạn xã hội như mãi dâm, như ma túy, như tội phạm, như  tham nhũng. Chúng ta thấy rằng trong Ðảng và trong nhà nước có những phần tử đã giác ngộ đã thấy rõ ràng là mình phải đối phó với những tệ nạn xã hội đó, nếu không thì chúng ta không thành công được.

Chiều hướng tâm linh

Trên  bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội, nếu chúng ta không có chiều hướng về tâm linh của đạo đức thì chúng ta sẽ thất bại. Vì vậy, sự xây dựng những thôn văn hóa, những khu phố văn hóa đó rất là cần thiết. Nếu không, chúng ta sẽ tạo ra một hoàn cảnh trong đó những hạt giống xấu, những cái gien xấu của chúng ta và của những người trẻ được tưới tẩm. Và vì vậy những đau khổ sẽ xuất hiện rất nhiều khắp mọi lĩnh vực. Nên phải có những cố gắng để xây dựng nếp sống văn hóa. Văn hóa ở đây có nghĩa là đạo đức, là sự vắng mặt của những tệ nạn xã hội.

Nhưng nhà nước với công an và cảnh sát có thể làm được gì ngoài cái chuyện kiểm soát và trừng phạt. Sở dĩ người trẻ họ sa vào vòng ma túy, sa vào vòng băng đảng tội ác hay là sắc dục là tại vì họ không cảm thấy thỏa mái và hạnh phúc. Trong gia đình, họ không có truyền thông tốt với cha với mẹ, họ thấy cha và mẹ làm khổ nhau. Họ không có gốc rễ trong gia đình, họ không có gốc rễ trong văn hóa, trong truyền thống. Họ là những con ma đói. Cho nên  biện pháp giải quyết là phải tận gốc, nghĩa là chúng ta phải làm thế nào để giúp được cho những gia đình đó thiết lập lại được truyền thông giữa cha với con, giữa vợ với chồng. Đem lại hòa điệu, thương yêu và hạnh phúc đó là công việc mà Phật giáo có thể làm được.

Từ bỏ cái học từ chương

Chúng tôi đã hiện đại hóa được Phật giáo, chúng tôi đã phục vụ được cho cộng đồng Tây phương và cộng đồng Việt Nam ở bên đó. Chúng tôi có niềm tin rằng nếu các thầy, các sư cô và các đạo hữu cư sĩ nắm được những pháp môn thực tập này; tức là nhận diện được những cái nổi khổ niềm đau, thấy được những gốc rễ của nó, có thể làm lắng dịu những nổi khổ niềm đau đó và giúp cho người ta thực tập được ái ngữ và lắng nghe, thế nào cũng giúp được cho cha con vợ chồng tái lập được truyền thông, đem lại được hạnh phúc. Chúng tôi nghĩ rằng đó là công tác căn bản mà đạo Phật có thể đó góp được.

Trong hai tháng vừa qua, thăm viếng và tiếp xúc với cộng đồng Phật giáo chúng tôi có nhận thức rằng: cái học của chúng ta đang còn có tính cách lý thuyết hơi nhiều. Tại các trường Cơ Bản Phật học, các trường Trung Học Phật Giáo của chúng ta rất là còn lý thuyết. Học cái gì chúng ta phải đem ra thực tập liền lập tức, đó là lời phát biểu của chúng tôi đối với các nhà lãnh đạo ở trong cộng đồng đại gia đình Phật Giáo.

Ở Làng Mai, tại các trung tâm tu học của chúng tôi, cái học của chúng tôi rất là thực tiễn. Mình giảng dạy cái gì, mình phải làm được cái đó. Nếu sống trong đoàn thể, trong gia đình, trong cộng đồng, mình không thực tập được sự hòa giải, thiết lập được truyền thông và giúp nhau khôi phục lại được tình thương và hạnh phúc, thì làm sao mình có thể thành công được trong khi mình đi ra ngoài giúp những người khác? Và chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta thiết lập ra những cơ sở, ví dụ như những Viện Phật Học Ứng Dụng,  Trong đó chúng ta vừa học, vừa thực tập và làm cho được, thì chúng ta sẽ có những người cán bộ,  người xuất gia và người tại gia, đi ra phục vụ cho thôn văn hóa trong cộng đồng văn hóa. Giúp cho Ðảng, giúp cho Nhà nước thành công được trong sự xây dựng một cộng đồng tốt đẹp, không có những tệ nạn như tham nhũng , tội phạm, xì ke, ma túy,  đĩ điếm.

Giải quyết nạn tham nhũng

Trước khi về Việt Nam, phái đoàn chúng tôi đã nghe rằng nạn tham nhũng rất trầm trọng tại Việt Nam. Trong Ðảng, cũng như trong Nhà nước, rất muốn đánh phá nạn tham nhũng đó. Chúng tôi trong đạo Phật có nghe nói rằng: con sư tử là con thú rất có sức mạnh và không có con vật nào có thể chiến thắng con sư tử được. Chỉ có một con vật có thể làm con sư tử chết mà thôi, đó là những con vi trùng. Những con vi khuẩn phát triển và sinh sản ngay trong cơ thể con sư tử.

Trong đạo Phật gọi đó là sư tử trùng: những con vi trùng trong thân thể con sư tử. Chúng ta có thể chiến thắng tất cả những chướng ngại, những  khó khăn. Nhưng nếu chúng ta để cho những con vi trùng phát triển trong cơ thể của chúng ta thì chúng ta sẽ chết vì những con vi trùng đó. Vì vậy cho nên chúng ta phải cẩn thận lắm mới được.

Tấm lòng yêu nước thực sự.

Trước khi về Việt Nam, chúng tôi đã phát nguyện rằng đừng vì muốn được đối xử dễ dãi và thành công mà mình đi theo con đường của sự tham nhũng. Có thể có những khó khăn: khi mình đi vào phi trường, những cuốn sách mình đem theo để tặng, muốn cho nó lọt mau thì mình phải đưa ra một cái bì thư. Hoặc là ở các cơ quan các cấp, các nghành, nếu mình muốn cho công việc được dễ dàng, mình áp dụng các phương pháp mà đa số đều áp dụng, tức là đưa ra những cái bì thư.

 Chúng tôi đã bàn rất kỹ với tòa đại sứ Việt Nam ở tại Pháp, chúng tôi nói rằng chúng tôi không có muốn nuôi dưỡng tham nhũng nữa và vì vậy cho nên chúng tôi cương quyết là sẽ không áp dụng phương pháp đó, dù chúng tôi gặp những khó khăn, dù chúng tôi bị chặn lại ở nhiều chỗ. Chúng tôi về với mục đích đóng góp cho đất nước; nếu mà chúng tôi sử dụng biện pháp đó là chúng tôi đi ngược lại với chủ tâm của chúng tôi. Nếu chúng ta vì muốn được dễ dãi, muốn được thành công mà áp dụng cái phương pháp đó thì chúng ta làm hư đất nước, chúng ta làm cho những con vi trùng trong cơ thể con sư tử nó lớn lên và chúng ta sẽ chết vì cái đó. 

Đây là sự thực tập của tất cả chúng ta, chúng ta hãy ráng cắn răng chịu đựng đi ngang qua những khó khăn, nếu chúng ta lựa con đường dễ dãi, con đường tham nhũng thì chúng ta sẽ làm hư sự nghiệp của các bậc tiền nhân, của những người đã ngã xuống cho chúng ta có thể buớc đi lên, đứng dậy. Chúng tôi nghĩ rằng là nếu chúng ta thiết lập được những  trung tâm giáo dục đào tạo những cán bộ người xuất gia, người tại gia có khả năng giúp thôn làng khu phố, cũng cố lại được cấu trúc gia đình. Tại vì gia đình là đơn vị căn bản của xã hội, giúp cho cha truyền thông lại được với con, giúp cho con truyền thông lại được với cha, cho vợ với chồng truyền thông trở lại được và đem lại hạnh phúc trong gia đình.

Đó là một trong những công tác yêu nước căn bản. Chuyện đó có thể làm được vì phương pháp cũng như giáo lý mà chúng ta cần đến để làm công việc này, nó có rất  đầy đủ rất cụ thể trong truyền thống Phật giáo.Chúng tôi đã thành công được ở Tây phương,  không có lý do gì chúng ta không thành công được ở Việt Nam.

Ngôi chùa, gia đình và học đường

Chúng tôi cũng đã từng đi giảng dạy ở các nước Ðại Hàn, Trung Quốc, chúng tôi thấy cái học Phật ở các nước đó cũng còn lý thuyết. Nếu được nhà nước, nếu được Ðảng yểm trợ cho công tác này thì chúng ta có thể thay đổi được bộ mặt của chúng ta rất là mau chóng với sự đóng góp của những người Phật tử. Tôi nghĩ rằng giới giáo chức trong các trường tiểu học, trung học có thể tham dự vào công trình này. Tại vì học đường là cơ hội thứ hai. Nếu người trẻ thất bại trong gia đình thì còn cơ hội thứ hai là học đường.

Các thầy, các cô giáo có thể đóng vai trò của cha của mẹ và cho người trẻ đó một cơ hội thứ hai để thành công. Cho nên các thầy giáo, các cô giáo cũng có thể học được biện pháp này, để mình cũng có thể làm thầy, làm cha, làm mẹ.  Giúp cho các em đó trở về được với gia đình và giúp được cho phụ huynh chuyển hóa. Học đường phải có liên hệ mật thiết với phụ huynh học sinh. Sự thực tập của thầy giáo, của phụ huynh học sinh đưa tới sự chuyển hóa, sự bảo hộ học sinh. Cho nên tôi nghĩ rằng ngôi chùa, gia đình và học đường phải liên minh được với nhau để chăm sóc cho người trẻ.  Ngôi chùa – Gia đình – Học đường,  chúng ta phải có một công thức, phải có một sự cộng tác rất là chặt chẻ giữa giới phụ huynh, giới giáo chức và giới tu sĩ. Nếu chúng ta đi theo được con đường này thì chúng ta có thể thành công được trong thời gian ngắn và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đi trước Trung Quốc tới 30 năm trên con đường hiện đại hóa đạo Phật.

Đạo Phật nhập thế

Tôi đã từng đi giảng dạy tại các nước Á châu, tôi thấy rằng chúng ta có cơ hội. Đạo Phật của chúng ta là đạo Phật nhập thế, đạo Phật đi vào cuộc đời. Đạo Phật đối trị với những vấn đề có thật trong cuộc đời, chứ không phải là  đạo Phật bay bổng trên mấy tầng mây. Trong truyền thống chúng ta đã từng như vậy.

Hôm qua chúng tôi đã có dịp hàn huyên với chư vị về vua Trần Thái Tông,  ngài mới 20 tuổi thôi, mà phải đối diện với quá nhiều tuyệt vọng, quá nhiều đau khổ. Nhưng nhờ có một vị thầy rất  vững chãi, tức là quốc sư Viên Chứng ở trên núi Yên Tử mà Trần Thái Tông đã vượt thắng được những khổ đau, những tuyệt vọng đó. Ba người con của An Sinh Vương Liễu (Trần Tung, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Khang) đã không nghe lời cha để trả thù, ba người đã cộng tác chặt chẽ với vua Trần Thái Tông và vua Trần Thánh Tông. Đó là nhờ sức cảm hóa của đạo đức Phật giáo, nhờ tu mà nhà Trần đã đặt được nền tảng vững chãi cho triều đại.

Sự ngiệp của  vua A Dục

Nếu quý vị có đọc qua cuộc đời và sự nghiệp của vua A Dục [ii]  thì quý vị thấy vua A Dục thành công rất  lớn là nhờ chiều hướng tâm linh và đạo đức.

Vua A Dục (Ashoka)

Ban đầu thì vua A Dục rất là bạo động, trong cuộc chiến tranh vua đã tàn sát rất  nhiều người. Cuối cùng, vua đã thống nhất  lãnh thổ Ấn Ðộ.. Nhưng  vua đã làm hay hơn, sau khi thống nhất lãnh thổ, vua đã có khả năng thống nhất được lòng người.. Điều này là một điều rất  kỳ lạ, thống nhất lãnh thổ là hay lắm rồi nhưng mà chưa hay bằng thống nhất được lòng người. Nhờ chiều hướng tâm linh, vua đã làm được công việc thứ hai đó, thống nhất được lòng người. Quý vị có biết rằng trong 26 năm đầu của triều đại A Dục vương  vua A Dục đã ra lệnh ân xá 25 lần, ân xá cho tội phạm 25 lần liên tiếp, vua đã quy y và tiếp nhận năm giới và vua đã thực tập năm giới đó rất  đàng hoàng. Tuy  là phật tử nhưng vua kính trọng tất cả những truyền thống tâm linh tôn giáo có mặt ở toàn cõi Ấn Ðộ và yểm trợ họ ngang nhau. Vua ra sắc lệnh : các truyền thống không có được nói xấu nhau, không được tấn công nhau. Nhờ đem một chiều hướng tâm linh vào đời sống của nhà chính trị  nên nhà vua đã làm gương cho dân chúng Ấn Ðộ. Vua đã thống nhất được lòng người.

Nhà chính trị cũng phải có hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc gia đình

Sau cùng Thầy Nhất Hạnh nói với những chính trị gia trong Đảng Cộng sản và Chính quyền nên có một đời sống tâm linh, có đạo đức để làm gương cho người dân trong nước. Thầy nhấn mạnh, tình huynh đệ và tình thương, căn bản của giáo lý Phật đà, mới đem lại hạnh phúc.

Tôi nghĩ các nhà chính trị ở Việt Nam cũng có thể làm được như vậy, cũng có thể làm được như vua Trần Thái Tông hay vua A Dục.

Tướng Võ Nguyên Giáp cũng ngồi thiền

Tôi biết hiện thời ở Hà Nội, tướng Võ Nguyên Giáp mỗi ngày đều có ngồi thiền. Tôi không lấy làm lạ, tại vì ngồi thiền như vậy nó đem lại thanh thản cho chính bản thân mình, mình có thì giờ ngồi tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống. Trong khi ngồi thiền, mình làm lắng động tâm tư, mỗi giây phút trong sự sống của mình nó có cái phẩm chất của nó. Ngồi yên được là rất hay, ngồi yên thì cái tâm mình mới yên, tâm yên thì mình mới tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống.

Tôi biết rằng thủ tướng Phạm Văn Ðồng cũng đã quy y ở chùa Ðậu, tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên, tại vì cha ông chúng ta đều làm như vậy trong quá khứ. Nhưng  điều tôi mong mõi là chúng ta đừng đợi đến tuổi già rồi mới đem vào đời sống của mình một chiều hướng tâm linh. Năm 20 tuổi mình có đã thể làm  như vậy và mình phải cho quần chúng thấy mình đang làm như vậy. Cho nên tôi mong ước trong Ðảng, cũng như trong chính quyền, nếu quý vị có khuynh hướng muốn sống đời sống tâm linh thì quý vị phải tự nhiên thôi. Nếu cần đi chùa thì cứ đi chùa, nếu muốn ngồi thiền thì cứ ngồi thiền. Tại sao phải ngần ngại?

Phải cho quần chúng thấy là mình có một nếp sống tâm linh như vậy. Khi  chúng ta thấy rằng gia đình của nhà chính trị  có hạnh phúc chúng ta tin tưởng nhiều hơn ở gia đình đó, ở nhà chính trị. Chúng ta làm gương, chúng ta dạy không phải bằng lời nói mà bằng sự sống hàng ngày..

Trong đạo Phật có truyền thống An Bằng Thủ Ðạo, có nếp sống tri túc. Thanh niên bây giờ nghĩ rằng hạnh phúc là ở chỗ  tiêu thụ, có nhiều tiền để mua những cái gì mình có thể mua. Chúng ta không thấy rằng tại các nước quá phát triển, tuy là tiêu thụ rất nhiều nhưng khổ đau cũng rất nhiều. Tôi đã từng tiếp xúc với những người tỉ phú, quyền lực rất  lớn tiền bạc rất  nhiều. Nhưng  phần lớn đều sống cô đơn, sống trong tuyệt vọng. Trong số đó có nhiều người tự tử. Những thầy, những sư cô có gốc Tây Phương sở dĩ xuất gia là đã thấy rõ ràng rằng : tiêu thụ, giàu sang, sắc dục không đưa lại hạnh phúc. Chính, tình huynh đệ, cái lý tưởng độ đời giúp đời mới đem lại hạnh phúc trong đời sống hằng ngày. Chúng ta khai thác nhưng bao giờ cho đủ với lòng tham của con người. Cho nên phát triển kinh tế công nghiệp hóa là một chuyện, nhưng mà học cái nếp sống hạnh phúc dựa trên tình huynh đệ, tình thương lại là chuyện khác.

Chỉ có tình thương mới đem lại hạnh phúc, điều này chúng ta phải nói với tuổi trẻ. Nếu không có tình thương, nếu không có thì giờ để có mặt cho người thương thì chúng ta làm sao có hạnh phúc được. Cả một nền tôn giáo như đạo Phật là để chỉ dạy, chỉ dạy một chuyện thôi. Đó là làm thế nào để có thể thương được, thương như thế nào để đừng đưa nhau đến chổ hệ lụy, thương như thế nào để có thể hiến tặng cho nhau niềm vui hạnh phúc mỗi ngày mỗi giờ. Đó là giáo lý thương yêu trong đạo Phật.

Tôi xin để cho thời gian còn lại, để chúng ta có thể trao đổi. Xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

***

Phần thứ Hai: Trao đổi quan điểm. Hỏi và Đáp

Đề nghị của một GS trong Ban tổ chức (BTC):

Hôm nay chúng tôi xin được chủ động một chú,t thưa thiền sư, chúng tôi muốn hỗ trợ thiền sư trong việc tọa đàm trao đổi. Để các quý vị khán giả đây sẽ đặt ra câu hỏi, trước hết xin ý kiến thiền sư. Sẽ có hai cách, một là các vị cử tọa chủ động nêu ra từng câu hỏi và thiền sư sẽ trả lời, hai là chúng tôi  tập trung lại những câu hỏi đó và đọc lên, sau đó thiền sư lựa chọn trả lời . Xin phép thiền sư cho ý kiến.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh :Xin tùy ý quý vị, chúng tôi sao cũng được.

Ban Tổ Chức hỏi : Thưa thiền sư đứng về phương diện nghiên cứu của trung tâm chúng tôi có đặt ra một số câu hỏi  tập hợp của các cán bộ nghiên cứu giảng dạy. Hôm qua thiền sư đã trả lời được một số câu hỏi cho trung tâm rồi, hôm nay tôi thấy có một số câu hỏi nữa :  

                      1. a.     Câu hỏi thứ nhất : xin  thiền sư vui lòng cho biết  vai trò thờ cúng    tổ tiên ở các nước trên thế giới hiện nay như thế nào? Và cái xu hướng của nó ra sao? Tất nhiên cái này chúng tôi có nhã ý là với các nước phương Tây.

  1. b.     Câu hỏi thứ hai : cũng xin thiền sư vui lòng cho biết một số nét rất cơ bản về  đạo tràng Làng Mai của thiền sư hiện nay, những đặc điểm và xu hướng của nó, tất nhiên vừa qua chúng tôi đã được biết rất nhiều nhưng nếu có thể xin được biết thêm.
  1. c.      Câu hỏi thứ ba : xin thiền sư vui lòng cho biết những nội dung kế thừa và phát triển của thiền Làng Mai với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
  1. d.     Câu hỏi thứ tư : trong lịch sử dân tộc Việt Nam thì Phật giáo đã từng có những đóng góp đáng kể tạo nên sắc thái đặt biệt cho nền cho nền văn hóa Việt Nam. Vậy theo thiền sư  trong thời hiện đại Phật giáo có thể có những đóng góp gì cho sự phát triển của dân tộc, câu này vừa qua chúng tôi đã được nghe một chút.
  1. e.      Câu hỏi thứ năm : chúng tôi biết trong buổi thuyết trình tại Phân viện của Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh thì thiền sư cho rằng chính trị và tôn giáo là hai lĩnh vực khác nhau, nhưng cả hai đều có chung là sự hiện diện của đạo đức. Theo thiền sư thì tôn giáo cũng như chính trị mà không đạo đức thì đều phá sản, vì chính trị và tôn giáo đều có nền tảng chung, chắc chắn chúng sẽ có quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế xin thiền sư cho biết giữa chính trị và tôn giáo có quan hệ với nhau như thế nào? Xin thiền sư vui lòng cho biết những ý kiến của mình, xin cảm ơn. Quý vị nào có câu hỏi cứ chuyển dần cho chúng tôi, nếu tự đứng lên thì xin thì tự giới thiệu một chút

Ban tổ chức đặt năm câu hỏi

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời:

Nhu yếu tìm về gốc rể của người Tây Phương

Thầy Thích Nhất Hạnh trả lời câu hỏi thứ nhất về thờ cúng tổ tiên ở Tây phương .

Kính thưa liệt vị, người Tây phương rất có nhu yếu tìm về gốc rễ của họ, như vậy nhu yếu đó cũng giống như nhu yếu của chúng ta là luôn luôn muốn tìm về gốc rễ. Hoa kỳ có những người có gốc Ái Nhĩ Lan, có gốc Ðức, có gốc Ý.  Khi mới qua Hoa kỳ để  lập nghiệp có thể họ chưa có nhu yếu đó, hoặc là cái nhu yếu đó chưa đủ mạnh. Nhưng cuối cùng đến thế hệ thứ hai, thứ ba thì nhu yếu đó từ từ  biểu hiện ra. Và tất cả những người lập nghiệp tại Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đều có chí hướng muốn tìm về gốc rễ của mình ở Âu Châu rất là rõ. Tuy  họ không có an trí một bàn thờ tổ tiên ở nhà của họ, nhưng  trong nhiều nhà ho vẽ ra cái cây để cho họ thấy cái chi của mình nó tới từ những cái nhánh nào.

Thiền sinh mỗi khi tới Làng Mai thì được thực tập cụ thể hơn. Chúng tôi thiết lập một bàn thờ tổ tiên cộng đồng. Đến ngày thờ cúng tổ tiên thì cái bài vị rất là vĩ đại, có những tờ giấy được cắt thành hình trái tim, hoặc hình trái cam và mỗi người viết xuống đó tên họ vị tổ tiên của mình mà mình muốn tiếp xúc. Tất cả các thiền sinh đều dán bài vị của những người đó lên trên bàn thờ và chúng tôi cũng làm cỗ. Những người Hòa Lan thì họ tổ chức với nhau để làm ra những món ăn đặc biệt Hòa Lan để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Những người Pháp thì họp lại với nhau để làm ra món ăn đặt biệt Pháp để dâng lên bàn thờ tổ tiên cộng đồng. Sự thực tập ở chổ này không phải là khi đặt món cúng lên bàn, rồi thắp hương mới là thực tập. Thực tập là ngồi lại bàn với nhau  những món nào mới là quốc hồn, quốc túy của nước mình, rồi cùng đi chợ mua những yếu tố để về làm những  món đó. Khi ngồi bàn với nhau như vậy thì đã là thực tập rồi và khi đi chợ có niềm vui  huynh đệ, đến khi về thì các ông các bà Hòa Lan họp nhau để làm. Trong khi nấu  thì mình đang tiếp xúc với tổ tiên với truyền thống của mình rồi. Vì vậy không khí rất là vui giống như  không khí ngày hội. Ngày thờ cúng tổ tiên tổ chức tại đạo tràng Làng Mai là  như vậy.

Tôi không biết sau này người Tây phương sẽ thờ cúng tổ tiên dưới hình thức nào, nhưng tôi có thể nói rằng tiếp xúc với Phật giáo, họ thấy rằng sự thực tập : ba cái lạy, năm cái lạy, thờ cúng tổ tiên giúp cho họ thiết lập lại được quan hệ với tổ tiên huyết thống, với tổ tiên tâm linh. đây là một đóng góp lớn của Làng Mai, của văn hóa Việt Nam cho thế giới Tây Phương.

Thiền là sự sống

Để trả lời câu hỏi thứ hai, Thầy Nhất Hạnh nói về căn bản tu tập của đạo tràng Làng Mai là Thiền. Thiền có ba năng lượng : Niệm, Định và Tuệ

Một ngày thiền tập: Thiền là sự sống

Thiền là văn hóa, là sự sống. Khi chúng ta đưa tâm trở về với thân, để có mặt đích thực trong giây phút hiện tại, đó là Thiền. Và nếu chúng ta quen, thì một hơi thở vào cũng đủ để giúp cho tâm trở về với thân và có mặt ngay trong giây phút hiện tại. Chúng ta biết rằng thương yêu có nghĩa là có mặt cho người mình thương yêu. Nếu anh không có mặt thì làm sao anh thương yêu được. Vì vậy điều kiện tiên quyết của sự thương yêu là mình phải có mặt cho người yêu. Và cái món quà quý nhất mình có thể tặng cho người yêu của mình là sự có mặt của mình, chứ không phải là một món quà mua ở siêu thị.

Sự có mặt của mình phải có phẩm chất, phải tươi mát, phải ngọt ngào và vì vậy cho nên phải làm thế nào để mình thật sự có mặt. Và sự có mặt của mình nó tươi mát nó ngọt ngào đó là thiền. Nếu mình có những cau có, những giận hờn, những buồn tủi, sự có mặt đó thực sự không có phẩm chất. Thiền trước hết là sự có mặt, sự có mặt đích thực của mình và sự có mặt của phẩm chất mình hiến tặng cho người yêu, người yêu đó có thể là bố mình, mẹ mình, vợ mình, chồng mình hay là con mình. Thứ nhứt, sự có mặt của mình ngọt ngào tươi mát. Thứ hai, khi mình có mặt thực sự rồi thì mình có thể nhận diện được sự có mặt của người yêu thương, có nghĩa là công nhận sự có mặt của người kia. Và thiền tức là sống sâu sắc ngay trong giây phút hiện tại. Nếu mình đi thêm một bước nữa thì mình thấy thiền là khả năng nhận diện những nỗi khổ niềm đau. Nhìn sâu vào để thấy gốc rễ của nó và dùng trí tuệ vô thường, vô ngã, tương tức để chuyển hóa những  nỗi khổ niềm đau đó, thì gọi là thiền. Năng lượng chúng ta sử dụng trong thiền gồm có ba thứ : Niệm, Ðịnh, Tuệ.

Năng lượng của Niệm, Định, Tuệ

Niệm có nghĩa là ý thức được những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại, ví dụ như khi mình thở vào mình ý thức được hơi thở vào của mình, thì gọi là chánh niệm về hơi thở. Khi mình bước đi một bước chân mình ý thức được mình đang bước đi một bước chân trên trái đất xinh đẹp này thì đó gọi là chánh niệm về bước chân. Khi mình uống trà và thân tâm mình hoàn toàn có mặt trong giây phút hiện tại và mình tiếp xúc được với chén trà một cách đích thực thì lúc đó uống trà trong chánh niệm. Chánh niệm tức là sự có mặt của thân tâm và nhận diện những gì đang xảy ra ngay trong giây phút hiện tại, và sống từng phút giây sâu sắc như vậy của đời sống hằng ngày. Trong chánh niệm, nó có nghĩa là thiền và khi ta có năng lượng chánh niệm rồi, chánh niệm là năng lượng giúp cho mình có mặt thực sự, thì mình sẽ có năng lượng thứ hai là Ðịnh.

Định là chuyên chú vào một cái và tâm mình không có bị tản mát lôi kéo theo những cái khác, cái đó gọi là năng lượng thứ hai, gọi là Ðịnh. Khi có Niệm và Ðịnh rồi thì mình có khả năng quán chiếu nhìn sâu và phát kiến ra sự thật, cái đó gọi là Tuệ. Cái thấy sâu sắc có khả năng chuyển hóa những  nỗi khổ niềm đau của mình. Tại vì những  nỗi khổ niềm đau của mình nó phát sinh từ những tri giác sai lầm.

Thiền là chế tác ra năng lượng của Niệm, của Ðịnh, của Tuệ và sống sâu sắc mỗi giây phút của đời sống  mình, nhìn sâu vào thực tại để thấy những gốc rễ của khổ đau và dùng Tuệ giác của đạo Phật như là một thanh gươm báu chặt đứt những gốc rễ của những khổ đau đó. Gốc rễ của những khổ đau  là vô minh, là tri giác sai lầm mà chúng ta là nạn nhân, nói vắn tắt là như vậy. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể thực tập được thiền.

Chúng ta có thể phối hợp hơi thở với buớc chân, chúng ta thở vào một hơi và buớc một buớc nói ta đã về. Và khi ta thở ra một hơi bước một bước nữa, nói ta đã tới. Nếu chúng ta muốn buớc mau hơn nữa thì khi thở vào ta bước hai bước ta nói đã về đã về, và khi thở ra ta bước hai bước ta nói đã tới đã tới. Về đâu ? Tới đâu ? Về với giây phút hiện tại, tới với giây phút hiện tại. Mỗi hơi thở, mỗi bước chân, mỗi nụ cười, mỗi ánh mắt đều giúp cho chúng ta sống sâu sắc với giờ phút đó và  đem lại hạnh phúc cho ta, cho những người chung quanh ta. Đó gọi là thiền duyệt, thiền duyệt là niềm vui của thiền định. Ngồi cũng hạnh phúc, đi cũng hạnh phúc đứng cũng hạnh phúc, thở cũng hạnh phúc, ăn cơm cũng hạnh phúc, uống trà cũng hạnh phúc, chải răng cũng hạnh phúc, đi tiểu cũng hạnh phúc.

Đạo Phật có thể sống chung với Mácxít không có khó khăn gì hết.

Tôi thấy rằng đạo Phật có một yếu tố rất quý, đó là thái độ bao dung không  giáo điều. Ngày xưa đạo Phật đã có khả năng sống chung với đạo Lão đạo Khổng và chắc chắn ngày hôm nay đạo Phật có thể sống chung với Mácxít không có khó khăn gì hết.

Ngày hôm qua, tôi đã nói rằng những thế hệ Phật tử là sự tiếp nối của Tuệ giác đạo Phật và những thế hệ sau này theo đạo Phật phải đưa đức Thích Ca đi xa hơn phải khai triển Tuệ giác của đức Thích Ca để cho Tuệ giác đó luôn luôn có thể thích ứng được và phục vụ được cho con người đương đại. Những người Mácxít cũng vậy, những người Mácxít là sự tiếp nối của Mác, phải đưa Mác đi về tương lai, phải khai triển tuệ giác của Mác, phải làm sao cho tuệ giác đó luôn luôn mới có thể đáp ứng được với những  nhu yếu của con người đương đại. Nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta còn có khó khăn nào nữa.

Tôi nghĩ rằng Việt Nam có cái khả năng chuyển hóa. Văn hóa Việt Nam có khả năng chuyển hóa rất là lớn. Tây phương nó có chữ : transformation tức là khi nào mà mình ăn vào một cái gì đó thì mình phải tiêu hóa được cái đó và nó trở thành một phần của cơ thể mình. Nó phải tiêu hóa cho được. Thì tất cả những  yếu tố văn hóa mà chúng ta tiếp thu từ ở ngoài, Việt Nam có khả năng chuyển hóa biến dưỡng được và nó trở thành ra Việt Nam thì tôi nghĩ rằng đạo Phật phải trở thành ra đạo Phật Việt Nam, đạo Lão phải trở thành đạo Lão Việt Nam, đạo Khổng phải trở thành đạo Khổng Việt Nam và truyền thống Mác phải trở thành truyền thống Mác Việt Nam.

Nếu làm được như vậy, chúng ta không còn  khó khăn nữa, chúng ta có thể nắm tay nhau đi một cách rất  hài hòa với tình huynh đệ. Sẽ không có sự kỳ thị chống đối loại trừ nhau nữa. Hạnh phúc là  điều mà chúng ta có thể có được ngày hôm nay, nếu chúng ta có được nhận thức khai phóng cởi mở đó.

Đi như một dòng sông

Trong phần này Thầy Nhất hạnh trả lời câu hỏi thứ ba : Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và đạo tràng Làng Mai.

Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử là một truyền thống có khuynh hướng tổng hợp. Trước khi có phái Trúc Lâm Yên Tử thì chúng ta có những phái thiền khác như là phái Tì Ni Ða Lưu Chi, phái Tăng Hội, phái Vô Ngôn Thông, phái Thảo Ðường, rồi có phái Lâm Tế rồi bắt đầu có phái Tảo Ðộng. Nhưng  tất cả đều xuôi vào một dòng sông, trở thành thiền phái Yên Tử. Ngày đó chúng ta có một vị quốc sư có tên rất hay Nhất Tông Quốc Sư. Nhất tông nghĩa là một tông phái thôi, đó thật sự là Phật giáo thống nhất trong nội dung chứ không phải trong hình thức. Tại vì chúng ta có khuynh hướng muốn đi với nhau như một dòng sông mà không có xé lẻ, không có đi riêng ra. Khi đi được với nhau như một dòng sông thì chúng ta sẽ mạnh như một cái thực tại.

Phương châm của chúng tôi tại Làng Mai là phải đi như một dòng sông, mà khi chúng ta đã được dòng sông chấp nhận rồi thì chúng ta thấy cộng đồng là chính thân của chúng ta, thân thể của chúng ta. Chúng tôi gọi là tăng thân, tăng tức là đoàn thể, chữ tăng không có nghĩa là người xuất gia đâu, chữ tăng vốn là chữ  Sangha [i] tiếng Phạn chỉ có nghĩa là đoàn thể thôi. Đoàn thể tổ chức tu theo đạo Phật thì gọi là tứ chúng, nó có bốn yếu tố. Tức là xuất gia nam, xuất gia nữ, tại gia nam, tại gia nữ gọi là tứ chúng. Vậy thì khi mình gia nhập vào trong  đoàn thể tu học rồi, thì đoàn thể đó trở thành hình hài của mình, tăng thân của mình.

Cũng vậy, khi mình có tình huynh đệ rồi thì người nào cũng là thân thể của mình và mình thấy được nỗi khổ niềm đau của họ chính là nỗi khổ niềm đau của mình, những khó khăn của họ là những khó khăn của mình. Khi thấy được như vậy rồi, thì sẽ không còn có cá nhân chủ nghĩa, sẽ không còn có chuyện đi tìm hạnh phúc riêng hay có những giấc mơ riêng. Cho nên Trúc Lâm Yên Tử là là một thiền phái có khuynh hướng ôm lấy tất cả mọi truyền thống và có tính cách nhập thế vào đời, chứ không phải đứng ra ngoài cuộc đời. Chúng ta hãy tưởng tượng ông vua con tức là vua Anh Tông ngồi trên ngai vàng để trị nước và ông vua cha Trần Nhân Tông trở thành một đạo sĩ, một người xuất gia.

Đóng gópcủa đạo Phật vào lịch sử nước nhà

Để trả lời câu hỏi thứ tư, thầy Nhất hạnh nói : Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta có những thiền phái rất là Việt Nam như là thiền phái Tăng Hội. Xin nhắc cho quý vị nhớ thiền sư Tăng Hội, cha là người miền Bắc Ấn  Ðộ di cư về miền Nam Ấn Ðộ thân phụ của thiền sư Tăng Hội đã đi qua Việt Nam với tư cách của một nhà buôn, một thương gia trẻ. Khi tới Việt Nam, thân phụ của thiền sư Tăng Hội mới yêu chuộng đất nước đó cho nên muốn ở lại luôn ở Giao Châu và ông ta đã cưới một thiếu nữ Việt Nam làm vợ. Sau đó sinh ra chú bé Tăng Hội vì vậy thiền sư Tăng Hội sống ở đầu thế kỷ thứ ba, đã tu học thành đạt như một vị thiền sư ở Việt Nam ở thế kỷ thứ ba. Vào giữa thế kỷ thứ ba đã đi sang Trung Quốc vùng đất Đông Ngô (thời Tam Quốc) để giảng dạy đạo thiền, nghĩa là sớm hơn Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma 300 năm.

Chúng ta thường nghĩ rằng đạo thiền từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam, nhưng kỳ thực ban đầu là thiền sư Tăng Hội của Việt Nam của Giao Châu đã đi sang truyền bá đạo thiền ở Trung Quốc ở  đất Ngô vào giữa thế kỷ thứ ba. Sách Cao Tăng truyện có cho chúng ta biết rằng khi thiền sư Tăng Hội đi sang nước Ðông Ngô, thì bên đó chưa có người Trung Quốc nào làm tăng sĩ  và chính thiền sư Tăng Hội đã tổ chức đàn truyền giới đầu tiên để cho những người Ðông Ngô trở thành những vị xuất gia đầu tiên. Đó là vai trò của thiền sư Tăng Hội.

Tăng thân làng mai đồng tụng bài Thiền sư tăng Hội

Tôi nghĩ rằng trong công trình xây dựng một xã hội tốt đẹp của Việt Nam, đạo Phật có thể đóng một vai trò rất  lớn nếu chúng ta ý thức được, nếu chúng ta có can đảm chấm dứt nền học hỏi từ chương của chúng ta, và huấn luyện những người giáo thọ (những người cán bộ Phật giáo xuất gia cũng như cư sĩ) có khả năng đem đạo vào đời, giúp cho xã hội thiết lập lại được sự truyền thông, dựng lại cấu trúc gia đình. 

Đó là ước mong của chúng tôi. Xin cám ơn quý vị.

Các thầy các sư cô sẽ hiến tặng quý vị bài thiền sư Tăng Hội bằng tiếng Việt. (Quý thầy, quý sư cô cùng tụng bài Thiền sư Tăng Hội). Thầy nhất Hạnh đã không trực tiếp trả lời câu hỏi thứ năm. Thầy đã cho ý kiến trong phần: Nhà chính trị cũng phải có hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc gia đìnhrồi.

***

Tóm tắt và Kết luận  

Trong phần thuyết trình, Thầy Nhất Hạnh nhấn mạnh đến các điểm sau đây:

–          Con người phải làm sao giữ được cội nguồn, phải có truyền thông, bắt đầu từ trong gia đình, ra đến ngoài xã hội. Ban thờ tổ tiên thiết lập trong gia đình là sự tiếp nối của cội nguồn. Tổ tiên có mặt ngay chính nơi tế bào mỗi người, Cầu nguyện với tấm lòng thành không phải là mê tín dị đoan.

–          Thiền là một phương pháp của Phật giáo để đi đến sự truyền thông với mọi người. Với Thiền tập con người sẽ có tự do, không tham vọng, không hận thù, không bị bất cừ điều gì lôi kéo.

–          Tăng thân Làng Mai tu Thiền là một tổ chức sống chung giữa nhiều chủng tộc khác nhau, áp dụng phương pháp quán chiếu trong giáo lý Phật giáo, biết lắng nghe và dùng lời ái ngữ, xây dựng được tình huynh đệ cho nên chung sốngrất hạnh phúc.

–          Phật giáo Việt nam cần được cải cách, vứt bỏ lối học từ chương, học Phật phải biết áp dụng và đời. Phật giáo phải nhập thế. Phật giáo, học đường và gia đình cần phối hợp chặt chẽ để giảm thiểu những tệ đoan trầm trọng trong xã hội Việt Nam như tham nhũng, băng đảng, xì ke, ma túy, cờ bạc , đĩ điếm

–          Việt Nam trên đường công nghiệp hóa phải có một chiều hướng tâm linh, phải có đạo đức. Những nhà chính trị gia cũng cần phải có hạnh phúc gia đình để làm gương. Phát triển kinh tế công nghiệp hóa cần đi đôi với học cái nếp sống hạnh phúc dựa trên tình huynh đệ. tình thương. Giáo lý căn bản của đạo Phật là sự thương yêu, chia sẻ nỗi khổ và sẵn sàng tha thứ.

Đôi bên tặng quà kỷ niệm trước khi ra về

Trong lời kết của Ban Tổ Chức ông TS Nguyễn Đức Lữ cho rằng hai buổi tọa đàm đã rất bổ ích cho những nhà nghiên cứu của Học Viện. Ông cũng không quyên nhắc lại chính sách trước sau như một của Đảng và Nhà Nước là đảm bảo và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

Về điêm này, phải chờ đến biến cố Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng năm 2009 mới biết rõ hư thực.

Dưới đây là một video clip buổi tọa đàm với Thầy Nhất Hạnh tại HVCTQG HCM

_______________________________________________________


[i]  Sangha (sa., pi.) – Tăng-già 僧 伽 : Chỉ hội đoàn của các vị Tỉ-khâu (s: bhiksu), Tỉ-khâu-ni (s: bhiksuni) Sa-di (s: sramanera). Trong nhiều trường hợp, các Cư sĩ cũng được liệt cũng như các vào Tăng-già (từ đển Phật Học – Chân Nguyên)_________________________________________________________________________________________

[i] Thiếu phụ Nam Xương – hay vợ chàng Trương – Nguyễn Dữ có chép lại thành “Nam Xương nữ tử truyện”, trong tập Truyền Kỳ Mạn Lục. Bà tên thật là Vũ thị Thiết, chồng họ Trương (Trương Sinh), quê làng Vũ Điện, huyện Nam Xương (nay là phủ Lý Nhân) tỉnh Hà Nam. Tại địa phương này, dân chúng có lập miếu thờ.
[ii] A-dục vương (zh. 阿育王, sa. aśoka, pi. asoka)- cũng gọi là A-du-ca, dịch nghĩa là Vô Ưu, không ưu sầu, lo nghĩ; Tên của một vị vua xứ Maurya miền Bắc Ấn Ðộ, trị vì từ năm 272 đến 236 trước Công nguyên, mất năm 231. Trong lịch sử Ấn Ðộ, ông đã để lại nhiều dấu tích quan trọng. Sau một cuộc viễn chinh đẫm máu năm 260 ông có dịp được nghe Phật pháp và tỉnh ngộ, quyết định thành lập một »Vương quốc phụng sự Phật pháp.« Ông đích thân đi khắp các miền trong nước để bảo vệ luật lệ và chính pháp. Ông cũng là người cổ vũ việc ăn chay và chống tệ nạn giết thú vật cúng tế. Trong thời A-dục vương, đạo Phật phát triển mạnh ở Tích Lan. Người con trai của A-dục vương là Ma-hi-đà (Mahinda) cũng góp phần rất nhiều trong việc truyền bá đạo Phật. (từ đển Phật Học – Chân Nguyên)  Asoka đã thống nhất toàn cõi Ấn Độ. Với cách sống cùng những thông điệp khắc trên các trụ đá dựng lên khắp nơi trong đất nước, vua đã nỗ lực xây dựng một niềm tin nơi hướng đi nhân ái và bất bạo động. Trụ đá của vua dựng ở vườn Lumbini (bây giờ là Rummindai, Nepal), nơi Bụt Thích Ca giáng sinh, mang những dòng chữ Brahmi và ngôn ngữ Magadhi, còn đứng vững cho đến ngày nay.
 

[i] Alienation, uprooted-ness: Vong thân, mất gốc. – Buông bỏ mất các giá trị của gia đình, văn hóa, hay cộng đồng vì coi thường, không tha thiết với chúng nữa.
[ii] Gene:  có gốc từ tiếng German Gen, chữ tắt của Pangen,: Đơn vị của sinh học về di truyền – là các chuỗi nucleotides trong DNA hay RNA, chứa trong chromosome.
[iii] Tiên thiên / Hậu thiên: Nature / Nurture: Trong mỗi sinh vật, phần đến từ tự nhiên, do di truyền, như sẵn có,  thường xem là bẩm sinh và phần đến từ hoàn cảnh, môi trường sống, phần tập thành.
[iv]Ba lay & Năm lạy:  Ba cái lạy: –          lạy Phật, Pháp và Tăng (Tam bảo) –          Ba cái lạy cũng còn mang ý nghĩa lễ lạy ba ngôi qúy báu bên trong chúng ta và trong mỗi chúng sinh, vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt (Phật tánh), đồng một pháp tánh từ bi và bình đẳng (Pháp tánh), và đồng một đức tánh thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tánh). –          Và sau đây là hai bài viết của Thiền Sư Nhất Hạnh về ba lạy và năm lạy vói nội dung mới:  – trong đó lạy thứ nhất là lạy Tổ Tiên, xin tổ tiên phù hộ độ trì, lạy thứ hai là lạy Phật và chư Tổ Sư…….

[v] Ngũ thể đầu địa : Phật giáo Việt Nam thường lạy theo phương cách “Ngũ thể đầu địa“, tức là làm thế nào cho hai tay, hai chân và cái đầu đụng mặt đất. Đây làmột phương cách lạy tôn kính nhất trong tất cả các cung cách lễ lạy. Khi lễ lạy, người Phật tử đứng ngay thẳng, hai chân khép sát vào nhau, hai bàn tay chắp sát lại nhau cho khít theo thế hiệp chưởng (không phải thế hình búp sen) tiêu biểu cho sự nhất tâm. Khi lạy Phật có người để hai tay trước ngực lạy xuống. Cũng có người đưa hai tay lên trán rồi mới lạy xuống theo phương cách ngũ thể đầu địa, tức là khi lạy phải quỳ xuống, ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật và cúi lưng xuống đặt trán mình lên trên hai lòng bàn tay. Đối với phụ nữ, thường là quì thẳng lưng rồi lạy, chứ không đứng, vì hình thể đặc biệt của phụ nữ, khác với nam giới nên thế đứng thẳng không thích hợp. (theo http://www.thuvienhoasen.org/phathocvandap-10.htm)_________________________________________________________

Tháng 8, 2012

 

Leave a comment