Phỏng Vấn ông Lý Hồng Chí


                                Chỉ có một người độc nhất trong hoàn vũ hiểu được điều này
                                                                 là chính tôi mà thôi

—- Lý Hồng Chí.

Đào Viên

Lời nói đầu – Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập môn phái Pháp Luân công là một người được rất nhiều người biết đến.  Năm 1992, ông đã giới thiệu Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, cho công chúng tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Từ năm 1992 đến năm 1994, ông đã đi khắp Trung Quốc để giảng dạy Pháp Luân Công, một môn phái khí công. Năm 1999, chính phủ Trung Quốc ước tính có hơn 70 triệu người theo học Pháp Luân Công, Trước ảnh hưởng lớn lao ngày càng lan rộng, đảng Cộng sản và chính quyền Trung quốc đã ra tay đàn áp, không cho Pháp Luân công hoạt động tại chính quốc. Năm 1996, ông Lý Hồng Chí và gia đình tới định cư ở New York (Long Island).

Ông William Thatcher Dowell

Sau khi đến Hoa kỳ được trên một năm, ông đã được nhà báo William Dowell(1) đến phỏng vấn. Bài phỏng vấn đã được tuần báo Time Magazine đăng tải.  Nhận thấy qua bài phỏng vấn, ông Lý hồng Chí đã đề cập đến một số vấn đề rất mới mẻ không được nói đến trong sách “Chuyển Pháp luân” của ông –  sánh này đã được trích đăng trong Vườn Đào trước đây (bài viết Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công) – chúng tôi xin đăng dưới đây toàn bài phỏng vấn, dưới dạng chuyển ngữ sang tiếng Việt để quý độc giả tường lãm. Trong cuộc phỏng vấn ông Lý Hồng Chí có đề cập đến Phật giáo nhưng không có ý đả kích như trong sách Chuyển Pháp Luân. Ông cũng nói nhiều tới khả năng bất  phàm của ông và những hiện tượng siêu nhiên nhưng không muốn giải thích rỏ ràng với lý do có nói ra mọi người sẽ không hiểu được. Ông đã thấy một mối nguy cơ cho nhân loại mà cho đến nay khoa học kỹ thật tân tiến không thấy được. Sau cùng ông tiên đoán một tương lai rất đáng sợ cho nhân loại.Độc giả nào muốn đọc nguyên bản bài phỏng vấn bằng Anh ngữ, xin vào Trang Ngoại ngữ   http://wp.me/PqUAF-wt

***

Báo TimePháp Luân Công khác biệt với những môn phái Khí công thế nào?

Ông Lý Hồng Chí trên diễn đàn

Ông Lý Hồng Chí –  Có nhiều loại Khí công ở Trung quốc và tại nhiều nước khác. Tuy nhiên những loại Khí công đó chỉ nhằm mục chính yếu là để chữa bệnh hoặc để luyện tập thân thể, cho có sức khỏe tốt. Tôi đây dạy Khí công ở một trình độ cao hơn. Môn Khí công của chúng tôi có nội dung bao quát rộng lớn hơn. Tương tự như đạo Lão mà người Tây phương đã từng quen thuộc.
 
Báo Time Vậy Pháp Luân Công  là một phương pháp vận hành nội lực?
Ông Lý Hồng Chí –  Chắc ông đã biết rằng có một số người có những khả năng siêu phàm. Họ đạt được những khả năng độc đáo đó là nhờ ở sự tu luyện. Muốn đạt đến một trình độ cao, những người ấy phải tu tập thật hoàn mãn đầy đủ. Tới trình độ đó, tiếng Trung Hoa chúng tôi gọi là đã đạt Đạo.
 
Báo Time Trong sách của ông (Chuyển Pháp Luân), ông nói là có người dùng khinh công bay khỏi mặt đất. Ông cũng nói là những ai biết khinh công thì không nên cho người khác biết. Tại sao vậy?
Ông Lý Hồng Chí –  Điều đó thì cũng như bên Tây phương, những vị Thần trên thiên đường không nên để cho người phàm tục trông thấy, bởi vì người phàm tục sẽ không hiểu được lý lẽ bên trong.
 
Báo TimeÔng có bao giờ trông ai biết dùng khinh công bay khỏi mặt đất chưa?
Ông Lý Hồng Chí–  Tôi biết rất nhiều người làm được như vậy.
 
Báo Time Ông có thể miêu tả lại phép khinh công của một người mà ông biết.

David Copperfield dùng khinh công bay khỏi mặt đất

Ông Lý Hồng Chí  David Copperfield là một. Ông ta đã bay khỏi mặt đất trong những lần biểu diễn.

Báo Time Ông nói rằng môn Khí công của ông không nên dùng để chữa bệnh. Tại sao vậy?
Ông Lý Hồng Chí  Dùng để chữa bệnh là loại Khí công tầm thường. Một người có bệnh thì không thể nào tu luyện lên cao tầng được. Muốn có công năng, con người phải được thanh lý thân thể. Hết bệnh và khỏe mạnh là để có căn bản tu luyện lúc đầu ở trình độ thấp.
 
Báo Time Ông có bao giờ dùng Khí công chữa bệnh chưa?
Ông Lý Hồng Chí –  Tôi có thể làm được chuyện này, nhưng tôi không làm.
 
Báo Time Sao lại không?
Ông Lý Hồng Chí   Bởi vì tôi chỉ dạy Đại Pháp để mọi người tu luyện công. Tôi chỉ dạy nguyên lý của Pháp cho nhân loại thôi. Tôi không làm chuyện gì khác.
 
Báo Time Mục đích tối hậu là gì?
Ông Lý Hồng Chí –  Mục đích tối hậu là đạt Đạo là tu luyện viên mãn. Cuối cùng người tu sẽ ra khỏi tình trạng thế giới ta bà này. Tôi biết là con người được cấu tạo ra, không như những con người hiện hữu họ tưởng như bây giờ đâu.

Báo Time Tại sao ngay bây giờ ông không cho mọi người biết đường lối tu tập đi?
Ông Lý Hồng Chí –  Bây giờ loài người hiểu biết nhiều thứ mà trước đây họ chưa biết. Điều tôi muốn cho ông biết là đạo đức nhân loại không còn được tốt được như trước. Học viên Đại Pháp trong khi tu tập sẽ trở nên tốt hơn. Nhiều người đã có thể luyện công hoàn mãn và đạt Đạo. Có những người tuy không tu luyện viên mãn nhưng sẽ trở nên những người rất tốt.

 Báo Time Tại sao ông lại đến cư ngụ tại Nữu Ước?
Ông Lý Hồng Chí–  Bên Trung quốc, chính phủ tập trung mọi quyền lực. Vì số học viên Pháp luân công rất lớn nên chính phủ có thể cảm thấy có áp lực.
 
Báo Time Ông dạy Pháp luân công bên Trung Quốc có gặp khó khăn không?

Học viên Pháp luân công tu tập tại Bắc Kinh

Ông Lý Hồng Chí  Tại Trung quốc đã có trên 100 triệu học viên Pháp luân công. Con số chính thức (của chính phủ) là 60 triệu. Tôi muốn dạy cho mọi người trở nên con người tốt hơn và không dính líu đến chính trị. Tôi đã dặn họ là không tham gia vào những diễn biến chính trị để chuyên tâm tu luyện không bị ngoại cảnh chi phối.

Báo Time Vậy thì tại sao chính phủ Trung Hoa lại phải quan tâm?
Ông Lý Hồng Chí –  Hoa Kỳ là một nước Dân chủ. Có lẽ ông không hiểu được tình trạng một nước có chính phủ nắm hết quyền lực trong tay. Chính phủ Trung hoa biết những điều tôi dạy là tốt, tôi dạy mọi người cho có đạo đức. Họ quan ngại vì có quá đông người tu luyện công pháp.
 
Báo Time Ông học Khí công từ bao giờ?
Ông Lý Hồng Chí –  Tôi bắt đầu học lúc 4 tuổi. Hồi đó tôi còn nhỏ lắm nên thầy tôi chỉ dạy tôi những khía cạnh đơn giản thôi.
 
Báo Time Ông bắt đầu dạy Pháp luân công từ bao giờ?
Ông Lý Hồng Chí –  Khi ấy tôi khoảng trên 40 và đã tu luyện khí công nhiều năm. Khi tôi thấy khí công đã trở nên phổ biến rồi, tôi không muốn ra mặt với công chúng. Tôi không muốn dạy khí công để chữa bệnh hay để giữ thân thể khỏe mạnh.

Báo Time Thầy ông là những ai?
Ông Lý Hồng Chí –  Tôi không muốn nói tên những ông Thầy tôi ra. Tôi học nhiều thầy trong hai trường phái. Trước khi có Cách Mạng Văn Hóa, dân chúng có tự do tôn giáo. Người Trung hoa từng được hưởng như vậy. Cũng giống như dân chúng đi nhà thờ ở Tây phương vậy.
 
Báo Time Vì sao sau cùng ông lại ra mặt?
Ông Lý Hồng Chí –  Có nhiều vị thầy Khí công đã yêu cầu tôi xuống núi. Khi ấy tôi nói là đã có quá nhiều người tập khí công rồi mà tôi lại không muốn dùng khí công để trị bệnh hay để luyện tập sức khỏe. Họ bảo tôi, Thầy cứ dạy khí công khác với cách họ dạy đi. Họ dạy khí công cho mọi người để chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe, chính cũng là để cho thầy (tức là tôi) ra mặt dạy mọi người Pháp luân công.

Báo Time- Những thầy dạy khí công đó ở đâu?
Ông Lý Hồng Chí–  Họ ở trên núi.
 
Báo Time Phong trào pháp luân công đã bành trướng ra sao?
Ông Lý Hồng Chí –  Nhiều người Trung hoa trong nước tu tập khí công. Tất cả đều muốn tu tập để đạt đến cao tầng nhưng không có thầy dạy. Tất cả đều muốn tôi đứng ra dạy họ. Có một số người đứng ra tổ chức những buổi học tập và xin chính phủ chấp thuận.
 
Báo Time Ông đã quyết định sang Hoa kỳ từ bao giờ?
Ông Lý Hồng Chí –  Tôi đến đây năm ngoái. Năm trước đó tôi đã nộp đơn rồi.
 
Báo Time Ông có thấy là ở lại Trung quốc ông sẽ bị nguy hiểm không?Ông Lý Hồng Chí  Chính phủ (tôi) không nói rõ quan điểm của họ thế nào, nhưng bộ Công An nghĩ là số người tu tập quá đông. Khi chúng tôi dự kiến hội họp thì họ không chấp thuận bởi vì họ nghĩ sẽ có nhiều người đến quá.

Báo Time – Bánh xe Pháp Luân là cái gì?

Bánh xe Pháp Luân

Ông Lý Hồng Chí–  Bánh xe Pháp luân chỉ là một biểu tượng bên ngoài thôi. Bên trong mới có nhiều ý nghĩa.

Báo Time Như vậy thì bánh xe Pháp luân là một ý nghĩ trừu tượng?
 Ông Lý Hồng Chí –  Ở Tây phương, thần thức (hay ý thức) tách rời khỏi thân xác. Ở Đông phương hai thứ đó rất có thực và cụ thể.

Báo Time Ông nói là ông cài được bánh xe Pháp luân vào bụng học viên?
 Ông Lý Hồng Chí –  Tôi có thể chỉ dùng ý nghĩ để sai khiến thi hành mọi chuyện được.

Báo Time Tu tập luyện công là một việc tập luyện tinh thần hay thể chất?
Ông Lý Hồng Chí –  Cả hai thứ đó đều cần đến

Báo Time Một khi đã đạt Đạo rồi thì chuyện gì sẽ xẩy ra cho người học đạo?.
Ông Lý Hồng Chí  Mọi người đã biết là có nhiều chư vị thần Trung hoa. Người nào đã tu tập viên mãn, người ấy sẽ có những khả năng đặc biệt.
 
Báo Time Pháp Luân Công có làm cho người ta khỏi chết không?
Ông Lý Hồng Chí  Bên Tây phương, con người, sau khi chết rồi, có thể vào được Thiên đàng nhờ vào tu tập. Bên Đông phương, một người ngay khi còn tại thế có thể đạt đến cảnh giới của chư thần nhờ vào tu luyện.

Báo Time Ông hãy nói về thời Mạt Pháp
Ông Lý Hồng Chí –  Trong thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp (563-483 trước Công nguyên) khi đó chưa có chữ viết, cho nên Pháp được truyền khẩu. Năm trăm năm sau Phập pháp của ngài vì bị sửa đổi, khác với pháp nguyên thủy, đã không còn nữa. Điều đó có nghĩa là tu tập Phật pháp trở nên lộn xộn, làm cho người tu tập không đi đến đâu.
 
 Báo Time Tại sao bây giờ vẫn còn lộn xộn?
Ông Lý Hồng Chí –  Tất nhiên không phải chỉ có một lý do cho tình trạng này. Lý do lớn nhất làm cho xã hội ngày nay thay đổi là vì con người bây giờ không còn tin tưởng vào tôn giáo chính thống nữa. Họ đi nhà thờ nhưng không tin vào thiên Thần. Họ muốn làm gì thì làm. Lý do thứ hai đưa đến tình trạng này là kể từ đầu thế kỷ này, đã có những “dị chủng” (tạm dịch từ chữ aliens) vào xâm chiếm đầu óc con người, vào lý tưởng cùng văn hóa nhân loại.

Báo TimeNhững dị chủng đó từ đâu đến?

Bọn “dị chủng” đã tới địa cầu

Ông Lý Hồng Chí –  Bọn ấy đến từ những hành tinh khác. Tên của những hành tinh mà tôi dùng để chỉ ra rất khác biệt. Có nhiều hành tinh ở những phương trời loài người chưa tìm ra. Điểm chính yếu là những “dị chủng” đó đã làm hư hỏng nhân loại rồi. Ngay từ lúc đầu, mọi người đều biết rằng chưa bao giờ nền văn minh nhân loại đã tiến triển như ngày nay. Mặc dầu cả ngàn năm trôi qua, chưa bao giờ tình trạng lại như bây giờ.

Những “dị chủng” này đem những công nghệ tân tiến (vào xã hội) như máy vi tính và phi cơ. Bọn đó bắt đầu bằng giáo dục con người học Khoa học tân tiến, khiến cho con người mỗi ngày tin tưởng nhiều hơn vào Khoa học, do đó về phương diện tâm linh con người bị khống chế. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng các khoa học gia đã tự họ khám phá ra mọi chuyện, mà thực ra, nguồn cảm hứng của họ  đã bị chỉ đạo bởi “dị chủng” rồi. Không có Khoa học, nhân loại không thể sống còn.
 
Mục đích tối hậu của bọn “dị chủng” là thay thế giống người (nhân loại). Nếu chúng ta dùng kỹ thuật “cloning” để sao chép ra thành những con người, thì bọn “dị chủng” sẽ có thể chính thức thay thế thành nhiều con người. Thân xác con người còn sống hay đã chết có khác gì nhau? Khác nhau là cái linh hồn, là cái sức sống của thân xác. Nếu con người tạo ra được một một con người thì chư thiên Thần trên thiên đàng đâu có cho con người tân tạo đó một linh hồn đâu.
 
Bọn “dị chủng” sẽ nương theo đó nhập vào thay thế linh hồn con người và bằng cách ấy, bọn “dị chủng” đã xuống được địa cầu và trở thành cư dân địa cầu.Khi nhóm cư dân này lớn lên họ sẽ giúp nhau thay thế giống người bằng “dị chủng”. Họ sẽ tạo tác thêm nhiều bản sao “clone” nữa. Thế là giống người sẽ tuyệt chủng. Những “dị chủng” sẽ hành xử y như giống người, tuy nhiên họ sẽ đặt ra những luật pháp để giống người sẽ không còn sinh sản ra nữa.

“Cloning”: làm bản sao con người

Báo Time Ông có phải là một con người không?
 Ông Lý Hồng Chí   Ông có thể coi tôi là một con người
 
Báo Time Ông có phải là một con người của địa cầu này không?
 Ông Lý Hồng Chí  Tôi không muốn thảo luận về bản thân tôi ở cao tầng. Mọi người sẽ không hiểu đâu

Báo Time Bọn “dị chủng” muốn theo đuổi chuyện gì?
Ông Lý Hồng Chí –  Bọn này dùng những phương pháp ngăn cản mọi người thoát khỏi vòng cương tỏa của chúng. Họ làm cho dân cư địa cầu chống đối, gây chiến nhau, dùng khoa học chế tạo ra khí giới, thành ra nhân loại càng ngày phải dựa thêm vào khoa học và kỹ thuật. Bằng cách đó bọn “dị chủng” dễ dàng xâm nhập, chuẩn bị thay thế loài người. Công nghệ quân sự dẫn đầu cho các công nghệ khác như vi tính, điện tử, phát triển.
 
Báo Time Nhưng thực chất bọn “dị chủng” muốn cái gì?
 Ông Lý Hồng Chí  Thân xác con người là một vật tuyệt xảo trong vũ trụ. Đó là hình thức tuyệt vời nhất. Bọn “dị chủng” muốn có thân xác con người.
 
Báo Time Bọn “dị chủng” trông như thế nào?
 Ông Lý Hồng Chí –  Có nhiều “dị chủng” trông giống như con người. Khoa học kỹ thuật của Hoa kỳ đã tìm thấy vài “dị chủng”. Giữa bọn “dị chủng” với nhau, họ hết sức khác nhau

Báo Time – Ông có thể miêu tả ra không?
 Ông Lý Hồng Chí–  Ông không muốn có trong đầu những ý nghĩ ấy đâu.
 
Báo TimeThì ông cứ miêu tả ra cho tôi xem
Ông Lý Hồng Chí  Một loại “dị chủng” trông giống như con người, nhưng có cái mũi làm bằng xương. Một loại khác trông như những con ma. Lúc đầu, bọn ấy tưởng là tôi sẽ giúp họ. Bây giờ thì bọn ấy đã biết là tôi đang đuổi chúng đi rồi.
 
Báo Time Ông thấy tương lai ra sao?
Ông Lý Hồng Chí –  Tương lai của xã hôi loài người sẽ rất đáng sợ. Cho dù bọn dị  chủng không thay thế được nhân loại, nhân quần xã hôi sẽ tự hủy hoại. Công nghệ đang làm cho không khí nhiễm độc một cách vô hình. Những hạt li ti độc hại trong không khí đang làm tổn hại đến cơ thể con người. Thời tiết khí hậu ngày nay thay đổi bât thường là do không khí nhiễm độc và loài người tự mình không sao sửa lại được. Nước uống cũng bị nhiễm độc. Chúng ta có lọc nước uống đến mấy cũng không sao có được nước tinh khiết như ban đầu. Khoa học tân tiến không biết được sự tổn hại cho loài người rộng lớn đến đâu. Thực phẩm chúng ta tiêu dùng là từ dất đã được bón trước, Thịt thà chúng ta ăn cũng bị nhiễm. Tôi tiên đoán trong tương lai chân cẳng loài người sẽ bị méo xẹo lệch lạc, các khớp xương không xoay chuyển được, lục phủ ngũ tạng sẽ bị đảo lộn. Khoa học tân tiến chưa thấy được điều này.Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn ông hỏi tôi tại sao tôi đã hành xử và làm những điều tôi đang làm. Tôi chỉ nói cho học viên Pháp luân công biết mà thôi. Tôi không nói cho công chúng biết bởi vì họ sẽ không hiểu. Tôi đang độ cho những ai có thể tu để lên cao tầng và có đạo đức tốt. Khoa học tân tiến không hiểu điều này đâu, bởi thế các chính phủ nhà nước cũng chẳng làm gì được. Chỉ có một người độc nhất trong hoàn vũ hiểu được điều này là chính tôi mà thôi.Tôi không chống đối việc cho công chúng biết, nhưng tôi đang phải huấn luyện học viên Pháp luân công. Cho dù công chúng biết đi chăng nửa, họ cũng chẳng làm gì được. Mọi người không thoát khỏi (ảnh hưởng của) khoa học, khỏi những quan niệm của khoa học. Tôi không chống đối khoa học. Tôi chỉ muốn nói sự thực cho loài người. Tôi lái xe, tôi vẫn sống trong môi trường này. Ông đừng nghĩ là tôi chống đối khoa học.Nhưng tôi biết chắc rằng khoa học đang tàn phá nhân loại. Loài “dị-chủng” đã thiết lập song một lớp tế bào trong loài người rồi. Sự phát triển của máy vi tính bắt buộc đưa đến chuyện lớp tế bào đó kiểm soát khống chế nền văn minh và tâm linh nhân loại và sau cùng là sẽ thay thế toàn thể nhân loại.__________________________________________________________________________________
 

(1) Ông William Thatcher Dowell là một nhà báo phóng viên tự do. Sự nghiệp báo chí của ông bắt đầu năm 1969, khi đó ông đang học tại  trường Đại học American University ở Washington thì ông bỏ học sang Việt Nam làm báo. Kể từ ngày ấy ông đã đi rất nhiều nơi trên thế giới  (Saigon, Combodia, Laos, Hongkong, Tokyo, India, Nepal, Bangladesh…) làm việc cho cá hãng thông tấn NBC, ABC, NPR, Time Magazine (từ 1971-1989). Ông cũng đã làm phóng viên tại Beirut, kể cả tại Teheran (Ba tư) và Phi Châu. Từ 2001 đến 2005 ông dạy học tại đại học New York University ngành Báo chí chuyên về những vấn đế Trung Đông.

Hiên gia đình ông sinh sống tại thành phố Ferney Voltaire, Pháp quốc.

 

100 responses to “Phỏng Vấn ông Lý Hồng Chí

  1. Trong bài phỏng vấn, khi được hỏi tập Pháp Luân Công, sẽ có công năng là “khinh công” bay lên trời như thế nào, thầy Lý Hồng Chí đã trả lời rằng sẽ bay được như David Copperfield.

    David Copperfield là một người nổi tiếng thế giới như là một Ảo Thuật Gia đại tài. Ông có những thủ thuật làm những việc không ngờ – như đi qua tường Vạn Lý Trường Thành – nhưng khiến mọi người tưởng là thật.

    Ông David Copperfield đã biểu diễn bay thế nào? ông ta nằm ngửa trên mặt đất, khoanh tay trước ngực, rồi trong tư thế đó người bay bổng lên ba bốn thước. Sau đó ông dùng đôi tay bơi trong không khí để bay lên cao nữa.

    Nếu tập Pháp Luân Công mà bay và bơi trong không khí được thì không có gì là lạ là khi cả triệu người đã theo học Pháp Luân Đại Pháp của thầy Lý Hồng Chí.

  2. Chao cac ban. Phap luan Dai phap rat vi dieu. Nhung đieu ma thay noi deu o phuong dien cao tang, chung ta khong the dua ra loi nhan dinh.
    Thay da lam nhung dieu gi to lon den dau cac ban se khong the hinh dung noi dau. Cac ban hay doc cuon Chuyen Phap Luan thi se hieu hon ve thay va ve Phap, ve nhung dieu ma thay da truyen day.
    Thay day hanh xu theo chan thjen nhan, do la dieu tot, rat tot. Khi khong the tu luyen len cao tang thi van co the lam mot nguoi tot

    • Bạn đang tự hạ thấp mình và cũng muốn hạ thấp người khác đấy.

      Tại sao lại thông thể biết được những điều mà ông Lý Hồng Chí đã làm?. Sự thực là 80% những điều ông Lý HỒng Chí đã làm đã bị phá bỏ do nó không phục vụ cho sự phát triển cao nhất và tốt nhất của loài người.

      Chân, Thiên, Nhẫn không phải là chân lý của Vũ Trụ. Đó chỉ là một phát biểu về chân lý của vũ trụ của một người là ông Lý HỒng Chí. Chân lý của vũ trụ có thể phát biểu bằng nhiều cách và bởi nhiều người khác nhau. Mỗi chúng ta đều có khả năng đó.

      • Người đang tự hạ thấp ở đây chính là bạn đó bạn Phong Phú ạ. Bạn ơi tất cả là sự thật đó bạn, nếu bạn đọc sách của Rael, giáo phái rael thì bạn sẽ biết thông điệp và mục đích của người ngoài hành tinh là gì, hoàn toàn khớp với những gì sư phụ Lý nói. Bạn có biết sự kiện Trái Đất bị hủy diệt do thiên thạch đâm vào năm 2000 ko, nhưng nó lại không xảy ra là do người ngoài hành tinh tác động vào đó, vì họ không muốn Trái Đất – cái nôi sản sinh con người bị phá hủy vì con người là một tuyệt xảo của vũ trụ, chúng muốn nương nhờ thân xác con người, vì người ngoài hành tinh chỉ tiến hóa tột bậc về trí tuệ thôi, còn thể chất của họ rất kém.
        Ý sư phụ nói trong cái thế giới vật chất con người hiện hữu này chỉ Sư phụ hiểu nhất điều này, Chỉ có những bậc Chân Sư hay sư phụ Lý mới hiểu rõ nhất những điều này trong những con người thường, chứ Sư phụ không ý nõi sư phụ là người biết mà không có người thứ 2.
        Bạn Phong đang reply bạn Khuyet Danh: Bạn đang có 1 sự nhầm lẫn ở đây, ý bạn ấy nói các Đấng giác giả ở đây là những con người mà chúng ta gọi là chân sự, là Phật, hay là sư phụ của Lý Hồng Chí, đó là những con người đã tu đến đỉnh, mà để tu đến đỉnh thì tâm phải thật tĩnh tĩnh đến độ như Sư phụ Lý Hồng Chí miêu tả đó. Còn cái gọi là dị chủng đó là người ngoài hành tinh chứ không phải bậc Giác Giả, vì bấc Giả là những sư phụ đã dứt điểm với lòng trần mới có tâm tĩnh đếm nỗi không cảm thụ được như vậy, còn người ngoài hành tinh có cái dã tâm thao túng loài người thì làm sao có cái tâm gọi là tĩnh được. Bạn Phong đang nhần lẫm lẫn giữa các bậc Giác Giả và người ngoài hành tinh đó.
        Cái vẫn đề mà sư phụ nói chỉ sư phụ hiểu được là đang nói về người ngoài hành tinh, và dĩ nhiên các Bậc Giác Giả và Sư phụ đều hiểu rõ điều này vì họ đều mở được nhãn thông. Còn cái sư phụ Lý muốn thụ cảm ở các bậc Giác Giả vì Các Bậc Giác Gải này họ đã dứt tất cả phàm trần từ rất lâu rồi, và sự hiểu biết về vụ trụ của họ rất cao, còn sư phụ dù đang là Phật Di Lặc đầu thai và khai thông được huệ nhãn nhưng Sư phụ vẫn ở trong thân người thường và đang ở thế gian độ pháp nên có những huyền cơ còn cao siêu hơn mà Sư phụ Lý vẫn chưa cảm thụ được, mà chỉ có thế giới linh hồn của các bậc Siêu Giác Giả mới cảm thụ được, nhưng vì họ là linh hồn đã dứt cõi trần đã lâu nên tâm họ rất tĩnh, nếu sư phụ Lý tĩnh 1 thì họ tĩnh 10. Nên cái điều sư phụ hiểu mà người thường ko biết và cái các bậc Giác Giả cảm thụ được và sư phụ Lý chưa cảm thụ được từ họ là 2 vấn đề khau nhau nhé.

    • Bạn Phong Phú nói cũng đúng, hiểu biết về người ngoài hành tinh của ông Lý Hồng Chí còn sơ sài và lệch lạc kém xa so với một số những thành viên của các tổ chức thuộc chính phủ Hoa Kỳ.

      Nhiều người hoạt động trong các tổ chức này đã từng nghiên cứu và thậm chí tiếp xúc với nhiều chủng tộc ngoài hành tinh đến từ nhiều hệ thống sao khác nhau.

  3. Nhà phân tích nhân tâm

    tác giả thật tệ, bịa chuyện như thật, xem ra cũng rất quan tâm đến những gì được Đại sư Lý Hồng Chí giảng, tác giả chắc đã được nghe ai đó diễn tả lại nên có hình dung “sự việc” được chút ít, nhưng dùng cách thức này viết bài thì tệ lắm, thể hiện của con người tiểu nhân. Lần sau nếu viết thì cứ đàng hoàng mà viết VD: tôi nhận thấy…

  4. Mình đắc Pháp gần 1 năm mà chưa đọc bài này. Cám ơn nhà báo Đào Viên.

  5. Tôi đã tìm hiểu kỹ về môn này và quyết định cuối cùng là trở thành 1 người tu luyện Pháp Luân Công. Quả là đáng sợ khi hiểu rõ về những điều đang xảy ra với con người và trái đất này. Tôi coi đây là 1 cơ hội cho bản thân mình và tôi đón nhận nó!

  6. Khách qua đường

    Nhà Phân Tích Nhân Tâm nói đây là chuyện bịa.

    Trong bài “Phỏng vấn ông Lý Hồng Chí” chỉ có hai người: người đặt câu hỏi là nhà báo William Dowell và người trả lời là Thầy Lý Hồng Chí. Vậy ai là người bịa chuyện đây?

    Chẳng lẽ là bác Đào Viên là người đã dịch bài phỏng vấn từ Anh ngữ sang tiếng Việt. Nhà Phân Tích Nhân Tâm, nếu đọc được Anh ngữ, hãy vào đọc bài phỏng vấn Anh ngữ đó xem có phải là chuyện bịa không? ai là người bịa chuyện?

  7. “..Chỉ có một người độc nhất trong hoàn vũ hiểu được điều này là chính tôi mà thôi.”

    Câu này của Lý Hồng Chí không đúng đâu, Chính những phát biểu kiểu “nổ” như thế này khiến nhiều “đệ tử” Pháp Luân Công đang trở nên sùng bái Lý Hồng Chí

    Hiện nay đã có đầy đủ thông tin trên mạng để khẳng định điều này (nếu bạn nào khao khát sẽ tìm thấy). Có những sinh mệnh với hiểu biết cao hơn Lý Hồng Chí rất nhiều đang truyền thông điệp đến loài người, hiện nay Lý Hồng Chí đã biết điều đó và tạm thời lùi lại, nhường sân khấu cho những bậc thầy Vĩ Đại hơn.

    • Thầy nào cũng là là thầy cả . Đời mình như vậy là hạnh phúc rồi . Gặp được pháp là một duyên phận rồi . Chân Thiện Nhẫn là nền tảng của đạo đức

    • Minh Ngọc Nguyễn

      Bạn ơi không phải ai biết điều gì đó cũng sẽ nói toàn bộ cho mọi người. Khi nói điều gì đó cần có trách nhiệm với điều mình nói ra. Nó sẽ có ý nghĩa và tác dụng gì. Nếu nói để thỏa mãn sự tò mò của loài người thì đúng là không thể một lúc mà nói hết. Hơn nữa còn làm xáo trộn tưduy của con người mà chẳng giải quyết được gì. Xã hội thậm chí sẽ đại loạn. Sư phụ chỉ nói vậy, và những ai có quyếtt tâm tu luyện đến cùng dần dần muốn biết gì thì sẽ biết và cũng tự mình kiểm chứng.

  8. Tôi xin đưa ra một dẫn chứng ngay trong sách Chuyển Pháp Luân của Lý Hồng Chí, cuốn sách “gối đầu giường” của tất cả các học viên PLC, đây là một đoạn trích từ chương 3:

    “Tôi có một lần lấy tư tưởng của mình liên [kết] với bốn, năm Đại Giác Giả và Đại Đạo ở tầng cực cao. Nói cao [đến đâu], từ người thường mà xét thì quả thật là cao [đến mức] người ta có nghe cũng sửng sốt [khó tin]. Họ muốn biết trong tâm tôi có nghĩ gì. Tôi tu luyện đã nhiều năm như vậy, người khác muốn biết tư tưởng của tôi thì hoàn toàn không thể được, công năng người khác hoàn toàn không thể đánh vào được. Không ai biết được tôi, họ cũng không biết được tôi nghĩ gì; họ muốn liễu giải hoạt động tư tưởng của tôi, do vậy họ đã được tôi đồng ý, nên có một giai đoạn tư tưởng của tôi và họ liên [kết] với nhau. Sau khi liên [kết], tôi có chút đỉnh chịu không nổi; bất kể tầng của tôi cao bao nhiêu, cũng như tầng của tôi thấp bao nhiêu, bởi vì tôi ở nơi người thường, tôi vẫn còn làm một việc hữu vi: tâm đang độ nhân, để tâm vào việc độ nhân. Nhưng cái tâm của họ tĩnh đến trình độ nào? Tĩnh đến một trình độ đáng sợ. Chư vị nếu có một cá nhân tĩnh đến trình độ ấy thì còn được; [nhưng] bốn, năm vị ngồi nơi kia, đều tĩnh đến trình độ ấy, giống như một đầm [sâu] nước chết không có gì trong đó hết; tôi muốn cảm thụ họ mà không thể cảm thụ được. Mấy hôm ấy trong tâm tôi rất khó chịu, chính là cảm thấy một dư vị nào đó. Người thông thường chúng ta không [thể] tưởng tượng được, không [thể] cảm giác được; hoàn toàn là vô vi, [hoàn toàn] là không.”

    Đây là lời nói của Lý Hồng Chí khẳng định rằng ông ta chỉ liên kết tư tưởng một chút với những bậc Thầy đó là không thể chịu nổi, và ông ta không thể nào cảm thụ tư tưởng của các vị đó được.

    Vậy thì câu nói: “Chỉ có một người độc nhất trong hoàn vũ hiểu được điều này là chính tôi mà thôi.” liệu có phải là một sự phóng đại quá mức?

    Và thêm một câu hỏi nữa: Tại sao các vị đó lại muốn liễu giải tư tưởng của Lý Hồng Chí?

    • “Và thêm một câu hỏi nữa: Tại sao các vị đó lại muốn liễu giải tư tưởng của Lý Hồng Chí?”

      Họ muốn liễu giải hoạt động tư tưởng của Sư Phụ Lý Hồng Chí, Vì họ muốn biết, Sư Phụ Lý Hồng Chí sẽ giúp đỡ họ, hay phản đối họ.

      Tôi xin trích lại một đoạn trả lời trong bài phỏng vấn trên, để giải thích cho lập luận của tôi.

      Báo Time – “Thì ông cứ miêu tả ra cho tôi xem”
      Ông Lý Hồng Chí – “Một loại “dị chủng” trông giống như con người, nhưng có cái mũi làm bằng xương. Một loại khác trông như những con ma. Lúc đầu, bọn ấy tưởng là tôi sẽ giúp họ. Bây giờ thì bọn ấy đã biết là tôi đang đuổi chúng đi rồi.”

      • Ô Trời ơi, đến Lý Hồng Chí (sư phụ của khuyetdanh) “muốn cảm thụ họ mà không cảm thụ được” và “có chút đỉnh chịu không nổi”, thế mà khuyetdanh lại biết được là: “vì họ muốn biết, sư phụ Lý Hồng Chí sẽ giúp đỡ họ, hay phản đối họ”.

        Những vị ấy Lý Hồng Chí còn phải gọi là “Đại Giác Giả và Đại Đạo ở tầng cực cao” thế mà khuyetdanh lại cho rằng họ là một loại “dị chủng”.

        Khuyetdanh đã thấy cái ngây ngô trong lập luận của mình chưa? đã thấy trí tuệ của mình thật thấp kém chưa?

      • Khuyetdanh quả thật là bậc siêu phàm, có thể biết được các vị Đại Giác Giả đã nghĩ gì, trong khi đó Lý Hồng Chí thì không thể cảm thụ được tư tưởng của họ.

        Lý Hồng Chí phải tôn Khuyetdanh làm sư phụ mới đúng.

    • Trời a. Những người này đã không còn tồn tại trên đời này nữa, họ ở một tầng cao hơn cả ông Lý. Ông lÝ nÓi ngoai kia cÒn cÓ nhiều người còn cao hơn cả ông nữa mà

  9. “Chỉ có một người độc nhất trong hoàn vũ hiểu được điều này
    là chính tôi mà thôi”
    Câu này của Ông Lý Hồng Chí không đúng đâu, phát biểu đó là thổi phồng quá đáng khiến nhiều đệ tử PLC trở nên sùng bái Lý Hồng Chí.

    Ngay trong sách chuyển Pháp Luân, chương 3 chính Ông Lý Hồng Chí cũng thừa nhận rằng còn có các Đại Giác Giả cao cấp hơn ông ta rất nhiều, ông ta không thể nào cảm thụ tư tưởng của họ được.

  10. Tôi xin đưa ra một giải thích thêm nữa cho tâm lý sùng bái Lý Hồng Chí mà rất hay thấy ở các học viên PLC, những người tôn sùng Lý Hồng Chí là “Phật Chủ” hay “Đấng Tối Cao”… đã đến để giải cứu nhân loại.

    Khi Lý Hồng Chí nói về sự vĩ đại của mình, rằng mình là đấng tối cao trong Vũ Trụ, rằng mình là vô cùng, là vô tận, rằng không ai biết được mình, rằng mình là anpha và là bêta, rằng không có mình thì vũ trụ không tồn tại, rằng vũ trụ có mất đi thì mình vẫn tồn tại…vv thì ý nghĩa của điều đó là gì?

    Từ một nhận thức cao hơn, điều đó có nghĩa rằng Đấng đã tạo ra Vũ Trụ này, hay “Thượng Đế” hay “Trí Tuệ Vũ Trụ” hay “Đấng Tạo Hóa” hay “Creator God” vv.. hay bất cứ một cái tên nào mà các bạn muốn đặt cho điều đó MUỐN mượn lời nói của Lý Hồng Chí để nhắn nhủ với tất cả người nghe và người đọc rằng: Họ chính là điều vĩ đại mà Lý Hồng Chí đã nói đến, rằng mỗi một người trong chúng ta đều có quyền và có đủ điều kiện để tuyên bố điều đó, rằng mỗi một người trong chúng ta đều vĩ đại, đều độc nhất vô nhị, đều vô tận và hoàn hảo như vậy, không kém hơn một chút nào.

    Vậy thì có ai trong các “đệ tử” Pháp Luân Công hiểu được điều đó không? Xin thưa là không, không ai trong số họ hiểu được điều đó, bởi một lẽ đơn giản rằng, nếu có ai hiểu được điều đó thì họ đã không còn là “đệ tử” Pháp Luân Công nữa, nhận thức của họ đã vượt lên trên so với nhận thức của tất cả các học viên PLC khác.

    Thế thì điều gì đã xảy ra cho những “đệ tử” PLC mà không hiểu được điều đó? Họ sẽ trở nên sùng bái Lý Hồng Chí, họ cho rằng Sư Phụ của họ là tối cao và họ không thể nào sánh bằng ông ta, họ sẽ dần dần đánh mất sự tự tin vào chính bản thân mình, họ sẽ không còn tìm kiếm Thượng Đế bên trong họ nữa, mà họ sẽ chờ đợi để “Phật Chủ” hay “Đấng Tối Cao Lý Hồng Chí” ban ơn cho họ, cứu họ thoát khỏi cuộc đời ô trọc này và đưa họ lên thiên đàng, họ sẽ xem mọi lời nói của Lý Hồng Chí là chân lý và bổn phận của họ chỉ là “đi theo sự an bài của sư phụ”. Như vậy xét theo một khía cạnh nào đó thì họ đã thất bại, họ sẽ trải nghiệm nhiều gian khổ trước khi có thể tìm lại được Thượng Đế bên trong mình và hoàn tất cuộc “trở về” của mình.

    Thế còn Lý Hồng Chí, tại thời điểm ông ta tuyên bố những điều đó, liệu ông ta có hiểu được như vậy không? Theo tôi, tại thời điểm đó có lẽ ông ta chưa hiểu được điều đó, ông ta chỉ đơn giản nói điều đó để các “đệ tử” của mình tin vào ông ta và đi theo con đường mà ông ta đã vạch ra, ông ta e rằng những “đệ tử” nào đi lệch khỏi con đường đó sẽ không có cơ hội đạt được sự “viên mãn”, sẽ “bỏ lỡ cơ duyên từ vạn cổ”, và ông ta cũng muốn nói điều đó để khẳng định mình với tất cả các vị Thần, những người mà ông ta cho rằng đã “can nhiễu đến quá trình Chính Pháp” của ông ta.

    • lê trung hieu

      Có gì mà cư đả kich plc mãi không ngừng ,tôi thây răng plc co măt rât tjch cưc la nên tang vưng đê tât cả mọi người dù là thượng căn hay hạ căn đêu có thê tiêp thu dê dàng qua nhưng hinh anh thưc tiễn gân gủi ,va cũng đem lại sức khoe tôt cho nhưng ai thât sư muôn tim kiêm chân ly. Đưc Phât nói răng Chơn Tâm la bât diêt chứa đưng vạn pháp, suy ra tâng cao nhât cũng la chứng đươc chơn tâm ,mà trong chơn tâm tuy tịch tĩnh nhưng đông lai sanh ra Chân chanh phap ,thiện tánh , đương nhiên nhẩn cũng có ,bát nhã tâm kinh cũng là tu nhẫn đê hàng bô tat tiến tu chứng quả vị chánh giác. Riêng vê tầng thứ tôi thây cũng đúng. thử nghĩ Đưc Mục kiền liên vi không dứt bỏ phap hưu vi mà tao ra nghiêp qủa ,đó cung do tâng thư ngài ây tao ra, tôi nghi plc tuy không biêt se đạt tâng nao nhưng măt xa hôi tôi thây co sư tac đông tôt. Vê măt đạo va phái xưa nay vân thương xay ra ý bât đông ngay cả trong đao phât cung tranh cai mai giưa Tiệm va đốn Ngộ .nên nêu ai la phât tư ai la hoc viên plc ,ai la ngươi qua đương tât ca moi ngươi đêu có phât tanh chi là phương tiên đê hành khác nhau mà thôi .cái gi thái qua la chấp kiến ,châp phap,châp ngã .mỗi môt phap môn đêu có chô dùng cho từng thời, tưng hoan cảnh, từng nghiêp kiên, không thê noi la tôt hay xâu chi co thê noi liêu từng nguơi trong chúng ta trí tuê tơi đâu ,quan sat như thât vạn vât đươc chưa. Chinh Đưc Phât day phap huu vi la chướng pháp con đương giai thoat ,vây ha tât moi ngươi chuốc thêm phiền nảo.

      • Pháp của sư phụ Lý là tu luyện bản tính con người như vừa lúc mới sinh ra có Chân- Thiện – Nhẫn để có thể vượt qua Đại kiếp nan. Tại sao các đệ tử chưa hiểu được điều đó vì họ không để ý điều đó, vì xuất phát điểm của họ là người thường nên vẫn còn nhiều chấp trước của người thường, nên họ chưa cảm thụ được họ sinh ra từ vũ trụ và chân lý của vũ trụ. Cái mà bạn nói Sư phụ ở tầng thấp hơn các bậc Giác Giả cũng đúng thôi vì Sư phụ vẫn trong thân xác người thường và đang mang trọng trách cứu nhân loại khỏi Đại kiếp nạn nên vẫn mang tâm lo nghĩ , không thể so sánh với những linh hồn đã dứt hồng trần hàng ngàn năm được vì tâm họ tĩnh hơn sư phụ rất nhiều, và sự hiểu biết của họ về vũ trụ thì càng ko thể so sánh. Nhưng cái tôi muốn nói mà sư phụ nói đến đều là những kiến thức cơ bản của vũ trụ, mà các bậc Giác Giả đã biết từ lâu, nên không thể nói ” khi nhiều người đạt đến một ngưỡng hiểu biết nào đó thì những lời dạy đó không còn phù hợp nữa, không còn dùng được nữa.”, vì cái “nhiều người” mà bạn nói ở đây chỉ là những người thường, họ không thể hiểu được chân lý vũ trụ khi họ còn những bản năng ích kỉ về cá nhân hay chấp trước, đó là sự khác nhau của người thường và những người được khai thông huệ nhãn, chỉ có những người được khai thông huệ nhãn mới hiểu thế nào là chân lí vũ trụ thôi, và chân lí thì chỉ có một nên không thể nói là không còn phù hợp. Còn nữa, cái mà sư phụ muốn cảm thụ linh hồn của các bậc Giác Giả là những hiểu biết siêu phàm hơn nữa về vũ trụ, để muốn cảm thụ được các bậc Giác Giả này thì tâm phải tĩnh như họ, đó là hiện tượng “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, nếu tâm sư phụ tĩnh 1 thì tâm các bậc Giác Giả tĩnh 10, nên khó mà cảm thụ được,
        Nếu bạn còn những bản năng ích kỷ cá nhân, những chấp trước hay chưa khai thông huệ nhãn thì không biết thế nào là Đại giác ngộ đâu. Vì khi bạn khai thông huệ nhạn hoặc tu tập PLC bạn có thể để tự linh hồn mình thăng đến những cảnh giới cao hơn, vì bản chất linh hồn đâu phải dùng những giác quan tầm thường như giác quan con người để học tập Bạn nghĩ cây có thể mọc được là vì tự nhiên nó thế ư. Nói ra thì bạn không hiểu đâu, vì bạn vẫn để những giác quan tầm thường con người chi phối, khi bạn khai thông huệ nhãn đi thì bạn sẽ hiểu những điều tôi nói.

  11. @Quang,@PhongPhu : “bởi vì tôi ở nơi người thường, tôi vẫn còn làm một việc hữu vi: tâm đang độ nhân, để tâm vào việc độ nhân ” Trích Chuyển Pháp Luân ,theo thể ngộ của mình thì vì sư phụ đang tại nhân gian này ,đang ở cõi người thường ,sư phụ đang độ nhân ,vì là hữu vi ,nên mới có chút chịu ko nổi .và sư phụ nói những giác giả kia ở tầng cực cao ,nhưng ko hề nói là cao hơn sư phu.
    Nếu có gì sai thì các bạn hãy từ bi chỉ rõ .
    Và mong các bạn đọc Chuyển Pháp Luân nhiều hơn .

  12. Gửi Bạn Thuấn:

    Sư phụ của bạn cho rằng ông ấy “..tâm đang độ nhân, để tâm vào việc độ nhân”.

    Vậy thì câu hỏi đặt ra là phải chăng những Đại giác giả kia chỉ ngồi trên Thiên Đàng và gảy đàn cả ngày hay sao?

    Bạn cho rằng các Đại giác giả kia không cao hơn sư phụ bạn? ok, bạn cứ giữ ý kiến đó nếu thấy nó có ích cho bạn. Tôi chỉ nói với bạn điều mà sư phụ bạn cũng đã nói, đó là sư phụ bạn “muốn cảm thu họ mà không thể cảm thụ được”.

    Có phải sư phụ bạn cũng đã dạy các bạn đại ý rằng: tầng thứ nào có pháp của tầng thứ ấy, tầng thứ thấp không thể biết được các pháp ở tầng thứ cao hơn?

    Bạn nên tự tìm câu trả lời cho mình nhé.

    Một ý của bạn Phong Phú nói cũng đúng đó, bạn có nghĩ rằng “chân lý của vũ trụ” lại có thể bị giới hạn chỉ trong nội dung cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” của Mr. Lý Hồng Chí hay sao? Cần phải nói ngược lại mới đúng, đó là: “cuốn sách Chuyển Pháp Luân của Lý Hồng Chí là một tập hợp những nhận thức của ông ấy về Chân lý của vũ trụ” và vì vậy nó có chứa những giới hạn và chỉ có thể phù hợp với một nhóm người tại một giai đoạn nào đó trên con đường tiến hóa của họ.

  13. Gui ban Quang
    nhận thức cua ban tôi không nói la sai nhưng ban da luyen môn pháp nay chua va ban co hiểu rang bao nhieu người luyen môn phap nay đều trở nen tốt dep hon không? Đứng ở goc độ nguoi thường nhu chung ta neu nhu muốn tu luyen liệu không co nguoi chi dẫn ta co the tự tu hay không ?
    Có thể nếu ngộ tính cua ban cao nhung rất nhieu người ngộ tinh không cao không co nguoi chi dạy thi không thể. tôi vi dụ ban muon lam 1 kien truc su ban cũng phải lên lớp co thầy hướng dẫn thi ở đây tu luyện cũng nhu vay thôi . Tôi nghi rang thầy Ly Hồng Chi co cai tâm dể độ nhân nhu vậy la rat tốt . tôi rất ngưỡng mộ

  14. lê trung hieu

    Thât ra môi môt chu kỳ đêu có nhơn duyên va plc cũng trong quy luât ây. Co ai từng đăt câu hòi thơi mạt pháp nhiêu ngươi hoc đạo mây ai hiêu đạo, lơp trẻ mây ai tin Phât ,tới chùa may ai cầu giải thoát, co le khi tiêp cận khoa học duy vât rôi trơ thanh quan niêm đê suy luân tâm linh nên plc ra đơi cung nhằm đem khoa hoc quay vê tâm linh đột phá tư tương ,rôi lâp nền tảng bươc đâu đê khơi niêm tin rôi đoạn đường sau moi ngươi tư chọn môt phương tiên riêng. 2 là; xưa nay sư tranh cai vê môn phai ngay cả trong đao phât cung tôn tai bơi nhưng ngươi tuy biêt nhiêu nhưng không bỏ đươc châp ngã, châp pháp.đương nhiên plc và phái khác cung không ngoại lệ. Điêm then chôt la ở Tâm mỗi ngươi chưa xả bỏ phân biêt thường ngày.dù bạn ở môn nào đi nưa bạn muôn đạt đươc tri tuê ban phai xa bỏ tri tuê, ban muôn co cái nhin chinh xác thi ban đừng đứng ơ lâp truong cua phái nao ma xet. Ban muôn đươc tôn kinh truơc hêt ban phai tôn kinh chính lơi nói ban thốt ra , ban muon đắc đao ban đừng la nguoi cua đao nào. Bơi Tâm ban đa săng san khi ban muôn tim ,tâm ban đa săng có khi ban không có gì .nêu bạn la vì Phât tât ca là của ban, kê cả plc.

  15. Bạn tranphuan

    Góp ý với bạn chút nhé, trước hết bạn cần học cách đánh tiếng Việt cho đầy đủ dấu để không gây khó khăn cho người đọc.

    Có phải sư phụ của bạn đã dạy bạn rằng: mục đích của việc tu, luyện không phải là để làm người “tốt”? (mặc dù khi một người đi theo con đường tu, luyện thì người đó sẽ trở nên “tốt” hơn, bất kể là người đó tu luyện theo tôn giáo nào). Cho nên dù tất cả các học viên PLC đều là những người “tốt” chăng nữa thì không có nghĩa là tất cả họ đều đã đạt được mục đích của việc tu, luyện. Điều tương tự cũng xảy ra trong tất cả các trường phái khác, các pháp môn khác, các tôn giáo khác.

    Bạn nói rằng “người thường” thì cần phải có người chỉ dẫn mới biết cách tu, điều đó là đúng. Cũng như một đứa bé cần phải có sự hướng dẫn, dạy bảo thường xuyên của cha mẹ, thế nhưng khi đứa bé ấy lớn lên mà nó vẫn bám lấy váy áo mẹ, không tự bước đi trên đôi chân của mình và không dám ra khỏi “lũy tre làng” của mình thì đứa trẻ ấy không thể trưởng thành được. Lý Hồng Chí có thể là một người “cha” tốt của các bạn, nhưng nếu các bạn không thể trưởng thành được thì người “cha” đó cũng không thể mang các bạn lên “thiên đường” được đâu.

    Những điều tôi viết ở đây không dành cho những “đứa bé”.

  16. lê trung hieu

    Bạn Quan nói đúng ,viêc tu phai tự đôi chân mình bước đi dù có người chỉ đường người ây không phai là cha mà chính Phât pháp ,Chơn Tâm mơi là cha .dù sư phu lhc la bậc đại sư củng không thê làm đôi chân cho minh đươc. Không nên từ thái cưc nay chạy sang thái cưc khác, tin su phu tôn kinh sư phu lhc là đúng nhưng không nên đem giao ly hay danh nghia su phu làm phương thưc tranh luân. Nêu muon moi ngươi biêt về plc thi nên đưng ơ goc đô Tâm ma luận ,đừng đứng ơ gôc đô plc ,hay môt danh nghia nao khác. Chi co thê dung Tâm đối Tâm mơi thât sư có tác dụng lâu dai .

  17. Bạn Quang nói đúng rồi, ông Lý Hồng Chí không thể cảm thụ được tư tưởng của các vị Đại Giác Giả kia là vì sự khác biệt về tầng thứ, tầng thứ rung động của ông Lý Hồng Chí quá thấp so với các vị đó. Điều đó có nghĩa là nhiều lời dạy của Lý Hồng Chí chỉ đúng đối với tầng thứ nhận thức của ông ấy, và chỉ phù hợp với nhận thức của của nhiều người tại giai đoạn ông ta đang “truyền pháp”, thế nhưng khi nhiều người đạt đến một ngưỡng hiểu biết nào đó thì những lời dạy đó không còn phù hợp nữa, không còn dùng được nữa.

    Đây là một thực tế mà tất cả các học viên PLC không muốn đối mặt và không muốn nhắc đến, vì họ đã cho rằng sư phụ của họ là cao nhất, là vĩ đại nhất. Nếu họ dám chấp nhận sự thật này thì có nghĩa là họ cần phải xem xét lại tất cả những lời dạy của Lý Hồng Chí, và nguy cơ rơi vào trạng thái “vỡ mộng” sẽ trở thành hiện thực. Đây là thử thách rất lớn đối với họ, nhưng nếu không dám nhìn thẳng vào sự thật thì họ rất khó mà tiến bộ.

  18. lê trung hieu

    Ban Phú nói cũng đúng ,tôi từng đoc sách plc tôi cũng phải thừa nhân răng plc đem đên sự hiêu biêt, tháo đươc nhiêu gút mắc va giúp tôi định tính hơn rât nhiêu ,nhưng ơ giai đoan này tôi lại thây plc sẽ đưa ngươi ta đên chấp ngã ,nhưng dù sao plc cũng khơi lên đươc môt niêm tin tâm linh, do đó nó phù hơp vơi đại đa sô moi ngươi, nhưng so vơi pháp sâu hơn thì không còn phù hợp.

  19. Tôi xin lấy một ví dụ cụ thể cho dễ hiểu nhé, đó là nguyên lý “bất nhị pháp môn” mà ông Lý Hồng Chí đã giảng cho các đệ tử của mình. xét từ một tầng thứ thấp thì điều đó là có lợi, vì nó giúp người “tu” tập trung vào mục tiêu của mình và không xao nhãng trên con đường tâm linh, nó giống như câu chuyện về những “đứa trẻ” mà bạn Quang đã nói đến, khi còn nhỏ thì “đứa trẻ” không cần đọc nhiều sách mà chỉ nên tập trung vào một vài bài học cho thật thuần thục, dầu sao chăng nữa đầu óc của “đứa trẻ” cũng chưa thể tiếp nhận những kiến thức cao siêu hơn. Thế nhưng khi đã học lên đến “Đại học” rồi mà vẫn chỉ đọc sách giáo khoa lớp 10 thì làm sao hiểu được những vấn đề rộng lớn hơn. Vậy mà nhiều “đệ tử” PLC đang hành xử như những “đứa bé”, họ không quan tâm đến bất kỳ lý thuyết nào, thông điệp nào, lời dạy nào, thậm chí còn xúi những “đồng tu” khác đừng đọc bất cứ cái gì ngoại trừ đó là của sư phụ họ. Tất nhiên đó là quyền của họ, nếu họ đã muốn như vậy thì chẳng ai bắt họ làm khác đi cả, nhưng có thể là họ đã bỏ lỡ cơ hội để nâng cao tầng thứ của mình và làm sâu sắc hơn nhưng hiểu biết mà họ đã có.

    Giả sử những vị Đại Giác Giả kia muốn nói đôi lời để giúp họ thì liệu họ có đem nguyên lý “bất nhị pháp môn” ra để áp dụng với những lời dạy đó hay không?

  20. lê trung hieu

    Cũng đúng ,nguyên tăc bất nhị pháp môn vô tình đưa ngươi tim chân lý vào bế tắc, nhưng điêu có thê họ chưa biết. Nhưng cũng sai vì nêu găp gi cũng hoc se bị loạn vi ơ giai đoan đầu định lưc trí tuê chưa đũ rât khó nhân thưc tôt xâu. Tu đạo đôi khi chi chuyên tu môt môn va tâm la đủ để chứng qua. Vi đoc nhiu qua mà tri chưa đủ rât dể châp phap. Tom lai tuy trí mà tim thôi tuy huê mà cầu .nhưng thât ra tri huê cao nhât thì không con châp hay nghi môt phap nao nhât hay nghi gi cung như nhau. Riêng về môn plc thi ơ đây minh không nên đi sâu qua .

  21. Xin được góp vui với bạn Phú chút nhé.

    Phải nói là bạn đã thâm nhập rất sâu vào tư tưởng của các học viên PLC đấy. Ngoài cái “nguyên lý bất nhị pháp môn” mà bạn đã phân tích ra thì còn có một yếu tố cực lớn đang chi phối các học viên PLC, khiến họ không dám đọc các tài liệu có hơi hướng tu, luyện khác, đó là yếu tố “cựu thế lực”, một lực lượng mà sư phụ họ cho rằng đã lợi dụng các sinh mệnh “tà ác” để thực hiện cuộc đàn áp lên các học viên PLC. Họ rất sợ rơi vào sự an bài của “cựu thế lực” (mặc dù họ cũng chẳng biết là “cựu thế lực” đã an bài cái gì), thật là hài hước. Các bạn có thể tìm thấy rất nhiều sự “quy kết trách nhiệm” đối với “cựu thế lực” trong rất nhiều những bài gọi là “tâm đắc thể hội” hay những bản “nghiêm chính thanh minh” của những học viên PLC, rất nhiều những hành động cá nhận của các học viên PLC đều được đổ trách nhiệm cho “cựu thế lực”, đây là một thực tế đấy.

    Những điều mà sư phụ họ giảng về cái gọi là “cựu thế lực” chỉ là những thông tin 1 chiều (đúng hơn là những lời kết án 1 chiều của Lý Hồng Chí) và là những mảnh ghép rời rạc khiến cho họ có đọc bao nhiêu “kinh văn” đi chăng nữa thì họ vẫn không hiểu rõ được thực chất của “cựu thế lực” là cái gì. Và vì chưa thể hiểu được nên họ đành tin theo những điều mà sư phụ họ đã nói cho họ, thế nhưng như đã phân tích, tầng thứ tư tưởng của ông Lý còn có nhiều hạn chế nên những điều ông ta giảng về “cựu thế lực” có chứa nhiều sai lệch, và thế là những “đệ tử” PLC trung thành mà hoàn toàn tin vào Lý Hồng Chí cũng sẽ có những nhận thức giới hạn như vậy.

  22. lê trung hieu

    Bạn nói đúng hoc viên plc họ thường tin vao đến mức cực đoan rằng cuu thê lưc la môt tổng thể chư thần phật của vủ tru củ ,hoc viên plc đả bị chấp kiến quá nhiêu ,trong khi nhà phât thi trú trọng vào Tâm nên phât giáo rât mêm dẻo không phân biêt hay châp vao điều gì . Tôi chỉ thây plc đúng ở bô sách Chuyên Phap Luân ,con sau nay thì ngày càng lac hướng . Nhưng dù sao đi nưa nên dùng thai đô hòa nhã trao đôi không nên đã kich, binh luân vươt quá niêm tín ngưởng ,còn hoc viên plc, có thê nhìn thấu chân lý hay không còn phai xem căn cơ trí tuê cua họ, tai đây mình chỉ dùng Tâm trao đổi, không nên dùng hình tướng ,biện chứng, phê phan ,khen ngơi.thi chăc chăn Vườn Đào là nơi thich hơp cho nhưng ai có lòng cầu đạo.

  23. Giải thoát hoàn toàn không thể trông cậy vào một người nào đó tự xưng là chân lý, là thượng tầng, là cái gì đi chăng nữa… Và đến lúc này, khi nhân loại quan tâm tới sinh vật “ngoài hành tinh”, mà ông Lý chuyển thể thành “dị chủng” và hiện tượng nhân bản clony , hẳn nhiên sẽ gây ra một tâm lí chung hoài nghi cho mọi người. Đa số chúng ta thì tin cậy vào ánh sáng khoa học trong vấn đề này, nhưng nếu ai “có niềm tin tôn giáo” cũng nên tự tỏ tường và khảo sát các hiện tượng. Đừng mặc nhiên thừa nhận, chúng ta là người phàm không phải là thánh, mà quên mất trong ta có trí sáng suốt.

    Dẫu sao thì, ông Lý đã vẽ lên một nguy cơ cho nhân loại, bất kì ai đọc cũng trở nên lo sợ, và tự hỏi, nên tin vào ai, bám vào đâu? Dường như, sự sợ hãi cái chết trỗi dậy, nó là nỗi sợ căn bản của con người, được biểu hiện nhất trong khi gặp phải một sự hủy diệt tận căn lạ lùng nào đó… 🙂 Sự hủy diệt này đúng là làm nên một tâm lí lan tràn “đáng quan ngại”

    Tôi muốn viết: điều ông Lý nói hãy cứ để “thượng tầng” mà ông ấy ở biết là đủ – Chăng có lì do gì, một sự sợ hãi, một nguy cơ ở đâu đó lại đáng quan tâm cho bằng một cuộc sống hiện thực đáng yêu mà chúng ta đang sống này. Nếu có liên quan tới Pháp Luân Công thì có lẽ chẳng ai xa lạ gì với thái độ “tương tự” nhau của 2 chính phủ Việt – Trung. Tôi thấy ngạc nhiên ở thái độ của những người là “đệ tử” của ông Lý, họ đang làm chỉ một việc là “bất bạo động” và lí nhí điều gì đó về công bằng, dân chủ. Tôi nghĩ, cuộc sống không đơn giản chỉ bằng việc bất bạo động, mà còn đòi hỏi hơn thế nữa, đó chính là đi sâu vào “bạo động” – là cái hiện thực đang xảy ra này.

  24. lê trung hieu

    giải thoát không hăn hoan toan dưa vao ông lhc đươc,hay dưa vao môt danh xưng nao khác.nhưng có le minh không nên xem họ là những hoc viên plc đang đòi hỏi nhân quyền ,mà nên xem họ là những người công dân có quyên lơi nhân thân đang đòi hỏi công băng cho nhưng người đang gánh chiu tội hình thì sự viêc đơn gian hơn nhiêu.nêu thât sự hoc viên plc đang bi mô cướp nôi tạng thi nhưng gì họ đòi hỏi tuyên truyên vê nhân quyên là đúng ,nêu ban đi đương gặp môt tên cươp hành hung kẻ yêu thê bạn cũng không thê đứng yên.nhưng có môt vân đề thương găp là khi nhăc tới hoc viên plc ngươi ta thuong găn kêt chung vơi plc và lhc mà nhân đinh môt cách khái quat.lhc là lhc, hoc viên la hoc viên.

  25. lê trung hieu

    nhưng mình cũng có góp y này với bạn, giải thoát không thể dựa vào bất cứ ai,nhưng trong phât giáo có nói minh tâm kiến tánh. Bạn không thể tự mình minh tâm được mà cần có pháp huu vi trong đó co giáo lý của chư phât mà kẻ xuât gia thường gọi là phương tiện. Nếu không dưa vào ai hay danh xưng nao thì trong phap môn niêm phât không có tín ,hạnh ,nguyên, nghĩa la phai hoan toàn tin rằng có môt bâc thiên chủ danh xưng A Di Đà là bậc Như Lai. Va còn có quy y tam bảo ,chinh là nương tựa phât ,phap,tăng. Mà muôn giai thoát bạn phai nương tưa vao phap chân chính để sinh trí sau đo bạn mơi sinh tuê đươc. Nêu không nương tưa vao đâu để thâu triêt giao ly thì hà tât đưc Phât xuông thê dẫn đao ,không nương tua danh xưng nào, thi đưc Phât không xưng đả dat Chánh giac thi lòng tin không có se rât khó độ.

  26. Ông Lý đang có biểu hiện hoang tưởng của triệu chứng tâm thần phân liệt

  27. Là do trình độ nhận thức của ông Lý Hồng Chí vẫn còn hạn chế, thế nhưng ông ta lại muốn đoạt quyền tạo hóa với cái mác là “Chính pháp vũ trụ”, muốn thay đổi càn khôn với cái mác là “cứu độ chúng sinh”. Nhưng các bậc Cao Cả hơn đã biết trước dieu này ngay từ đầu, và đã an bài nhiều chuyện để ngăn chặn điều đó và cũng là để giúp Lý Hồng Chí và các đệ tử học được nhiều bài học quan trọng.

    Nhưng liệu họ có học được bài học đau đớn này hay không? và mất bao nhiêu lâu để họ học được bài học này? Điều đó tùy thuộc vào chính họ.

  28. Nhân lên mạng thấy có đoạn sau đây của Ani Tenzin Palmo, một phụ nữ người Anh, viết về tại sao nên có sự Nghi Ngờ Cần Thiết, xin chép lại cho các bạn đọc về Pháp Luân Công và ông Lý Hồng Chí

    ANI TENZIN PALMO: Sự nghi ngờ cần thiết
    Có lẽ nền giáo dục Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo của người phương Tây đã khiến nhiều người có khuynh hướng xem sự nghi ngờ là một gì điều đáng xấu hổ, đến mức coi nó như kẻ thù.
    Người ta cảm thấy rằng nếu họ nghi ngờ, điều đó có nghĩa là họ đang phủ nhận giáo lý, trong khi lẽ ra họ nên có một niềm tin không thắc mắc. Hiện nay, trong một số tôn giáo, niềm tin không truy vấn- tin một cách mù quáng- vẫn được coi là phẩm chất cần có của người tín đồ.

    Thế nhưng giáo pháp Phật đà không đòi hỏi điều đó. Khi nhắc tới giáo pháp, Đức Phật chỉ nói, “hãy đến để mà thấy” hoặc”hãy đến để khám phá sự thật” ; Ngài không hề nói “hãy đến để mà tin”. Một tâm thức rộng mở và biết đặt nghi vấn hoàn toàn không bị coi là trở ngại đối với những người tin tưởng vào Phật pháp.
    Tuy nhiên, một tâm thức cho rằng: “Điều này không nằm trong cái khung nhận thức của tôi, vì thế tôi không tin” thì lại là một tâm thức khép kín, và chính một thái độ như thế mới là điều bất lợi lớn cho những ai có khát vọng theo đuổi bất kỳ một con đường tâm linh nào. Ngược lại, một tâm hồn rộng mở, luôn đặt câu hỏi và không chấp nhận sự việc chỉ vì điều đó đã được nói ra, thì lại không gặp chút khó khăn nào.

    Một bản kinh nổi tiếng có nói về một nhóm dân làng đến thăm Đức Phật. Họ thưa với Ngài, “Nhiều bậc thầy đã đi qua đây. Mỗi vị đều có một học thuyết riêng. Mỗi vị đều tuyên bố rằng triết lý và sự tu tập của vị ấy là chân lý, nhưng tất cả những vị ấy đều chống đối nhau. Nay chúng con thật sự hoang mang. Chúng con nên làm thế nào”. Phải chăng câu chuyện đó nghe rất hiện đại? Nhưng đó đã là chuyện của hai mươi lăm thế kỷ trước. Cũng cùng những vấn đề. Đức Phật đã trả lời, “Qúy vị có quyền hoang mang. Đó là một tình thế gây hoang mang. Đừng nên tin vào bất kỳ điều gì chỉ vì điều đó đã được chuyển giao theo truyền thống, hoặc vì các bậc thầy của quý vị nói như thế, hoặc vì các bậc tôn trưởng của quý vị đã dạy như vậy cho quý vị, hoặc vì đã được viết ra trong những kinh văn nổi tiếng. Khi nào quý vị tự thấy biết và tự trải nghiệm điều đó là đúng, là chân thật, bấy giờ quý vị có thể chấp nhận nó”.

    Lúc ấy, lời khuyên đó quả là một phát biểu mang tính chất cách mạng, vì hiển nhiên Đức Phật cũng nói như thế đối với chính giáo pháp của Ngài. Xuyên xuốt bao thời đại, người ta biết rằng giáo pháp của Đức Phật có ở đó để được khám phá và được trải nghiệm bởi từng cá nhân. Cho nên người ta không cần phải ngại ngần khi có sự nghi ngờ. Chúng ta cần đặt nghi vấn với một trái tim rộng mở và một tâm thức rộng mở, chứ đừng có quan điểm cho rằng điều gì phù hợp với những ý niệm mà ta đã nhận biết trước mới là đúng, còn bất kỳ điều gì trái ngược với những ý niệm ấy thì đương nhiên là sai.

    Về tác giả: Ani Tenzin Palmo là người phụ nữ phương Tây đầu tiên đã xuất gia để trở thành một vị Ni theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng và trở nên nổi tiếng vì đã trải qua suốt 12 năm ẩn tu trong một hang động trên núi Himalaya, một nơi có cao độ khoảng 4.000m so với mực nước biển.Bà là người Anh, sinh tại Luân Đôn, là nhân vật được nhắc tới trong cuốn sách Cave in the Snow của Vicki MaKenzie

  29. “Tôi học Pháp gần 2 năm mà chưa đọc bài này. Cám ơn nhà báo Đào Viên.”

    Thực chất ĐỨC PHẬT đã nói “con người ở thế gian được hình thành từ cây, thuộc loại vô tri vô giác.” (Kinh chánh pháp sanghata )

    Vậy nên con người rất hạn chế. Chính vì thế nên các chính kiến tưởng rằng đúng nhưng đến khi nhận thức được rõ thì lại sai , nhìn lại cuộc đời thì đã uổng phí đi nhiều năm.

    Những điều SƯ PHỤ LÝ HỒNG CHÍ nói chắc chắn NGÀI đã được chứng kiến, vì PHẬT PHÁP thường có mới nói, và nói là đúng như vậy.

    Tranh luận hay phê phán điều mình không thể chứng kiến được thì cũng giống như năm ông MÙ xem voi – ông sờ thấy đuôi thì mô tả con voi giống cái chổi, ông sờ thây tai thì mô tả con voi giống cái quạt, ông sờ thấy chân thì mô tả con voi giống cái cột đình…

  30. Làm sao có thể nói những điều Lý Hồng Chí nói chắc chắn là “ngài đã được chứng kiến”? Có phải điều đó chỉ dựa trên niềm tin của những “đệ tử PLC”?. Mà kể cả là Lý Hồng Chí có chứng kiến được những điều đó thì liệu rằng đó đã phải là chân lý hay chưa? Hay là Lý Hồng Chí cũng chỉ “sờ thấy tai voi”?

    Làm sau bạn trth biết được những tranh luận ở đây là của những người “không thể chứng kiến được”? Hay cũng lại là do bạn tin như vậy?

    Có niềm tin là tốt, nhưng nếu không có trí tuệ đi kèm thì rất dễ đi vào con đường mù quáng.

  31. Phong ! Như thế nào là trí tuệ?

  32. Vô Danh! Có vẻ thái độ và cách hỏi của bạn không cầu tiến chút nào, mà có vẻ như muốn đánh đố và thách thức người khác.

    Với thái độ đấy thì một người có trí tuệ và biết tôn trong mọi người (tất nhiên là tôn trọng cả bản thân mình) không nên trả lời, cho đến khi bạn thay đổi thái độ của mình, và thực tâm muốn lắng nghe.

  33. Phong! Tôi thấy tất cả đều do bạn nói, mọi thái độ mà bạn nêu đều do bạn tưởng tượng ra mà có, đó là tâm tưởng tượng. Tôi chỉ hỏi 1 cách bình thường, như bao người khác, vũ trụ bao la lắm bạn, thứ gì củng có thể có, đều có thể tồn tại, nhưng không phải thứ gì củng có thể dùng theo trí tuệ hiểu theo cách bạn dùng thước đo mà nhân loại đặt ra mà cho rằng đó là trí tuệ đâu, điều gì làm bạn nghĩ rằng trí tuệ mà bạn đang theo đuổi đó là trí tuệ chân chính, nó có bất biến hay không, hay vẫn sẽ thay đổi theo thời gian, cái thước đo này không phải đang phụ thuộc vào niềm tin 1 cách chặt chẻ hay sao.

  34. Chỉ một câu hỏi đơn giản thôi mà đã làm cho bạn bối rối như thế, bạn thử cảm nhận xem. Lý Hồng Chí là 1 bậc tôn quý của trời người, ông ta chính là thánh nhân sinh ra để cứu con người thoát khỏi sự sân hận, ngu dốt,… bằng tôn chỉ chân-thiện-nhẫn. Nhưng ông chỉ là người dẫn dắt thôi, được hay không là do chính bạn, bạn ạ.

  35. Vô Danh. Vũ Trụ bao la là đúng rồi, bởi vậy Lý Hồng Chí mới chưa thể hiểu được mọi thứ của vũ trụ, và ông ta đã thừa nhận điều đó ngay trong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” của ông ta.

    Lý Hồng Chí có thể là “thánh nhân” đối với một nhóm người (các đệ tử PLC và những người tôn thờ ông ta chẳng hạn) là vì ông ta và nhóm người này đã có thỏa thuận nghiệp với nhau để đời này cùng nhau “tu, luyện” đạt tới một mức độ nào đó. Nhưng nói rằng “ông ta chính là thánh nhân sinh ra để cứu con người thoát khỏi sự sân hận, ngu dốt..” thì quả thật là NỔ quá đáng (và cũng có thể là vì thiếu hiểu biết), chính vì những pha NỔ như thế này khiến người khác nhìn vào thấy lố bịch.

    Đối với tôi, Lý Hồng Chí chỉ là một người bạn, một người bạn với đẩy đủ những ưu điểm và cả những hạn chế trong nhận thức.

    Thế giới này có hơn 7 tỷ người, người TQ chỉ chiếm 1/7 trong số đó. Thêm nữa, những điều Lý Hồng Chí “rao giảng” mang đậm màu sắc văn hóa TQ, chỉ thích hợp cho những người sinh ra và lớn lên ở TQ. Việt Nam chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa TQ qua mấy nghìn năm bắc thuộc, bởi vậy nếu có nhiều người thích và tôn sùng Lý Hồng Chí thì cũng là điều dễ hiểu.

  36. Ôi, làm sao mà Lý Hồng Chí lại có thể là “thánh nhân sinh ra để cứu con người thoát khỏi sự sân hận, ngu dốt,…” được. Đây là tâm lý sùng bái cá nhân điển hình của những “đệ tử PLC” đấy.

    Theo tôi biết, Lý Hồng Chí đã tình nguyện tái sinh xuống Trái Đất này để mang thông điệp của những Bậc Cao Cả Hơn đến cho một nhóm sinh mệnh, chủ yếu là tại Trung Quốc. Bởi vậy nếu nói ai đã “cứu” những người kia thì đó là các Bậc Cao Cả Hơn kia kìa, Lý Hồng Chí chỉ là người thừa hành thôi, tất nhiên không có vai trò của người thừa hành thì thông điệp cũng không đến được với nhóm người đó. Nhưng đừng lẫn lộn vị “sứ giả” với “nhà Vua” đích thực. Cái này chắc các “đệ tử PLC” khó mà tin được, vì khả năng của họ còn có hạn. Tôi đặt chữ “cứu” trong ngoặc kép là vì xét đến cùng tự mỗi người phải cứu lấy mình, tự đưa mình lên “thiên đàng” chứ không ai mang mình lên thiên đàng được.

    Các Bậc Cao Cả Hơn đâu phải chỉ yêu thương nhóm sinh mệnh ở TQ kia, các vị cũng phái nhiều “sứ giả” đến các vùng khác nhau trên Trái Đất, những vùng đất với những nền văn hóa khác, để mang thông điệp của các Ngài đến với người dân nơi đó. Nếu ai quan tâm đến tình hình “tâm linh” của các nước phương tây thì sẽ biết điều đó.

  37. Vô Danh, vũ trụ bao la là đúng rồi, bởi vậy Lý Hồng Chí mới chưa thể hiểu hết mọi thứ về vũ trụ như ông ta đã thừa nhận trong cuốn sách “chuyển pháp luân” của ông ta.

    Lý Hồng Chí có thể là “thánh nhân” đối với một số người nào đó (như là các đệ tử PLC chẳng hạn), là vì ông ta và nhóm người này đã có thỏa thuận với nhau từ trước khi tái sinh xuống Trái Đất để cùng nhau “tu, luyện” đạt đến một tầng thứ nào đó. Bởi vậy ông ta đóng vai trò “người dẫn dắt”, còn những người kia thì đóng vai “đệ tử”. Nhưng sẽ đến lúc cả hai bên kết thúc vai trò của mình. Khi đó mối quan hệ Sư phụ-Đệ tử sẽ chuyển sang một dạng khác.

    Nhưng ai là người (những người) xắp đặt những thỏa thuận đó cho họ? Điều này thì những “đệ tử PLC” kia rất khó mà hiểu được.

    Đối với tôi, Lý Hồng Chí chỉ là một người bạn, một người bạn với cả những ưu điểm và cả những hạn chế trong nhận thức, làm sao ông ta có thể “dẫn dắt” tôi được, ông ta chưa đủ khả năng để làm điều đó.

  38. Có một ông bạn – không có tên hoặc dấu tên – hỏi: Thế nào là Trí Tuệ?
    Giải thích thế nào là Trí Tuệ là một chuyện không đơn giản, nhiều người không làm được, trong đó có tôi. Nhưng thế nào là Không Có Trí tuệ thì dễ giải thích hơn.
    Tôi xin góp ý như sau:

    1. Ông LHC đã nói rằng pháp mônThiền Tông là thứ dùi sừng bò, đến đời Lục Tổ Huệ Năng là hết Thiền tông. Nói như vậy là không có Trí Tuệ, là không biết rằng: sau Tổ Huệ Năng, Thiền Tông đã phát triển rất mạnh, từ Trí Khải Đại Sư (người thành lập Thiền tông Thiên Thai) bên Trung Hoa, lan sang Triều Tiên, rồi Nhật Bản, cũng như Việt Nam; Không biết rằng Tổ Bạch Ẩn Huệ Hạc bên Nhật được dân Nhật ví như núi Phú Sĩ; Không biết rằng Trúc Lâm Đại Đầu Đà sau hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông đã thống nhất 3 phái Thiền Tông: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường thành một mối, thành Thiền phái Việt Nam Trúc Lâm Yên Tử. Thiền tông không chấm dứt ở Lục Tổ Huệ Năng. Nói xấu một tôn giáo khác là không có Trí Tuệ
    2. Ông LHC dẫn dắt cả ngàn đệ tử ra ngồi tu tập PLC tại quảng trường Thiên An Môn bên Tầu để biểu dương lực lượng, khiến cho chính quyền Cộng Sản Tầu hoảng sợ không kiểm soát nổi. Ông LHC đã không nhìn thấy lực lượng đôi bên giữa Đảng CS Tầu (quá mạnh) và phong trào PLC (quá yếu) để Giang Trạch Dân phải ra tay càn quét Pháp Luân Đại Pháp ra khỏi nước Tầu. Một vị lãnh đạo dẫn dắt đệ tử không nhìn thấy thế là Không Có Trí Tuệ.
    3. Nhưng ông LHC đã có Trí Tuệ khi ông ra khỏi nước Tầu trước khi Giang Trạch Dân ra tay đàn áp.

  39. Bạn Lý Hồng Chí ra khỏi nước Tầu trước khi Giang Trạch Dân ra tay đàn áp là sáng suốt đấy, nếu không khó mà bảo toàn tính mạng. Theo tôi biết, cặp đôi Lý Hồng Chí – Giang Trạch Dân đã có nhiều duyên nợ với nhau trong các kiếp tái sinh tại TQ, thậm chí đã từng đoạt mạng nhau để tranh giành quyền lực.

    Lúc CS Tầu bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, LHC đang ở Mỹ, ông ta đã rất lo lắng và hụt hẫng. Lo lắng cho các “đệ tử” của ông ta và hụt hẫng vì các vị Thần đã không bảo vệ ông ta và các đệ tử mà lại để cho cuộc đàn áp xảy ra. Ông ta đã từng giảng rằng ai tu, luyện Pháp Luân Công sẽ được pháp thân của ông ta và Thần Thánh bảo vệ, rằng không ai động được đến ông ta, ..vv. Nhưng cuộc đàn áp xảy ra đã đảo lộn tất cả, nó khiến cho những lời nói đó giảm giá trị trong nhận thức của nhiều người.

    Nếu ai đã làm cha, mẹ thì sẽ dễ hiểu, nhiều khi cha mẹ thương con một cách thái quá, muốn làm hết mọi việc cho con, nhưng đó là đang làm hại con. Phải để cho chúng tự do lựa chọn, tự chịu trách nhiệm cho những hành động của mình, nếu có vấp ngã thì tự đứng dậy, nếu có đánh nhau với bạn bè thì tự biết dàn xếp, có như vậy chúng mới lớn lên được, mới trưởng thành được. Cuộc đàn áp PLC xảy ra như một lời cảnh báo cho Lý Hồng Chí và các đệ tử của ông ta, và thực sự là nó đã giúp Lý Hồng Chí và các “đệ tử PLC” trưởng thành hơn trên hành trình của họ.

  40. Nói thêm về thời gian trước khi xảy ra cuộc đàn áp PLC tại Trung Quốc.

    Trong giai đoạn năm 1992 đến năm 1999, LHC đã truyền bá PLC khắp TQ và cả ra nước ngoài (chủ yếu cho người Hoa). Để tăng niềm tin cho những người tu luyện PLC, Lý Hồng Chí tổ chức một số khóa chữa bệnh bằng khí công, nhiều bệnh nhân được chữa khỏi bệnh (tại thời điểm đó) đã rất tin tưởng vào PLC và phó thác số phận vào “Sư Phụ”, số người tập luyện PLC có thể lên đến vài chục triệu. Đây là giai đoạn “lên hương” của PLC, những lời ca ngợi, những bằng khen, những thành tích đã khiến nhiều “đệ tử” PLC và một phần con người Lý Hồng Chí tin rằng: “ông ta chính là thánh nhân sinh ra để cứu con người thoát khỏi sự sân hận, ngu dốt..”.

    Trong ánh hào quang của một “đấng cứu thế”, phần bản ngã (hay là phần thiếu hiểu biết) trong con người Lý Hồng Chí tin rằng nó có thể làm được tất cả mọi thứ, nó có thể xóa bỏ mọi ân oán, mọi đau khổ của loài người bằng “công” của nó trong chớp mắt. Rồi những lời nói có phần chủ quan và phô trương, như là: “không ai động được đến tôi, động đến tôi tức là động đến vũ trụ này”, vv… Điều đó khiến hầu hết “đệ tử PLC” tin rằng mình đang được hướng dẫn bởi “người cao nhất trong vũ trụ” và Pháp Luân Công là “Pháp cao nhất trong vũ trụ”, không còn phải suy nghĩ gì nữa. Nói một cách khác, đa số “đệ tử PLC” đã trở nên lệ thuộc vào “sư phụ” của họ. (Điều này cũng lý giải một phần cho việc Lý Hồng Chí đã cảm thấy hụt hẫng như thế nào sau khi cuộc đàn áp PLC xảy ra).

    Lý Hồng Chí đã và vẫn đang nghĩ rằng: “biện pháp tốt nhất chính là Thiện giải hết thảy sinh mệnh! Mặc kệ là ai từng nợ ai cái gì, thì ai cũng đừng đòi người khác nữa, là vì ai cũng có tội. Mọi người đều đừng đi đòi món nợ kia nữa, với nhau thì trong Chính Pháp đều đã dùng Thiện báo để giải quyết, hãy tiến tới tương lai, tốt đẹp biết bao! Chúng sinh nhất định sẽ vui mừng, mọi người đều sẽ cao hứng, đây chính là điều lúc đầu tôi muốn làm” – Trích bài giảng của Lý Hồng Chí tại New York tháng 5 – 2013.

    Nếu điều đó xảy ra thì nó chính là một sự vi phạm vào tự do ý chí của số đông sinh mệnh con người, vi phạm vào luật của vũ trụ. Tại sao lại như vậy? – Bởi vì nhân loại là tiến hóa không đồng đều, rất nhiều những linh hồn còn đang trong quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm từ chính những ân oán, những nợ nần của họ, nếu lấy đi những cơ hội học tập đó thì đồng nghĩa với việc làm hại họ. Nhiều người có thể đã biết câu nói: Một người với lòng nhiệt tình cộng với sự thiếu hiểu biết thì thành kẻ phá hoại.
    Cũng như trong một đại gia đình nào đó, các bậc cha mẹ thiếu sáng suốt có thể nghĩ rằng con cái họ học tập và làm việc rất vất vả, mất nhiều thời gian và sức lực, rồi còn phải tự giải quyết nhiều chuyện phát sinh trong quá trình học tập và phấn đấu của chúng. Chi bằng sẵn có nhiều tiền bạc và tài sản đây, họ đem thật nhiều tiền của mình ra để trang trải hết nợ nần cho chúng, để chúng có thể sống thoải mái mà không cần học tập và làm việc gì nữa. Đối với một vài đứa con đã trưởng thành, đã học và làm việc vất vả nhiều năm, đã nếm đủ cay đắng, ngọt bùi thì điều đó là có lợi cho sự phát triển của họ. Nhưng phần đông những đứa trẻ còn đang học lớp 2, lớp 3, có đứa còn chưa biết đọc biết viết, thậm chí có đứa lêu lổng không chịu học hành chi cả, suốt ngày trộm cắp, đề đóm hỏi làm sao chúng có thể biết cách quản lý và chi tiêu những đồng tiền đó, sớm hay muốn chúng cũng sẽ xài hết tiền của cha mẹ cho và lại “trở về với cái máng lợn” thôi. Đối với những đứa trẻ lêu lổng kia thì chắc chắn là chúng “nhất định sẽ vui mừng” và “đều sẽ cao hứng”.

    Trên thực tế, Lý Hồng Chí đã an bài nhiều chuyện với niềm tin là sẽ có hàng tỷ người trên thế giới tu, luyện Pháp Luân Công của ông ta, niềm tin đó được những “đệ tử PLC” tiếp nhận hào hứng khiến họ như “lên đồng tập thể”, thậm chí có đệ tử còn tin rằng sau này sẽ chỉ có người Trung Quốc còn sống trên Trái Đất và ngôn ngữ của loài người sẽ là tiếng Hán

    Nhưng, những sinh mệnh Thần Thánh có trách nhiệm bảo vệ tự do ý chí của con người không làm ngơ đối với điều đó, họ không cho phép Lý Hồng Chí làm như vậy. Trên thực tế khoảng 80% những an bài của Lý Hồng Chí đã bị phá bỏ bởi vì nó không phục vụ cho sự phát triển tốt nhất và cao nhất của loài người

    • Vạn pháp đều không sanh diệt ,không phương hướng xứ sở nào sanh ra hay mất đi …Nhưng do sư tương tác (duyên) mà hình tướng thay đổi không định, nhưng tánh không đổi đó là thật tướng chánh pháp, vì sư tương tác mà có sanh diệt, sanh ra lý vô thường .Ta ở đây đối đãi nhau đó là tương tác sanh ra huyễn vọng mà khởi lên yêu ,thích, thù , ghét ,phân biêt ; sinh ra hành tác nghiệp nên không thấy đươc chân lý bất sanh diệt ..thức là biết “không so sánh” ,tánh của thức là Tâm ,tánh của Tâm là Chơn (không) ..vi thế ta đang phê bình hay trách móc chinh là đối đải nên có sanh diệt ..Hãy dừng lại, ta se thấy tánh lý hằng hữu viên dung khắp giáp ai cũng có.. NamMôAdiđàPhật

  41. Have a nice day!

    Đững trên góc độ cá nhân tôi thấy thì những điều mà Pháp Luân Công mà Sư phụ Lý Hồng Chí giảng đều là để con người sống tốt đẹp hơn. Các bạn đọc có thể suy nghĩ để tìm ra những điều khác cho mình và thấy những việc mình nên làm. Hơn nữa, Ông Lý Hồng Chí cũng không đòi hỏi những người theo Pháp phải làm gì cho mình. Mọi điều làm đều là vì chính bản thân người tu luyện. Có thể tu, có thể không tu. Đấy là tự nguyện bản thân mỗi cá nhân quyết định được. Vậy mọi ng hãy tự xem mình là trường hợp nào vì chắc hẳn những người đọc bài này đều chút ít quan tâm đến PLC. Tôi nghĩ bất kỳ tôn giáo hay tín ngưỡng nào cũng là tạo niềm tin cho con người, có thể nhờ đó ng ta sống tốt hơn theo lý tưởng đó. Những ng không theo tôn giáo tín ngưỡng đó không hiểu được thì cũng không nên bài xích hay có những nhận định một chiều.

  42. Lý Hồng Chí cũng đang “tu luyện” và đang “đề cao”, nói đơn giản là Lý Hồng Chí cũng đang học hỏi từ những sai lầm như mọi người trên thế giới này, có gì mà phải sùng bái ông ta.

  43. Thân gửi các bạn phản biện Đại Pháp và Sư Phụ Lý Hồng Chí

    Tôi xin mạn phép thay mặt các học viên PLC có đôi chút lời muốn nhắn gửi

    Những ý kiến của các bạn tôi đều lắng nghe, và trong tâm tôi thi thoảng cũng có những ý kiến phản biện Đại Pháp. Hơn ai hết, Sư Phụ của chúng tôi hiểu rõ điều này ở xã hội và trong tâm các học viên. Đó là Lý Tương Sinh Tương Khắc ở vũ trụ. Dù các bạn có phản biện như thế nào thì tôi và hàng triệu học viên vẫn tinh tấn tu luyện Đại Pháp và với tấm lòng của các học viên, chúng tôi mãi mãi tôn vinh Sư Phụ Vĩ Đại đã truyền pháp cứu độ chúng sinh, đã giúp chúng tôi ngày một hướng Thiện, Chân Chính.

    Các bạn phản biện, tôi biết các bạn đang dùng những tư tưởng của người thường để hiểu, tôi cũng như các bạn. Ngộ tính của mỗi người trước Pháp là không giống nhau. Bất kể những gì trong vũ trụ đều không nằm ngoài Lý Tương Sinh Tương Khắc nên có chính, có phản là điều đương nhiên.

    Tôi không biết các bạn làm nghề gì. Nhưng trong mỗi con người đều phải có đức tính cơ bản là ” Tôn Sư Trọng Đạo, và phải hiểu câu nói ” Không Thầy Đố Mày Làm Nên ” . Sư Phụ truyền Đại Pháp, cũng giống như người thầy tâm huyết giảng bài cho học sinh, học sinh phải tôn trọng, đó là điều đương nhiên. Trong số các học sinh, mai này sẽ có người thành tựu hơn Thầy, nhưng đứa vô lễ nhất là khi thành tựu quay lại nhạo báng Thầy. Thế nên mỗi người thầy quan niệm chỉ nên giảng những gì vừa đủ cho học sinh mà thôi.

    Sự Phụ Lý Hồng Chí cũng vậy, chính bởi vì Sư Phụ hiểu quá rõ Lý Tương Sinh Tương Khắc trong mỗi học trò, cũng như toàn vũ trụ mà Sư Phụ chỉ giảng những điều cơ bản nhất từ thấp đến cao. Thành tựu đến đâu hoàn toàn dựa vào Tâm Tính, Ngộ Tính của học viên. Và hơn ai hết, Sư Phụ hiểu rõ tất cả những gì diễn ra ở TAM GIỚI này đều đã được AN BÀI. Nhưng nếu như nhấn mạnh vào sự An Bài, thì Sư Phụ truyền Pháp cũng như không. Vậy nên cái gì đến là nó phải đến, không gì nằm ngoài sự hiểu biết của Sư Phụ

    Khi Đại Pháp được Hồng Truyền vào năm 1992, nó bị đàn áp ra sao, cũng như các học viên phải Hộ Pháp ra sao, tất cả đều đã được an bài. Sư Phụ cũng từng giảng vật chất có quy luật của nó, tất thảy đều diễn ra một cách có trật tự, không gì nằm ngoài sự an bài. Nhưng những điều này Sư Phụ không muốn giảng sâu cũng là có nguyên do của nó. Và còn rất rất nhiều điều chưa giảng cũng là có nguyên do của nó. Theo cách hiểu của cá nhân tôi, Sư Phụ muốn bảo vệ trật tự của vũ trụ. Không ai có thể phá vỡ được trật tự đó, nếu phá vỡ trật tự đó, có lẽ sẽ không tồn tại Trái Đất, con người và vũ trụ.

    Nhân loại này bại hoại rồi sẽ phải diệt vong, đó là chu kỳ cũng giống như 81 chu kỳ trước đây của Trái Đất. Chính Pháp sẽ đến và sẽ đặt định cảnh giới của mỗi sinh mệnh.

    Dù bạn là Chính, là Tà, bạn tu hay không tu Đại Pháp, thì đó cũng là sự an bài dành riêng cho bạn rồi. Ngay cả khi tôi viết bài này, cũng như bạn đọc bài viết này, cũng là sự an bài.

    Thế nên 1 điều cuối cùng tôi muốn nói với các bạn phản biện rằng : ” Không Thầy Đố Mày Làm Nên ” . Nếu các bạn không tin Sư Phụ của chúng tôi, hãy tìm một Sư Phụ khác, hoặc các bạn tự chắp tay lạy chính mình làm Sư Phụ. Chúng tôi chúc các bạn sẽ tìm được hạnh phúc trong quãng đường đời sắp tới.

    • hieu nguyen huu

      xin lỗi vi mình không viết bằng tiếng Việt. Theo mình nên tin Sư, tin Pháp, vì tôn giáo hay tín ngưỡng chi dành cho người có đức tin thôi. Ngài đã nói mọi chính pháp đều tốt. miễn là mọi người tu luyện theo phái chính

  44. Gửi bạn Chính Thần

    Bạn chỉ có thể đại diện cho bản thân bạn thôi, làm sao bạn có thể “thay mặt cho các học viên PLC” được, bạn đâu biết được mọi người nghĩ gì? Tư tưởng của họ ra sao? Khi làm như vậy tức là bạn đang lợi dụng danh nghĩa của số đông để thể hiện suy nghĩ của mình, phân tích sâu hơn tức là bạn đang lấy tư tưởng của cá nhân mình áp đặt cho tư tưởng của số đông những người mà bạn không biết họ đang nghĩ gì. Hoặc có thể bạn cũng không tự tin vào những suy nghĩ của mình nên bạn phải tự lừa dối mình rằng những “học viên PLC” khác cũng có những suy nghĩ và niềm tin như bạn, trong trường hợp nào thì bạn cũng đang xem thường những “đệ tử PLC” khác đấy.

    Hẳn là bạn đã từng nghe câu nói: “chiếc áo không làm nên thày tu”, điều đó có nghĩa là những người mang danh “đệ tử PLC” không có nghĩa là sẽ hiểu được tư tưởng của Lý Hồng Chí, mà theo tôi đó chỉ là những người đang cố gắng thực hành theo những lời dạy của Lý Hồng Chí mà thôi. Và nó cũng có nghĩa rằng những người khác không phải là “đệ tử PLC” cũng vẫn có thể hiểu được tư tưởng của Lý Hồng Chí, thậm chí hiểu một cách sâu sắc.

    Bạn nói rằng: “Các bạn phản biện, tôi biết các bạn đang dùng những tư tưởng của người thường để hiểu..”, đây lại là một câu nói thể hiện sự “tự kỷ ám thị” của bạn, hoặc là thể hiện sự lệ thuộc của bạn vào tư tưởng của Lý Hồng Chí, vì có thể bạn đã tin rằng những ai không phải là “đệ tử PLC” thì đều là “người thường”, và những ai là “đệ tử PLC” thì mới xứng đáng được lên “Thiên đàng”.

    Bạn nói rằng: “Vậy nên cái gì đến là nó phải đến, không gì nằm ngoài sự hiểu biết của Sư Phụ”. Đây lại là một câu nói thể hiện sự sùng bái Lý Hồng Chí của bạn, Lý Hồng Chí đã thừa nhận rằng có những “Đại Giác Giả” mà ông ta muốn nhưng không thể cảm thụ tư tưởng của họ được, vậy làm sao bạn có thể nói rằng “không gì nằm ngoài sự hiểu biết của Sư Phụ”.

    Bạn nói rằng: “Thế nên 1 điều cuối cùng tôi muốn nói với các bạn phản biện rằng : ” Không Thầy Đố Mày Làm Nên ”. Nếu các bạn không tin Sư Phụ của chúng tôi, hãy tìm một Sư Phụ khác…”
    Tôi cho rằng vấn đề không phải là tin hay không tin vào Lý Hồng Chí, điều quan trọng là hiểu được đâu là những điểm mạnh và đâu là những hạn chế của ông ta.

  45. Chào các bạn!
    Qua trao đổi, tranh luận, tôi thấy Mọi người hiểu biết cao thâm quá!
    Tôi càng học càng thấy mình dốt cho nên còn nhiều điều chưa hiểu nhờ các bạn hướng dẫn cho.

  46. TẠI SAO THẦY LÝ HỒNG CHÍ ĐỂ SỰ VIỆC ĐÀN ÁP PHÁP LUÂN CÔNG XẢY RA Ở QUÊ HƯƠNG MÌNH?

    Trải qua kinh nghiệm sống từ thuở hàn vi đến nay tôi đã 40 tuổi và cũng có thành tụ nhất định trong cuộc sống. Tôi thấy rằng sống trong xã hội loài người thật khó, tuy vậy chỉ cần mình thuận theo quy luật tự nhiên thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng.
    Tất cả những lời nói những chữ viết truyền đạt hay tranh luận đều thường xuyên có những nghĩa mắc lỗi có thể gây ra những hiểu lầm hay gieo cho người khác những cảm xúc nhất định theo chiều hướng không như mong muốn, vậy nên tôi mong mọi người hãy lắng nghe theo hướng nắm bắt ý nghĩ đối phương đi đến mục đích tranh luận không nên để cảm xúc chen lẫn vào.

    – Thầy Lý Hồng Chí truyền pháp vì mục tiêu tiền, danh lợi ?
    Sau khi đọc qua những bài giảng thì thầy có những hiểu biết rộng. Hậu quả của những mục tiêu sai trái, cho dù bất cứ ai khi đứng lên bụt thuyết giảng hoặc sau khi thuyết giảng trước rất nhiều người đều sẽ nhận ra. Khi nghe nói về PLC tôi đã nghĩ ngay là sẽ ảnh hưởng lớn đến chính trị và trật tự xã hội bởi vì nhận thức và phản ứng của những người khác nhau thường sẽ khác nhau. Lý nào thầy Lý Hồng Chí lại không biết điều đó. khi đó thầy sẽ chẳng còn gì ngoài phiền não. Cách đây 2500 cũng đã xảy ra việc đấu tranh giữa các đạo giáo và đã diễn ra rất nhiều cho đến ngày nay.

    – Đạo là tốt tại sao có sự tranh đấu giữa những người tốt?
    Tôi cảm thấy khi mình là người tốt mình luôn có một tâm hồn thoải mái vui vẻ . Tôi muốn nói người tốt ở đây bao gồm tốt về hiểu biết, tốt về tài năng, tốt về đức độ từ đó sẽ dẫn đến rất nhiều cái tốt khác. Đạo lý khi ta giúp người này cũng đồng nghĩa với ta hại một người khác không phân biệt ai tốt ai xấu. Như vậy việc truyền bá tư tưởng mình cho là tốt ở góc độ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những tư tưởng hiện hữu khác. Việc đàn áp học viên PLC là một điển hình. Chính vì vậy có những pháp môn không thể truyền bá rộng rải ra công chúng được vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng vốn có của nó. Thật ra đã là người tu luyện ta nên biết là đã thoát khỏi danh lợi, tất cả là hư không, không phải theo đuổi một tầng bậc nào thì mới đúng là thiện. Tuy nhiên khi truyền pháp sẽ khiến tâm của nhiều người nhiều đạo nhiều pháp tu luyện khác bối rối. Họ sẽ quyết định bỏ phương pháp cũ theo mới hoặc sẽ đấu tranh giữ vững pháp, số khác thì không quan tâm. Khi mâu thuẫn được giải quyết thì những gì tốt đẹp sẽ trường tồn. Đó là cách mà nhân loại tiến hóa.

    – Tại sao Thầy Lý Hồng Chí lại truyền bá để xảy ra sự việc tàn sát học viên PLC?
    Sẽ có nhiều ý kiến khác nhau:
    +Thầy muốn làm chính trị : điều kiện cần là phải có tổ chức và mục tiêu hướng đến. Nếu muốn tạo lòng tin của nhân loại nhằm sai khiến họ thực hiện ý đồ chính trị thì thời đại này không thể làm được vì ngày nay hiểu biết của con người không còn hạn hẹp như ngày xưa nữa. Hoặc cho là cần làm cho xã hội đại loạn để thực thi ý đồ. Nếu khi cái tốt cái thiện xuất hiện mà làm xã hội đại loạn thì nghĩ rằng cái xã hội đó vốn không phải là một xã hội thật sự tốt. Một khi mâu thuẫn xảy ra thì cái tốt sẽ bài trừ cái xấu đó cũng là một quy luật. Thiết nghĩ loài người không thể ác với nhau đến thế ta có thể sát hại một kẻ gây cho ta nhiều sự hận thù hoặc giúp người tốt mà lở tay giết người không ai nỡ ra tay giết những người thiện được. Đây là điều một người bình thường không thể lường trước được hậu quả nặng nề đến thế. + Trong quá trình truyền pháp thầy đã thực sự đấu tranh với một lực lượng nặng ký của một không gian khác đang chống đối với cái thiện?
    Như vậy pháp lực của thầy thật sự còn giới hạn. Mang xác thân phàm tục điều này cũng dể hiểu vì nhân ngoại hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên.
    + Với tâm từ bi, Thầy muốn giúp loài người hướng thiện cho nên cố xây dựng lòng tin cho nhân loại mặc dù hiện tại pháp lực còn giới hạn cho nên không lường trước được sự việc diễn ra quá tồi tệ so với dự tính
    Mọi người không dể gì tin tưởng nếu thật sự PLC không thật sự mang lại hiệu quả rõ rệt hoặc Thầy không cho họ thấy được công năng của mình trong thời điểm có nhiều khí công sư giảng dạy. Thầy sẽ dể dàng bị loại khi phải trực tiếp gây mâu thuẫn với các thầy khí công khác. Ý nghĩ rằng khi một người làm điều thiện dù cách thức không chính cũng xem là thiện.

    – Trong Video thuyết giảng của thầy có vài chỗ mâu thuẫn hoặc không thống nhất ?
    Theo tôi thấy, khi viết một quyển sách, hay thảo một văn bản luật, thường được chỉnh biên rất nhiều lần, có nghĩa là được kiểm tra rất kỹ trước khi xuất bản, tuy vậy vẫn còn những điểm sai xót. Khi thuyết giảng trước đám đông với nhiều camera, máy ghi âm, nhà báo…những lời nói thốt ra cửa miệng mỗi một chữ điều mang một áp lực rất lớn. Phải thấu hiểu lợi hại của từng chữ (nên hay không nên nói điều này) hay nói khác đi, nói tới giới hạn nào. Những quyết định trong tít tắt đó điều tạo cho người nghe những nhận định những hiểu biết khác nhau về vấn đề. Tôi nhớ thầy có nói rằng Phật khi đạt tầng Như Lai đã không còn nghĩ những gì mình truyền pháp trước kia là đúng nữa và Thiền tông đã không truyền pháp bằng miệng mà phải thiền mà tự ngộ. Nếu không nói thì làm sao truyền pháp rộng rải được cho nên dù là Phật khi còn tại thế cũng phải mắc lỗi khi truyền pháp. Con người bị ràng buộc bởi ngôn ngữ với thân xác phàm tục không thể hoàn thiện được. Như vậy những tài liệu hay video truyền pháp của Thầy cần có những đệ tử thật sự có cái tâm hướng thiện hoặc những người thật sự tò mò tìm hiểu hoặc muốn nghiên cứu cho ra chân tướng thì mới biết được thầy thật sự muốn mình hiểu cái gì.

    – Đạo Phật đã có từ lâu đời cho đến ngày nay trải qua nhiều năm thanh lọc đã thật sự chứng minh được những gì mang lại cho nhân loại là tốt. Tuy nhiên những học thuyết cao thâm của phật giáo chưa thật sự được tuyên truyền rộng rải đến với nhân loại bởi những rào cản giới luật …Pháp Luân Đại Pháp gần gũi hơn với đời sống nhân loại mục đích tu luyện cũng giống như đạo phật. Chỉ khác trong cách luyện công ( bên đạo phật là thiền định)
    Với tâm từ bi ta không nên phân biệt là đạo phật hay PLC xuất phát từ Phương tây hay phương đông mà nên quan tâm đến những gì mà đạo mang lại cho nhân loại. Xá lợi tự của Phật và các vị cao tăng được truyền tải trên mạng rất nhiều chứng minh rằng còn rất nhiều điều mà ta phải học hỏi.

    Tóm lại với suy nghĩ của tôi, Thầy Lý Hồng Chí đưa ra một pháp môn tu luyện có thể giúp cho tâm tính mỗi người tốt hơn- điều này quyết định căn bản hình thành một cơ thể khỏe mạnh, trong cuộc sống được nhiều người yêu mến tín nhiệm giúp cuộc sống được thoải mái hơn, những lo lắng buồn bực, hận thù không còn nữa, như trút bỏ hành trang nặng ngàn cân dẫn đến ngăn ngừa được nhiều bệnh do tâm gây ra . việc luyện công giúp cơ thể tôi duy trì sức khỏe tốt, sức khỏe dồi dào hơn . cho nên Tôi đã theo phật và luyện Pháp Luân Công.

    Thời gian không nhiều để chia sẻ, đây chỉ là những ý nghĩ rất nhỏ bé của tôi mong các bạn góp ý.

  47. Các bạn hãy sống tốt và hướng thiện một chút thì các bạn sẽ hiểu được một phần nào lời thầy Lý nói thôi….Thầy Lý không làm mê tín một ai hết chỉ là thầy ấy nói hết ra những bí mật của vũ trụ mà không phải ai cũng hiểu được và nhìn thấy được nên có người mới nói là không tin…thầy Lý cũng khuyên mọi người nên làm người tốt,các bạn không hiểu thêm được ý nghĩa sâu xa thì hiểu rằng mình nên sống tốt là được rồi……….

  48. Cảm ơn Sư phụ . Pháp luân đại pháp hảo -Chân Thiện Nhẫn hảo.

  49. Thưa ông Đào Viên , xin ông xóa topic về Pháp Luân Công và sư phụ Lý Hồng Chí

    Mỗi sinh mệnh đều có quyền lựa chọn một niềm tin, nếu ông là người tu luyện chắc ông hiều rõ điều này hơn ai hết

    Để nơi này là một nơi an bình về tâm linh thì đừng nên biến nơi đây thành một xã hội nhỏ để tranh luận thị phi rằng tôi đúng anh sai

    Mỗi người sinh ra đều có một nhân sinh quan về cuộc sống khác nhau
    Nên sự bất đồng về cách nhìn nhận vấn đề là không thề tránh khỏi

    Nhưng ông cũng vậy và cả các quý vị cũng vậy, các quý vị có thể là người của tôn giáo, là một người mong muốn tu luyện hay đang trên đường tu luyện cũng vậy .

    Tai sao với một vấn đề trước mắt là ĐCS TQ đang đàn áp và diệt chủng học viên Pháp Luân Công với niềm tin Chân Thiện Nhẫn thì các quý vị lại làm ngơ không đê cập đến

    Chẳng phải cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp sao ?

    Tại sao quý ông và các quý bạn ở đây không dùng tiếng nói lương tâm và chính nghĩa của mình để cứu người ?

    Quý vị có thể không đủ lòng tin rằng PHÁP LUÂN CÔNG LÀ TỐT CHÂN THIỆN NHẪN LÀ TỐT NHƯNG LƯƠNG TÂM CỦA QUÝ VỊ PHẢI BIẾT GIẾT NGƯỜI LÀ ĐỘC ÁC CHỨ ?

    Nếu Chúa của các vị hay Đức Phật Thích Ca hay một Đấng Thiêng Liêng của các vị sống lại các quý vị hãy thử nói xem các vị đó sẽ làm gì khi thấy nhiều người bị giết như vậy ?

    Một Đấng Thiêng Liêng chân chính hay một Tôn giáo chân chính sẽ dạy người ta sống Thiện ,

    Sinh mệnh này xin thay mặt những con người vô tội kia cầu cuứ các quý vị , xin các vị hãy từ bi thương xót cho họ mà ký vào bản thỉnh nguyện lương tri toàn cầu này

    Dafoh.net – việt ngữ
    dafoh.org – anh ngữ

    Chúc các quý vị những điều tốt lành

    • Thưa ông Hope ( angelofhell50@gmail.com). Thấy ông đề tên trong bài phản hồi là Hope, cho nên tôi phải gọi ông là Hope vậy.

      Về lời yêu cầu của ông , xin “xóa topic về Pháp Luân Công và sư phụ Lý Hồng Chí” thì trước đây đã có độc giả tên là ĐạiPhápĐộ đã viết trong một phản hồi rồi; và tôi đã trả lời là:“chúng tôi rất tiếc không thể làm được”.

      Lý do rất đơn giản. Vì như ông đã viết “Mỗi sinh mệnh đều có quyền lựa chọn một niềm tin”. Vườn Đào chỉ là nơi mọi người nói lên niềm tin của mình. Trong đó như ông đã viết: “sự bất đồng về cách nhìn nhận vấn đề là không thề tránh khỏi” Như vậy ông thắc mắc làm chi?

      Điều tôi có thể làm, giúp ông khỏi thắc mắc là tự hậu chúng ta không nên và không cần thảo luận đến “topic” này nữa. Ngần ấy phản hồi là đủ rồi. Tôi sẽ chính thức thông báo trên hai bài viết về Pháp Luân Công là Vườn Đào sẽ không đăng lên bất cứ phản hồi nào về “topic” này nữa. Ông nghĩ sao?
      ĐV

  50. Khi tôi chưa đọc, tôi chỉ tập mấy bài công pháp của Thầy LHC dạy, tôi thấy lợi ích nhiều cho sức khỏe. Sau đó tôi đọc CPL, tôi thấy lợi ích nhiều cho tâm tính của tôi. Kết quả này vừa có lợi cho tôi, cho gia đình và cho nhiều người xung quanh. Tôi rất cảm ơn Thầy LHC.
    Việc tranh biện trên đây là bình thường, đúng Lão Tữ đã chỉ ra rằng: “Thượng sỹ văn Đạo, cần nhi hành chi; trung sỹ văn Đạo, nhược tồn nhược vong; hạ sỹ văn Đạo, đại tiếu chi; bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo.”

    • Cám ơn bạn đọc Sinh đã để lại phản hồi này. Ngoài lời bình về Pháp Luân Công và thầy Lý Hồng Chí, bạn đã ghi lại câu nói của ông Lão Tử bằng Hán văn. Tôi e rằng số người hiểu câu nói của ông triết gia Trung quốc này sẽ chẳng là bao. Bởi vậy bạn đọc Sinh vui lòng giải thích sang tiếng Việt câu nói trên cho mọi người được tỏ tường. Được như vậy thì sẽ rất quý.
      ĐV

  51. “Thượng sỹ văn Đạo, cần nhi hành chi; trung sỹ văn Đạo, nhược tồn nhược vong; hạ sỹ văn Đạo, đại tiếu chi; bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo.”

    “Khi bậc thượng sĩ nghe Đạo, họ chăm chỉ thực hành;
    Khi bậc trung sĩ nghe Đạo; họ lúc tập lúc không;
    Khi bậc hạ sĩ nghe Đạo, họ cười lớn; vì không cười lớn thì chẳng phải là Đạo”

    Chắc chắn là Đạo nên mới bị hạ sĩ cười nhạo và phê phán.

    Chân tướng, chân tướng…
    Thật ít người nhận thấy..!

  52. Nguyễn Trường Giang

    Không biết trong đây có bạn nào lớn tuổi hơn ông Lý Hồng Chí không?
    Còn nếu bạn nhỏ tuổi hơn ông ấy, thì nên gọi ông ấy bằng “ông Lý Hồng Chí”, thay vì nói trổng trơ “Lý Hồng Chí”, đó mới là người “lịch sự”, hay nói khác đi, đó mới là người có “văn hóa”!

    • Nguyễn Trường Giang à, theo bạn Lý Hồng Chí có lớn hơn tuổi của Phật Thích Ca Mâu Ni không? Vậy mà trong các tài liệu gọi là “kinh sách” của Pháp Luân Công Lý Hồng Chí toàn gọi trống trơn là Thích Ca Mâu Ni thôi. Liệu Lý Hồng Chí có phải là người có “văn hóa”?

  53. Với người ko tu hành thì nên xưng hô theo tuổi, Ông Lý Hồng Chí sinh năm 1951 cứ theo đó mà gọi. Khi nhiều tuổi nếu có văn hóa,tôn trọng kể cả hơn tuổi thì xưng Ông – Tôi.

    Còn với người tu hành hoặc tin Thần Phật thì biết rằng lục đạo luân hồi ai biết đích xác tuổi ai hơn, mà đối với các vị Thần Phật cũng ko quan trọng so kém kiểu con người, họ tôn trọng và cũng gọi nhau bằng Ông Tôi hoặc xưng tên để phân biệt. Giống như tôi gọi ” Lê Tuấn có nói là abc v..v
    Nếu như tôi hay anh/chị mà vô tỷ kiếp trước khi sinh ra có khi bằng tuổi với Đức Thích Ca hoặc hơn, thì Tôi cũng gọi tên bình thường ko có gì cả. Nhưng với sự tôn trọng của 1 người đang tu, tôi thường gọi “Đức Thích Ca” hoặc Ông,hoặc Ngài Thích Ca do tôi chưa tu xong, tức chưa Khai Ngộ.
    Sư Phụ Lý Hồng Chí là người đã Khai công Khai Ngộ nên ông gọi tên, tôi thấy ko có vấn đề gì cả,hợp lý vì họ ở cảnh giới cao rồi.

    • Lý Hồng Chí chỉ là “sư phụ” của bạn và của một số người khác có niền tin giống bạn, chứ đâu có phải là sư phụ của tất cả mọi người.

      Còn chuyện gọi bằng tên cũng ok mà, tên là để gọi mà. Vì vậy nên nếu ai đó gọi “sư phụ” của mấy học viên PLC là Lý Hồng Chí thì cũng bình thường thôi, giống như khi ta gọi là Obama hay Le Duy vậy. Các bạn học viên PLC đừng cho đó là thiếu văn hóa.

      Có khi những người gọi trống không Lý Hồng Chí cũng là người đã “khai công, khai ngộ” và đang ở cảnh giới cao đấy.

  54. Sống chẳng qua để tốt hơn nói lắm để làm gì? để học hỏi hay chứng tỏ mình hơn người? Nếu để học chắc không phải nói nhiều? Nếu để hơn người thì xem mình làm được những gì hơn người nào? Đã bằng ngưopòi ta chưa mà bình luận nhiều thế? Phí thời gian.

    Đúng sai chẳng qua do mình nói sự thật. Thế nào? Bạn nào thấy Pháp Luân Công hay ông Lý Hồng Chí đúng hoặc sai tốt hoặc không, thế các bạn đã tập PLC chưa mà khẳng định? Vậy bạn thử tập xem nào. Nếu tập xong mà nói là tốt hay xấu …vẫn chưa muộn mà?

  55. Đạo khả đạo phi thường đạo. Bất ngôn tri giáo!

  56. Khí công dù là pháp môn nào cũng vậy người thường bây giờ khó mà tập luyện được .thật khó khăn vô cùng để đạt thành công, dù là nấc thang thấp nhất. Dù nhiều người vẫn biết tác dụng cho sức khỏe họ vẫn không tập .chỉ biết tiêu tiền và tiền kiếm tiền để chữa bệnh…Pháp luân công ngay khi tập là mọi người đã được dọn sẵn con đường được đưa lên một giai đoạn mà luyện khí e mất vài năm hoặc hơn nhiều nữa. Nếu ko có sư phụ đưa lên e có luyện cả đời cũng chưa được với người bình thường. Vậy mà nhiều người không nhận ra được điều đó thật buồn vì họ khó mà hiểu nổi. Pháp luân công về tu luyện là dễ dàng nhất thuận tiện nhất mà cái được thì nhiều thật nhiều …

  57. Đã hơn một năm kể từ ngày tôi tham gia bình luận lần trước tôi quay lại trang này, với tâm thái hoàn toàn khác hẳn. Một năm học thêm kinh sách Pháp Luân Đại Pháp, luyện Pháp Luân Công, một năm giao lưu chia sẻ trực tiếp với rất nhiều đồng tu, một năm trải nghiệm thực tế tôi muốn nói với mọi người rằng Pháp Luân Đại Pháp chính là chân lý cao nhất của vũ trụ, là một chiếc thang tốt nhất để cứu nhân loại một chiếc thang “để lên trời”. Tôi rất tiếc là không có cách nào giúp mọi người nhanh chóng có được lòng tin và sự giác ngộ như tôi. Hãy bắt đầu đến với trang khongdungthuoc.com nhé mọi người.

  58. Pháp Luân Đại Pháp là tốt và chân chính

  59. Ngộ năng xin dùng chút trí mọn của mình để chia sẻ cùng mọi người:
    – Dành cho những bạn phản biện với Pháp Luân Công: Tôi cũng như bạn, chúng ta đang trên con đường học hỏi để đạt được Chánh Tri Kiến (hiểu biết thật sự) do đó tranh luận là điều cần thiết, nhưng chúng ta hãy luôn giữ vững tâm của mình, đừng để nhập tâm biến thành kiến chấp. Bạn có thể phát biểu ý kiến của bạn, nhưng hãy chọn người nghe, vì nếu người nghe tranh luận cùng tâm với bạn thì không sao, nhưng nếu người nghe sinh tâm khinh bạn là làm hại người ta, làm vậy với người không thuận duyên chẳng khác nào hại người ta càng xa chánh pháp. Hãy cứ tùy duyên chuyển hóa nhé bạn.
    – Dành cho những bạn học theo Pháp Luân Công: mình chỉ có lời đơn giản muốn nói với các bạn

    Tâm giải thoát là tâm không chấp trước
    Không khởi vọng phân biệt điều gì
    Tâm an tịnh trong từng giây phút
    Yên tịch tịch giữa quần đạo phân tranh

    Chỉ mong bạn hiểu được điều cần thiết
    Tự trí mình soi sáng nội tâm
    Nhờ ơn thầy con gần hơn với Đạo
    Lìa xa thầy con tự mình tiến tu

    Con với thầy vốn chẳng sai biệt
    Chỉ đơn giản mê ngộ chẳng đồng
    Nay thầy ngộ, xin thầy độ con
    Mai con ngộ, con thầy chẳng khác

    Chúc các bạn tiến tu nhanh trên con đường học đạo.

    – Vừa qua mình cũng có đọc qua quyển Pháp Luân Công, mình xin kiến giải một số điều thầy Lý Hồng Chí hiểu hơi sai khác
    + Bất nhị pháp môn: Rõ nghĩa là pháp môn không hai, nghĩa là pháp môn không phân biệt (Có-không, sanh-diệt, trên-dưới, trái-phải). Nếu nói Bất nhị pháp môn là không học 2 pháp môn thì thật sự chưa thâm nhập vào vạn pháp của chư Phật. Vì nếu nói Bất nhị tức là không học 2 pháp môn vậy học 3 hay 4 cũng là bất nhị, chi bằng sao không nói Nhất nhất pháp môn. Tâm không phân biệt, vọng tưởng lập tức tiêu tan, nhập vào thể tánh chân như của chư Phật.
    + Trong kinh đức Phật nói “Cả đời ta chẳng nói một lời”, thì kiến giải thành ngài thấy cả đời ngài nói những điều đó không đúng nên mới phá bỏ tất cả, như vậy vẫn chưa nhập vào pháp của chư Phật. Sở dĩ ngài nói vậy vì sợ mọi người cứ mãi chấp vào lời ngài nói, không tự mình tiến tu giác ngộ, phải phá bỏ chính bức tượng Phật trong tâm mình để tự mình thành Phật, chứ đừng mãi tôn thờ một bức tượng để mãi mãi là chúng sinh.

    Các bạn đã có cơ duyên tìm hiểu về Phật Pháp thì nên tinh tấn tìm hiểu sâu để đạt giải thoát cho chính mình đồng thời giúp đỡ mọi người giải thoát cùng mình. Ngộ Năng sẵn sàng chia sẻ với mọi người để cùng tiến tu.

    ngonanggiainghi@gmail.com

    • Vì Ngộ năng đã đọc Chuyển Pháp Luân rồi , mong rằng cậu hãy tiếp tục đọc nha, mình là học viên pháp luân công. Từ khi tu luyện Pháp luân công tâm tính mình thay đổi rất nhiều, mình đã bỏ được nhiều tâm chấp trước, sức khỏe được cải thiện nhiều và cũng nhận ra nhiều thiếu sót của bản thân.
      – Còn thể ngộ cá nhân của mình về bất nhị pháp môn là không tu từ 2 hay 3,4 pháp môn trở lên mà chỉ tu 1 pháp môn thôi. Và mình chọn Pháp luân đại pháp , mình thấy phù hợp với minh à.
      – Còn về câu nói ” phật tại tâm ” theo mình hiểu là phải tu tâm mới thành phật. tu tâm như thế nào thì phải có Phật Pháp để chỉ đạo, tự mình ngộ e rằng khó mình không làm được.
      – Đây là thể ngộ cá nhân của mình.

      Văn Nguyễn (mynghe88@gmail.com)

  60. Nguyễn Hữu Lợi

    Toàn là chấp vào Pháp thế này thì uổng thời gian tu luyện mà không thể thành đạo. Đức Phật tại thế có bảo pháp nào do được người thi theo nên không chấp vào Pháp quá. Con cái vấn đề bất-nhị pháp môn này thì hơi độc đoán. Theo mình nghĩ thi đời sau họ bịa ra thôi, chứ Đức Phật mà còn chấp vào Pháp thì chưa đắc đạo được.

  61. Kính chào các bạn!
    Tôi chưa nghiên cứu kỹ về Pháp Luân Công, nhưng có thấy một đoạn mà ông Lý Hồng Chí viết như thế này:

    “Thế nào là “Không”?
    Thế nào là “Không”, chấp trước không tồn tại là ‘Không’ thật sự, chứ không phải không có vật chất, nhưng Thiền tông đã Pháp mạt rồi, không gì để truyền. Loạn Pháp mạt thế có những học giả ôm cứng cái lý Không, điên điên khùng khùng, cứ như đã ngộ được cái gốc của triết lý, bản thân tổ Đạt Ma nói rằng chỉ có Pháp sáu đời, sau là không có gì để truyền. Sao vẫn không ngộ ra, nếu như nói: đều “không” cả, vô Pháp, vô Phật, vô hình tượng, vô ngã, vô tồn tại, thì Đạt Ma là vật gì? Vô Pháp, thì cái lý Không của Thiền tông là vật gì? Nếu vô Phật vô hình tượng, thì Thích Ca Mâu Ni là ai? Chư vị vô danh, vô hình, vô ngã, vô tồn, toàn là “không” cả, thì ăn cơm uống nước để làm gì? Mặc quần áo làm gì? Móc mắt ra thì sao? Chư vị sao còn chấp trước vào thất tình lục dục của người thường. Như Lai giảng “Không” thực ra là ý rằng không có nhân tâm, vô lậu là chân lý tuyệt đối của cái “không”. Vũ trụ vốn bằng vật chất mà tồn tại, mà thành, mà trụ, sao có thể ‘Không’ được. “Không” do Như Lai truyền thì Pháp sống rất ngắn, Lý cũng tuyệt mất không tồn tại, Pháp của La Hán không phải Phật Pháp! Hãy ngộ! Hãy ngộ!”

    Lý Hồng Chí
    28 tháng Chín, 1995.

    Điều thứ 1: đây là bằng chứng, chứng minh ông Lý Hồng Chí chẳng có hiểu gì hết cái mà ông ấy gọi Phật Pháp cả.
    Điều thứ 2 : Một người đã ngộ Đạo, theo cách ông ấy tự xưng là ngộ đạo Phật Gia mà lại tự khuếch trương cái của mình, tự cho mình là chân lý mà chẳng hiểu hai chữ Như Lai là gì, lại đem lòng phỉ báng Như Lai.
    Một trong những trọng tội trong Phật Pháp là vọng ngữ, nói dối , nói thêu dệt , nói hai lưỡi là người chưa vượt thoát lưới mộng.
    Một người đã có dã tâm nói xấu người khác rồi tự khen mình thì là người không tốt vậy. ở đây tôi không tranh luận về đạo nào hay đạo nào dở. tôi chỉ nói rằng, nếu đạo nào còn chưa giải phóng con người ra khỏi những định kiến do con người đặt ra, nếu đạo nào còn áp đặt lên con người một tư tưởng của một cá nhân thì đạo đó không đưa con người đến chân lý.
    Chính vì thế Đức Phật sau 49 năm đã tuyên bố là chưa từng nói một chữ.
    Người nói Như lai có thuyết Pháp là phỉ báng Phật…

    Giờ tôi xin đưa ra vài câu hỏi mong các bạn giúp đỡ .
    Tại sao phải đến thế kỷ 20 ông Lý Hồng Chí mới xuất hiện ở đời? sao không sớm hơn hay muộn hơn để tránh được nạn PLC?
    Nếu các bạn tin theo nhân quả, thì hoạn nạn mà PLC vừa trải qua là một hiện tượng cộng nghiệp. Phải chăng là “cựu thế lực”vậy xin các bạn cho một lời giải thích “cựu thế lực” là gì, tại sao lại có chuyện như vậy?
    Xin được hỏi thêm : việc PLC gặp nạn ông Lý Hồng Chí có biết trước không?
    Tại sao là một thánh nhân lại để cho để tử của mình chịu nạn mà riêng mình lại thoát khỏi?. Mặc dầu vậy tôi chưa từng chê trách Pháp mà các bạn đang học, cũng như Pháp mà ông Lê Hồng Chí khai sáng. chỉ nói một khía cạnh về tư cách người hành đạo thôi.

    • Chao ban, truoc minh cung tung ben Phat giao nhung minh khong co tâm lý giải nguoi Thầy cua nhan loai nhu ban ca! Con nguoi la rat nho be, ich ky lai đầy nghiep luc nhu the ma co Phat Phap day vi tha, tu bi, khoan dung laI co the dua nguoi ta Viên mãn. Minh khong bao gio cho la Thay nao sai vi ho deu day con nguoi huong Thiện, cớ sao khong ủng hộ ma lai dung tu tuong vi ky cua minh de lam cho moi nguoi lay động vay ban!? Thay cua ban co the độ được con nguoi tren khap the gioi nay khong a? Xin hay buong bo nhân tam qua nhieu qua mạnh để phán xet nguoi khac. Minh khong nhắc ban ma nhac chung tat ca, khi khong the lam dieu gi cho họ thi cung đừng nen bôi nhọ họ. Phat giao cung tung day: Con hay yeu ca ke thu cua minh, phai khong? Huong chi cac ban đang phỉ báng Chân Thiện Nhẫn co the mang phúc lành cho Nhan loai?

  62. Ông Lỳ Hồng Chí nói sai nhiều điều:
    1) Ông nói: “bản thân tổ Đạt Ma nói rằng chỉ có Pháp sáu đời ”
    – Tổ Đạt Ma không nói như vậy.
    – Phật Pháp không có 6 đời. Sau Lục Tổ Huệ Năng cò nhiều vị Tổ khác. Sau Huệ Năng, Phật Pháp hưng thịnh hơn, lan truyền sang Triều Tiên (Đại Hàn) Nhật Bản, Nam Dương quần đảo.
    2) Ông nói:”Như Lai giảng “Không” thực ra là ý rằng không có nhân tâm”
    “Không” trong Phật giáo không có nghĩa là không có Nhân Tâm

  63. Ngôn ngữ nhân loại và bản dịch quyển ” CHUYỂN PHÁP LUÂN” của chúng ta thật sự không có cách truyền đạt cho tất cả mọi người hiểu hết hàm ý bên trong được. Riêng vấn đề của bạn Hương Linh tôi cũng đã từng lý giải, bằng cách tra cứu tất cả kinh sách liên quan, đến một ngày tôi chỉ có thể nói rằng: Những điều Sư Phụ Lý Hồng Chí thuyết giảng như trên thật không để cho người bình thường có thể lý giải được, Phải ngộ rất nhiều vấn đề thì mới hoàn toàn hiểu, những gì thể hiện ở bề mặt khiến ta nhận định sai lệch. Nếu không phải là người đắc đạo ở tầng thứ cao thì xin các bạn hãy thực hành Nhẫn, vì chỉ có nhẫn mới đến gần với đạo. Những gì cảm ngộ được thật sự không biết diễn giải như thế nào, mong các bạn bỏ qua vấn đề này cho.

  64. Bạn Tâm Đạo này,
    Mình nghĩ chúng ta không nên biện giải nhiều. Theo thể ngộ của mình thì tầng thứ khác nhau sẽ có lý giải Pháp khác nhau. Vậy ta đâu cần giải thích là do ngôn ngữ nhân loại hiện nay? Hoặc giả như một vị cầm cuốn sách Pháp lên đọc, tư tưởng chủ đạo là cầm xem đối chiếu với các sách khác mà vị ấy đọc rồi ngộ được, phải chăng tư tưởng đó đã mang mục đích bất thuần!? Phật là vô lượng từ bi, ai có thể hiểu được Ngài rồi còn đem Ngài ra so sánh như đem ra chợ bán vậy. Các vị tu Phật tu Đạo thì hãy nên nhẫn một chút hiểu mình học Phật để làm gì theo cách nghĩ thiển cận của mình.

  65. Đúng vậy, nếu trong tâm ta có đạo, một lòng cầu đạo thì sẽ được đạo, sinh mệnh ở mọi tầng không gian sẽ giúp cho ta ngộ đạo.

  66. Chào bạn Tâm Đạo! Nếu nói Chuyển Pháp Luân của Ông Lý Hồng Chí chỉ để cho những bậc đắc được các cao tầng trong chuyển Pháp luân của ông ấy mới hiểu được ý nghĩa và nội dung CPHL (chuyển Pháp Luân viết tắt ) của ông ấy thì trước tiên đó là một sai lầm lớn của người hành đạo.

    Nếu là một người muốn đem cái chân đạo ( chánh pháp) để phổ truyền độ chúng sanh, thì trước hết những lời truyền giáo đó phải như là những phương tiện chuyển tải đến nhiều hạng người, từ người chưa phát huy được trí tuệ đến người đã ứng dụng được phần nào trí tuệ vốn có sẵn ở mọi người. Như vậy chân đạo người muốn giáo truyền mới được phổ cập khắp nơi. Như Phật Thích Ca Mâu Ni, Bậc chánh Biến Tri đã có đầy đủ phương tiện để tiếp cận giáo hóa đến khắp cả đại chúng từ bà già bưng bê cho đến các vương hầu trí thức … đều có thể nghe và hiểu thấu giáo pháp của Ngài.

    Điều đặc biệt hơn ông Lý Hồng Chí là Đức Phật đã tuyên bố , ai ai cũng có Phật tánh , và Pháp Thân Phật và Pháp Thân Chúng sanh đồng một thể chẳng thua chẳng kém, và khẳng định điều đó: ở Thánh không tăng, ở Phàm không giảm, bình đẳng…

    Lại nói đến chữ Nhẫn thì Đạo Phật không những còn nói đến chữ Nhẫn mà còn nói cao hơn nhiều. Đó là Từ Bi Hỉ Xả
    Người học Phật không những Nhẫn mà vượt lên trên sự Nhẫn mà hòa đồng cùng vạn vật, Tâm như hư không ôm trùm lên vạn vật, nuôi dưỡng vạn vật mà không chiếm vật nào làm của riêng cho mình… ,đấy là vô duyên từ.

    Người học đạo lấy cái khổ của chúng sinh nơi 3 cõi 6 đường, làm cái khổ của chính mình, mà từ đó đem lòng thương xót, bao dung… đó là lòng bi mẫn của người học Đạo.

    Chớ có nói Đạo không thể diễn tả bằng lời. nếu Không có cuốn chuyển Pháp Luân của Ông Lý Hồng Chí thì làm sao những người theo đạo ông ấy mà học được. Thực tế nơi Tam Tạng Kinh Điển nơi Đạo Phật để lại đã làm sống dậy trái tim làm người trên toàn thế giới, tất cả đang hướng về lòng Bi Mẫn sẵn có nơi con người trước lúc mới sinh ra….

    Tôi đã nói ở bài trước là Đạo ông Lý Hồng Chí đã mang lại cho các bạn nhiều lợi ích. nếu ai đó phù hợp thì cứ tin tưởng và thực hành. Bản thân tôi vẫn thấy cái lợi ích của việc tập những bài tập Pháp Luân Công là đem lại và cải thiện một phần sức khỏe cho con người…

    Nhưng có một sai lầm lớn nơi ông Lý Hồng Chí là : Chân Đạo vô ngã mà Ông Chí lại lấy mình ra làm chủ tể, lời tuyên bố học viên phải được Pháp Thân của ông ấy bao bọc và cứu giúp mới tu học lên cao được. đó là điều đáng tiếc nơi ông Lý Hồng Chí

  67. Chào bạn Hương Linh.
    Một câu không sao diễn tả hết ý, nếu diễn tả hết ý rõ ràng đến mức bạn không còn gì để hỏi vậy bạn còn gì để ngộ đây. Tựa như Đức Phật hiển hiện thần thông xuất hiện trước mặt chúng sinh, hỏi ai không tu? Vậy khi đó họ tu vì điều gì? chẳng phải đó là nhân tâm thúc họ tu đó sao. Họ không thể mang cái tâm nơi cỏi người về thiên quốc được.
    Điều tôi chia sẻ với bạn ở trên bạn đã hiểu chưa đúng thì làm sao bạn có thể hiểu được Chuyển Pháp Luân. Kiến thức của bạn khá rộng, còn những người điều kiện kém hơn bạn rất nhiều thì sao? Chúng tôi là tu theo hình thức tiệm ngộ. Lần đầu đọc qua quyển Chuyển Pháp Luân tôi cho rằng quá dể hiểu không cần phải đọc lại nữa, khi nghe chia sẻ của một đồng tu là họ đã đọc mỗi ngày suốt 10 năm mà vẫn còn điều chưa ngộ. Tôi thấy rất lạ, thế là tôi đọc lại vài lượt, quả không sai, mỗi lần đọc lại nhận thức của tôi về mọi vấn đề lại sâu hơn, lý giải rõ ràng hơn, những thắc mắc dần sáng tỏ. Tôi cho rằng khi bạn buông bỏ tất cả những quan niệm hậu thiên (thế này là đúng thế kia là sai theo cách nghĩ thông thường), buông bỏ nhân tâm xuống thì bạn sẽ sáng vô cùng, vì bạn đã trở về với chân ngã, bạn có thể bắt đầu lý giải được tất cả mọi việc. Tranh luận không giúp bạn hiểu ra vấn đề, cho dù tôi có diễn giải chi tiết đến cực độ, thì hàm ý của tôi muốn truyền tải bạn cũng không thể tiếp nhận đúng. Thế mới nói ngôn ngữ nhân loại không thể giúp bạn ngộ ra vấn đề, bạn chỉ có thể lắng nghe, hướng nội mà tự ngộ. Ví dụ một khía cạnh khác : ngôn ngữ nhân loại có thể diễn đạt cho bạn thế nào là tình yêu nhưng nếu bạn chưa bao giờ yêu thì với bạn vẫn là mơ hồ. Khi nào bạn có tâm một lòng cầu đạo thì những thắc mắc của bạn tôi sẽ giải đáp cụ thể và sẽ khiến cho bạn hài lòng.

    Trân trọng.
    Tâm Đạo

    • Chào qúy bạn! Sau một thời gian lĩnh hội Chuyển Pháp Luân mình thấy sinh mệnh nhỏ bé, bởi vậy ban tranh cãi với nguời ta thì thành như ngang vói họ rồi. 🙂
      Xin gửi ban Huong Linh một câu minh duoc Su phu từng dạy, minh nhớ không nguyên văn là: Chớ dùng tư tuởng của mình dể liễu giải tâm Thần Phật. Chúc ban thành công tren con đường di của minh!

  68. Chào TÂM ĐẠO!
    Sao cứ thích nhai lại lời người khác vậy. Nghe nói ngộ thì nói ngộ , nghe nói quay vào thì nói quay vào….ôi dào. Chớ có mà học theo con két. nếu muốn theo cái gọi là “chân ngã” thì sang Ấn độ mà học theo Bà La Môn….
    Thôi thích thì cứ thế mà theo mà thực hành.
    Mà nếu có đàm luận thì chớ nhai lại lời trong sách hoặc của ai đó. Phải lấy từ trí tuệ của chính mình do công phu tu tập được ấy.
    Chào nhe.

    Phạm Văn Dũng

  69. Đọc bình luận các ông cãi với mấy ông cuồng tín này mà tôi cũng mệt, Đức Phật dạy quả không sai: Đừng tranh cãi về tín ngưỡng của người khác.
    Nguyễn Tài Linh

  70. chào Tài Linh Nguyễn!
    Bạn cũng đã động niêm rồi phải? Nhưng nếu không “động niệm” người đời sau lấy gì để học?
    Ngồi trong nước chết phỏng có ích gì?
    Nếu đã chánh kiến thì Pháp nào chẳng là Pháp Phật?
    Nói , nín , động , tĩnh đều là Phật Pháp

  71. Tìm Chánh Pháp

    Đọc xong bài phỏng vấn thì thấy rõ ràng Lý Hồng Chí là một người không trung thực. Tại sao Lý Hồng Chí không trả lời những câu hỏi đơn giản như là học khi công của thầy nào, ở đâu. ai đã khuyên Lý Hồng Chí xuống núi và xuống từ núi nào ? Nếu là một người tung thực thì tại sao Lý Hồng Chí không dám nói ra những thông tin này ?!!!.
    Và hãy xét thêm những điều này để thấy rằng Lý Hồng Chí là người không trung thực.

    “Khí công không phải là nhân loại chúng ta lần này phát minh, nó có lịch sử với niên đại rất xa xưa.”, là “một phương pháp tu luyện có nguồn gốc từ xa xưa, tiền lịch sử,” có nghĩa là trong lịch sử không có (hoàn toàn không có kinh sách). Vậy làm sao mà Lý Hồng Chí biết được để mà “công bố ra công chúng bắt đầu tại Trung Quốc vào năm 1992” ?!!!

    “Khí công không phải là nhân loại chúng ta lần này phát minh”. Vậy dựa vào đâu mà Lý Hồng Chí nói rằng; “Những tên nguyên gốc của nó là ‘Tu Phật Đại Pháp’, ‘Tu Đạo Đại Pháp’; còn có những tên khác như ‘Cửu Chuyển Kim Đan Thuật’, ‘La Hán Pháp’, ‘Kim Cương Thiền’”. Và Lý Hồng Chí đã tu luyện đến mức nào, đạt tư cách gì mà dám xoá bỏ những tên nguyên gốc khi nói rằng “Hiện nay chúng ta gọi nó là “khí công”, là để thích hợp hơn với ý thức con người hiện đại chúng ta,” ???!!!.

  72. Ông Lý Hồng Chí là một dạng tà sư thuyết pháp ở thời mạt pháp nên mọi người có theo học và cuồng tín ông Lý thì mọi người khó ra khỏi luân hồi bởi vì bản thân ông Lý vẫn còn vô minh,vọng tưởng,phân biệt,chấp trước.Nếu ông Lý dạy người ta trong cuốn Chuyển Pháp Luân là không được chấp trước vậy thì tại sao ông Lý lại tự cho mình mới là người hiểu được,giác ngộ thấy được trên thế giới này,tự xưng mình là đấng giác ngộ ra chân lý vũ trụ,tự xây dựng hình ảnh mình như vị thánh để tín đồ sùng bái như thần linh có phải là ông Lý không nhận ra cái ta của mình quá tự cao tự đại,ông Lý dạy người ta buông bỏ nhưng bản thân ông Lý lại không buông bỏ được cái ta của mình vẫn còn chấp trước chưa bỏ được thì đi dạy học trò buông bỏ có ý nghĩa gì nữa,bản thân ông Lý còn mê muội chưa đột phá được màn vô minh thì lấy gì mà dẫn dắt mọi người từ chỗ tối ra chỗ sáng ví như một người mù chỉ thấy toàn tối đen làm sao dẫn đường cho kẻ khác mà có dẫn đường thì cũng dẫn dắt trong vô minh,vọng tưởng đi từ kiếp này đến kiếp nọ trong quy luật vô thường mà thôi.

    • Chào ban, mình xin góp ý thế này, minh gõ không dấu nếu có cho ban khong hiểu ban thông cảm nhe!
      Truoc tiên Su phu Ly Hong Chi không hề tu xưng minh la Phật. Minh đọc rat nhieu Chuyển Phap Luân ma khong tìm thay đoan nao như thế cả. Boi vay, ban can tu khẩu neu khong minh thay rang ban đang phỉ báng đức tin cua tren 100 trieu nguoi tren khap the gioi nay.

      Tiep nua minh xin khẳng định la Ong co the độ Nhân va do rat nhieu nguoi neu ho chân chinh tu hoc. Tu khi tu luyen minh duoc rat nhieu điều vì khi den voi Phap minh da không cầu gi qua nhieu, minh bi nghiệp bệnh nen lạy Phật ben Tịnh Độ khong khỏi. Sau 1 thang ngan ngui Ong đưa minh ve trang thai khỏe manh. Thực su minh khong the dùng ngôn từ để cảm nhận su từ bi cua Ong.
      Minh khong trach cac ban da noi khong tot ve Su phu Ly Hong Chi ma chi trach minh da khong hướng nội sâu them de co the trợ giup ong độ Nhân nhieu hon nua. Vi Ong da day la: Giac dich thi Tha. Nen minh chi khong muon Su phu tu bi cua chung minh bi dem ra cong khai noi khong tot vay, va minh chac rang Ngai cung khong muon Ngai la cua rieng chung minh vi Ong rat de tam den het thẩy con nguoi toàn cầu nay, cam on cac ban đã lắng nghe!

  73. Mình nghĩ như thế này, đơn giản thôi, tu hành cũng như đi kiếm tiền vậy, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít, không làm thì ăn xin. Mà ăn xin thì chỉ sống qua ngày, tạm bợ. Những Bậc Giác Ngộ họ chỉ giúp mình tìm ra con đường đi đến hạnh phúc viên mãn chứ họ không thể sống thay cho mình được.

  74. Khi tôi chưa tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tôi đã hiểu được những lời sư phụ nói rồi. Mấy bạn không nên cãi nhau với người không tu. Không nên tạo môi trường cho họ. Họ đâu có học Pháp mà đứng trên cơ sở của người học Pháp hiểu lời của sư phụ. Tôi đọc trên kia còn có người phân bua sư phụ cao thấp so với các Đại Giác Giả khác; tôi thấy đây cũng không phải là chuyện của người tu luyện phân bua về câu của Sư phụ “Chỉ có một người độc nhất trong hoàn vũ hiểu được điều này là chính tôi mà thôi“. Sư phụ không có tài chính, không có quền lực mà câu nói của người khiến cả trăm triệu đệ tử chúng ta nghe theo. Người có khả năng như vậy nói phét thì ai nghe đây. Không có tiền tài không có quền lực mà lại nói phét thì ai học cái người ta dạy. Câu nói bên trên mà người học PLC không hiểu nổi ư?. Cũng chính vì khẩu khí này mà tôi tìm hiểu PLC, vì lúc đó tôi biết sư phụ có sao nói vậy, chỉ là dùng quan niệm cá nhân học được ở ngoài xã hội là không giải thích được thôi.

  75. Đại Sư Lý Hồng Chí không bao giờ nói như vậy. Tôi nghi ngờ thông tin mà bạn cung cấp.

    Sự nổi tiếng của Đại Sư cùng 3000 giải thưởng, thư công nhận, ủng hộ của các Chính Phủ, của các Nghị Viện Châu Âu… được đăng tải rất nhiều trên các kênh truyền thông chính của Trung Quốc trước năm 1999, ai cũng biết.

    Năm 1992-1993 tại hai Hội Sức Khỏe Đông Phương ở Bắc Kinh Trung Quốc, Ông Lý Hồng Chí được trao tặng nhiều giải thưởng như “Giải vàng đặc biệt”, danh hiệu “Thầy khí công sư được hoan nghênh nhất”, giải thưởng “Thúc đẩy tiến bộ khoa học”, đã 4 lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình, được Nghị viên Châu Âu đề cử giải “Tự do tư tưởng”…

    Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, Đại Sư Lý Hồng Chí được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất thế giới đương thời. Năm 1996, Đại Sư cùng gia đình đã tới định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình “Nhân tài kiệt xuất”. Những ứng nghiệm trong cải thiện sức khỏe và trau dồi đạo đức đã nhanh chóng đưa Pháp Luân Đại Pháp – môn khí công Đại Sư phổ truyền ra công chúng vào tháng 5/1992 trở thành một môn khí công phổ biến nhất trong lịch sử Trung Quốc và trên thế giới, hiệu quả của nó đã được nhìn nhận và khẳng định trên toàn cầu.

    Tất cả các sách và cách tu tập đều được đăng trên trang Phapluan.org ; vn.minghui.org. Sách Chuyển Pháp Luân cùng các sách khác của Đại Sư chỉ có giá trị nguyên gốc khi được dẫn link đến trang phapluan.org, còn dẫn vào đường khác thì đều là giả, xuyên tạc, cắt ghép và không có giá trị. Mọi quyền truy cập tới phapluan.org đều là miễn phí.

    Đôi điều chân thành gửi đến ai quan tâm đúng nghĩa đến Pháp Luân Công. Cộng đồng những người tu luyện chân chính có thể liên hệ qua facebook: “Khỏi Bệnh Thần Kỳ nhờ tu luyện Pháp Luân Công http://www.facebook.com/dafa.great/ Các bạn ấy đều để số điện thoại và giúp đỡ bằng thiện tâm và cũng là miễn phí! Chúc mọi người mọi điều thiện lành!

    Trang

  76. Bạn độc giả Trang viết phản hồi này có nhiều sai lầm: Độc giả Trang viết:

    . Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, Đại Sư Lý Hồng Chí được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất thế giới đương thời.

    Tôi không thấy có chuyện đó. Chỉ có chuyện nhà sách Watkins Books – một tiệm sách cổ nhất nước Anh – kể từ năm 2011, mỗi năm đều ấn hành a L”ist of the 100 most Spiritually Influential Living People”. Trong danh sách năm 2011, có tên ông Lý Hồng Chí, xếp thứ 83.

    Trước năm 2011, không có Danh sách này. Ông Lý Hồng Chí chỉ có mặt trong danh sách năm 2011. Sau đó, Watkins không xếp ông vào những danh sách kế tiếp.

    Chỉ có một người Việt Nam được Watkins Books xếp vào danh sách này từ 2011 đến 2015 là thầy Thích Nhất Hạnh.

    ĐV

  77. Cám ơn độc giả Trang đã viết phản hồi này.

    Sau khi đọc trên bài viết “Phỏng vấn ông Lý Hồng Chí” có dẫn chứng câu nói của ông LHC:

    ” Chỉ có một người độc nhất trong hoàn vũ hiểu được điều này
    là chính tôi mà thôi”

    Đôc giảTrang đã viết: ” Đại Sư Lý Hồng Chí không bao giờ nói như vậy. Tôi nghi ngờ thông tin mà bạn cung cấp”

    Xin mời bạn Trang vào đọc nguyên bản tiếng Anh “Interview with LiHongzhi” sẽ thấy lời phát biểu của Đại Sư LiHongzhi nguyên văn như sau:

    The only person in the entire world who knows this is myself alone.

    Đào Viên

  78. Dừng lại 1 chút

    *Dành cho những người đang nghi ngờ Pháp Luân Công
    1.Đưa ra bằng chứng của bạn đi
    2.Nếu bạn chỉ ra điểm sai sót trong lời của sư phụ bằng cái lí lẽ của bạn,nên nhớ rằng sư phụ nói là không thể dùng lí của người thường để giải thích Pháp
    3.Bằng chứng cho việc PLC tốt:
    +Rất nhiều trường hợp khỏe người khỏi bệnh,vượt qua cửa tử nhờ học PLC
    +David Copperfield là 1 VD cho công năng đặc dị sư phụ nói,nếu bảo David có mánh ảo thuật thì tsao đến nay vẫn chưa ai giải thich và diễn lại được
    *Dành cho những bạn đang trên đà tu luyện
    +Sư phụ đã nói rằng đừng nghĩ nhiều vì đó chính là chấp trước, Chúng ta đơn thuần chiểu theo Chân Thiện Nhẫn mà làm. Mình cũng đã nghĩ rất rất nhiều về các vấn đề trong PLC cùng với việc đọc sách và xâu chuỗi lại nhiều thứ,và kết quả mình nhận được là chẳng 1 điều gì cả ,bởi như sư phụ đã giảng,nhân loại sẽ vĩnh viễn không nhận thức được triển hiện chân thực của vũ trụ.Vì thế kinh nghiệm mà mình muốn dành cho tất cả học viên đơn giản là đừng nghĩ nhiều, Cuối cùng sẽ chẳng đi đến đâu đâu,hãy chiểu theo chân thiện nhẫn mà làm 1 cách đơn giản
    *Còn những bạn đang phân vân và hoài nghi không biết có nên theo học hay không
    +bạn thấy lợi ích thiết thực đó là những TH tập PLC trở nên mạnh khỏe ,khỏi bệnh là không thể chối bỏ, Đó là minh chứng cho PLC không phải giả dối
    +còn nếu điều đó vẫn chưa đủ,và bạn vẫn chưa tìm đủ nền tảng cho đức tin của mình,thì tại sao,bạn thay vì sống 1 đời với nhiều niềm vui buồn khổ và kết thúc, sao không thử chọn 1 cuộc sống tu luyện và lĩnh hội được những thứ vượt xa thế giới này, và có thể đạt được đến trạng thái mới,một “thực thể vĩnh cửu”? Dù cho điều đó có là thật hay không thì chí ít ra chẳng phải khi có cơ hội ta nên bắt lấy hay sao? Đổi 1 đời người lấy 1 cơ hội làm đời Phật. Điều đó rất đáng vì đời người sau cùng tuổi lâm chung là hết,còn đời Phật,bạn cũng đến tuổi lâm chung và ra đi,nhưng có thể có cơ hội được “tồn tại”tiếp.

Leave a comment